Lao Động Ngành Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2006-2010


xưa đã sử dụng phương tiện gì để vận chuyển và nâng lên cao những khối đá lớn như vậy?

Về mặt kiến trúc, thành có hình chữ nhật, mở ra bốn cổng Đông, Tây, Nam, Bắc gọi là cổng, Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Trong đó cổng tiền là còn nguyên vẹn hơn cả. Cổng mở ra ba cửa, cửa giữa rộng 5,8m cao 8m, hai cửa hai bên rộng 5m cao 7,8m. Tất cả các cổng đều được xây cuốn vòm, kiến trúc chữ U, bằng đá xanh đen mài hình muối bưởi, nhờ trọng lượng nên chúng tự nêm chặt vào nhau. Các cánh cổng đều được làm bằng gỗ lim phiến dầy, dưới chân có lắp hai bánh xe bằng đá. Tất cả các bức tường thành đều cao trên 6m, trên mặt có đường đi rộng 4m. Tường thành xây bằng những viên đá khối lớn 2m x 1m x (0,7m). Những viên đá quá nặng phải đắp đất seo lên mới xây dựng được. Mặt trong thành lèn đất day như đắp đê. Từ cửa Nam có một con đường lát đá hoa chạy xuyên suốt trục bắc nam của thành vươn đến tận chân núi Đốn Sơn (Núi Đún), là nơi dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ.

Hiện nay, trong thành di vật còn sót lại có giá trị nhất là đôi rồng đá. Nhưng cũng thật đáng tiếc, trải qua thời gian, do không được bảo vệ và ý thức người dân chưa cao nên đôi rồng đá đã bị mất đầu. Dù sao thì đây vẫn là hiện vật có giá trị nhất. Đôi rồng mỗi con dài mươi thứơc, uốn khúc uyển chuyển và hùng dũng như đang bay. Cái tráng khí hào hùng ấy do bàn tay tài hoa của người thợ đá làng Nhồi tạc nên.

Trên 6 thế kỷ đã trôi qua, Tây Kinh – một kinh thành đồ sộ với các điện đài nguy nga tráng lệ. Song tất cả chỉ còn là đống đổ nát, không một vết tích đền đài nào còn sót, chỉ còn lại bức tường thành là có thể minh chứng cho một triều đại đã tồn tại, cũng như mãi mãi khẳng định một loại hình kiến trúc độc đáo, tiến bộ bậc nhất của Việt Nam - Kiến trúc thành luỹ bằng đá.

Khu du lịch sinh thái Bến En:

Là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng rất quan trọng trong quy hoạch tổng thể du lịch Bắc Bộ, diện tích vườn quốc gia là 6.634 ha với 21 đảo trên hồ, diện tích mặt hồ gần 4000 ha. Trong khu du lịch còn có một số di tích danh thắng như hang Lò Cao, hang Ngọc...Trung tâm Bến En cách quốc lộ 1A khoảng 30 km, cách đường Hồ Chí Minh 15 km.


Nơi đây chẳng những là khu bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm phục vụ cho nghiên cứu khoa học mà còn là một nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát rất lý tưởng.

- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề sinh thái Rừng - Hồ.

- Sản phẩm du lịch chính: Tham quan nghiên cứu khoa học; nghỉ dưỡng, chữa bệnh; thể thao, vui chơi giải trí.

Vườn quốc gia Bến En có hồ sông Mực rộng 4.000 ha, sâu hàng chục mét, là thủy vực của bốn con suối lớn trong vùng. Hồ sông Mực còn chia ra làm hai hồ, hồ Thượng rộng hơn 3.000 ha và hồ Hạ rộng chừng 800 ha. Trên mặt hồ có 24 hòn đảo lớn, nhỏ tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, lại có thêm nhiều hang động kỳ ảo chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Trên các đảo có rừng cây và một số giống chim, thú do con người nuôi dưỡng. Ở một số đảo, du khách tham quan còn có thể dựng lều bạt để nghỉ qua đêm và giải trí bằng cách thả cần buông câu, thư giãn tinh thần, làm bếp tại chỗ. Còn nếu dùng thuyền máy du ngoạn trên mặt hồ vào dịp trăng thanh gió mát thì còn gì thích thú bằng.

Rừng Bến En là nơi ẩn náu rất thuận lợi cho nhiều nhóm côn trùng, các loài chim, các loài gặm nhấm, móng guốc và các loài thú ăn thịt phát triển, sinh sôi. Qua nhiều đợt khảo sát, điều tra cho thấy Vườn quốc gia Bến En có 50 bộ, 177 họ, 216 giống và hơn 1.000 loài động vật, trong đó có 91 loài thú, 201 loài chim, 54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái, 68 loài cá, 499 loài côn trùng. Có nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ như voi, bò tót, gấu ngựa, báo lửa, khỉ mặt đỏ, vượn bạc má, rùa vàng...

Rừng Bến En thuộc hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới ẩm. Đây là trung tâm phân bổ của giống lim xanh, đặc hữu nổi tiếng ở Việt Nam, có cây tuổi thọ đến vài trăm năm với đường kính gần 3m. Ngoài ra còn có các loài cây gỗ quý hiếm như chò chỉ, vù hương, sến mật, vàng tâm, lim, xẹt, lát hoa, trai lý... và những nhóm cây thân mềm như song, mây, giang, tre, họ cây có dầu như trẩu, sến, màng tang... Đặc biệt phong phú là có trên 300 loài cây dược liệu.


Muốn tham quan vườn quốc gia Bến En, du khách cũng phải mất nhiều ngày. Rừng Bến En nằm trên địa phận các xã Tân Bình, Bình Lương. Ở đây có các dân tộc Thái, Mường, Thổ và Kinh cùng sinh sống với nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Ngoài khu vực hồ, đảo và rừng, Bến En còn có dãy núi đá vôi thuộc xã Hải Vân với một số hang động còn giữ được vẻ tự nhiên nguyên thủy, chưa bị bàn tay con người phá hoại. Trong số đó, đáng chú ý là hang Ngọc. Hang này có chiều dài khoảng 80m, rộng 8m, cao 2,5m, bên trong là thạch nhũ óng ánh muôn màu, muôn vẻ.

Đặc biệt, ở giữa hang có một khối thạch nhũ to lớn, lấp lánh như ngọc nên gọi là "hòn ngọc". Nước từ vách đá trong hang chảy ra, tạo thành con suối nhỏ, trong mát, tiếng kêu róc rách suốt đêm ngày.

Bên cạnh hang Ngọc là hang Cận, vừa rộng rãi vừa thoáng mát. Nếu du khách trèo lên đỉnh hang, nhìn qua lỗ trống, có thể quan sát toàn khu vực Bến En. Do cấu trúc của địa hình rừng, núi và hồ nước nên khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 25 độ C cho nên rất thích hợp cho việc du lịch, nghỉ ngơi của du khách.

Chung quanh khu vực Bến En còn có một số đền miếu như đền Phù Na ở xã Xuân Du, đền Khe Rồng ở xã Hải Long, đền Phù Sung ở xã Hải Vân. Đền Khe Rồng thờ một vị tướng của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV có tên gọi là Đức Ông. Đền Phù Sung thì thờ Liễu Hạnh thánh mẫu.

Đến tham quan Bến En, du khách còn được thưởng thức món "canh đắng", là đặc sản miền núi xứ Thanh. Canh được nấu bằng lá của một loại cây rừng rất đắng với thịt gà, thịt bò hay tim, gan heo... một thứ canh vừa đắng, vừa béo, vừa cay lại có vị chua ngọt... Người miền núi cho rằng, món "canh đắng" này rất bổ và mát. Ở Bến En còn có loại cá mè đặc biệt chỉ thấy ở sông Mực, rất lớn con, nặng đến chục ký. Thịt cá trắng, thơm ngon, cho nhiều mỡ. Ngày nay cá mè sông Mực trở nên khan hiếm do sự đánh bắt bừa bãi.


Đến với Vườn quốc gia Bến En, du khách có dịp khám phá nhiều điều thú vị giữ rừng đại ngàn và nghe chim kêu, vượn hú bên khe núi sườn non, hít thở không khí trong lành. Nhất định mai này Bến En sẽ trở thành khu du lịch sinh thái đầy hấp dẫn của tỉnh Thanh.

Khu du lịch sinh thái Pù Luông:

- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề sinh thái, văn hóa miền núi.

- Sản phẩm du lịch chính: Tham quan, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu đời sống văn hóa cộng đồng dân tộc miền núi; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi mạo hiểm.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có vị trí tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình, thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hoá. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái núi đá và rừng giàu là chủ yếu, xen kẽ là núi đất nên có hệ động thực vật rất phong phú, cảnh quan hùng vĩ, hang động đẹp, khí hậu lý tưởng (trong ngày có 4 mùa), nhiệt độ không qúa 20 0C.

2.4.1.2 Các tuyến du lịch:

Tuyến du lịch nội tỉnh :

* Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá:Du khách sẽ được tham quan tìm hiểu lịch sử, văn hóa, truyền thống của thành phố Thanh Hóa qua hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử...Biển Sầm Sơn giúp du khách có những phút giây thư giãn tuyệt vời bằng các loại hình tắm biển, bơi thuyền, chạy cano nước, leo núi, hoặc nghỉ dưỡng biển tổng hợp...

* Tuyến du lịch TP Thanh Hoá - Quảng Xương - Nông Cống - Bến En:các sản phẩm du lịch chính của tuyến này là du lịch văn hóa, tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng biển tổng hợp, du lịch sinh thái.

* Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - thành phố Thanh Hoá:Du khách sẽ nghỉ ngơi và mua sắm, dạo phố tại TP Thanh Hóa, nếu đến Lam Kinh vào đúng ngày Giỗ Lê Lai, Lê Lợi, du khách sẽ được dự lễ, thắp hương tưởng niệm, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, xem trình diễn các diệu múa, trò chơi truyền thống như điệu múa Xuân Phả, trò chơi Bình Ngô phá trận..., nghe các tiếng chiêng,


cồng, trống cất lên cùng với giọng đọc Bài Cáo Bình Ngô âm vang giữa núi rừng, thưởng thức một số đặc sản của địa phương như bưởi, mía, ổi, đường sông Lam và bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng từ xưa.

* Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Bến En - Lam Kinh - thành phố ThanhHoá:Ngoài những sản phẩm du lịch đã giới thiệu ở các tuyến du lịch trên, với tuyến du lịch này du khách sẽ được đắm mình giữa phong cảnh núi, rừng và hồ, sảng khoái với khí hậu mát mẻ, trong lành, thỏa chí tham quan, du lịch và nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Bến En. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức ”canh đắng”, món ăn đặc sản của vùng miền núi Xứ Thanh.

* Thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - Cẩm Thuỷ - Vĩnh Lộc - thành phố ThanhHoá:Với tuyến du lịch này du khách sẽ được khám phá thêm các sản phẩm du lịch tại thành Tây Đô. Đến đây, du khách được biết đến một di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, một vùng có nhiều thắng cảnh hấp dẫn và được thưởng thức một loại đặc sản địa phương không nơi nào có, đó là chè lam Phủ Quảng, xuất hiện từ thời nhà Hồ, được xem là một loại lương khô cao cấp thời xưa, dùng cho quân lính trong các cuộc hành quân chiến đấu lâu ngày.

* Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ)

- Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) - Sầm Sơn:Đây là tuyến du lịch tổng hợp, kéo dài 2 đến 3 ngày, giúp du khách tận hưởng gần như trọn vẹn các vẻ đẹp của phong cảnh Xứ Thanh. Sau khi ngắm cảnh bình minh trên biển tại Sầm Sơn, du khách lướt nhanh qua các con phố, tuyến đường, những tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, nhà hát...của Thành phố Thanh Hóa để đi về khu quần thể bia mộ Nhà Lê tại Lam Kinh. Khám phá vẻ đẹp hoang sơ, tìm hiểu về một khu di tích lịch sử độc đáo của triều đại phong kiến xưa, thưởng thức các đặc sản địa phương nổi tiếng...du khách sẽ nghỉ trưa tại đây trong khách sạn, nhà nghỉ hoặc các nhà mái lá tùy theo sở thích. Buổi chiều, du khách sẽ tiếp tục hành trình đến với suối cá Cẩm Lương, du khách tham quan và nghỉ qua đêm tại đây, đốt lửa trại, uống rượu cần, cùng các cô gái Mường múa sạp...Sáng hôm sau, du khách tiếp tục chuyến tham qua đến thành nhà Hồ và trở về Thành phố Thanh Hóa với các hoạt động vui chơi, mua sắm quà lưu niệm trong siêu thị, trung tâm thương mại hoặc trong các chợ


truyền thống, thưởng thức món nem chua – một đặc sản mà bất cứ ai đến Thanh Hóa đều muốn thưởng thức và mua về làm quà cho người thân và bạn bè. Khi cái nắng đã bớt oi ả, du khách sẽ về biển Sầm Sơn, đắm mình trong các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng biển sôi động....

* Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Nga Sơn:Đây là tuyến du lịch trong ngày. Ngoài các hoạt động tại TP Thanh Hóa đã nêu ở trên, du khách được tìm hiểu về quy trình và các công đoạn để làm ra một chiếc chiếu cói, tham gia trực tiếp làm sản phẩm trong các làng nghề, mua quà lưu niệm...

* Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Vĩnh Lộc - Cẩm Thuỷ - Bá Thước:Các loại hình du lịch chủ yếu là du lịch văn hóa, tham quan nghiên cứu, văn hóa – sinh thái. Sáng xe và HDV đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi tham quan Thành Nhà Hồ - công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Quý khách dùng cơm trưa tại Vĩnh Lộc và tiếp tục hành trình đến với Suối cá Cẩm Lương - một tuyệt phẩm mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này. Chia tay suối cá Cẩm Lương xe đưa quý khách đến với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Quý khách nghỉ ngơi tại những ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Thái, hòa mình cùng những điệu múa, bài hát truyền thống của người Mường, người Thái như múa nón, múa sạp, hát ru con…

* Tuyến du lịch TP. Thanh Hoá - Tĩnh Gia - Hòn Mê (đường bộ và đường thuỷ):Xuất phát từ Thành Phố Thanh Hóa, du khách được thăm thắng cảnh Biện Sơn, khu công nghiệp Nghi Sơn. Ăn trưa tại thị trấn Tĩnh Gia. Buổi chiều thăm nhà thờ giáo xứ Ba Làng. Thăm làng chài Do Xuyên và đền thờ Quang Trung. Đi chợ Do Xuyên mua nước mắm Do Xuyên ngon nổi tiếng. Nếu du khách lựa chọn loại hình giao thông đường sông sẽ được ngồi thuyền đi dọc sông mã, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hai triền dâu xanh mướt dọc hai bên bờ, xa xa thấp thoáng những ngọn núi hùng vĩ, tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt mĩ, khó phai mờ trong lòng du khách.

Tuyến du lịch liên tỉnh :

* Thanh Hoá - Ninh Bình - Hà Nam - Hà Tây - Hà Nội theo quốc lộ 1A.

Du khách khởi hành từ Thanh Hóa đi thăm Cố Đô Hoa Lư. Thăm quan đền Vua Đinh, Vua Lê. Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng. Chiều, du khách đi lễ


phật tại chùa Bái Đính và tiếp tục hành trình ra Hà Nội thăm Lăng Bác, ngắm cảnh Hồ Tây…

* Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh - các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, NamTrung Bộ và Nam Bộ dọc theo quốc lộ 1A.

Du khách khởi hành từ Thanh Hóa đi Nghệ An, tắm biển Cửa Lò, thăm di tích Phượng Hoàng Trung Đô, thăm quê Nội, quê Ngoại Bác, quý khách dùng cơm trưa và tham quan, mua sắm tại thành phố Vinh. Đến với các tỉnh Tây Nguyên, du khách tiếp tục khám phá nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây: xuống chợ, uống rượu cần, chèo thuyền trên Hồ Lăk, thăm Buôn Đôn, cưỡi voi….

Với hành trình này du khách được chiêm ngưỡng hầu hết các bãi tắm đẹp của Việt Nam từ Bắc vào Nam: Từ Sầm Sơn, Cửa Lò đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu…

Về miền Tây thưởng thức ẩm thực đậm chất Nam Bộ, qua cầu Mỹ Thuận, thăm chợ nổi Cái Răng, chiêm ngưỡng cái mênh mông thơ mộng của vùng Đồng Tháp Mười…

* Thanh Hóa - các tỉnh phía Nam, phía Bắc dọc theo đường Hồ Chí Minh.

Đây là tuyến du lịch mới được đưa vào khai thác. Lộ trình của du khách từ Thanh Hóa đi dọc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đến các tỉnh phía Nam hoặc lên các tỉnh phía Bắc.

Loại hình du lịch: Tham quan về nguồn, tìm hiểu lịch sử - văn hóa. Du khách hiểu hơn về một tuyến đường huyền thoại, thấy được y chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta mạnh mẽ nhường nào và bao xương máu đã đổ xuống để có đất nước thống nhất như ngày nay...

* Thanh Hoá - Hoà Bình - các tỉnh Tây Bắc (quốc lộ 47, 15A).

- Lộ trình: từ Thanh Hóa đến Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.

- Loại hình du lịch:

+ Tham quan, tìm hiểu Đền Hùng, lễ hội Đền Hùng


+ Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa truyền thống: Làng dệt thổ cẩm, chợ tình, múa cồng chiêng, thổi khèn.

+ Tham quan di tích lịch sử: chiến trường xưa, đi tìm đồng đội, điểm cực Tây của đất nước, kết hợp leo núi, hang động..

+ Tham quan vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên.

* Thanh Hoá - Thường Xuân - Bát Mọt (Lào) - các nước trong khu vực (quốclộ 217):Du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử, kết hợp du lịch leo núi, hang động, quan sát thiên nhiên và quá cảnh.

* Thanh Hoá - Bá Thước - Na Mèo - Sầm Nưa (Lào) - các nước trong khuvực (quốc lộ 217):Du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử, kết hợp du lịch leo núi, hang động, quan sát thiên nhiên và quá cảnh.

2.4.2 Sử dụng lao động trong du lịch‌

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định thành công của bất kỳ ngành kinh tế nào, trong đó hoạt động du lịch luôn đòi hỏi và đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Bảng 2.1. Lao động ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số lao động toàn tỉnh

1.909.500

1.947.900

1.987.300

2.029.400

2.070.000

Lao động du lịch

6.743

7.854

8.323

8.967

10.320

Thu nhập bình quân hàng tháng (nghìn

đồng)

1.208

1.569

1.688

2.389

2.831

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 11

(nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa-2011)

Lao động ngành du lịch Thanh Hóa đang tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức tăng không cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực thực tế của ngành. Năm 2010, Thanh Hóa có tổng số lao động đang làm việc là 2.070.000 người, trong đó có

455.400 người làm việc trong ngành dịch vụ. Theo số liệu của ngành du lịch tỉnh,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023