Các Tiêu Chí Để Đánh Giá Kết Quả Mang Lại Từ Hạn Chế Rủi Ro Tín


1.4 Hạn chế rủi ro tín dụng


1.4.1 Khái niệm hạn chế rủi ro tín dụng


Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cụ thể là hoạt động tín dụng, cần hiểu rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan cho dù trước khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn cao nhất, ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp nhất. Do vậy, rủi ro tín dụng luôn song hành trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ nó.

Vậy, Hạn chế rủi ro tín dụng là tổ hợp các biện pháp mà ngân hàng áp dụng nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm: hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và hạn chế tổn thất nếu xảy ra rủi ro tín dụng.

1.4.2 Nguyên tắc hạn chế rủi ro tín dụng


Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tài trợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là việc quản lý danh mục tín dụng, đặt ra các hạn mức cho vay đối với khách hàng hay nhóm khách hàng vay, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 5

Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

Trích lập dự phòng nhằm tạo nguồn để bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng. Áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau. Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.


Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.

1.4.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng


Trong hoạt động tín dụng, đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi khi hướng tới mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận phải hạn chế được rủi ro tín dụng. Vì vậy, ngân hàng đã sử dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng:

- Tuân thủ chính sách tín dụng: Các hoạt động tín dụng phải tuân theo các quy định của chính sách tín dụng nhằm xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng bao gồm: đối tượng khách hàng vay vốn, những đối tượng không được cho vay, các hình thức cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, bảo đảm tín dụng.

- Phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay.

- Đa dạng hóa danh mục: để giảm thiểu rủi ro cho ngân hảng bằng cách không cấp tín dụng tập trung vào một đối tượng, ngành kinh tế hoặc theo khu vực địa lý. Để làm được điều này, ngân hàng phải nổ lực giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục tài trợ.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng: hệ thống này sẽ kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực hiện cấp tín dụng từ đó giúp hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Bộ phận kiểm tra kiểm soát tín dụng được xây dựng độc lập với bộ phận thẩm định cho vay để đảm bảo tính khách quan và chính xác trong quá trình kiểm tra tín dụng và phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.


- Chuyển rủi ro tín dụng: Trong hoạt động cho vay, ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất khách, vì thế các ngân hàng thường thực hiện chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như:

+ Mua bảo hiểm cho vay: với hình thức này ngân hàng thực hiện chuyển rủi ro cho bên thứ ba đó là công ty bảo hiểm

+ Cho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức nhiều ngân hàng cùng cho vay một khác hàng có một dự án có nhu cầu vốn lớn hay nhiều rủi ro.

+ Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao, ngân hàng khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản vay cho ngân hàng lớn hơn hoạc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.

- Tăng cường quản lý tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong việc quyết định cấp tín dụng và là biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng. Khi xảy ra rủi ro tín dụng, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ không phải dễ dàng. Vì vậy, cần phải tăng cường việc quản lý tài sản đảm bảo bằng cách thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo.

- Thực hiện kiểm tra sau khi cấp tín dụng: ngân hàng cần phải tiến hành thường xuyên việc kiểm tra sau khi cấp tín dụng nhằm mục đích kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hành, đánh giá nguồn trả nợ và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo để phát hiện sớm các rủi ro tín dụng.

- Trích lập dự phòng: là cách thức hữu hiệu để hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

+ Dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.


+ Dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

+ Theo quy định tỷ lệ trích lập dự phòng lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% cho các nhóm nợ gồm Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn

- Thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ tín dụng: Trình độ cán bộ tín dụng quyết định đến việc khoản vay đó có được an toàn và có hiệu quả hay không vì thế mà việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng đồng nghĩa cho vay được hạn chế rủi ro hơn.


dụng

1.4.4 Các tiêu chí để đánh giá kết quả mang lại từ hạn chế rủi ro tín


Để đánh giá hiệu quả mang lại từ công tác hạn chế rủi ro tín dụng của các

ngân hàng thương mại, hiệu quả đó được phản ánh qua các tỷ lệ sau:


Tỷ lệ nợ quá hạn


Tỷ lệ nợ quá hạn= Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ


Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.

Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày – Nợ cần chú ý


- Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.


- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.


- Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.



lãnh.

Tổng dư nợ chính là tất cả các khoản cho vay trừ đi giá trị các chứng thư bảo


Tỷ lệ nợ quá hạn giảm là kết quả chính từ dư nợ quá hạn giảm cho thấy ngân

hàng đã sử dụng các biện pháp hạn chế rủi ro có hiệu quả làm giảm dư nợ quá hạn. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn càng tăng thì các ngân hàng cần phải xem lại các biện pháp hạn chế rủi ro và thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ


Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu / Tổng dư nợ Nợ xấu của TCTD bao gồm các nhóm nợ sau:

+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+ Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.


Cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm cho thấy Ban lãnh đạo ngân hàng đã chỉ đạo sát sao trong công tác xử lý nợ xấu nói riêng và công tác hạn chế rủi ro tín dụng nói chung để giảm dư nợ xấu dưới mức quy định hiện nay.

Hệ số rủi ro tín dụng


Hệ số rủi ro tín dụng = tổng dư nợ cho vay/ tổng tài sản có


Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

1.5. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong nước và bài học kinh nghiệm trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế có nhiều biến động, chính sách tiền tệ thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các Ngân hàng không ngừng nổ lực cải thiện các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng cũng như vẫn có nhiều sai phạm xảy ra trong hoạt động tín dụng.

1.5.1 Kinh nghiệm từ những sai phạm của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank)

Qua thanh tra chính phủ, Agribank đã vi phạm quy định của NHNN về tỷ lệ cấp tín dụng vượt 20% vốn tự có của Agribank đối với các công ty con mà Agribank nắm quyền kiểm soát, kể cả khi NHNN chỉ đạo bằng văn bản, Agribank vẫn cho vay với khối lượng lớn (2.001 tỷ đồng)

Phát hiện nhiều vi phạm các quy định trong các khâu của quy trình cho vay, bảo lãnh

- Kết quả kiểm tra chọn mẫu 155 hồ sơ tín dụng với dư nợ tại 31/12/2011 là 24,740 tỷ đồng; 23 hồ sơ xử lý rủi ro với dư nợ tại 31/12/2011 là 1,300 tỷ đồng, 29,320 lượng vàng, 9.5 triệu USD, cho thấy: vi phạm xảy ra ở tất cả các khâu của hoạt động tín dụng, từ khâu thẩm định, phê duyệt, cho vay, giải ngân, tài sản đảm


bảo, quản lý và thu hồi vốn vay đến xử lý rủi ro; nhiều việc có dấu hiệu cố ý làm trái và/hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Thanh tra chính phủ rà soát lại việc phân loại nên trên các số liệu báo cảo của Agribank và xác định tỷ lệ nợ xấu là 12.71%; nếu loại trừ các khoản nợ cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ thì nợ xấu là 12.21%; nếu loại trừ nợ xấu đã hạch toán ngoại bảng, cam kết ngoại bảng thì nợ xấu là 9.83%; kết quả kiểm tra trực tiếp 62 hồ sơ tín dụng với dư nợ 15,750 tỷ đồng cũng cho thấy, khả năng nợ xấu của Agribank còn có thể cao hơn.

1.5.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank)

Tại VietinBank, tín dụng là mảng hoạt động được chú trọng, tăng cường. Với việc mở rộng không ngừng về mạng lưới và sự nhạy bén trong công tác quản trị của Ban lãnh đạo, thị phần tín dụng của VietinBank có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong các năm vừa qua.

Những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế được dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn cùng sự cạnh tranh gay gắt của các định chế tài chính trong và ngoài nước nhưng VietinBank vẫn quyết tâm giữ vững và không ngừng củng cố thị phần, tiếp tục là cánh chim đầu đàn trong hệ thống NHTM Việt Nam cấp vốn cho nền kinh tế. Vietinbank đã thực hiện chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng, theo đó công tác hạn chế rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua, VietinBank đã có sự chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng về mô hình tổ chức, con người, hạ tầng công nghệ,.v.v. để chuyển đổi toàn diện mô hình tín dụng. Sự thay đổi này tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng hướng tới các yêu cầu, thông lệ quốc tế về QLRR theo Basel II (Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel).


Tính đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VietinBank gấp đôi tốc độ tăng bình quân toàn ngành, đồng thời chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể sau chuyển đổi là minh chứng rõ nét cho bước đi đúng đắn, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của VietinBank trong thời gian tiếp sau. Các giao dịch tín dụng được kiểm soát nhanh chóng, kịp thời và thông suốt, được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao.

Trong năm 2013, VietinBank tiếp tục chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn

2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo QLRR toàn diện, chặt chẽ. Tính đến nay, VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mô hình này.

1.5.3 Bài học kinh nghiệm trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM

Trên cơ sở học hỏi thực tiễn từ công tác hạn chế rủi ro tại các ngân hàng trong nước, thấy được những sai phạm trong hoạt động tín dụng.Từ đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Đầu tư công nghệ:


+ Các NHTM cần phải đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, các số liệu về hoạt động tín dụng hỗ trợ cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Xây dựng hệ thống chiết xuất dữ liệu, phân loại nợ để đánh giá kịp thời, chính xác, phản ánh đúng chất lượng tín dụng

Đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực:


+ Tách bạch chức năng giữa các phòng ban đảm bảo quá trình cấp tín dụng được thực hiện kiểm soát chéo lẫn nhau hạn chế tối đa rủi ro tín dụng do tập trung quyền vào một bộ phận.

+ Xây dựng mô hình tín dụng theo chuẩn basel II nhằm quản lý rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hiệu quả.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí