Đời sống của đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thổ nhưỡng và thời tiết. Nếu thời tiết diễn biến bất thường như: thiếu nước sinh hoạt và sản xuất dẫn đến đồng bào DTTS không reo trồng được cây lương thực hoặc gieo trồng nhưng cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp dẫn đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực là rất khó khăn.
Mặt khác, đông bào DTTS sống tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, vào mùa mưa, nguy cơ sạt lở rất lớn gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản và làm bạc màu, hoang hóa diện tích đất canh tác.
3.2.3. Bệnh tật và sức khoẻ
Qua phỏng vấn điều tra các hộ trên địa bàn 3 xã (Văn Sơn, Khánh Yên Thượng, Nậm Dạng) các hộ đều có ý kiến cho rằng bệnh tật và sức khỏe yếu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của nhân dân. Trong khi đó khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế,...) của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ.
3.2.4. Xuất phát điểm về kinh tế
Xuất phát điểm về phát triển kinh tế của huyện Văn Bàn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và của tỉnh, thu nhập của người dân dựa vào kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trình độ học vấn thấp, nhiều người tái mù chữ hoặc chưa biết chữ hoặc không hiểu và nói được tiếng kinh nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật rất hạn chế (chủ yếu là lao động phổ thông và dựa vào kinh nghiệm). Mặt khác, kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở phục vụ y tế, giáo dục, văn hoá thông tin chưa phát triển dẫn đến năng suất lao động thấp; ngoài ra, do một bộ phận người dân lười lao động, ý thức vươn lên thoát nghèo không cao dẫn đến đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
3.2.5. Do cơ chế, chính sách của Nhà nước
- Nguyên nhân khách quan thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước như: đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc chưa hợp lý còn thấp. Mặc dù những năm qua, Đảng, Nhà nước đã dành một số chương trình đầu tư cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình 134,
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nghèo Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Văn Bàn
- Thực Trạng Nghèo Của Đồng Bào Thiểu Số Của 03 Xã Nghiên Cứu
- Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Giảm Nghèo
- Nhóm Giải Pháp Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn
- Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11
- Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
135 ..., nước sạch vệ sinh môi trường, kiên cố hoá trường, lớp học... nhưng cơ chế hỗ trợ đầu tư còn có nhiều bất cập: đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu tập trung và việc lồng ghép một số chương trình, dự án; quy trình, thủ tục đầu tư còn rườm rà, thiếu đầu mối chỉ đạo dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, kém phát huy tác dụng.
- Một số chính sách, cơ chế trợ giúp kéo dài, nhất là các chính sách hỗ trợ cho không tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người dân. Bên cạnh đó có một số chính sách trợ giúp thì đúng nhưng cơ chế thực hiện chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao như chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ đồng bào DTTS có khó khăn thuộc Chương trình 30a.
3.2.6. Nghèo do thiếu vốn và sử dụng vốn không hiệu quả
Đây là nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng tới khả năng thoát nghèo của hộ. Trong điều kiện các nguồn lực đất đai có hạn, việc phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành khác đòi hỏi phải đầu tư thâm canh, mua giống mới, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc phòng chữa bệnh, trang thiết bị máy móc… Vì vậy, đòi hỏi người dân phải có vốn mới thực hiện được. Ở các hộ nghèo tình trạng thiếu vốn trở nên rất phổ biến và nhu cầu vay vốn là rất cần thiết. Từ đó sản xuất của người dân nhỏ lẻ, chưa thực sự trở thành hàng hóa.
Hầu hết các hộ nghèo đều được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách, số tiền vay khoảng 20 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, do giá cả thị trường biến động, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ vay vốn sử dụng sai mục đích; mặt khác, do khả năng tiếp cận khoa học thấp nên hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao. Vì vậy, bài toán đặt ra là phải có sự kết hợp giữa cho vay với việc hướng dẫn phát triển sản xuất. Giúp đồng bào người tìm ra phương án đầu tư sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và từng hộ gia đình.
3.2.7. Nghèo do thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng cho sản xuất
Đây là cũng nguyên nhân phổ biến đối với các hộ nghèo của xã vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Do địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn và trình trình độ dân trí thấp. Vì vậy, đồng bào DTTS của huyện Văn Bàn được tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế. Mặc dù hầu hết các hộ đều có các phương tiện nghe như đài, ti vi. Tuy nhiên họ thiếu quan tâm đến các chương trình hướng dẫn, giới thiệu các phương pháp áp dụng tiến bộ KHKT
vào sản xuất. Khi được hỏi về nhu cầu tiếp cận thông tin của hộ gia đình, đa số hộ cho rằng họ chưa thực sự thấy được lợi ích từ các thông tin đó, còn lại các hộ cho rằng chương trình khuyến nông là khó hiểu và rất khó áp dụng trong thực tế.
3.2.8. Nghèo đói do thiếu phương tiện sản xuất
Qua điều tra cho thấy 65,8% số hộ được hỏi thiếu phương tiện sản xuất như như máy cày, máy gặt… mặc dù hộ nghèo chủ yếu là hộ thuần nông, có thu nhập chủ yếu từ canh tác lúa, ngô. Dựa trên thực tế đó, cùng với quá trình phỏng vấn hộ, chúng tôi nhận thấy: Thiếu phương tiện sản xuất cũng xuất phát từ nguyên nhân thiếu vốn. Với người nông dân, thửa ruộng, con trâu, cái cày là tư liệu sản xuất chủ yếu, nếu thiếu sẽ làm đình đốn quá trình sản xuất. Ví dụ như con trâu có thể xem là tư liệu sản xuất có giá trị, một hộ nghèo khó có thể mua được nếu không được vay vốn; ngoài ra, vấn đề bảo quản sau thu hoạch cũng là vấn đề cần đặt ra. Hiện nay, chủ yếu các hộ bảo quản nông sản sau thu hoạch mang tính thủ công (lúa, ngô... để trên gác thiếu vật dụng bảo quản) dẫn đến hao hụt sau thu hoạch là rất lớn (có những hộ gia đình sau khi để nông sản trên gác lâu ngày có thể hao hụt do mối mọt, chuột phá hoại lên đến 30% (mất mùa trong nhà). Đây cũng là yếu tố gây ra đói nghèo.
3.2.9. Nghèo do thiếu đất sản xuất
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế. Đối với các hộ nghèo miền núi, thiếu đất đai cho sản xuất, đặc biệt thiếu đất canh tác (đất lúa, ngô) là một hạn chế khó khắc phục nhất.
Do xói mòn, rửa trôi theo thời gian làm giảm dần độ phì của đất; ngoài ra do hệ thống thủy lợi nội đồng chưa được đầu tư thích đáng, diện tích đất, nhất là điện tích lúa ruộng một vụ không chủ động được nước tưới dẫn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Ngoài ra, do tỷ lệ sinh cao nên diện tích đất sản xuất/đầu người cũng ngày càng ít đi. Đây là nguyên nhân đói nghèo của đồng bào DTTS.
3.2.10. Đói nghèo do đông người ăn theo
Do tỷ lệ ra tăng dân số tự nhiên cao, nhất là đối với đồng bào DTTS còn cao hơn so với bình quân trung của huyện. Mặt khác, đối với các hộ đông con và thành phần ăn theo nhiều chủ yếu rơi vào các hộ nghèo dẫn đến tỷ lệ lao động bình quân/hộ, diện tích đất canh tác/hộ thấp; mặt khác, hệ lụy của vấn đề này là
khả năng được chăm sóc về y tế, giáo dục của hộ cũng thấp. Đây là vòng luẩn quẩn dẫn đến các hộ đói nghèo.
Tóm lại, qua thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của huyện và qua điều tra phỏng vấn cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói là: thiếu vốn, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật, thiếu đất đai, nhiều thành phần ăn theo... dẫn đến không biết cách làm ăn. Trong các nguyên nhân trên còn hàm chứa cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: Vị trí địa lý, địa hình, giao thông, trình độ sản xuất, trình độ văn hoá, học vấn, điều kiện thông tin thị trường. Từ những vấn đề trên, chúng ta cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để giúp đồng bào DTTS huyện Văn Bàn thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững.
3.2.11. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phát triển kinh tế của khu vục nghiên cứu
* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên: Văn Bàn là huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên rộng, đa dạng về địa hình và điều kiện khí hậu có độ ẩm cao. Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết để phát triển các loại cây trồng ngắn ngày ở vùng đất thấp và phát triển các cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu, cây ăn quả.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Các hoạt động sản xuất công nghiệp- nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn hoạt động ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng liên tục và vững chắc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm trở lại đây được duy trì ở mức bình quân 12,5%/năm, đặc biệt là giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng cây ăn quả.
+ Sự đa dạng về thành phần dân tộc với 11 dân tộc, sống cư trú đan xen có sự pha trộn ảnh hưởng lẫn nhau. Sự đa dạng ngôn ngữ và bản sắc văn hóa, các dân tộc vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình; mặt khác, Văn Bàn là huyện cửa ngò của tỉnh Lào Cai, Có nút giao IC 16 Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có đường QL 279 đi Lai Châu, Hà Giang. Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật về con người của huyện Văn Bàn, là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế của địa phương.
* Khó khăn, tồn tại và hạn chế
- Điều kiện tự nhiên: Có nhiều yếu tố hạn chế sự phát triển của địa phương: đương xá đi lại xuống cấp, khí hậu khắc nhiệt thường xuyên bị ảnh hưởng bởi gió Lào, mưa nhiều, đường xã hay bị sạt lở, lũ ống, lũ quét … không thuận lợi cho hoạt động sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
- Kinh tế xã hội: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Văn Bàn còn thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất khác chưa phát triển. Trong xây dựng NTM, một số địa phương còn lúng túng trong thực hiện Đề án 19 của tỉnh, chưa nghiên cứu kỹ các quy định dẫn đến lập dự toán các công trình còn vướng mắc, công tác giải ngân chưa đảm bảo; Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc ở một số xã chưa thực sự quan tâm, còn để xảy ra tình trạng gia súc chết không rò nguyên nhân (xã Nậm Chày); bệnh dịch tả (xã Tân An, Tân Thượng, Vò Lao, Nậm Dạng); Công tác phát hiện, ngăn chăn, xử lý vi phạm đất đai còn chưa kịp thời, tình trạng xây dựng nhà trái phép vẫn xẩy ra (xã Làng Giàng).
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn từ huyện đi các xã đặc biệt là đi xã Nậm Chày, Nậm Xây, Tân An, Tân Thượng và các đường liên thôn. Đây là trở ngại lớn trong giao lưu kinh tế cũng như phát triển các loại hình liên kết chuỗi đầu tư trong huyện và tới các huyện trong địa bàn tỉnh.
- Giáo dục đào tạo: Nhìn chung, về giáo dục, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, tình trạng học xen và lớp ghép còn phổ biến, đội ngũ giáo viên tuy đã được quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhưng vẫn còn yếu và thiếu; số học sinh đến trường còn chưa cao, số đồng bào DTTS biết tiếng kinh chưa nhiều. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng lao động thế hệ tương lai của Văn Bàn. Muốn phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái thì đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ nhận thức của người dân là một chủ trương lớn và dài hạn.
- Dân số, lao động: Trình độ lao động thấp, chủ yếu lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp, lao động ngành nghề dịch vụ - thương mại chưa phát triển, lao động kĩ thuật ít. Do vậy: nâng cao trình độ lao động là vấn đề cần thiết để phát triển kinh tế địa phương.
- Đặc điểm dân số, dân tộc: Sự tồn tại kéo dài của một số các tập quán lạc hậu như: nạn tảo hôn, cúng bái, ma chay...và các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè,..là một sự bất lợi không nhỏ đến sự phát triển sản xuất nói chung và phát triển
du lịch cộng đồng nói riêng. Sự bất đồng ngôn ngữ cũng gây không ít khó khăn cho việc thực hiện các nội dung phát triển. Do đó, cần sớm khắc phục và loại bỏ các phong tục lạc hậu và tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng.
3.3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn
3.3.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn
Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, người dân về giảm nghèo bền vững
Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nghèo:
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo
- Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo
- Hỗ trợ về y tế
- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận thông tin
Tiếp tục đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình hạ tầng theo Chương trình 135 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm
nghèo ở các cấp
Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng
3.3.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn
3.3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tự vươn lên thoát nghèo. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, dân tộc và nhóm dân cư.
3.3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 4 - 5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân từ 4,5 - 5,5%/năm.
Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo đến năm 2020:
- 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- 87% hộ nghèo có người từ 15 đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở; 99,9% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;
- 85% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng; 90% hộ nghèo đảm bảo về diện tích nhà ở;
- 95% hộ nghèo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
- 95% hộ nghèo có hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh;
- 98% hộ nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông; 95% hộ nghèo có thiết bị phục vụ tiếp cận thông tin.
3.4. Giải pháp phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc DTTS huyện Văn Bàn
Hiện nay, thực trạng cho thấy cơ bản đồng bào dân tộc DTTS đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán là chủ yếu. Đây vừa là thực trạng và vừa là trở ngại lớn trong vấn đề phát triển kinh tế hộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vậy giải pháp để giải quyết vấn đề này như thế nào? Đã đến lúc phải khuyến khích mạnh mẽ kinh tế trang trại đi đôi với tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác (cả tín dụng, mua, bán và sản xuất) giữa các hộ nông dân nhỏ lẻ với nhau. Mặt khác, phải tổ chức việc chuyển đổi ngành nghề, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất. Kết quả là sẽ giảm dần hộ nông nghiệp, đồng thời tăng qui mô sản xuất của mỗi hộ.
Những giải pháp này tập trung vào một số vấn đề hết sức cấp bách trong thời kỳ hiện nay, những nội dung này phải làm càng sớm càng tốt, như:
- Cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề giải quyết việc làm, chăm sóc y tế, sức khỏe cho đồng bào dân tộc DTTS để giúp giảm được rủi ro đói nghèo và giúp họ hòa nhập được vào lực lượng lao động công nghiệp (thành thị), nâng cao năng suất lao động.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với phát triển du lịch để tăng liên kết nông thôn - thành thị, thu hút đầu tư công nghiệp về nông thôn.
- Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện tốt marketing sản phẩm để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt từ các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm có thế mạnh của địa phương.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hình thành các
khu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng VietGAP..
Các giải pháp cụ thể đối với huyện Văn Bàn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc DTTS trong thời kỳ hiện nay như sau:
3.4.1. Quy hoạch phát triển
* Không gian phát triển nông nghiệp, nông thôn
Khu vực nông thôn với sự tác động của đô thị hóa sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, bao gồm công nghiệp sơ chế, dịch vụ sản xuất như khuyến nông, cung ứng hàng hoá phục vụ đời sống... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống dân cư nông thôn. Huyện có thể phát triển không gian nông nghiệp, nông thôn theo các tiểu vùng như sau:
Cây lúa, tập trung sản xuất với quy mô lớn ở những xã có nhiều ruộng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, có điều kiện thâm canh tăng vụ, chủ yếu ở các xã Vò Lao, Văn Sơn, Khánh Hạ, Liêm Phú, Dương Quỳ, Minh Lương, Thẳm Dương… những xã này chiếm khoảng 80% tổng sản lượng thóc của toàn huyện, với quy mô diện tích trên 1.500 ha.
Cây ngô tập trung nhiều ở các xã Hòa Mạc, Sơn Thủy, Vò Lao, Văn Sơn, Khánh Yên Hạ với quy mô diện tích từ 600-750ha/xã, chiếm 80% diện tích ngô toàn huyện.
Nhóm cây công nghiệp hàng năm bao gồm đậu tương, lạc… phát triển ở các xã Dương Quỳ, Hòa Mạc, Vò Lao, Tân An, Tân Thượng với quy mô diện tích 150 - 250 ha/xã, chiếm 70% diện tích cây công nghiệp hàng năm toàn huyện.
Phát triển trồng cây dược liệu tập trung tại các xã có điều kiện như các xã Liêm Phú, Khánh Hạ, Nậm Xây, Nậm Chày, Nậm Xé, Nậm Tha.
Cây đặc sản (Hồng không hạt) tập trung ở các xã Tân An, Tân Thượng. Phát triển và mở rộng diện tích cây chè tại xã Văn Sơn, Vò Lao.
Mở rộng diện tích trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại các xã Văn Sơn, Thị Trấn Khánh Yên, Vò Lao, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ.
Chăn nuôi, đàn trâu, bò tập trung phát triển mạnh tại 15 xã trên địa bàn huyện, trong đó khuyến khích hình thành các trang trại chăn nuôi lớn tại các xã có điều kiện như: Dương Quỳ, Dần Thàng, Nậm Chày, Khánh Yên Thượng, Tân Thượng, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken.