Thực Trạng Nghèo Của Đồng Bào Thiểu Số Của 03 Xã Nghiên Cứu


Qua số liệu điều tra năm 2018, toàn tỉnh Lào Cai có 113 xã thuộc diện ĐBKK theo Chương trình 135 thì Văn Bàn chiếm 14 xã. Kết quả điều tra hộ nghèo và cận nghèo của 22 xã, 01 thị trấn cho thấy: tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện chiếm 17,64%; tỷ lệ hộ cận nghèo trên toàn huyện chiếm 13,16%.

Bảng 3.4. Dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn


Năm

Số lượng

(người)

% Tổng dân số

của huyện

Nam

Nữ

Số lượng

%

Số lượng

%

2015

56.490

66,68

30.504

54

25.986

46

2016

57.612

66,92

29.958

52

27.654

48

2017

58.869

67,42

29.729

51,5

28.551

48,5

2018

59.637

67,37

29.222

49

30.415

51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)


Từ bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ đồng bào DTTS của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai chiến trên 67,37% dân số trên toàn huyện.

3.1.2. Thực trạng nghèo của đồng bào thiểu số của 03 xã nghiên cứu

* Tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số:

Tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số tại 03 xã điểm nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số


TT

Tổng số hộ

dân tộc

Số hộ nghèo

% hộ nghèo

Ghi chú

1

Văn Sơn

59

36/59

61,0


2

Khánh Yên Thượng

631

52/631

8,24


3

Nậm Dạng

357

89/357

24,92


(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy hiện nay trên địa bàn huyện Văn Bàn tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao so với tổng số hộ của từng xã vùng 1 là: 61,0%; xã vùng 2 là: 8,24% xã vùng 3 là 24,92%.


* Đặc điểm chung của đối tượng điều tra

Bảng 3.6. Đặc điểm chung các hộ điều tra năm 2018



Phân loại hộ


Xã Văn Sơn

Xã Khánh Yên Thượng


Xã Nậm Dạng

Tổng số hộ

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1.Giới tính là chủ hộ

- Nam

- Nữ


24

06


80

20


23

7


76,6

23,4


51

09


85

15

2.Theo nguồn gốc chủ hộ

- Dân bản địa

- Dân khai hoang

- DTTS


30


100


30


100


60


100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng 3.6. Để có được số liệu minh chứng cho nội dung của đề tài thực hiện phỏng vấn 120 tại 3 xã vùng 1, vùng 2, vùng 3 trên địa bàn huyện, trong đó giới tính là chủ hộ nam là chủ hộ 98 hộ chiếm 81,8%, giới tính là chủ hộ nữ là chủ hộ 22 hộ chiếm 18,3%;

* Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra

+ Kết quả điều tra về tài sản

Bảng 3.7. Tài sản chính của các hộ điều tra


Tiêu chí

Số lượng

%

I. Nhà ở

- Nhà kiên cố

- Nhà bán kiên cố


23

97


19,2

80,8

II .Phương tiện sinh hoạt

-Ti vi

- Đài


120

27


100

21,3

III. Phương tiện đi lại

- Ô tô

- Xe máy


115


95,8

IV. Phương tiện sản xuất

- Máy tuốt lúa

- Máy làm đất

- Máy kéo

- Máy gặt


120


100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)


Từ bảng 3.7. Để có được số liệu minh chứng cho nội dung, đề tài phỏng vấn 120 hộ trong đó tỷ lệ nhà kiên cố là 23 nhà chiếm 19,2%, nhà bán kiên cố là 97 chiến 80,8%. Phương tiện đi lại là xe máy 115 chiếc chiếm 95,8%. Máy tuốt lúa 120 chiếm 100%. Đại diện cho dung lượng mẫu điều tra.

+ Kết quả điều tra về lao động

Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về lao động


Chỉ tiêu

Nhóm hộ nghèo

Nhóm hộ khác

Nhóm hộ TB

Tổng số hộ điều tra

87

27

06

-Bình quân số khẩu/hộ

4,3

3

3,5

-Bình quân số lao động/hộ

3,5

3,2

3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng 3.8. Để có được số liệu minh chứng cho nội dung của đề tài phỏng vấn 120 hộ trong đó tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào DTTS chiếm 87 hộ, hộ khác chiếm 27 hộ, hộ trung bình 06; bình quân số khẩu trên hộ là 3,6 khẩu/1 hộ; bình quân số lao động/hộ là 3,23 khẩu/1 hộ.

+ Kết quả điều tra về sử dụng đất của các hộ

Bảng 3.9. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2018


Chỉ tiêu

Hộ nghèo

Hộ khác

Tổng diện tích đất sản xuất

257 ha

87 ha

- Diện tích đất nông nghiệp

187 ha

54 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp

170 ha

33 ha

- Đất nông nghiệp/khẩu

0,68 ha

0,96 ha

- Đất lâm nghiệp/khẩu

0,49 ha

1,23 ha

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy hiện nay trên địa bàn huyện diện tích đất sản xuất của của các hộ điều tra năm 2018 là 344 ha trong đó đất nông nghiệp 241ha, đất lâm nghiệp là 203 ha; đất nông nghiệp/khẩu bình quân là 0,68 ha đối với hộ nghèo và 0,96 đối với hộ khác; đất lâm nghiệp/khẩu bình quân là 0,49 ha đối với hộ nghèo và 1,23 đối với hộ khác.


Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay đó là người dân vẫn chưa được giao đất, giao rừng, dẫn đến hiện nay công tác quản lý rừng chủ yếu là tập thể quản lý dẫn đến khi cấp phát các nguồn kinh phí được hưởng lợi từ rừng và là cấp phát chia đều theo từng hộ trong địa bàn dân cư cần có đánh giá hiệu quả cụ thể để có giải pháp thích hợp hơn.

+ Kết quả điều tra về học vấn

Bảng 3.10. Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra


TT

Chỉ tiêu

Hộ nghèo

Hộ khác

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Học hết PTTH

58

15,5

21

80,7

2

Học hết THCS

115

30,7

5

19,3

3

Học hết tiểu học

202

53,8

0

0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng 3.10. Để có được số liệu minh chứng cho nội dung, đề tài phỏng vấn 120 hộ trong đó có trình độ văn hóa học hết PTTH có 58 người chiếm tỷ lệ 15,5 %; học hết THCS có 115 người chiếm tỷ lệ 30,7 %; học hết Tiểu học có 202 người chiếm tỷ lệ 53,8 %.

+ Kết quả điều tra về chuyên môn

Bảng 3.11. Trình độ chuyên môn của nhóm hộ điều tra


TT

Chỉ tiêu

Hộ nghèo

Hộ khác

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Trên Đại học

0




2

Cao đẳng-Đại học

0


13

10,83

3

Trung cấp, nghề

4

0,32

11

0,92

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng 3.11. Để có được số liệu minh chứng cho nội dung, đề tài phỏng vấn 120 hộ trong đó đối tượng được phỏng thì cao đẳng - Đại học có 13 người chiếm tỷ lệ 10,82%. Trung cấp nghề là 11 người chiếm tỷ lệ 0,92% .


+ Kết quả điều tra về thu nhập

Bảng 3.12. Bình quân thu nhập của nhóm hộ điều tra


Nhóm hộ

Bình quân thu

nhập/năm

Bình quân thu

nhập người/năm

BQ thu nhập/

người/tháng

- Nghèo

30,1 triệu

8,6 triệu

0,76 triệu

- Hộ khá

94,4 triệu

29,5 triệu

2,5 triệu

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng 3.12. Qua nội dung phiếu phỏng vấn 120 hộ thu nhập bình quân hộ đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo là 30,1 triệu đồng/ hộ/năm, hộ khá đạt 94,4 triệu đồng/ hộ/năm; thu nhập bình quân người đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo trên năm là 8,6 triệu đồng/ người/năm, hộ khá đạt 29,5 triệu đồng/ người/năm; thu nhập bình quân hộ đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo trên năm là 0,76 triệu đồng/ người/tháng, hộ khá đạt 2,5 triệu đồng/ người/tháng.

Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào DTTS của 3 xã điều tra chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Vì vậy, các cấp, các ngành cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để giải quyết việc làm, chuyển dịch ngành nghề tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ nhằm tạo nguồn thu ổn định, bền vững giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

3.1.2. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghiên cứu

3.1.2.1. Thực trạng giảm nghèo của 3 xã nghiên cứu

Năm 2015, tổng dân số của 3 xã Văn Sơn, Khánh Yên Thượng, Nậm Dạng là 1.859 hộ, trong đó có 651 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 35,01%. Số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 592 hộ, chiếm 90,93% số hộ nghèo.

Năm 2018, tổng số hộ của 3 xã là 1.967 hộ, trong đó có 389 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19,77%. Số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 321 hộ, chiếm 82,51% số hộ nghèo.

Như vậy, số hộ nghèo năm 2018 đã giảm 271 hộ ứng với giảm 15,44% so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm từ 35,17% năm 2015 xuống còn 17,64% năm 2018.


Qua phân tích cho thấy, số hộ nghèo chủ yếu là hộ nghèo người dân tộc thiểu số với tỷ lệ trung bình chiếm khoảng 86,72% tổng số hộ nghèo trong giai đoạn 2015-2018. Tình hình giảm nghèo của từng xã được phân tích cụ thể như sau:

- Tình hình giảm nghèo của xã Văn Sơn

Văn Sơn là xã có tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số trên tổng số hộ nghèo thấp nhất trong 3 xã của huyện Văn Bàn. Năm 2016, xã Văn Sơn có 650 hộ, trong đó số hộ nghèo là 58 hộ, chiếm tỷ lệ 8,92%. Hộ nghèo dân tộc thiểu số là 35 hộ, chiếm tỷ lệ 60,34% tổng số hộ nghèo. Tổng số nhân khẩu trong các hộ nghèo dân tộc thiểu số là 140 người, trung bình mỗi hộ nghèo dân tộc thiểu số có 4 nhân khẩu. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 6,23%, ứng với 42 hộ trên 674 hộ. Hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 85,71% tổng số hộ nghèo.

- Tình hình giảm nghèo của xã Khánh Yên Thượng

Khánh Yên Thượng là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai trong 3 xã của huyện Văn Bàn, trong đó 86% là hộ nghèo dân tộc thiểu số. Xã là nơi tập trung sinh sống của 3 dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Dao và Mông. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm tỷ lệ 27,28%. Số hộ nghèo là hộ180/898 hộ.

Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 15,32%. Số hộ nghèo là 143 hộ/933 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo của xã có giảm nhưng tỷ lệ giảm được 11,96% so với năm 2015. Số hộ nghèo là 143 hộ với 542 nhân khẩu, số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo là 3,8 người.

- Tình hình giảm nghèo của xã Nậm Dạng

Nậm Dạng là xã có tỷ lệ hộ nghèo Cao nhất trong 3 xã của huyện Văn Bàn, Năm 2015 xã Nậm Dạng có 187 hộ nghèo/ 342 hộ, chiếm tỷ lệ 55,26%. Trong đó, 131 hộ nghèo là dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 70,05% tổng số hộ nghèo. Số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo dân tộc thiểu số là 4,21người. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 35,27% với 89% hộ nghèo là dân tộc thiểu số.

* Kết luận: Qua nghiên cứu và phân tích số liệu điều tra tại 3 xã trên cho thấy đồng bào DTTS tại xã Văn Sơn chiếm tỷ lệ thấp nhất và số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo dân tộc thiểu số là 3,74 người. Tại xã Khánh Yên Thượng số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo thấp hơn so với số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo của xã Văn Sơn nhưng tổng số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo dân tộc thiểu số là 3,8 người cao hơn so với xã vùng 1 (xã Văn Sơn). Tại xã


Nậm Dạng số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo cao hơn so với số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo của xã Khánh Yên Thượng và Văn Sơn vì đây là xã vùng 3 xã đặc biệt khó khăn chủ yếu là đồng bào DTTS có trình độ học vấn không cao, nhận thức, kiến thức không đồng đều vì vậy rất khó tiếp cận để tuyên truyền vận động cho nên số nhân khẩu trung bình trên một hộ nghèo dân tộc thiểu số là 3,84 người cao nhất so với 2 xã cùng có số liệu điều tra.

3.1.2.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu

Để nghiên cứu tình hình nghèo đói của hộ gia đình dân tộc thiểu số thuộc huyện Văn Bàn, 120 hộ gia đình trên địa bàn 3 xã: Văn Sơn, Nậm Dạng, Khánh Yên Thượng đã được khảo sát. Kết quả điều tra về tình hình chung của nhóm hộ được thể hiện qua các bảng số liệu trên.

3.1.3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Văn Bàn

3.1.3.1. Khái quát các chương trình giảm nghèo đã thực hiện của huyện Văn Bàn

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của nhà nước và sự nỗ lực tự vươn lên của đồng bào, nhân dân các dân tộc của huyện Văn Bàn, nhiều chương trình, nội dung giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Bàn đã và đang được thực hiện có hiệu quả.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án của Chính phủ, của địa phương và của các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giảm nghèo của huyện Văn Bàn.

a) Năm 2016

- Chính sách tín dụng ưu đãi:

+ Cho vay Hộ nghèo: Cho vay 87.476 triệu đồng với 1.326 lượt hộ vay.

+ Cho vay Hộ cận nghèo: Cho vay 18.764 triệu đồng với 569 lượt hộ vay.

+ Cho vay Hộ mới thoát nghèo: Cho vay 9.087 triệu đồng với 91 lượt hộ vay.

- Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động:

Trong năm 2016, huyện Văn Bàn đã tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động và lao động nghèo, cụ thể như sau:


- Trung tâm GDNN - GDTX phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai tổ chức ngày hội việc làm cho người lao động năm 2016. Tổng số có 127 người lao động tham gia (trong đó có 73 lao động nghèo).

- Giải quyết việc làm mới cho 1.275 người (trong đó có 650 lao động nghèo) đạt 100,79% KH tỉnh giao, đạt 100,39% KH huyện giao.

- Quyết định mở 04 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tại xã Khánh Yên Thượng, Thẳm Dương, Minh Lương, Dần Thàng với tổng số 140 người, tổng kinh phí 411.000.000 đồng.

- Chính sách hỗ trợ về y tế: Trong năm 2016, thực hiện tốt công tác hỗ trợ về y tế khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo, cụ thể:

+ Số người được cấp thẻ BHYT người nghèo và DTTS là 67.221 người.

Kinh phí thực hiện 43.761 triệu đồng.

Trong đó: Người nghèo 25.808 người; người DTTS 37.505 người; người sống tại vùng đặc biệt khó khăn 3.908 người.

+ Số người cận nghèo được cấp thẻ BHYT là: 411 người. Kinh phí thực hiện: 264,108 triệu đồng.

- Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo:

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học sinh con hộ nghèo theo quy định, nhằm đảm bảo điều kiện học tập cho con em hộ nghèo.

Trong năm 2016 đã hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo như sau:

- Số học sinh được miễn, giảm học phí: 8.423 học sinh, kinh phí thực hiện: 388,992 triệu đồng.

- Số học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp xã hội: 203 người, kinh phí thực hiện 1.991,523 triệu đồng.

- Số học sinh DTTS bán trú được trợ cấp tiền ăn: 525 học sinh, kinh phí thực hiện 1.202 triệu đồng.

- Số học sinh DTTS bán trú được hỗ trợ lương thực: 3.244 học sinh, số lương thực hỗ trợ: 102,875 tấn.

- Hỗ trợ về nhà ở: Nhằm khắc phục tình trạng nhà ở dột nát hoặc không có nhà của các hộ nghèo. Trong năm 2016, tiến hành hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí