Nguyên. Trong nhà dài có các phòng nhỏ, là nơi cư trú của các gia đình nhỏ, cả nhà dài thường được cai quản bởi người phụ nữ cao tuổi - một đặc trưng của gia đình mẫu hệ.
* Phát triển bền vững và phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Phát triển bền vững là quan niệm hình thành trong xã hội hiện đại, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi tăng trưởng kinh tế xâm phạm đến môi trường sống và làm nảy sinh các vấn đề xã hội, đe doạ đến sự phát triển, thế giới bắt đầu đặt ra vấn đề phát triển bền vững. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), vào năm 2002 đã đưa ra khái niệm đầy đủ về phát triển bền vững như sau: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [147]. Đây đang là quan niệm về phát triển bền vững được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Trong đó tập trung vào các mục tiêu cụ thể như: tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Phát triển bền vững phải đảm bảo hài hoà cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, phải đảm bảo những gì mà ta đang làm hôm nay để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Trải qua các kỳ Đại hội cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề phát triển bền vững. Trên cơ sở quan điểm phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Đảng ta đã có những bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hoá để gắn liền với thực tiễn của Việt Nam. Đảng ta cho rằng: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi
với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người” [37, tr. 77]. “Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên” [37, tr. 94]. Điều này cho thấy, khi xem xét về phát triển bền vững Đảng ta rất chú trọng đến các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường như quan điểm của Liên hợp quốc về vấn đề này.
Quan điểm của nước ta về phát triển bền vững đã được bổ sung, cụ thể hoá và phát triển bằng nhiều nội dung mới, vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới đương đại, vừa thể hiện được đặc thù phát triển của Việt Nam hiện nay. Đó là: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. [108]
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Vấn Đề Phát Triển Bền Vững Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên
- Quan Niệm Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên
- Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 5
- Một Số Nhân Tố Cơ Bản Quy Định Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên
- Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 8
- Thực Trạng Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên Hiện Nay
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên là một bộ phận quan trọng trong phát triển bền vững của Việt Nam, phải bám sát các trụ cột cơ bản: kinh tế; xã hội; môi trường. Phát triển bền vững Tây Nguyên phải khai thác được vị thế địa chính trị, vị trí chiến lược quốc phòng và an ninh của vùng, không những thế còn phải phát huy được vị thế đó. Phát triển bền vững Tây Nguyên, để vùng ngày càng phát huy được vị trí địa chiến lược trọng yếu, có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Là vùng nằm ở vị trí trung tâm của Đông Dương xét theo cả trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây, đồng thời vùng còn là điểm tựa lưng về mặt địa lý và chiến lược đối với Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, xét đến cùng, là phát triển sao cho hợp lý và hiệu quả ở một khu vực trọng yếu và mang đậm tính đặc thù trong bối cảnh phát triển chung của Việt Nam. Với vị trí, vai trò là một cực phát triển, một động lực phát triển bền vững của đất nước, bất cứ biến chuyển nào của Tây Nguyên cũng không chỉ tác động đến cấu trúc nội vùng, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các cấu trúc ngoại vùng, liên vùng, toàn quốc và thậm chí liên quốc gia.
Trên cơ sở đó, có thể khái quát: Phát triển bền vững Tây Nguyên là sự kết hợp khăng khít, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với duy trì tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ ổn định môi trường ở trên địa bàn Tây Nguyên. Sự phát triển đó phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại của vùng, nhưng không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu sinh tồn của thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững ở Tây Nguyên có những nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế. Phát triển bền vững về kinh tế tại Tây Nguyên là phải đảm bảo giải quyết hài hoà mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội. Hài hoà tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có, về con người, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, mang lại nguồn thu lâu dài và bền vững cho ngân sách địa phương, đồng thời góp phần cải thiện đời sống của người dân. Tăng cường đầu tư cây công, nông nghiệp hữu cơ, tạo thương hiệu và thế mạnh để xuất khẩu ra các thị trường khó tính. Tận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 vào trong quản lý và sản xuất. Trên tất cả, các mục tiêu phát triển kinh tế không làm tổn hại đến môi trường sinh thái, để có thể phát triển lâu dài và bền vững.
Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội. Hiểu rộng ra chính là phát triển bền vững về xã hội, văn hoá và chính trị và tăng cường, đảm bảo an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên. Phát triển bền vững về xã hội vùng Tây Nguyên là hướng tới xây dựng một cộng đồng có nền kinh tế phát triển, tích cực xoá đói giảm nghèo trên diện rộng, cùng với đó là thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội về giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội. Để cuộc sống của người dân được cải thiện về mọi mặt, tỉ lệ nghèo đói được đẩy xuống mức thấp nhất. Mọi người dân đều được hưởng lợi từ các chính sách an sinh xã hội, nâng cao dân trí và trình độ lao động, được chăm lo toàn diện về sức khoẻ ngay từ tuyến cơ sở.
Phát triển bền vững về văn hoá, phát triển văn hoá trên cơ sở xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Chú trọng phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp, độc đáo của người dân tộc thiểu số, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của
người Tây Nguyên. Mặt khác, tiếp thu những giá trị tốt đẹp trong văn hoá các dân tộc nhập cư, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để xây dựng văn hoá của người Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp. Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế, để văn hoá thực hiện đúng vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội và là động lực để phát triển kinh tế. Đào tạo nên những con người Tây Nguyên vừa biết trân quý những giá trị văn hoá truyền thông vừa biết đón nhận những cái hay, cái tốt đẹp của thời đại mới vào trong xây dựng quê hương đất nước trong thời kỳ hội nhập. Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiến tới xây dựng môi trường văn hoá Tây Nguyên lành mạnh và tiến bộ.
Phát triển bền vững về chính trị, mục tiêu then chốt là giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên địa bàn Tây Nguyên, tích cực, chủ động bắt kịp các xu thế hội nhập của thời đại. Tăng cường, hoàn thiện hệ thống chính trị các cấp, phát huy cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Thực hiện đồng thuận xã hội, giải quyết triệt để các mâu thuẫn, xung đột về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, xây dựng mục tiêu đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tha hoá biến chất, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong một bộ phận cán bộ, như tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khoá
XXII. Xây dựng hình tượng người cán bộ, Đảng viên tận tuỵ, mẫu mực, phụng sự nhân dân nhằm cũng cố niềm tin của nhân dân. Đảm bảo ổn định chính trị vùng biên giới, tránh tình trạng bị các thế lực thù địch gây bất ổn, tiến tới kích động bạo loạn lật đổ ở vùng. Phát triển kinh tế, xã hội nhưng không tổn hại đến an ninh chính trị của vùng và đất nước, đảm bảo vũng chắc an ninh, quốc phòng, đồng thời phải tích cực bảo vệ môi tường sống.
Đối với tăng cường và đảm bảo quốc phòng và an ninh. Quốc phòng an ninh ổn định là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến phát triển bền vững Tây Nguyên. Bởi quốc phòng an ninh ổn định chính là yếu tố cốt lõi để đảm bảo cho đất nước phát triển hoà bình, ổn định, mặt khác cũng là tiền đề cho các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường phát triển bền
vững. Phải chuẩn bị về tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng an ninh vững chắc cho vùng, để có thể sẵn sàng ứng phó với các tình huống an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống tại địa bàn, góp phần củng cố, tăng cường và đảm bảo quốc phòng an ninh cho Tây Nguyên. Từ đó góp phần giữ ổn định chính trị, giữ bình yên cho cuộc sống của người dân, để có thể tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế toàn diện của vùng.
Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường. Phát triển bền vững môi trường Tây Nguyên là việc đảm bảo các dạng tài nguyên có thể phục hồi được sử dụng trong khả năng chống chịu của chúng, và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài nguyên không thể phục hồi. Nhằm giữ cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không bị tàn phá gây tổn hại và suy thoái. Các loại rác thải được xử lý, tái chế đảm bảo, để cho môi trường sống không bị ô nhiễm, gây nguy hại cho cuộc sống của con người. Bên cạnh đó cần có chính sách sử dụng đất hợp lý, không khai thác vô độ đến mức huỷ hoại rừng. Tăng cường khôi phục rừng nguyên sinh, bởi bên cạnh là môi trường sống chủ yếu, rừng còn chính là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng văn hoá Tây Nguyên. Bên cạnh đó, cần khôi phục đa dạng sinh học, để người Tây Nguyên có thể ổn định cuộc sống của mình dựa vào nguồn tài nguyên phong phú của vùng. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nguồn nước, khắc phục tình trạng nước ngầm bị tụt quá sâu gây khô hạn, ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của người Tây Nguyên. Sử dụng tri thức, công nghệ hiện đại trong việc khôi phục, bảo tồn nguồn tài nguyên trù phú của vùng đất cao nguyên này.
2.1.2. Quan niệm về phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên
* Khái niệm phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên
Để nghiên cứu phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên thì cần bắt đầu từ quan niệm cơ bản về phát huy. “Phát huy là quá trình làm cho cái hay, cái tốt đẹp, tích cực có sức lan
tỏa đối với phát triển” [154] (tác giả nhấn mạnh). Quan niệm này nhấn mạnh hoạt động của chủ thể (làm cho), nghĩa là có sự tham gia của chủ thể để tác động, làm cho cái hay, cái tốt đẹp, tích cực lan toả vào trong thực tiễn của phát triển.
Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có cách tiếp cận theo quá trình phát huy như: mục đích, chủ thể, nội dung, phương thức phát huy; Có cách tiếp cận theo lôgic hoạt động của chủ thể trong suốt quá trình phát huy. Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu, đề tài này có một cách tiếp cận theo lôgic hoạt động của chủ thể, gắn liền phát huy các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số với hoạt động thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên.
Khái niệm phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên được tiếp cận theo lôgic hoạt động của các chủ thể, đó là quá trình làm cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong giá trị văn hoá đó lan toả vào các lĩnh vực phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Cụ thể, là làm cho các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên được lan toả, thấm đẫm, phổ biến vào trong thực tiễn phát triển bền vững của vùng. Hoạt động đó trải qua một số giai đoạn, khởi đầu thì các chủ thể phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và vai trò của giá trị đó trong phát triển bền vững. Tiếp đó các chủ thể phải tiến hành bảo tồn các giá trị đó, trong các hoạt động đó có việc ngăn chặn các giá trị văn hoá Tây Nguyên không mai một, biến mất. Đồng thời, phát triển các giá trị văn hoá đó, đảm bảo phù hợp với xu thế vận động của vùng trong tình hình mới. Sau cùng, cần phải thực hiện định hướng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên vào trong trong thực tiễn phát triển bền vững của vùng.
Từ đó, có thể quan niệm: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên là quá trình các chủ thể nhận thức toàn diện và sâu sắc các giá trị văn hoá, thực hiện bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, định hướng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội để tạo động lực phát triển bền vững Tây Nguyên.
* Nội dung phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên
Theo lôgic hoạt động chủ thể, thì nội dung phát huy bao gồm:
Các chủ thể nhận thức toàn diện và sâu sắc các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên
Trước hết, chủ thể phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên bao gồm nhiều nhân tố khác nhau như: các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các nhà khoa học, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, người dân sống ở Tây Nguyên ..., trong đó nổi lên vai trò của chủ thể người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả nhấn mạnh vai trò của 3 chủ thể: (1) các tổ chức Đảng, (2) hệ thống chính quyền, (3) cộng đồng người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Các chủ thể phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, để luôn tích cực, tự giác, sáng tạo, thúc đẩy quá trình phát huy giá trị đó vào trong thực tiễn phát triển bền vững. Phải có bản lĩnh vượt qua nghịch cảnh, trở ngại trong quá trình phát huy. Vì chủ thể phát huy là động lực tự thân quan trọng nhất thúc đẩy quá trình phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số được diễn ra thuận lợi và có kết quả tích cực.
Để hiểu rõ các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số tồn tại suốt cả hàng trăm năm phát triển, phải có quá trình nhận thức lâu dài, thì mới có được hoạt động phát huy đầy đủ, hoàn chỉnh. Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của các chủ thể về văn hoá Tây Nguyên cùng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên lớn bao nhiêu, sẽ củng cố tình cảm, sự trân trọng của họ đổi với nền văn hoá này bấy nhiêu. Trên cơ sở nhận thức hoàn thiện, đúng đắn các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, ý thức được các giá trị này là mạch ngầm sống còn cho đời sống văn hoá của người Tây Nguyên; Hơn thế đang đứng trước nguy cơ biến đổi, mai một, các chủ thể sẽ chủ động giữ gìn, bảo vệ. Đồng thời nhờ quá trình nhận thức, biết được trách nhiệm chủ chốt của mình trong việc phát huy các giá trị đó vào phát triển bền vững Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực.
Phải có nhận thức đúng, đủ, thì chủ thể Đảng, Nhà nước mới có thể đưa ra những quyết sách, chủ trương đúng đắn, kịp thời đối với việc phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên; Các chủ thể sở ban ngành, đoàn thể mới có thể sát sao, thực hiện đúng chủ trương đường lối vào từng đối tượng cụ thể, để tổ chức, quản lý và bảo tồn được những giá trị văn hoá đang đứng trước nguy cơ bị mai một; Các chủ thể người dân tộc thiểu số sẽ hiểu rõ hơn nền văn hoá dân tộc mình, để có ý thức tự hào, gìn giữ và quảng bá nền văn hoá đó ra bên ngoài; Các chủ thể người dân, các nhà khoa học sẽ có cái nhìn đúng đắn, góp phần vào công cuộc phát huy giá trị văn hoá truyền thống Tây Nguyên vào công cuộc xây dựng, phát triển vùng. Nhờ đó họ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị này vào trong công cuộc phát triển bền vững Tây Nguyên.
Các chủ thể thực hiện bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.
Giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất này. Đến nay, do sự bào mòn của thời gian, của biến đổi khí hậu, cả sự vô tình hoặc cố ý của con người, nhiều di sản văn hoá Tây Nguyên đang xuống cấp, thất thoát, đứng trước nguy cơ bị mai một, lãng quên. Muốn giữ được các giá trị đó, cần tiến hành hoạt động bảo tồn, phục dựng, để lưu giữ được những giá trị văn hoá tốt đẹp mà thế hệ đi trước đã xây dựng. Bởi nếu không thực hiện bảo tồn, thì những giá trị văn hoá truyền thống sẽ bị biến mất, không còn giá trị gì để phát huy vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Bảo tồn không đơn thuần là giữ nguyên vẹn những giá trị đã được xây dựng, mà trong bảo tồn đã bao gồm kế thừa và lọc bỏ. Để bảo tồn có hiệu quả, cần phải kế thừa những thành tựu, tinh hoa của truyền thống, đồng thời có quá trình gạn lọc, loại bỏ những gì phản giá trị, không còn phù hợp, đi ngược với sự tiến bộ của loài người. Văn hoá không nằm ngoài quy luật về sự vận động, phát triển. Theo thời gian, những điều kiện tồn tại mới sẽ