Một Số Nhân Tố Cơ Bản Quy Định Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên


được sáng tạo, nảy sinh, để phù hợp với nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Do đó, các chủ thể cần chủ động thúc đẩy phát triển các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, làm mới các giá trị văn hoá đó, để phù hợp điều kiện sống mới, với xu thế vận động, phát triển của thời đại, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Các chủ thể thực hiện định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

Định hướng, là làm cho toàn bộ các hoạt động thực tiễn chứa đựng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, được các giá trị văn hoá đó chỉ đạo, dẫn dắt trong quá trình phát triển.

Nếu chỉ dừng lại ở hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể và tiến hành bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên thì chưa thể đưa được các giá trị văn hoá này vào trong thực tiễn phát triển của vùng được. Bởi các giá trị đó sau khi được các chủ thể trân trọng, bảo tồn, phát triển thì vẫn ở yên đó, các giá trị không tự mình tác động và thúc đẩy biến đổi ở thực tiễn được. Do đó, bắt buộc phải triển khai hoạt động định hướng các giá trị đó vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Bản thân các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên không thể tự mình đi vào trong đời sống thực tiễn, nên cần có quá trình định hướng, dẫn dắt của các chủ thể, để các giá trị đó tham gia vào thúc đẩy phát triển bền vững Tây Nguyễn. Đó là quá trình liên tục lan tỏa giá trị, làm phong phú hơn vai trò giá trị văn hóa dân tộc thiểu số vào xây dựng và phát triển bền vững Tây Nguyên. Trong đó cần chỉ rõ: lựa chọn định hướng nội dung gì của giá trị văn hóa dân tộc thiểu số vào trụ cột nào của quá trình phát triển bền vững Tây Nguyên. Hoạt động định hướng đó sẽ thúc đẩy kinh tế vùng phát triển lâu dài trên diện rộng. Trên cơ sở một nền chính trị ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội. Các vấn đề y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội được chăm lo. Làm phong phú hơn kho tàng văn hóa Tây Nguyên trong nền chung của Việt Nam,


đồng thời lưu giữ tính đa dạng của văn hóa thế giới. Khôi phục lại mật độ bao phủ của rừng nguyên sinh, giúp bảo vệ nguồn nước, đảm bảo môi trường sống cho cộng đồng. Đồng thời giữ một nền an ninh quốc phòng vững mạnh, giúp cho ổn định vùng biên giới của tổ quốc trong tiến trình phát triển.

2.2. Một số nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

2.2.1. Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên là một quá trình chịu sự quy định của năng lực và trách nhiệm của các chủ thể trong nhận thức và thực tiễn

Năng lực là tri thức, kinh nghiệm, khả năng của các chủ thể trong quá trình nhận thức, thực hiện phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Còn trách nhiệm là những yêu cầu bắt buộc các chủ thể phải thực hiện, để đảm bảo thành công cho quá trình phát huy các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Tiếp cận phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững nói chung và Tây Nguyên nói riêng gắn với hoạt động của mỗi con người với tính cách là một chủ thể ở một cá nhân, nhưng trong tính chỉnh thể thống nhất của toàn bộ hệ thống. Sự thống nhất ấy là cùng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và vai trò tổ chức các cấp chính quyền... Mỗi cá nhân từ cấp lãnh đạo, chỉ đạo cao nhất của tỉnh đến từng thôn xóm, bản làng và gia đình cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ nhất định. Mặc dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng hướng tới mục đích chung và phù hợp với hệ chuẩn giá trị phát triển bền vững ở Tây Nguyên đã được hoàn thiện. Mỗi chủ thể thể hiện chức năng, nhiệm vụ riêng và hoàn thành được nhiệm vụ chính trị, tức là góp một phần động lực của mình vào cái hợp lực có tính tổng hợp của toàn bộ hệ thống.

Khi thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, mỗi chủ thể đều phải vượt qua những khó khăn, những lực cản mà trạng thái bình thường của chủ thể khó có thể chiến thắng. Khó khăn, lực cản ấy ở tất cả các mặt: nhận thức,

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 7


hành động thực tiễn. Vì thế, phải thông qua và trên cơ sở của năng lực và trách nhiệm của từng chủ thể trong tính hệ thống, đồng bộ. Năng lực và trách nhiệm ở từng chủ thể từ cá nhân đến toàn bộ hệ thống sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn hơn nhiều lần sức mạnh ở trạng thái bình thường được gọi là phần phát huy trong phát triển bền vững. Phát huy đó chỉ có thể diễn ra có chất lượng, hiệu quả khi dựa trên một nền tảng năng lực và trách nhiệm của mỗi con người cụ thể trong tính hệ thống, đồng bộ và có tính vượt bậc. Nếu không có những cố gắng vượt bậc ấy thì khó có thể vượt qua những khó khăn, lực cản và không thể có phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số.

Có thể tiếp cận tính yếu tố năng lực và trách nhiệm của các con người Tây Nguyên ở các mặt cụ thể và trước hết là trong tiếp nhận những giá trị đã được khai thác làm giàu tri thức, nâng cao tầm hiểu biết về nội dung và ý nghĩa đối với phát triển bền vững. Đối với một trình độ học vấn còn thấp và không đồng đều của những con người các dân tộc thiểu số thì trách nhiệm và năng lực phải càng cao thì mới có thể nắm vững, làm chủ mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện. Nội dung, bản sắc văn hóa cũng như giá trị văn hóa các dân tộc rất lớn, trình độ khái quát cao, đặc biệt tri thức trong các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước… Nhận thức được những vấn đề đó là một thách thức lớn đối với các chủ thể ở trình độ học vấn còn thấp của các con người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trình độ nhận thức ấy ấy lại chịu sự quy định bởi năng lực của họ. Trình độ nhận thức là bước khởi đầu cho các bước phát huy giá trị văn hóa ở các khâu tiếp theo. Biểu hiện tập trung nhất là cùng thống nhất nhận thức ở quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và chương trình kế hoạch phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Yếu tố trách nhiệm của các chủ thể các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, các nhà khoa học trong xây dựng, hoàn thiện quan điểm chỉ đạo và chương trình, kế hoạch phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững


Tây Nguyên. Quan điểm của Đảng, chủ trương của Chính phủ là cái chung và từ cái chung đi vào lĩnh vực văn hóa trong phát triển bền vững thì phải dựa vào năng lực và trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, các nhà khoa học cụ thể hóa vào Tây Nguyên một cách sát thực. Không có năng lực và trách nhiệm của các chủ thể này thì sẽ rơi vào tình trạng chung chung, không sát thực và không có phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Tư tưởng của Đảng trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng về: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [38, tr. 126-127] là cơ sở cho các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo các cấp và chủ thể các nhà khoa học cụ thể hóa vào môi trường văn hóa Tây Nguyên.

Yếu tố năng lực và trách nhiệm của các chủ thể là đồng bào các dân tộc thiểu số biểu hiện ở việc tiếp thu các quan điểm chỉ đạo, chương trình, kế hoạch phát huy giá trị văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Các quan điểm chỉ đạo, chương trình kế hoạch phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số được các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo đưa vào nội dung giáo dục, tuyên truyền và đồng bào các dân tộc phải tiếp thu làm cho nhận thức, tri thức của mình lớn lên, nắm được bản chất, cốt lõi... Nhưng với trình độ nhận thức còn thấp so với các vùng miền khác thì các chủ thể này phải có năng lực và trách nhiệm vượt bậc mới có thể hiểu biết đầy đủ nội dung, bản chất của phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững. Tổng hợp năng lực và trách nhiệm ở mỗi chủ thể trong tính chỉnh thể, hệ thống sẽ tạo ra sức mạnh có tính tổng hợp cao tập trung vào phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Biểu hiện sức mạnh tinh thần dựa trên cơ sở trình độ nhận thức đã có bước phát triển vượt bậc sẽ đem lại sức mạnh tinh thần, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí tập trung vào phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Ở nội dung này là tinh thần trách


nhiệm đối với phát triển chung của toàn bộ Tây Nguyên; ở sự toàn tâm, toàn ý vào khai thác, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Ở đó đã bao hàm nội dung mỗi chủ thể tự chiến thắng những lực cản trước mắt. Tạm gác lợi ích trước mắt để đổi lấy cái lợi ích lâu dài; hy sinh lợi ích cá nhân để thu về lợi ích chung của cộng đồng; bỏ qua tăng trưởng kinh tế đơn thuần để có được tăng tưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội bằng chính phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Yếu tố năng lực và trách nhiệm của mỗi con người các dân tộc thiểu số quy định quá trình định hướng những giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Trên cơ sở những kết quả của những bước chuyển hóa trên, mỗi con người đi vào rèn luyện phong cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực, yêu cầu của bảo vệ môi trường văn hóa Tây Nguyên. Ứng xử với hoạt động của chính mình và ứng xử với những người khác sự tinh tế, lịch sự, lịch lãm, văn minh tương xứng với chuẩn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Trong tính đồng bộ, thống nhất giữa các chủ thể từ nhận thức đến thái độ động động cơ, ý chí tiến tới sự thống nhất trong hoạt động thực hành phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên thực tiễn. Mỗi chủ thể hoạt động ở các lĩnh vực, các phương diện khác nhau, gắn với từng cương vị, chức trách, nhưng thống nhất ở một chương trình kế hoạch phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Chương trình kế hoạch từ tổng thể đến từng giai đoạn; từ lĩnh vực kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội đều được các chủ thể phát huy năng lực và trách nhiệm để hiện thực hóa phát huy giá trị văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Giữa chương trình kế hoạch phát huy giá trị văn hóa có tính khoa học với hoạt động thực tiễn của các chủ thể luôn có khoảng cách khá xa và luôn phải ứng phó với những khó khăn, phức tạp. Giải quyết được những khó khăn, lực cản ấy càng phải dựa trên cơ sở và sức mạnh được tạo ra từ yếu tố năng


lực và trách nhiệm của mỗi chủ thể. Quá trình lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền địa gắn với tinh thần đồng tâm hiệp lực của đồng bào, tạo nên phong trào quần chúng cách mạng hiện thực hóa giá trị văn hóa các dân tộc trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Yếu tố năng lực, trách nhiệm của mỗi chủ thể là cơ sở, động lực cho nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa; trong ứng xử với bảo vệ môi trường tự nhiên; trong xây dựng hạ tầng cơ sở, đặc biệt trong ứng xử với khách tham quan, du lịch có tính tinh tế, lịch lãm, văn minh. Yếu tố năng lực và trách nhiệm của mỗi chủ thể trong cộng đồng từ thôn xóm, bản làng đến cấp tỉnh trong thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, qua đó sẽ hấp dẫn, lôi cuốn du khách. Yếu tố năng lực, trách nhiệm trong đấu tranh với những thái độ, động cơ, hành vi lỗ mãng, phản giá trị, lệch chuẩn văn hóa. Yếu tố năng lực, trách nhiệm trong củng cố quốc phòng - an ninh, không chỉ trong bảo đảm an ninh, an toàn cho khách tham quan, du lịch, mà còn đáp ứng yêu cầu bí mật, yêu cầu tạo sức mạnh thế và lực ở mặt quốc phòng - an ninh. Yếu tố năng lực, trách nhiệm trong xây dựng các khu du lịch bảo đảm tính “quần thể liên hoàn” tạo thuận tiện cho khách tham quan, du lịch, liên quan đến dịch vụ phục vụ văn hóa ẩm thực, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ,... Yếu tố năng lực, trách nhiệm của các chủ thể ở tinh thần ủng hộ chủ trương, kế hoạch xây dựng theo quy hoạch của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo. Mỗi người dân, gia đình không gây khó khăn khi xây dựng hạ tầng cơ sơ, đường xá hay khu di tích lấn vào đất canh tác, đất định cư. Đặc biệt yếu tố năng lực, trách nhiệm trong đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo vụ lợi cá nhân và những hành vi lừa đảo khách tham quan, du lịch làm băng hoại môi trường văn hóa du lịch. Toàn bộ những nội dung trên hợp thành một cơ sở, động lực cho phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Yếu tố năng lực và trách nhiệm của các chủ thể, thể hiện tính quy định đối với phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững


Tây Nguyên còn ở chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên; đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, có trình độ. Mỗi chủ thể hoạt động ở lĩnh vực này vừa có phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên môn ở trình độ tương ứng. Sự tương ứng này cho phép chuyển tải giá trị văn hóa đang ẩn chứa trong các di sản văn hóa; di sản vật chất, tinh thần và làm lan tỏa giá trị đến du khách. Năng lực và trách nhiệm của các chủ thể hoạt động có tính chuyên môn, chuyên nghiệp là cơ sở trực tiếp, để đánh thức các tiềm năng đang ẩn chứa thành hiện thực.

Tổng thể những nội dung về năng lực và trách nhiệm của các chủ thể tạo thành cơ sở, động lực cho những tiềm năng, sức mạnh đang ẩn chứa trong các di sản văn hóa Tây Nguyên được đánh thức. Từ đó nâng tầm lan tỏa giá trị văn hóa và phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên. Yếu tố năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tạo thành phong trào quần chúng sâu rộng hướng vào phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

2.2.2. Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên là một quá trình phụ thuộc vào chất lượng hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời kỳ mới

Hoạt động bảo tồn, phát triển giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên quyết định hiệu quả của việc phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Bởi các giá trị đó phải được giữ gìn, thì mới có thể sử dụng để định hướng có hiệu quả vào phát triển bền vững Tây Nguyên. Nếu các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên không được bảo tồn, gìn giữ, thì những giá trị đó sẽ nhanh chóng mai một, thậm chí biến mất. Điều đó cũng đồng nghĩa với không thể phát huy được các giá trị đó vào trong công cuộc phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong suốt tiến trình phát triển, tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh và những tác động từ ngoại cảnh, mà các giá trị đó ít nhiều có sự thay đổi để thích nghi. Do đó, bên cạnh bảo tồn, cần phải tích cực phát triển các giá trị văn hoá dân tộc


thiểu số Tây Nguyên. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang có nhiều tác động làm biến đổi văn hoá nơi này.

Phải bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên vì các giá trị này đang đứng trước nguy cơ bị mai một; tuy nhiên, đồng thời với quá trình bảo tồn phải đảm bảo đổi mới và phát triển liên tục trong quy luật vận động chung của xã hội. Bởi bản thân các giá trị văn hóa vốn không phải nhất thành bất biến, mà nó là quá trình kết tinh, chọn lọc lâu dài trong tiến trình phát triển. Mà vận động, giao thoa và tiếp biến là một quy luật tất yếu của văn hóa, những giá trị đã trở nên lạc hậu, lỗi thời dần sẽ bị bài trừ, nhường chỗ cho những giá trị văn hóa cấp tiến, có tác động tích cực, nhân văn đối với đời sống con người.

Bên cạnh đó, chính sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên đã dẫn tới một thực trạng xã hội ở Tây Nguyên. Đó chính là sự ảo tưởng về sự vô cùng vô tận của tài nguyên thiên nhiên, nên con người ở đây đã khai thác vô tội vạ, không có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Dẫn tới cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, kéo theo sự biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá ngoại lai dần xâm nhập và có ảnh hưởng nhất định đến tập tục, lối sống của người dân.

Tây Nguyên chứa đựng trong mình nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. Đó là sự giàu có, phong phú đa dạng và đầy bí ẩn của tài nguyên thiên nhiên và kho tàng văn hóa đồ sộ của vùng. Tây Nguyên được xem một trong số ít nơi còn giữ được gần như nguyên trạng nền văn hóa nguyên sơ mộc mạc từ thời tiền giai cấp, tiền nhà nước. Nền văn hóa đó tạo nên nhiều khao khát khám phá, chinh phục. Nếu “giữ mình” được trước những biến thiên, xâm lăng văn hóa, thì nét văn hóa bí ẩn, riêng biệt của Tây Nguyên sẽ thực sự trở thành một “mỏ vàng”, một cú huých đối với sự phát triển kinh tế của vùng. Đây là một tiềm năng to lớn để phát triển ngành du lịch, có thể là các hình thức du lịch khám phá, trải nghiệm, là một kho tư liệu sống sinh động để nghiên cứu về một nền văn hóa nhiều trầm tích. Điều này sẽ mang lại một nguồn thu kinh tế đáng kể cho vùng, đồng thời góp phần quảng bá văn hóa

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí