Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11


(DN) thì mới hy vọng đưa ra được những quyết định phù hợp để phát triển các sản phẩm của miền núi theo yêu cầu của thị trường. Trong những năm qua, nhiều DN Việt Nam thành đạt được là nhờ kinh doanh các sản vật của miền núi. Ngược lại, các DN này lại là người có công làm cho thế giới biết đến của ngon vật lạ của miền núi Việt Nam. DN rò ràng là hạt nhân phát triển kinh tế miền núi. Nếu không có sự vào cuộc của các DN thì không thể đưa sản phẩm của miền núi ra được thị trường trong nước và thế giới. Vì vậy, cần có những chính sách ưu tiên (Chính sách đất đai, thuế...) để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; đồng thời làm tốt việc liên kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) trong sản xuất, kinh doanh nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

* Phát triển các thương hiệu nông lâm sản thế mạnh

Văn Bàn là huyện cũng được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thiên nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ thích hợp để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mang tính đặc thù như: bò, ngựa bạch, dê; nghề nuôi ong lấy mật, trồng cây dược liệu..; mặt khác, đồng bào dân tộc DTTS còn có truyền thống nấu rượu thóc và sản xuất các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ truyền thống (rệt thổ cẩm, mây che đan.. .). Tuy nhiên, những thế mạnh, lợi thế này mới ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác để phát triển. Từ khi Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh phát triển cũng là hướng đi của của tỉnh Lào Cai lựa chọn (Năm 2018, tỉnh Lào Cai lựa chọn huyện Văn Bàn triển khai thực hiện điểm về OCOP). Vì vậy, để tiếp tục phát triển các thương hiệu thế mạnh nông lâm sản theo OCOP, huyện Văn Bàn cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống và sản xuất; phát triển các vùng chuyên canh các sản phẩm có thế mạnh của địa phương như: Cây dược liệu, cây ăn quả (hồng không hạt), sản phẩm rượu thóc, mật ong dược liệu... Đồng thời, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, các hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp; khuyến khích việc đầu tư chế biến, xây dựng các sản phẩm hàng hóa thương hiệu, tránh xuất thô, nhằm tăng tính cạnh tranh và giá trị hàng hóa để cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào DTTS nói riêng có cơ hội tiếp cận thị trường, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.


3.4.10. Giải pháp phát triển du lịch bền vững

Sự tăng nhanh cả về lượng khách du lịch (DL) mỗi năm, nguồn thu từ DL, sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ... Những năm qua đã khẳng định DL Lào Cai đang có sức hút diệu kỳ; đặc biệt vào các thời điểm “vàng” như Lễ hội Hoa Tam giác mạch Bắc Hà, Si Ma Cai, Chợ tình Sa Pa, Lễ hội mận Bắc Hà... Nhưng để ngành “Công nghiệp không khói” vượt qua giai đoạn phát triển “nóng”, từng bước khẳng định vai trò “mũi nhọn” của mình trong phát triển kinh tế của địa phương thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.

Huyện Văn Bàn là huyện cửa ngò của tỉnh Lào Cai, đặc biệt có Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua xã Tân An, Tân Thượng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhiều truyền thuyết mang đậm sự huyền bí, nhiều di tích văn hóa tâm linh..., nên DL tỉnh nhà có tiềm năng lớn để phát triển ở tất cả các loại hình, như: DL khám phá, tham quan, nghiên cứu, hoạt động tâm linh tại xã Tân An, xã Chiềng Ken; DL trải nghiệm, sinh thái tại các làng văn hóa cộng đồng; DL văn hóa tâm linh, về nguồn với hệ thống di tích văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, DL thương mại tại trung tâm thị trấn Khánh Yên; DL vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại xã Liêm Phú.

Thực tế, sự tăng lên đột biến về lượng du khách đến Lào Cai nói chung và huyện Văn Bàn nói riêng trong thời gian qua đang đặt ra nhiều câu hỏi liên quan: Liệu số lượng có song hành cùng chất lượng? mức độ hài lòng của du khách như thế nào? sản phẩm DL đa dạng hay không? cơ sở hạ tầng đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội hay chưa?

Để phát triển DL chuyên nghiệp và bền vững, tỉnh, huyện cần có những giải pháp đồng bộ như: Tập trung đầu tư phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc; xây dựng các làng văn hóa DL có chất lượng, phát triển các làng nghề; đầu tư tôn tạo nâng cấp các điểm DL tâm linh có giá trị; xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DL; cải cách hành chính thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá DL. Nghiêm cấm mọi hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


động DL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về DL bền vững, hạn chế những việc làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã; xử lý nghiêm hiện tượng “chặt chém”, lừa gạt du khách; có biện pháp bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của du khách khi tham gia khám phá các tour DL mạo hiểm; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý DL; thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP; tạo mối liên kết vùng và tích cực thu hút đầu tư; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng cộng đồng làm DL để mỗi người dân đều trở thành một hướng dẫn viên DL và nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính sản phẩm DL họ tạo ra.

Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11

3.4.11. Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được coi là “chìa khóa” để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động (NLĐ) và gia đình. Đặc biệt là ở các huyện nghèo được thụ hưởng chính sách ưu việt theo Quyết định 71 của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề XKLĐ vẫn chưa thực sự được người dân tham gia, hưởng ứng mạnh trong thời gian qua. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh, huyện cần hỗ trợ đắc lực các công ty tuyển dụng và NLĐ được lựa chọn đi XKLĐ. Đồng thời, triển khai các chính sách ưu đãi đối với những trường hợp này, đặc biệt với 5 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh trong đó có huyện Văn Bàn.

Để giải quyết được những định hướng về xuất khẩu lao động đối với người dân trên toàn tỉnh, đặc biệt là các huyện nghèo, thì các ngành, các cấp phải đồng bộ vào cuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, triển khai công tác xuất khẩu lao động. Cụ thể là các nội dung như: Giải quyết các thủ tục cấp hộ chiếu nhanh gọn, các ngân hàng cho vay vốn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NLĐ đảm bảo đủ và kịp thời; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa thông tin đến với người dân, góp phần quan trọng đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động là bước đi đúng, có hiệu quả thiết thực trong công cuộc giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, các cấp, các ngành cần phối hợp đồng bộ, có hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đi lao động tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.


3.4.12. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số

Nói đến Văn Bàn là nói đến một vùng đất còn lưu trữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất là Tày, Thái, Dao, Mông, Nùng, Xa Phó …. Các điệu múa, hát then cùng các món ăn đặc sản truyền thống như cơm nếp nương, bánh trưng đen, rượu Nậm cần, cá suối … tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc. Do vậy, cần bảo đảm nhu cầu sinh hoạt văn hóa của đồng bào DTTS, trên cơ sở bảo tồn những tinh hoa văn hóa truyền thống; giữ gìn, kế thừa có chọn lọc, phát huy những giá trị tiêu biểu, loại bỏ dần hủ tục; tích cực sưu tầm kho tàng truyện cổ và sử thi, trường ca, các làn điệu dân ca, điệu múa và chế tác nhạc cụ các dân tộc trong tỉnh; khuyến khích bảo tồn các làng nghề truyền thống; phát triển nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát mây tre; khôi phục các lễ hội và sinh hoạt văn hóa đặc sắc của DTTS mà du khách muốn khám phá, tìm hiểu. Xây dựng và từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở; tăng thời lượng phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc, trong đó chú trọng chương trình truyền thông chuyên biệt nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên, học sinh là người các DTTS về mục đích, ý nghĩa của việc học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm.

3.4.13. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS huyện Văn Bàn

Việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là khâu yếu và là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi phải tập trung xây dựng, kiện toàn HTCT cơ sở vững mạnh, hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, động viên được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phát triển sản xuất, xây dựng thôn bản và giải quyết được những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo vùng DTTS cần chú ý:

- Một là, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong công tác XĐGN. Trước hết phải làm cho những người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức tài trợ, người thực hiện


các Chương trình dự án, đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, thấy rò sự cần thiết phải đưa Mặt trận và các đoàn thể vào cuộc giúp cho công tác XĐGN thiết thực hiệu quả. Bởi lâu nay, bất kỳ công việc gì cũng có tổ chức Mặt trận và đoàn thể làm thành viên nhưng thực tế chỉ hình thức. Mọi công trình, dự án đầu tư, điều hành là của chính quyền, cấp trên đưa xuống thiếu bàn bạc, thống nhất dẫn đến một số chương trình, dự án đầu tư hiệu quả thấp. Có những dự án, chương trình làm xong không sử dụng được làm cho đồng bào bất bình, khi đó đòi hỏi Mặt trận, đoàn thể phải vào cuộc làm công tác tư tưởng giải thích cho dân. Vì lẽ đó, để công tác XĐGN vùng DTTS đạt hiệu quả phải phát huy được vai trò tham mưu của Mặt trận, đoàn thể.

- Hai là, phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân phát triển KT - XH, XĐGN. Trước hết là tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương liên quan đến phát triển KT - XH, XĐGN; tổ chức, vận động đoàn viên, hội viên và người dân tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế, XĐGN của địa phương; tuyên truyền các mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi để cùng nhau học tập làm theo. Mặt khác, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội cần thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân chung tay, góp sức tham gia vào công tác XĐGN, đứng ra vay vốn cho các hội viên, đoàn viên làm ăn phát triển kinh tế, XĐGN. Đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, “quỹ ủng hộ người nghèo”.v.v...

Thực hiện công việc này muốn hiệu quả thì tổ chức đoàn thể, Mặt trận các cấp phải thường xuyên được củng cố. Thống nhất nội dung, chương trình công tác năm, quý, tháng và chuyên đề để có hình thức tuyên truyền vận động phù hợp. Đối với vùng đồng bào DTTS do điều kiện địa lý, đặc điểm tâm lý, trình độ dân trí còn có hạn, nên một số thường có tư tưởng trông chờ, ỉ lại nhà nước. Chính vì thế, Mặt trận và đoàn thể các cấp phải gần gũi, nắm chắc từng hộ, từng thôn, bản để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS có ý thức lao động chịu khó làm ăn để thoát nghèo bền vững. Mỗi khi có chương trình, dự án về cơ quan chuyên môn cùng ban Mặt trận, đoàn thể phải hướng dẫn tỉ mỉ để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, làm đâu chắc đó mới có hiệu quả cao.


- Ba là, định hướng cho các tổ chức xây dựng và phát động các phong trào hành động cách mạng; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình; kịp thời sơ kết, tổng kết những phong trào, những cuộc vận động giúp đỡ đoàn viên, hội viên vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng để nhân rộng trong từng tổ chức.

- Bốn là, phát huy vai trò của Hội Nông dân trong tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tín chấp vay vốn cho nông dân nghèo và phong trào nông dân tham gia làm kinh tế giỏi; phát huy vai trò của Hội Phụ nữ trong phong trào “tổ tín dụng phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, cuộc vận động “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong phong trào xung phong, tình nguyện, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, trong tổ chức các chiến dịch học sinh, sinh viên tình nguyện tham gia phát triển KT - XH vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong giám sát các hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, XĐGN. Đây là vấn đề mới, để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi các cấp ủy đảng cần cụ thể hóa, xây dựng quy chế, quy định để Mặt trận và các đoàn thể tham gia giám sát có kết quả sự lãnh đạo phát triển kinh tế, XĐGN của các cấp ủy và hoạt động kinh tế của cán bộ, đảng viên.

- Sáu là, phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể thông qua việc bố trí cán bộ của các tổ chức đó tham gia Ban Chỉ đạo XĐGN, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác XĐGN của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp.

- Bảy là, Mặt trận, các đoàn thể tham gia vào việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương những hộ gia đình đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo nhanh. Hàng năm hoặc mỗi chương trình dự án phải tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời từ cơ sở. Những chương trình dự án, mô hình làm ăn hiệu quả cần được bàn bạc, thảo luận và áp dụng kịp thời cho thôn, bản trong vùng. Có hình thức động viên khen thưởng thích hợp để khích lệ hộ đã thoát nghèo vươn lên trở thành khá giả, hộ còn nghèo vươn lên thoát nghèo.

Tóm lại: Đời sống của đồng bào DTTS là một thể thức không thể tách rời trong chỉnh thể cộng đồng dân cư của huyện. Tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 67,4% trong cơ cấu thành phần dân tộc của huyện. Vì vậy, kinh tế hộ của đồng bào DTTS


đã có những đóng góp xứng đáng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông nghiệp và nông thôn của huyện. Song, chính nó đang ngày càng bộc lộ một cách rất đầy đủ và rò ràng những hạn chế mà tự nó, riêng nó khó mà vượt qua được. Bởi thế, Đảng và Nhà nước cần sớm hoạch định những chủ trương mới, ban hành những chính sách mới với những giải pháp mạnh và đồng bộ tạo bước đột phá để đồng bào vươn lên phát triển kinh tế nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo với các thành phần dân tộc khác và giữa nông thôn với thành thị.

Trên đây là giải pháp rút ra từ thực tế, tuy nhiên muốn nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS nói trung và đồng bào DTTS của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai nói riêng cần phải áp dụng các biện pháp vĩ mô và vi mô một cách đồng bộ. Tất cả các giải pháp nói trên đều là cấp thiết đã và đang được đặt ra trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (đặc biệt đối với các nông hộ đồng bào dân tộc) của huyện. Mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu mô hình phát triển hệ thông sản xuất nông nghiệp cho các nông hộ tại địa bàn huyện nói chung và nông hộ là người DTTS nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa, như chủ trương Đảng và Nhà nước đã vạch ra, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” với mục tiêu làm rò những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững tại huyện Văn Bàn trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

+ Tỷ lệ nghèo của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giảm đều qua 3 năm, cụ thể năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 35,67%, cận nghèo là 17,29% đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,64%, cận nghèo là 13,16%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập chiếm 90,8%, nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản là 9,2%. Với thành phần dân tộc chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số cho nên tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 86,72% số hộ nghèo toàn huyện. Năm 2018 trong 4.372 hộ nghèo thì hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 3.057 hộ, chiếm 80,21%.

+ Qua phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn có 3 nguyên nhân chính đó là: trình độ học vấn của chủ hộ, tài sản của hộ gia đình, nhân khẩu học; Các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững có yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tới nền kinh tế, hệ thống chính sách giảm nghèo còn chồng chéo,… có nguyên nhân chủ quan như thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất,…

+ Đề tài đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc huyện Văn Bàn đó là: Công tác lãnh đạo chỉ đạo; Nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ và người dân về giảm nghèo gắn với xây dựng NTM; Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả chính sách về giảm nghèo; Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, giám sát.

- Để đạt được mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025, đưa huyện Văn Bàn thoát ra khỏi huyện nghèo trở thành huyện khá của tỉnh Lào Cai, từng bước xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững gắn phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp; góp phần cùng với tỉnh xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành Thành phố đạt loại khá, để đạt được mục tiêu đó các

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí