- Triển khai kế hoạch hỗ trợ làm nhà ở hộ nghèo theo Quyết định 33 của Chính phủ cho 56 hộ nghèo, kinh phí thực hiện 842 triệu đồng.
- Tổ chức trao 09 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo từ nguồn quỹ “Vì người nghèo” của Tỉnh với số tiền 270 triệu đồng.
- Hỗ trợ sửa chữa nhà cho 29 hộ nghèo với số tiền 203 triệu đồng. Tổ chức trao 14 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại xã Khánh Yên Thượng, Liêm Phú, Nậm Xây, Hòa Mạc, Thẳm Dương, Nậm Chày từ nguồn quỹ “Vì người nghèo” của huyện với số tiền 350 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ nguồn của Ban chỉ đạo Tây bắc: tổng số 04 nhà, kinh phí thực hiện: 200 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ nguồn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV): tổng số 05 nhà, kinh phí thực hiện: 250 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo:
Trong năm 2016, thực hiện hỗ trợ tiền điện hộ nghèo theo Thông tư số 190/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ tài chính về quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, cụ thể:
Số hộ được hỗ trợ: 5226 hộ, kinh phí thực hiện: 3.072,888 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thông tin: Tổ chức sửa chữa 17 điểm loa phát thanh tại 17 thôn, bản đặc biệt khó khăn, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Sử Dụng Đất Huyện Giai Đoạn 2016-2018
- Thực Trạng Nghèo Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Văn Bàn
- Thực Trạng Nghèo Của Đồng Bào Thiểu Số Của 03 Xã Nghiên Cứu
- Nghèo Do Thiếu Vốn Và Sử Dụng Vốn Không Hiệu Quả
- Nhóm Giải Pháp Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn
- Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Hỗ trợ đồng bào DTTS chuyển đổi ngành nghề:
Triển khai thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghành nghề cho 58 hộ đồng bào DTTS, kinh phí thực hiện 290 triệu đồng. Các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện của các hộ dân nên đã phát triển tốt và được nhân rộng.
b) Năm 2017
* Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo.
- Chính sách tín dụng ưu đãi:
Trong năm 2017, triển khai các chương trình hỗ trợ về tín dụng đối với hộ nghèo.
Thông qua chính sách hỗ trợ về tín dụng, các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, cụ thể:
+ Số hộ nghèo được vay vốn: 742 hộ, số tiền: 31.000 triệu đồng;
+ Tổng số hộ nghèo còn dư nợ: 4.490 hộ, tổng số tiền dư nợ: 128.663 triệu đồng.
- Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động:
+ Cho vay Giải quyết việc làm: Cho vay 5.270 triệu đồng với 80 dự án vay vốn, tạo việc làm, duy trì việc làm cho 120 lao động.
+ Cho vay Xuất khẩu lao động: Cho vay 2.140 triệu đồng với 40 lượt hộ vay, với 40 lao động được đi làm việc ở nước ngoài.
- Chính sách hỗ trợ về y tế:
+ Trong năm 2017, UBND huyện chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác hỗ trợ về y tế khám chữa bệnh cho nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo, cụ thể:
+ Tổng số người được cấp thẻ BHYT là 68.324 người. Kinh phí thực hiện hỗ trợ đóng BHYT là 53.843 triệu đồng.
+ Số lượt người nghèo, cận nghèo, người DTTS, người kinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn được khám chữa bệnh có BHYT là 75.096 lượt người, kinh phí thực hiện 24.801 triệu đồng.
- Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo:
+ Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học sinh con hộ theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP học Kỳ II năm học 2016-2017; Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg; Quyết định 36/2013/QĐ-TTg; Nghị định 116/2016/NĐ-CP...
Trong năm 2017 đã hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo như sau:
+ Số học sinh nghèo được miễn, giảm học phí: 8.883 học sinh, kinh phí thực hiện 409,062 triệu đồng.
+ Số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập: 5.424 học sinh, kinh phí thực hiện 2.717 triệu đồng.
- Hỗ trợ về nhà ở: Trong năm 2017, thực hiện hỗ trợ nhà ở hộ nghèo, như sau:
+ Hỗ trợ nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
Phòng Kinh tế - Hạ tầng tham mưu UBND huyện ban hành Công văn số 172/UBND-VX ngày 28/2/2017 về việc rà soát danh sách vay vốn xây dựng nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Lần 2). Kết quả đã triển khai hỗ trợ cho 150 hộ nghèo vay vốn làm nhà, kinh phí cho vay 3.750 triệu đồng. Đạt 100% kế hoạch giao.
+ Hỗ trợ từ nguồn “Quỹ vì người nghèo" của tỉnh: Hỗ trợ làm mới 02 nhà, số tiền 60 triệu đồng; sửa chữa 10 nhà, số tiền 100 triệu đồng.
+ Hỗ trợ từ nguồn “Quỹ vì người nghèo" của huyện và xã:
Tổ chức trao 05 nhà Đại đoàn kết với số tiền 125 triệu đồng tại các xã Vò Lao, Nậm Chày, Tân Thượng, Làng Giàng, Nậm Mả từ nguồn “Quỹ vì người nghèo của huyện; Hỗ trợ làm mới nhà ở cho 03 hộ nghèo, sửa chữa nhà ở cho 10 hộ nghèo ở Thị trấn Khánh Yên và xã Khánh Yên Thượng với tổng số tiền 123 triệu đồng từ nguồn Quỹ vì người nghèo của xã.
+ Ngoài ra còn có các nguồn hỗ trợ của Công đoàn Ngân hàng nhà nước tỉnh Lào Cai cho 02 hộ nghèo ở xã Nậm Dạng, số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng. UBMTTQ thành phố Lào Cai hỗ trợ 01 hộ nghèo ở Làng Giàng, số tiền 30 triệu đồng. Nguồn hỗ trợ của các huyện, thành phố trong tỉnh 01 hộ, số tiền 45 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Trong năm 2017, triển khai lập danh sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo năm 2017 theo Thông tư số 190/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ tài chính về quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: Tổng số 5.174 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, kinh phí thực hiện 3.042 triệu đồng.
c) Năm 2018
* Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo.
- Chính sách tín dụng ưu đãi:
+ Cho vay Hộ nghèo: Cho vay 24.139 triệu đồng với 421 lượt hộ vay.
+ Cho vay Hộ cận nghèo: Cho vay 11.067 triệu đồng với 240 lượt hộ vay.
+ Cho vay Hộ mới thoát nghèo: Cho vay 2.174 triệu đồng với 35 lượt hộ vay.
- Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động:
+ Đào tạo nghề dài hạn:
Ưu tiên xét tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học theo chương trình các dự án công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Năm 2018 đã tuyển dụng 45 người, đã tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp kỹ thuật vào làm việc tại Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Lào Cai, (trong đó có 41 người là dân tộc thiểu số); Tuyển dụng lao động đi làm việc tại Công ty sam Sung ELECTRONICS trên 200 người (trong đó 98% người là dân tộc thiểu số). Những lao động trên đều có thu nhập ổn định.
Xuất khẩu lao động: Tuy đã tuyên truyền sâu rộng song số lao động đi xuất khẩu còn hạn chế. Năm 2018 tuyển dụng đi Nhật Bản và Đài Loan 02 người; đi làm việc tại Công ty Khoa học Huệ Hồng Trung Quốc 02 người (04 đối tượng đều là người dân tộc thiểu số).
+ Đào tạo nghề ngắn hạn:
Đối tượng học nghề này chủ yếu lao động nông thôn là đồng bào dân tộc thiểu số họ đang lao động tại các xã,thị trấn. Trong qua trình học nghề người lao động được Nhà nước hỗ trợ tài liệu, tiền ăn, tiền đi lại theo quy định. Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn các ngành nghề như: Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật xửa chữa máy nông nghiệp, du lịch công đồng,, kỹ thuật trồng rau an toàn, tròng và khai thác rừng… Năm 2018 đào tạo 12 lớp tổng số 420 người được đào tạo, (trong đó có 416 người là dân tộc thiểu số). Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế lao động sản suất, chăn nuôi tại cơ sở, nhằm từng bước nâng cao được hiệu quả kinh tế đem lại thu nhập cho người lao động.
- Chính sách hỗ trợ về y tế:
Trong năm 2018, UBND huyện chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác hỗ trợ về y tế khám chữa bệnh cho nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo, cụ thể:
+ Tổng số người nghèo, DTTS được cấp thẻ BHYT là 65.754 người. Kinh phí thực hiện hỗ trợ đóng BHYT là 23.082 triệu đồng.
Trong đó: Người nghèo 18.279 người; người DTTS 45.227 người; người sống tại vùng đặc biệt khó khăn 1.078 người; người cận nghèo 1.152 người.
+ Số lượt người nghèo, cận nghèo, người DTTS, người kinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn được khám chữa bệnh có BHYT là 30.152 lượt người, kinh phí thực hiện 10.848,6 triệu đồng.
- Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo:
+ Tổng số học sinh nghèo, cận nghèo được miễn giảm học phí theo kế hoạch năm 2018: 15.913 học sinh; thực hiện năm 2018: 15.913 học sinh. Kinh phí thực hiện theo kế hoạch năm 2018: 712,443 triệu đồng; kinh phí thực hiện năm 2018: 712,443 triệu đồng.
+ Tổng số học sinh được trợ cấp xã hội theo kế hoạch năm 2018: 367 học sinh; số thực hiện năm 2018: 367 học sinh. Kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội theo kế hoạch năm 2018: 1.962,686 triệu đồng; số kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội năm 2018: 1.962,686 triệu đồng.
+ Tổng số học sinh dân tộc thiểu số bán trú được trợ cấp tiền ăn theo kế hoạch năm 2018: 4.034 học sinh; số học sinh dân tộc thiểu số bán trú được trợ cấp tiền ăn năm 2018: 4.034 học sinh. Kinh phí thực hiện trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số bán trú theo kế hoạch năm 2018: 9.710,360 triệu đồng; số kinh phí thực hiện trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số bán trú năm 2018: 9.710,360 triệu đồng.
+ Tổng số học sinh dân tộc thiểu số bán trú được trợ cấp lương thực theo kế hoạch năm 2018: 4.034 học sinh; số học sinh dân tộc thiểu số bán trú được trợ cấp lương thực năm 2018: 4.034 học sinh. Số lương thực trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số bán trú theo kế hoạch năm 2018: 270,075 tấn; số lương thực thực hiện trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số bán trú năm 2018: 270,075 tấn.
- Hỗ trợ về nhà ở:
+ Hỗ trợ nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tổng số hộ được hỗ trợ: 63 hộ, kinh phí thực hiện: 1.575 triệu đồng.
+ Hỗ trợ từ nguồn “Quỹ vì người nghèo của huyện và xã:
Hỗ trợ làm mới nhà ở cho 01 hộ nghèo với số tiền 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ vì người nghèo của xã.
- Hỗ trợ về pháp lý:
Nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của Nhà nước cho người dân đặc biệt là đối tượng người nghèo, đồng bào DTTS. Trong năm 2018, UBND huyện Văn Bàn đã chỉ đạo Phòng Tư Pháp huyện triển khai tốt chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân, cụ thể:
+ Tổng số lượt người được hỗ trợ: 43 lượt người.
+ Kinh phí thực hiện: 15 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo:
Trong năm 2018, triển khai lập danh sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo Quý I và Quý II năm 2018 theo Thông tư số 190/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ tài chính về quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo v à hộ chính sách xã hội: Tổng số 4.251 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, kinh phí 1.846,558 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thông tin:
Trong năm 2018, UBND huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra hệ thống loa phát thanh trên địa bàn huyện đặc biệt là tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn, kịp thời sửa chữa nếu có hư hỏng từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người dân.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn năm 2018: Trong năm 2018, UBND huyện chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với Phòng Lao động-TB&XH, Phòng Nông nghiệp PTNT và Phòng Tài chính -KH xây dựng kế hoạch và hướng dẫn UBND các xã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả: Số hộ được hỗ trợ 4.249 hộ, số khẩu được hỗ trợ 19.753 khẩu, tổng kinh phí thực hiện 1846,560 triệu đồng
3.1.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo
a) Năm 2016
Kế hoạch vốn giao: 19.660 triệu đồng. đầu tư 60 công trình trên địa bàn 22 xã, thị trấn, trong đó:
- Công trình thực hiện từ năm 2015 trở về trước: 3.595 triệu đồng, đầu tư: 16 công trình đường GTNT với 25,01 km; 4 công trình cầu, chiều dài 41,75m; 01 công trình trường học với 5 phòng học; 01 công trình thủy lợi tưới 12 ha; 4 công trình, cấp nước cho cho 251; 01 công trình kè chống sạt lở với chiều dài 90,8m.
- Công trình khởi công mới năm 2016: 16.065 triệu đồng, đầu tư: 22 công trình đường GTNT với 25,89km (BTXM: 11 công trình, 10,7km; mở mới + cấp phối: 8 công trình, 11,05km; cấp phối: 3 cấp phối, 4,14km); Cầu: 3 công trình, 53m; Trường: 01 công trình, 5 phòng học; CNSH: 4 công trình, 205 hộ; Nhà VH thôn: 03 công trình với 6 nhà văn hóa thôn, bản.
Đã giải ngân đến 30/11/2016: 4.032/19.660 triệu đồng đạt 20,5% KH giao.
* Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (bao gồm cả nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện CT MTQG xây dựng nông thôn mới):
Kế hoạch vốn giao: 6.103 triệu đồng. đầu tư 27 công trình (trong đó có 03 công trình lồng ghép vốn), trong đó:
- Công trình thực hiện từ năm 2015 trở về trước: 1.878 triệu đồng, được bố trí thanh toán cho các công trình đầu tư từ năm 2015 trờ về trước còn thiếu vốn, từ các nguồn vốn: Chương trình 135, Trái phiếu Chính phủ..
- Công trình khởi công mới: 4.225 triệu đồng, đầu tư 18 công trình, trong đó: 14 công trình đường GTNT, 03 công trình CNSH, 01 công trình nhà văn hóa thôn bản.
b) Năm 2017
Tổng kế hoạch vốn giao: 35.923 triệu đồng, đã giải ngân 20.285 triệu đồng đạt 56,5%, trong đó:
- Vốn Chương trình 135: Kế hoạch vốn giao: 20.800 triệu đồng, trong đó:
+ Công trình hoàn thành: 1.018 triệu đồng, đầu tư 10 công trình;
+ Công trình chuyển tiếp: 3.186 triệu đồng, đầu tư 12 công trình;
+ Công trình khởi công mới: 16.596 triệu đồng, đầu tư 36 công trình (trong đó: 02 công trình CNSH cấp nước cho 95 hộ + 02 trường học + 01 trạm y tế xã; 10 công trình đường GTNT với tổng chiều dài 15,8km đường (7,0 km đường BTXM + 8,7 km đường cấp phối); 06 công trình nghĩa trang tập trung; 08 công trình nhà văn hóa thôn bản; 07 công trình trường học (20 phòng học + 5 phòng công vụ giáo viên); 03 công trình thủy lợi tưới 45 ha lúa.
Đến nay, đã giải ngân 10.489/20.800 triệu đồng đạt 50,5% kế hoạch giao.
- Vốn thực hiện Quyết định 293: Kế hoạch vốn giao 15.123 triệu đồng, trong đó:
+ Công trình hoàn thành: 1.754 triệu đồng, đầu tư 08 công trình;
+ Công trình chuyển tiếp: 13.369 triệu đồng, đầu tư 04 công trình;
c) Năm 2018
Tổng kế hoạch vốn giao: 37.679 triệu đồng, trong đó thu hồi vốn ứng trước
18.000 triệu đồng, vốn còn lại 19.679 triệu đồng (14.120/19679), trong đó:
- Vốn Chương trình 135: Kế hoạch vốn giáo 17.113 triệu đồng.
- Vốn Chương trình 293: Kế hoạch giao 2.566 triệu đồng.
Đến 30/11/2018 đã giải ngân 14.120 triệu đồng/ 19.679 triệu đồng, đạt 71,75% kế hoạch giao.
* Vốn sự nghiệp: Kế hoạch vốn giao 11.287 triệu đồng, trong đó:
- Vốn Chương trình 293: 5.900 triệu đồng.
- Vốn Chương trình 135: 5.387 triệu đồng.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của người dân
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Văn Bàn là huyện vùng cao phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai, có khí hậu khắc nghiệt (mưa to thường kèm theo gió lốc, rét đậm, rét hại kéo dài, khô hạn cục bộ thường xuyên xảy ra, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất). Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, đất canh tác nông nghiệp hạn hẹp, diện tích nương ngô/hộ ít, diện tích lúa chủ yếu là canh tác ruộng (sản xuất lúa 1 vụ ở các xã vùng cao), giao thông đi lại khó khăn, địa bàn huyện chia ra thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau... từ đó làm tăng chi phí cho sản xuất và giảm lợi nhuận.
Mặt khác, đồng bào DTTS huyện Văn Bàn tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống như: thiếu mất việc làm, thiên tai, dịch bệnh, mất sức khỏe,... Với những nguyên nhân trên sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
3.2.2. Tập quán sinh hoạt và sản xuất