Thực Trạng Nghèo Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Văn Bàn


các xã có diện tích rừng lớn như: Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng, Nậm Tha, Liêm Phú… để sản xuất một số loại sản phẩm như: Ván ép thanh, đồ gỗ gia dụng, đũa công nghiệp, gỗ các loại…

Trong lĩnh vực nông nghiệp, những năm qua, nhờ thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi và các đề án sản xuất nông - lâm - nghiệp, đời sống của nhân dân địa phương đang từng bước được nâng cao. Đặc biệt, với cây Xa nhân tím và thảo quả cho sản lượng hơn 25.000 tấn/năm đã giúp nhiều hộ gia đình tại địa phương thu nhập hàng tỷ đồng.

Hướng đi mới trong sản xuất vật liệu xây dựng

Với trữ lượng dồi dào các loại khoáng sản, đá quý (vàng sa khoáng, sắt, apatits, cao lanh…), Văn Bàn có nhiều tiềm năng để phát triển khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.

Thực trạng về tiềm năng du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch và thương mại: Có thể nói Văn Bàn có một vị trí khá thuận lợi và được thiên nhiên dành cho nhiều ưu đãi, thuận lợi để đầu tư khai thác và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, với những thắng cảnh đẹp như Thác Bay Liêm Phú, Thác Bay Nậm Mả, Đỉnh Khau Co Nậm Xé…

Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn được duy trì ổn định: Chương trình nông thôn mới được quan tâm triển khai tích cực, năm 2018 có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng tổng số 08 xã trên toàn huyện; hoàn thành thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông; sản xuất vụ Xuân, triển khai sản xuất vụ Hè thu, trồng rừng sản xuất đảm bảo tiến độ và khung thời vụ; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm khống chế được dịch bệnh không để lây nan rộng; hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo tết cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng khó khăn; chi trả chế độ cho các đối tượng kịp thời đúng quy định.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng đói nghèo của các hộ DTTS trên địa bàn huyện.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai thời gian tới.


2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin sơ cấp

- Chọn điểm nghiên cứu: Toàn huyện có 22 xã và thị trấn được chia làm 3 vùng , vùng 1 là Văn Sơn có ĐKTN thuận tiện, cơ sở hạ tầng khá tốt, dân trí cao chủ yếu dân tộc kinh, có điều kiện phát triển kinh tế. Vùng 2 là các xã có Điều kiện tự nhiên trung bình, địa hình không quá cao, dốc, điều kiện kinh tế, xã hội trung bình; Vùng 3 là vùng có có ĐKTN núi cao, dốc chia cắt, người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số dân trí thấp. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của các xã có các đặc điểm đặc trưng cho vùng đề tài đã chọn Vùng 1 xã Văn sơn, vùng 2 xã Khánh Yên Thượng, vùng 3 xã Nậm Dạng để tiến hành nghiên cứu sâu.

- Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)

Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn trực tiếp các hộ theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn.

Dung lượng mẫu điều tra áp dụng công thức Slovin

n N

(1N *e2 )

Trong đó: n là dung lượng mẫu quan sát

N là kích thước, quy mô tổng thể

e là độ tin cây 95% hay độ sai lệch = 0,05 Trong trường hợp kích thước tổng thể nhỏ thì điều tra 100%.

Tại xã Văn Sơn điều tra đại diện cho xã vùng 1 có tổng số hộ là 674 trong đó hộ nghèo là 36 hộ. Áp dụng công thức trên ta tính được dung lượng mẫu điều tra là:

Ta có: n = 36/( 1 + 36 * 0,052) = 33,03 hộ => quy mô mẫu: 40 mẫu.

Tại xã Khánh Yên Thượng điều tra đại diện cho xã vùng 2 có tổng số hộ là 933 trong đó hộ nghèo là 52 hộ. Áp dụng công thức trên ta tính được dung lượng mẫu điều tra là:

Ta có: n = 52/( 1 + 52 * 0,052) = 46,02 hộ => quy mô mẫu: 40 mẫu

Tại xã Nậm Dạng điều tra đại diện cho xã vùng 3 có tổng số hộ là 360 trong đó hộ nghèo là 89 hộ. Áp dụng công thức trên ta tính được dung lượng mẫu điều tra là:

Ta có: n = 89/( 1 + 89 * 0,052) = 72,8 hộ => quy mô mẫu: 40 mẫu


Trong 120 hộ điều tra, chúng tôi điều tra trên 03 xã đại diện cho DTTS sinh sống đó là xã Văn Sơn(30/36 hộ), Khánh Yên Thượng (30/52 hộ), Nậm Dạng, (60/89hộ).

- Phỏng vấn cá nhân: đề tài sử dụng bộ câu hỏi đã xây dựng sẵn, để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập. Phỏng vấn cá nhân sẽ là công cụ giúp đề tài giải thích được các vấn đề có liên quan.

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp, phỏng vấn sâu với các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý về một số chuyên đề cụ thể liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động liên quan nội dung nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu; với một số vấn đề không trực tiếp sử dụng bảng hỏi trực tiếp, sử dụng phương pháp quan sát để thu thập các thông tin trong thực tế để phục vụ việc đánh giá các hoạt động tạo ra thu nhập của đồng bào dân tộc Thiểu số.

2.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp

Sưu tầm, thu thập số liệu thứ cấp: Những số liệu liên quan đến đề tài đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, báo cáo của UBND huyện Văn Bàn, báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các đề tài có cùng nội dung. Phương pháp này được áp dụng trong luận văn tại một số phần như tổng hợp tình hình dân số, lao động, việc làm, đất đai của huyện qua các năm,…

2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh… Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh để so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tượng gồm: hộ đồng bào người DTTS với các mức thu nhập khác nhau… Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so


sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1

Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích.

+ Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc. So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng. Phương pháp chỉ rò mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, cũng như mức độ quan trọng của chỉ tiêu trong tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp. Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như mô tả sự biến động về dân số, đất đai, thu nhập của đồng bào DTTS huyện Văn Bàn.

c. Phương pháp đồ thị:

Đề tài sử dụng đồ thị nhằm thống kê kết quả thực trạng về thu nhập, chi tiêu, mức sống... của đồng bào DTTS huyện Văn Bàn.

2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.

Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm được tính bằng cách lấy tổng dân số


của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động trung bình tại một thời điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra. Tính chỉ tiêu này là nhằm xem xét xu hướng biến động của dân số và lao động qua các năm, nhìn rò được áp lực về dân số và lao động, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nhằm tăng thu nhập.

- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của người lao động, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc. Hơn nữa, trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động là điều kiện quan trọng tạo cho họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trường, khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trình độ văn hoá và của người lao động được đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học. Trình độ chuyên môn được đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạo nghề được cấp. Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động sẽ có các cách thức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nông thôn.

- Thu nhập bình quân/1 lao động.

- Thu nhập bình quân/1 khẩu.

- Thu nhập bình quân/ hộ.

- Thu nhập bình quân/1 ngày lao động phân theo ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp.

Thu nhập bình quân/ hộ (khẩu, lao động) = Tổng giá trị sản lượng của các ngành - Tổng chi phí/ Tổng số hộ (khẩu,lao động).

Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng sử dụng đất của hộ nông dân.

- Các chỉ tiêu phản ánh quỹ đất:

+ Tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Tổng diện tích đất sản xuất dùng trong NN, LN.

+ Diện tích đất chưa sử dụng.

- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng đất:

+ Diện tích đất sản xuất bình quân trên hộ; trên lao động.

+ Cơ cấu cây trồng; số vụ trên đất canh tác.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn

3.1.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Xác định công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong các năm từ 2015 - 2018, huyện Văn Bàn đã tập trung thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả đạt được trong công tác giảm tỷ lệ hộ nghèo đã góp phần nâng cao mức sống của người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn...

Thực trạng giảm nghèo của huyện Văn Bàn trong giai đoạn từ 2015 - 2018 được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai


STT

Chỉ tiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

1

Số hộ nghèo

6.622

5.425

4.372

3.507

2

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

35,17

28,25

22,28

17,64

3

Số hộ cận nghèo

2.999

2.672

2.566

2.616

4

Tỷ lệ hộ cận nghèo (%)

15,93

13,91

13,08

13,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 6

(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn, năm 2018)

Tại bảng 3.1 Qua số liệu điều tra của 4 năm thì tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của huyện Văn Bàn đã giảm ấn tượng. Cụ thể năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo đơn chiều là 35,17%, cận nghèo là 15,93%, sang năm 2016 khi thực hiện nghèo theo đa chiều của Thủ tướng Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện là 28,25%, hộ cận nghèo là 13,91% đến cuối năm 2018 giảm tương ứng xuống 17,64% , so với 2015 giảm được 17,53%. so với 2016 giảm được 10,61% hộ nghèo và 0.75% hộ cận nghèo.

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo, ASXH được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản chương trình xóa nhà ở tạm cho đồng bào DTTS; xây dựng các khu tái định canh, định cư cho các hộ dân phải di dời, giải tỏa, hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai để ổn định cuộc sống theo hướng


tốt hơn. Đã giải quyết dứt điểm các chế độ 290, 929, chất độc hóa học cho 656 đối tượng; xây dựng 60 nhà tình nghĩa và hỗ trợ 560 nhà ở theo Nghị Quyết số 167 của Thủ tướng Chính phủ cho đối tượng nghèo, 337 người có công với cách mạng theo Nghị quyết số 63/2017/NQ-CP. Thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ, cứu trợ cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Bảng 3.2. Thực trạng nghèo của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Bàn (từ 2015-2018) chi tiết từng xã, thị trấn‌

Đơn vị hành chính

Hộ nghèo

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Thị trấn

293

255

185

134

Văn Sơn

35

33

27

26

Vò Lao

745

526

280

216

Sơn Thuỷ

412

344

303

276

Nậm Mả

107

96

83

72

Tân Thượng

351

325

286

242

Nậm Dạng

142

131

110

89

Nậm Chày

324

299

282

248

Tân An

279

235

180

115

Khánh Yên Thượng

180

89

73

52

Nậm Xé

79

67

65

62

Dần Thàng

155

139

118

112

Chiềng Ken

374

358

244

193

Làng Giàng

370

266

199

108

Hoà Mạc

135

72

62

51

Khánh Yên Trung

210

92

76

59

Khánh Yên Hạ

191

124

101

81

Dương Quỳ

565

477

403

325

Nậm Tha

318

289

252

215

Minh Lương

565

498

436

370

Thẳm Dương

232

218

191

163

Liêm Phú

295

240

197

110

Nậm Xây

265

252

219

188

Tổng

6.622

5 .425

4.372

3.507

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Phòng LĐ TB & XH)


Qua bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS huyện Văn Bàn năm 2015, năm 2016 là tăng cao đồng nghĩa với các hộ đã thoát nghèo lại quay về tái nghèo; năm 2017, năm 2018 có giảm tuy nhiên mức độ giảm rất thấp.

Bảng 3.3. Phân loại hộ nghèo của đồng bào DTTS huyện theo đơn vị hành chính năm 2018‌


STT


Tên xã, thị trấn


Tổng số hộ rà soát

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tổng số hộ cận nghèo

Tỷ lệ hộ cận nghèo

(%)

A

B

1

2

3=2/1

4

5=4/1

1

Thị trấn Khánh Yên

1764

134

7,60

127

7,20

2

Văn Sơn

674

36

5,34

56

8,31

3

Vò Lao

2 465

216

8,76

409

16,59

4

Sơn Thuỷ

756

276

36,51

65

8,60

5

Nậm Mả

232

72

31,03

43

18,53

6

Tân Thượng

881

242

27,47

63

7,15

7

Nậm Dạng

360

89

24,72

70

19,44

8

Nậm Chày

508

248

48,82

90

17,72

9

Tân An

1 018

115

11,30

75

7,37

10

Khánh Yên Thượng

933

52

5,57

73

7,82

11

Nậm Xé

241

62

25,73

37

15,35

12

Dần Thàng

388

112

28,87

66

17,01

13

Chiềng Ken

1 129

193

17,09

188

16,65

14

Làng Giàng

945

108

11,43

165

17,46

15

Hoà Mạc

704

51

7,24

82

11,65

16

Khánh Yên Trung

854

59

6,91

47

5,50

17

Khánh Yên Hạ

1 208

81

6,71

175

14,49

18

Dương Quỳ

1 267

325

25,65

159

12,55

19

Nậm Tha

601

215

35,77

159

26,46

20

Minh Lương

1 084

370

34,13

186

17,16

21

Thẳm Dương

434

163

37,56

99

22,81

22

Liêm Phú

927

110

11,87

145

15,64

23

Nậm Xây

506

188

37,15

37

7,31


Tổng cộng

19. 879

3. 507

17,64

2. 616

13,16

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí