Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Vấn Đề Phát Triển Bền Vững Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên


* Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Tác giả Nguyễn Tuấn Triết (2007), với công trình “Tây Nguyên những chặng đường lịch sử văn hóa” [138]. Dưới cái nhìn lịch sử - văn hóa, cuốn sách mang đến những nhận định toàn diện, sâu sắc về những đặc điểm và quá trình lịch sử - văn hóa của Tây Nguyên. Tác giả Henri Maitre (1912) với công trình “Rừng người Thượng - vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam” [55]. Đến nay, đây vẫn được xem là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên. Thiên nhiên và con người Tây Nguyên, hệ thống núi non trùng điệp, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thực vật và động vật hết sức phong phú, khí hậu và thời tiết, diện mạo và lịch sử con người… tất cả đều được quan sát bằng một con mắt chăm chú và tinh tế, được mô tả và bao quát tỉ mỉ, chi tiết đến kinh ngạc, hết sức khách quan mà vẫn không kém phần bay bổng, chặt chẽ khoa học mà lại lôi cuốn như một bút ký dân tộc học dưới một giọng văn lão luyện.

Nhiều tác giả (2009) trong cuốn sách “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” [101] với 54 bài viết đầy chất lượng về cồng chiêng Tây Nguyên, đã khắc họa được các yếu tố đặc điểm lịch sử, văn hóa, tập tục và sinh kế gắn liền với cồng chiêng. Cồng chiêng gắn liền với toàn bộ đời sống sản xuất, sinh kế và tinh thần của con người Tây Nguyên từ khi mới lọt lòng mẹ cho đến khi trở về với Yang trong rừng thiêng.

Nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu (2012) với công trình “Luật tục Ê Đê (Tập quán pháp)” [129]. Trong công trình, Luật tục Ê Đê được chia làm 11 chương với 236 điều, trong đó vấn đề hôn nhân được chú trọng hàng đầu và có nhiều quy định nhất (48 điều) và cũng chặt chẽ nhất. Có thể nói: Bộ Luật tục là những trang sử truyền khẩu được ghi chép lại, nó phản ánh sắc nét chân dung một tổ chức xã hội mẫu hệ còn khá điển hình trên cao nguyên miền Trung nước ta vào những thập niên đầu của thế kỷ XX.


Tác giả Trương Bi (2011) với công trình “Lễ hội truyền thống dân tộc Ê Đê” [15] nghiên cứu bài bản, công phu về hệ thống lễ hội truyền thống của dân tộc Ê Đê. Dù năng suất lao động không cao nhưng văn hóa nương rẫy là đặc điểm nổi bật của gia đình mẫu hệ Ê Đê, cũng là tiền đề tạo nên hệ thống nghi lễ - lễ hội của người Ê Đê.

Tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung (2012) với công trình “Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Êđê” [104], qua nghiên cứu các tác phẩm sử thi nổi tiếng của người Ê Đê, đã tái hiện được đặc trưng văn hóa mẫu hệ tồn tại lâu đời nơi đây; cùng những nét độc đáo của văn hóa mẫu hệ được thể hiện trong sử thi, góp phần khẳng định thêm giá trị lịch sử - văn hóa và chức năng văn hóa - nghệ thuật của sử thi Ê Đê, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những công trình này có nhiều cách tiếp cận về các biểu hiện giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tựu chung lại đều có những quan niệm như sau:

Thứ nhất, khẳng định tính đa dạng, phong phú và độc đáo riêng có của văn hóa tộc người ở Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Thứ hai, khẳng định sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên suốt chiều dài lịch sử.

Thứ ba, vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên được đặt lên hàng đầu trong các công trình nghiên cứu.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 3

1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển bền vững và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển bền vững và vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Tác giả Lê Hồng Lý (2014) với công trình “Vai trò của văn hóa và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên” [82]. Đã sử dụng quan điểm tiếp cận chỉnh thể (holistic approach) của ngành nhân học trong việc nghiên cứu và đánh giá văn hóa của các tộc người ở Tây Nguyên, cũng như mối quan hệ của văn hóa với phát triển. Đây là hệ thống quan điểm đầy thuyết phục về việc ảnh hưởng của làn sóng di cư đến toàn bộ đời sống sinh kế, tập tục, văn


hóa Tây Nguyên. Tác giả cũng nhận định, làn sóng di cư đã đặt ra nhiều thách thức đối với văn hóa Tây Nguyên, nhưng đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc làm thay đổi diện mạo vùng đất này.

Tác giả Hà Huy Thành (2014) với công trình “Xây dựng luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế cho phát triển bền vững Tây Nguyên” [124]. Đã tổng hợp, phân tích quy trình ban hành, thực thi và giám sát đánh giá hiệu quả của văn bản chính sách của Trung ương và địa phương về kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng cho 5 tỉnh Tây Nguyên.

Đề tài cấp nhà nước của tác giả Nguyễn Văn Tài (2014) về “Vấn đề quốc phòng và an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên” [116]. Đã khẳng định tiến trình quốc phòng và an ninh trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên từ 1986 đến nay đạt những thành tựu to lớn, song so với tiêu chí phát triển bền vững còn bộc lộ không ít bất cập. Để đảm bảo, tăng cường quốc phòng an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên thời kỳ mới phải dựa trên sự xác định quan hệ quan điểm, mô hình được tham chiếu từ lược khảo kinh nghiệm lịch sử và phù hợp với tính đặc thù của vùng.

Tác giả Nguyễn Văn Thanh (2012) với bài báo “Tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” [120]. Đã khẳng định tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên là tư tưởng mang tầm thế giới quan và phương pháp luận triết học đối với lý luận về phát triển bền vững.

Hai tác giả Lê Văn Khoa với Phạm Quang Tú (2014) với công trình “Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên”[69]. Khẳng định tất cả những hoạt động từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tập tục của Tây Nguyên đều có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến một vùng rộng lớn. Công trình cũng khẳng định đây là vùng đất giàu có và trù phú về tài nguyên, nhưng chính điều đó đã đẩy tới thực trạng ảo tưởng về sự “vô cùng vô tận” của tài nguyên thiên nhiên, dẫn tới thực tế khai thác vô tội vạ và huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên ở đây. Đặc


biệt là từ sau năm 1975, Tây Nguyên đã trải qua một giai đoạn biến đổi chưa từng có trong lịch sử. Đó là những biến đổi nhanh chóng, dữ dội, thậm chí là đảo lộn so với trật tự đã được thiết lập lâu đời tại vùng đất này về dân cư, về sử dụng đất... Tây Nguyên khởi sắc về kinh tế, về sự đa dạng phong phú tộc người, nhưng lại đang loay hoay trong việc cân bằng giữa phát triển và đảm bảo không đánh mất bản sắc văn hóa của mình.

Các công trình này đã đúc kết những giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống và điều kiện tự nhiên xã hội của vùng Tây Nguyên, đúc kết những nét bản sắc phong phú của từng tộc người cũng như phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc - một trong những nhân tố cốt lõi mà phát triển bền vững phải tính đến.

Có nhiều công trình bàn về chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với phát triển Tây Nguyên, như: Tác giả Bạch Hồng Việt (2011) với “Một số vấn đề phát triển kinh tế Tây Nguyên theo hướng bền vững” [156]; Tác giả Hà Huy Thành (2014) với công trình “Thực trạng thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: những phát hiện bước đầu” [124]; Tác giả Mai Thanh Sơn (2011) với công trình “Chính sách đất đai và văn hóa tộc người - nghiên cứu trường hợp tại Đắk Lắk” [114]; Kỷ yếu hội thảo khoa học (2014) “Tây Nguyên: thực trạng và thách thức trong phát triển bền vững” [79];... Các công trình đã khẳng định Tây Nguyên là một trong những địa bàn chiến lược mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm; đồng thời khẳng định tính đúng đắn, sát thực, hiệu quả của những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số.

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2016) với công trình “Giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên với phát triển bền vững” [4] đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích về thực trạng của việc bảo tồn và


đề ra giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay vì sự phát triển bền vững.

Tác giả Đào Duy Quyền (2014) với bài báo:“Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” [101] nhận định việc những giá trị văn hóa cổ truyền Tây Nguyên thay đổi trong thời kỳ hội nhập là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên sự thay đổi đó đang ở mức báo động, khi mà văn hóa truyền thống Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ sẽ biến mất.

Tác giả Đỗ Hồng Kỳ (2012) qua công trình “Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững”[77], đã khái quát lại khái niệm phát triển bền vững, qua đó nêu vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững. Tác giả cho rằng cần phải để cho những người dân tộc thiểu số tại chỗ ý thức được những giá trị, những mất mát, thì mới có khả năng gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống nơi đây, chứ không thể trông chờ một chiều vào chính sách, vào những sự tác động từ bên ngoài.

Viện nghiên cứu văn hoá (2019), với công trình “Văn hoá các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên: truyền thống, biến đổi và các vấn đề đặt ra” [155]. Nhóm tác giả, đã chỉ ra và đánh giá quá trình biến đổi của văn hoá Tây Nguyên từ truyền thống đến hiện đại. Chỉ ra nền văn hoá gắn truyền thống của người Tây Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sống. Đồng thời, tập trung vào khai thác một số di sản biểu tượng của văn hoá Tây Nguyên như: nhà rông, nhà dài, nhà mồ và cồng chiêng, làm nên sự hùng tráng, đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên. Hơn thế, còn làm rõ những hệ quả của sự biến đổi đó đối với đời sống, sinh kế, văn hoá xã hội của người dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên ngày nay. Trên cơ sở nhận định, đánh giá vai trò của văn hoá trong phát triển bền vững Tây Nguyên đã chỉ ra những giải pháp khả thi, để phát huy vai trò của văn hoá trong phát triển vùng.

Tựu chung lại, tất cả những công trình này, đều tập trung nghiên cứu các vấn đề nổi cộm ở Tây Nguyên, như:


Một là: văn hóa, văn hóa tộc người, các yếu tố cấu thành văn hóa Tây Nguyên, việc phát huy giá trị của những mặt đó vào phát triển bền vững Tây Nguyên;

Hai là: kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng và những tác động của nó đối với phát triển bền vững Tây Nguyên.

Ba là: vấn đề phát huy những giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa... đối với công cuộc phát triển bền vững Tây Nguyên, luôn được coi trọng và đặt làm nhiệm vụ cấp bách.

1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Từ việc nghiên cứu kết quả các công trình khoa học đã công bố, tác giả luận án đi đến nhận xét:

Thứ nhất, các công trình khoa học đã luận giải một số vấn đề về vai trò, quan niệm, nội dung, quá trình hình thành, phát triển, thực chất phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.

Các công trình đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận, về giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên dưới nhiều góc độ, cấp độ và phương pháp tiếp cận khác nhau, trong đó chủ yếu là phương pháp thực tiễn, lịch sử - lôgic, tiếp cận giá trị. Các công trình khoa học cơ bản coi văn hóa dân tộc thiểu số là nét đặc trưng bao trùm lên hệ thống văn hóa Tây Nguyên, đề cao những giá trị văn hóa đó, khẳng định vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững Tây Nguyên, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Các công trình khoa học đã đề cập đến vai trò, quan niệm, nội dung của giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với nhiều cách khái quát, song đều chủ yếu đề cập đến hai khía cạnh: Các giá trị và sự dịch chuyển của văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên trước và sau sự kiện di dân năm 1975 và ảnh hưởng, tác động của các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đến các mặt, các khía cạnh khác của


Tây Nguyên. Một số công trình đã đề cập đến nhu cầu phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, như là một tất yếu khách quan. Phần lớn các công trình đều cho rằng: thực chất vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên là quá trình tích cực, tự giác của các chủ thể, với tổng hợp các cách thức, biện pháp làm gia tăng vai trò, làm cho giá trị văn hóa dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu nghiên cứu về vai trò của các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên và khẳng định cần phát huy giá trị đó trong bối cảnh hiện nay; hơn nữa, khi nghiên cứu về thực chất lý luận của vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đối với phát triển bền vững Tây Nguyên, chưa có công trình nào đề cập đến một cách hệ thống, sâu sắc.

Thứ hai, các công trình khoa học đã đánh giá tương đối sâu sắc, toàn diện một số vấn đề thực tiễn phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.

Các công trình đã khái quát, phân tích một số vấn đề thực tiễn về vai trò và giá trị của văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thực tiễn về tính tất yếu của việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, trong phát triển bền vững và bước đầu có những nghiên cứu cơ bản về phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Những nội dung khái quát, đánh giá tương đối phong phú, tạo nên cái nhìn tổng thể, toàn diện về tiến trình phát triển và những đặc trưng cơ bản làm nên giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đồng thời, phân tích những đặc trưng cơ bản về địa lý, dân cư và hoạt động sinh kế của Tây Nguyên, từ đó chỉ ra được mối liên hệ giữa những yếu tố này đối với văn hóa. Hơn thế, khẳng định văn hóa có thể ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ trở lại tất cả các yếu tố đó. Đặc biệt, có một số công trình đã chỉ ra được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, dẫn tới nguy cơ mai một văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên.

Các công trình đã công bố, đánh giá một cách toàn diện cả mặt tích cực và hạn chế, nguyên nhân của thực trạng nhận thức vai trò, giá trị văn hóa dân


tộc thiểu số Tây Nguyên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa. Các công trình đó bước đầu, đã nghiên cứu quá trình phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vào một số lĩnh vực cụ thể.

Thứ ba, các công trình khoa học đã đề cập đến một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển toàn diện Tây Nguyên.

Đã chỉ ra những vấn đề có tính nguyên tắc, cốt lõi và nhiều cách nhìn khác nhau về giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, phát triển bền vững Tây Nguyên, với đặc thù của từng lớp khách thể mà các đề tài nghiên cứu. Nhìn chung, các tác giả chủ yếu đề xuất những giải pháp như: tăng cường hoạt động giáo dục, tuyên truyền, tổng kết lý luận thực tiễn, xây dựng môi trường, xây dựng thiết chế, cơ chế chính sách thông thoáng, phát huy tính tích cực, năng động của chủ thể… Tuy nhiên, hệ thống giải pháp của các công trình đã nghiên cứu, đề xuất và luận giải cơ bản xuất phát từ cách tiếp cận ở nội hàm của các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với mỗi lớp khách thể nghiên cứu.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, cùng những kết quả đã được khái quát trên đây, luận án cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Bổ sung và phát triển sâu sắc hơn cách tiếp cận triết học vấn đề văn hóa dân tộc thiểu số ở khía cạnh giá trị, nội dung, bản chất; đồng thời đưa ra quan niệm về giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, làm rõ thực chất và nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay. Các quan niệm về giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cấu trúc, nội hàm, nội dung chủ yếu có sự luận giải, phân tích khác nhau, nhưng chưa đưa ra quan niệm và khái quát những giá trị tiêu biểu của văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí