Tỷ Trọng Tiền Mặt So Với Tổng Phương Tiện Thanh Toán 3


1. Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh


Mặc dù các doanh nghiệp đã ý thức rõ được tầm quan trọng của các việc ứng dụng thương mại điện tử, nhưng vẫn chưa thay đổi được tập quán kinh doanh truyền thống. Những dịch vụ chứng thực số, chữ ký điện tử đã xuất hiện nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp sử dụng do thói quen chỉ sử dụng văn bản trên giấy. Điều này khiến cho việc triển khai hợp đồng điện tử trở nên khó khăn. Do không thể thay đổi tập quán chung của xã hội nên khi doanh nghiệp muốn tự động hóa giao dịch lại không nhận được sự hưởng ứng của khách hàng, nhà cung cấp, đối tác.

Nhiều hoạt động như đăng ký kinh doanh, thủ tục kê khai thuế, thủ tục hải quan đã được ứng dụng để hoạt động trực tuyến nhưng chưa được áp dụng rộng rãi do môi trường xã hội và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan hành chính nhà nước chưa thể thích nghi ngay với sự thay đổi này.

Trong khi các trở ngại khác đang dần được khắc phục thì trở ngại này lại ngày một lớn. Việc khắc phục nó đòi hỏi sự thay đổi tư duy của cả xã hội, của Nhà nước và từng doanh nghiệp.

2. Nhận thức của người dân


Việc các ngân hàng đẩy mạnh triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại, dịch vụ vận chuyển bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán điện tử đã làm cho nhận thức của người tiêu dùng về loại hình thanh toán này cũng ngày càng được nâng cao. Thói quen sử dụng thẻ thanh toán của người tiêu dùng ở các đô thị lớn bắt đầu được hình thành. Việc làm quen với thẻ thanh toán sẽ là tiền đề hình thành tập quán mua sắm và tiêu dùng hiện đại, làm động lực cho việc triển khai rộng rãi các ứng dụng thương mại điện tử trong xã hội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thay đổi và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử là một quá trình đòi hỏi sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên giữ vai trò nổi bật nhất trong quá trình này vẫn là doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông. Đây là hai lực lượng năng động và nhạy bén hơn cả trong việc nắm bắt những xu hướng, những trào lưu mới của xã hội.

3. An ninh, an toàn trong giao dịch

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng - 4


Sau hàng loạt những vụ tấn công DDoS diễn ra trong năm 2006 gây thiệt hại cho những doanh nghiệp như VietCo JSC, Nhân Hòa và nghiêm trọng nhất là chodientu.com (Peace Soft), thì tới năm 2007, an ninh mạng đã nổi lên trở thành trở ngại hàng đầu. Trong hai năm gần đây, vấn an ninh mạng, bảo mật dữ liệu đã được doanh nghiệp chú trọng hơn nhưng vấn là một trở ngại lớn, đứng hàng thứ ba.

Đối với người tiêu dùng, do lo ngại dữ liệu cá nhân bị sử dụng bất hợp pháp nên phần đông chưa thực sự có đủ niềm tin để tham gia giao dịch TMĐT. Trong khi đó doanh nghiệp lại chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực này. Còn hành lang pháp lý cho TMĐT vẫn chưa hoàn thiện, vấn đề an ninh mạng, tội phạm mạng chưa có giải pháp tháo gỡ. Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức chưa ý thức đầy đủ về vấn đề bảo mật nên kinh phí đầu tư cho an ninh mạng còn hạn chế. Thực trạng cho thấy, sẽ không thể cụ thể hoá được tiềm năng to lớn của TMĐT nếu người tiêu dùng chưa tin tưởng vào thương mại điện tử, đặc biệt là vào khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia giao dịch.

4. Thanh toán điện tử


Thanh toán điện tử trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh với việc kết nối sâu rộng các liên minh thẻ, đa dạng hóa các loại hình thanh toán và mở rộng các ứng dụng TMĐT. Tháng 5 năm 2008, hai hệ thống thanh toán Smartlink và Banknetvn đã chính thức kết nối, chiếm tới 95% thị phần thị


trường thẻ. Cùng với đó là sự phát triển của thị trường thẻ thanh toán, không chỉ các loại thẻ quốc tế như MasterCard. Visa được chấp nhận thanh toán trực tuyến mà một số loại thẻ ATM nội địa cũng đã thực hiện được. Tính đến cuối tháng 6.2009, toàn thị trường có 8.800 máy ATM; hơn 17 triệu thẻ ATM đang được lưu hành với 176 thương hiệu do 41 tổ chức phát hành. Từ tháng 10 năm 2009, hệ thống thanh toán quốc tế PayPal đã cho phép người dùng rút tiền về tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, điều này đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ trên phạm vi quốc tế.

Trong những năm qua, trở ngại hệ thống thanh toán điện tử đã dần được khắc phục. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng TMĐT trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu. Phát triển thị trường thanh toán thẻ chính là giải pháp hàng đầu để khắc phục trở ngại này. Với thực trạng lượng tiền mặt lưu thông còn quá cao mặc dù số tài khoán cá nhân ngày càng tăng, Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thanh toán điện tử.

Năm 2006, Chính Phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán xuống còn 18% vào năm 2010, với hàng loạt giải pháp: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trả lương qua tài khoản, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng ứng dụng thanh toán điện tử, phát triển mạng lưới ATM và mạng lưới chấp nhận các phương tiên thanh toán không dùng tiền mặt… Điều đó đã tạo điều kiện cho thanh toán điện tử phát triển bền vững và trở thành một hình thức thanh toán phổ biến đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hình 1: Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán3

Đơn vị tính: %


5. Môi trường pháp lý


Khung pháp lý về thương mại điện tử tại Việt Nam đã cơ bản được hình thành. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006. Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác. Để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ và Bộ Thương mại đã ban hành các văn bản như Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Quyết định số 25/2006/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ Thương Mại.


3 Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


Hiện nay, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, văn bản được sử dụng như là một hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại. Nhất là với các hợp đồng kinh tế, nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chính vì vậy, việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử.

Quá trình xây dựng pháp luật là một quá trình liên tục không phải cứ ban hành một luật ra là đủ mà cần phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. Hiện tại, thương mại điện tử ở Việt Nam còn thiếu nhiều cơ sở pháp lý, nhất là trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên.

6. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin


Yếu tố con người là một trở ngại lớn nhất là đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời trong thời gian quá sớm, chưa có kinh nghiệm quản lý, trình độ của đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp còn thấp và không đồng bộ, cách xử lý, tính chuyên nghiệp hóa chưa cao. Chính vì vậy khi ứng dụng TMĐT, đưa các ứng dụng ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), các doanh nghiệp đều gặp phải


khó khăn. Có một thực trạng là các doanh nghiệp cần rất nhiều nhân lực ngành công nghệ thông tin nhưng không tuyển dụng được vì chất lượng thấp trong khi nguồn cung lao động vẫn lớn hơn nhu cầu. Do vậy, lời giải cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam không phải về số lượng mà là về chất lượng. Việc đào tạo tràn lan, thiếu chuẩn hóa, trình độ thấp cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Nhân lực phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử đòi hỏi cần phải có thời gian đào tạo và thích ứng công việc dài hơn nhiều so với đào tạo lao động giản đơn. Vì vậy việc đào tạo nhân lực cần phải có sự kết hợp với các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo.


Chương II. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng‌‌

I. Tổng quan về làng nghề Bát Tràng

1. Lịch sử làng nghề và dân cư


Bát Tràng là một trong số ít những làng nghề thủ công truyền thống còn giữ lại được cho đến ngày nay của nước ta. Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán, dạy học; xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh sinh sống chủ yếu bằng nghề thợ mộc và hàng sáo.

Nghề làm gốm ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Hiện nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước. Chuyển đến giai đoạn gốm Phùng Nguyên, Gò Mun (Vĩnh Phú) thời đầu các vua Hùng, thì chất lượng gốm đã cao hơn, chắc hơn với độ nung 800-900 độ C. Các sản phẩm gốm trong giai đoạn này có xương gốm bước đầu được tinh luyện, kỹ thuật tạo dáng đã đẹp và tiện dụng hơn. Đến giai đoạn gốm men Đại Việt (từ thế kỷ XI trở đi), một số trung tâm gốm đã hình thành trên đất nước ta như vùng gốm Hà Bắc, Thanh Hoá, Thăng Long, Đà Nẵng,... Nguồn gốc của làng nghề Bát Tràng theo truyền thuyết là vào khoảng cuối thời Trần (thế kỷ XIV), dân làng ở Bát Tràng từ làng Bồ Bát (Thanh Hóa) chuyển cư ra Bắc và định cư ở hữu ngạn sông Hồng, phía dưới Thăng Long, để tiện việc chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm.


Nghề gốm ở Bát Tràng gắn liền với quá trình lập làng. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Xã Bát Tràng rộng 153ha; toàn xã có khoảng 6000 người tương đương với 1500 hộ dân trong đó có 1000 hộ tham gia sản xuất, các hộ còn lại làm dịch vụ.

2. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng


Ngày nay Gốm Bát Tràng được xem là một trong những sản phẩm tuyệt hảo từ kiểu dáng đến chất liệu gốm. Nhiều loại gốm quý, màu men độc đáo đã trở thành tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Như gốm Men Ngọc xuất hiện đời Lý-Trần. Gốm Hoa Nâu ra đời vào cuối thời Trần, đầu thời Lê. Gốm Men Rạn và Gốm Hoa Lam thời Lê - Trịnh. Ðặc biệt Gốm Hoa Lam với đặc trưng men trắng ngà, với lối vẽ phóng bút, khoáng hoạt trang trí hình, hoa màu chàm đen uyển chuyển, mang đậm dấu ấn thẩm mỹ, mộc mạc nhưng tinh tế như tâm hồn người Bát Tràng.

Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thợ gốm Bát Tràng thường dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm có tay nghề cao, hoa văn họa tiết hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là một

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí