người dân Nam Bộ thời ấy dựa vào nguồn cung cấp tự nhiên, đó là cá đồng, cá biển, tôm, lươn, mật, sáp ong, chim chóc, củi tràm, mật gấu, cao khỉ… Sơn Nam cho người đọc cảm nhận được miền Nam là vùng “đất lành chim đậu” cho bao kẻ tha phương cầu thực, những tay giang hồ tứ chiếng, người vô gia cư… đang cần một mảnh đất để dung thân, định cư và lập nghiệp “Sống được, không chết đói vì lúa dễ kiếm, với cá ngoài ruộng, dưới rạch” [37b; 44]. Trong Người mù giăng câu, ngòi bút nhà văn phấn khởi khi viết về nguồn cá, tôm vô tận của sông rạch “Ở Rộc Lá này, cá tôm quá nhiều (…) cá lội từng bầy trở về sông Cái (…) cá đi đớp bọt trắng bờ rạch” [16a; 176]; “Mùa khô, đìa cạn nước, cá gom lại nổi đầu khít rịt như trái mù u rụng” [12a; 97]; hoặc sản vật khác như con ba khía2 “Rừng cây mắm đen ngòm trước mặt như bức tường thành (…) hàng trăm con ba khía bao quanh gốc cây, lúc nhúc” [12a; 164].
Sơn Nam được mệnh danh là “nhà Nam Bộ học” vì sự uyên bác với kiến thức sâu rộng về thiên nhiên Nam Bộ. Ông dẫn dắt người đọc đi sâu vùng đất U Minh, Rạch Giá, Cà Mau… chúng không chỉ giàu có về sản vật như chim, rắn, cá, tôm, lươn, rùa… còn có nguồn lợi thiên nhiên khác là mật ong. Những khu rừng tràm mênh mông, ngút ngàn hương hoa để nuôi ong lấy mật và sáp. Đến mùa, hương tràm tỏa một mùi hương ngào ngạt bay xa hàng bao nhiêu cây số để gọi ong về “đài cánh đâu không thấy chỉ thấy toàn là nhụy ngọt”, mùi hương rừng như chính là “muôn ngàn hủ mật ong của trời ban xuống” [15a; 275]. Bên cạnh đó, hàng vạn sân chim lớn nhỏ, tập trung nhiều nhất ở vùng cực Nam như Bạc Liêu, là vùng có hệ sinh thái rừng - đầm lầy U Minh. Khi mùa chim về đủ loại bồ nông, chàng bè, già sói… bay từ Biển Hồ về các sân chim ở Nam Bộ sinh sôi, nảy nở. Để lấy thịt chim và lông chim, người săn bắt chim có thể tàn sát hàng loạt, nhổ lấy lông bán cho thương lái các ghe tàu buôn Hải Nam. Sân chim là nơi hội tụ định kỳ hoặc quanh năm của nhiều loại chim, đây là hiện tượng thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, rừng – nguồn lợi không nhỏ cũng được Sơn Nam đề cập đến trong sáng tác: cây cột, cây kèo để làm nhà “Cứ đốn sẵn, nhận lấp dưới sình” [16a; 134], củi đem ra chợ bán “một số người lén lút vào đây cất nhà, phá rừng để bán củi lậu thuế…” [14a; 226]. Không phải chỉ cá, tôm… nguồn lợi từ sông, biển; ong, chim… nguồn lợi từ rừng; ngoài ra còn những đồng ruộng bao la, những vườn cây ăn trái bạt ngàn… cũng vô cùng phong phú. Trong Đất Gia Định & Bến Nghé xưa, nhà văn ca ngợi miệt vườn “phong cảnh xinh đẹp, đất tốt, vườn cây ăn trái và đồng ruộng phì nhiêu (…) vùng
2Ba khía:Một họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam Bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn ven biển đồng bằng sông Cửu Long
làm ruộng từ xưa đã đạt năng suất cao…” [44b; 77]. Đây chính là nơi sản sinh ra “văn minh miệt vườn” - nền văn hóa cao nhất của Nam Bộ.
Bằng ngòi bút tài hoa, tri thức phong phú và tấm lòng yêu quí quê hương nồng nàn, Sơn Nam đã dẫn dắt người đọc đi từ cảnh thiên nhiên này sang cảnh thiên nhiên khác, nhà văn đã tạo lên một bức tranh thiên nhiên chân thực, sống động của miền Nam những năm đầu di dân lập ấp. Nơi nào, dù dữ dội, khắc nghiệt hay thơ mộng, hiền hòa, gắn bó với con người… nhà văn đều để hết tấm lòng của mình vào từng chi tiết khi mô tả. Thiên nhiên trong cái nhìn Sơn Nam không chỉ là bí ẩn khắc nghiệt, đẹp đẽ thơ mộng, giàu có, hiền hòa mà còn là tâm thức để lại dấu ấn rất sâu đậm trong tác phẩm. Mỗi trang văn đều thấm đượm niềm tự hào của tác giả đối với mảnh đất đầy tình người này – nơi ông đã sinh ra và lớn lên – tâm hồn nhà văn đã gắn bó máu thịt đến những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt, đơn giản như cánh đồng, dòng sông, đầm lầy, ngọn núi… đến những vấn đề lớn lao như cuộc vật lộn mưu sinh để tồn tại của người đi khai hoang mở đất; chuyện đánh Tây, chuyện diệt thù để bảo vệ mảnh đất quê hương… tình yêu mãnh liệt của nhà văn đối với con người trên cái nền thiên nhiên bao la được gửi gắm vào từng câu chữ trong các tác phẩm. Dù có nhiều nhà văn viết về thiên nhiên Nam Bộ nhưng có lẽ Sơn Nam là người duy nhất có cái nhìn có tính trữ tình, uyên bác có chiều sâu văn hóa một cách độc đáo về vùng đất còn hoang sơ, dữ dội thời kỳ đầu mở nước.
Sơn Nam có niềm tin mãnh liệt, khi vẽ lên một công trình vĩ đại của con người, đó là quá trình lao động mở nước, ứng phó với mọi điều kiện để chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người Nam Bộ mạnh mẽ và bền bỉ học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm về thổ nhưỡng, thời tiết, thủy triều, các loại cây trồng, các loài động vật hoang dã, các mùa vụ… để chung sống hài hòa với tự nhiên để tạo một miền Nam trù phú như ngày nay.
3.2. Cảm quan về con người Nam Bộ trong văn xuôi Sơn Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Hình Thành Phong Cách Nghệ Thuật Sơn Nam
- Quan Niệm Sáng Tác Văn Chương Của Nhà Văn Sơn Nam
- Bức Tranh Thiên Nhiên Dữ Dội, Bí Ẩn Và Đầy Khắc Nghiệt
- Con Người Với Những Tính Cách Đặc Biệt Điển Hình Nam Bộ
- Con Người Với Tính Nghĩa Khí, Hào Hiệp, Giàu Tính Thương Người
- Cảm Quan Về Văn Hóa Nam Bộ Trong Sáng Tác Sơn Nam
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
Trong văn học nghệ thuật, con người vừa là chủ thể thẩm mỹ, vừa là đối tượng trung tâm của sự phản ánh và khám phá “Đời sống con người muôn màu muôn vẻ, cái mà nhà văn hướng vào trước hết chính là con người, là tính cách, là tâm hồn của con người, là những cái gì quy tụ vào con người và làm nên số phận, làm nên ý nghĩa cuộc sống của con người” [32; 30]. Con người trong văn học được mô tả vừa có tính chất cá nhân, vừa có tính khái quát. Đối tượng nhận thức và miêu tả cốt yếu trong văn học là con người. Do vậy, văn học chú ý đến cái riêng và số phận của từng cá nhân. Hướng vào số phận con người, chính là cảm hứng nhân văn, dẫn dắt tư tưởng nhà
văn, giúp nhà văn xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, nhận thức và lý giải được thế giới muôn màu, muôn vẻ trong đời sống. Văn học giúp con người nắm bắt cuộc sống, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lẽ sống, cũng như năng lực sống… Khi đọc tác phẩm văn chương Sơn Nam, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học
và độc giả yêu mến nhà văn miền đất mới đều nhận thấy tác phẩm Sơn Nam là một bức tranh toàn cảnh về đất và người Nam Bộ thời gian mở đất. Con người phương Nam hiện lên cụ thể và sinh động trước mắt người đọc qua từng câu chuyện, từng mảnh đời,… đặc biệt là trong những tác phẩm viết về miền Tây Nam Bộ.
3.2.1. Con người hoàn cảnh – con người số phận
Quan niệm nghệ thuật phần lớn của những nhà văn lớn thường là “văn học là nhân học” (M. Gorki), họ lấy số phận cá nhân làm gương soi lịch sử, lấy nội tâm con người để phản ánh hiện thực cuộc sống. Sơn Nam luôn tìm tòi và thể nghiệm theo hướng lấy con người làm chuẩn mực thẩm định và đánh giá thế giới. Điểm nhìn nghệ thuật về con người của Sơn Nam đã tạo ra nhiều hướng khác nhau để tiếp cận hiện thực. Nhà văn phân tích các quan hệ giữa những hiện tượng và tình huống cá biệt để làm nổi bật sự phong phú và sống động của nó. Từ đó con người được soi chiếu trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Nhân vật trong tác phẩm văn chương Sơn Nam khá phong phú, nhà văn kỳ công xây dựng thế giới nhân vật đông đảo, đại diện cho các tầng lớp xã hội. Con người trong sáng tác Sơn Nam phần lớn là con người hoàn cảnh. Mỗi câu chuyện thường không nhiều nhân vật, nhưng mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh của họ đều được nhà văn chăm chút, thương yêu, gửi gắm ý đồ nghệ thuật riêng.
3.2.1.1. Người nông dân gian khổ, vất vả trong cuộc khẩn hoang kỳ vĩ
Người nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong tác phẩm Sơn Nam. Nhân vật nông dân trong sáng tác của Sơn Nam đa dạng về thành phần, trong đó bần nông và cố nông là kiểu nhân vật chiếm đa số. Số phận người nông dân của họ cũng là đối tượng mà ông quan tâm phản ánh. Đó là những con người lam lũ, nghèo khổ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thiếu đất hoặc không có đất, có ruộng để canh tác. Họ lang bạt khắp vùng lục tỉnh để làm thuê, làm mướn, phá rừng làm rẫy. Trước Sơn Nam, nhà văn Hồ Biểu Chánh viết rất nhiều về số phận người nông dân Nam Bộ nhưng trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, nhà văn thường đề cập số phận bi đát của người nông dân bị bóc lột, bị đè nén dưới ách thống trị tàn ác của những tay địa chủ, cường hào, ác bá… họ là những kẻ “thấp cổ bé miệng”, không có đất đai, dù có cũng bị tước đoạt như Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa), Trần Văn Sửu (Cha con nghĩa nặng),
cai tuần Bưởi (Con nhà nghèo)… Bình-nguyên Lộc hay viết về người nông dân nghèo gắn bó mật thiết với mảnh đất, căn nhà lâu đời của mình (Đất không chết, Thèm mùi đất, Phân nửa con người)... Nhà văn ít xây dựng những nhân vật với tư cách là con người cá nhân có khả năng khái quát cho tính cách hay số phận. Nhiều nhân vật trong truyện Bình Nguyên Lộc thể hiện quan niệm đạo đức xã hội: đánh giá cao phẩm chất con người (Tiếng vang trễ muộn), coi trọng tính cách hơn vẻ đẹp bên ngoài (Cái nết đánh chết cái đẹp, Thám hiểm lòng người ). Hoàn cảnh có thể xô đẩy con người vào con đường tội lỗi nhưng không bị tha hoá (Ba con cáo)... Vùng đất mới ít định kiến, lại pha trộn nhiều loại người với nhiều nguồn văn hoá khác nhau, nên bản tính con người cũng dễ dãi hơn… Sơn Nam không đi sâu phản ánh cuộc sống đau khổ, nghèo đói của nông dân do sự tác động của xã hội hay mô tả tinh cách con người Nam Bộ mà chỉ tập trung phản ánh đời sống cơ cực do tác động của thiên nhiên, trong quá trình khai hoang mở đất hoặc chiến đấu với kẻ thù thực dân.
Trong hành trình đầy gian khổ của những con người đi mở còi, Sơn Nam luôn đặt nhân vật của mình trong hoàn cảnh khó khăn, những thử thách đôi lúc nghiệt ngã, cho họ vượt qua những trở ngại của thiên nhiên và khắc nghiệt của cuộc sống để mà vươn lên khỏi “tứ bề gian khổ như cái vốn dĩ hiện có của cuộc sống”. Họ là những con người từ những nơi xa xôi đi tìm “đất sống trong cái chết”: trốn chạy thuế thân của nhà nước thực dân, những tay mã thượng lục lâm thảo khấu bị truy nã, những kẻ tha phương cầu thực trên bước đường mưu sinh… Thông qua những câu chuyện bình thường, giản dị, những mảnh đời vất vả, cơ cực của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đầu mở còi được khắc họa rò nét, người đọc có thể hình dung, đồng cảm với nhân vật trên từng trang sách.
Những con người khẩn hoang đã dùng đôi bàn tay và khối óc để Nam tiến về những vùng đất “sơn cùng thủy tận”. Cuộc sống lam lũ, lênh đênh trên sông nước như những cánh bèo bấp bênh vô định. Sống ở những vùng “ngọn Xẻo Bần xơ rơ” [14a; 47]; trong những căn nhà tạm bợ “xập xệ, nát vách lủng nóc” [12a; 177], hoặc những căn chòi giữa đồng “vách lá te tua, trống trải” [34b; 20]; tối đến trong chòi rách nát, xiêu vẹo lóe lên chút ánh sáng từ “đôi ba ngọn đèn cầy cháy leo heo” [12a; 20], để có một ngọn đèn dầu không dễ dàng, những chiếc đèn cũ kỹ lâu ngày đến nỗi “... Tuy vặn tim lên cao nhưng vẫn mãi lu câm vì ống khói không chùi sạch...” [16a; 156]; xứ sở của muỗi mòng, người đi khai hoang bao giờ cũng trang bị một chiếc nóp, nhưng đôi khi “ngủ trần”, “đập muỗi” vì nóp cũng không còn, cuộc sống lúc nào cũng phải lo lắng “nhớ đến ngày mai thiếu gạo nấu" [16a; 185-186]. Tác giả khéo léo sử dụng
ngôn ngữ tạo hình trong sáng tác càng làm tăng sự khốn cùng của người dân đi mở đất. Trong Chuyện rừng tràm, nhà văn mô tả nỗi khó nhọc của những người làm nghề đốn củi lậu thuế. Công việc vô cùng khó nhọc, nửa đêm, họ đã vào rừng sâu đốn củi để tránh kiểm lâm, cặp rằng của thực dân, nhìn sao trời để định hướng dùng thuyền chở củi ra vựa “đường đi thật gay go. Lắm khi phải chịu trần truồng nhảy xuống bùn, đẩy thuyền xuyên qua rừng tràm năm, ba cây số” [14a; 227]. Trong Người mù giăng câu, cuộc đời của ông già mù thật đáng thương, có đứa con trai duy nhất thì bị quân A
– La – Măng3 giết chết “còn lại một mình ông cất căn chòi ở Rộc Lá…” [16a; 99], ông già không còn ai để nương tựa, tự nuôi sống bản thân bằng cái nghề giăng câu bắt cá, đêm về không nhìn thấy gì ngoài tự đối diện với cuộc đời tối tăm của bản thân. Hình ảnh lão Bích trong Một cuộc biển dâu là hình ảnh bi thảm của những con người tiên phong đi mở còi. Lão chết khi cùng con trai trên con thuyền giữa miền mênh mông nước, không bờ, không bến ở ruộng sạ Long Xuyên vào mùa nước nổi... Không chỗ chôn, có một cái áo độc nhất lão để lại cho con trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời lận đận rồi đi vào lòng đất với tấm thân trần “lạnh ngắt”, “xám đen”, “hai cái nóp gói kín xác kẻ bạc mạng” ... Dù bất nhẫn nhưng đành “bỏ xác lại rồi dằn đá mà neo dưới đáy ruộng” chờ nước rút mới lấy được nắm xương tàn mà chôn cất [16a; 18]. Sống ở nơi “khỉ ho cò gáy” mà “khi đau ốm nặng thì chẳng biết đi đâu, nhất là đàn bà mang thai giữa rừng” [13a; 133]. Cái chết của người vợ đang mang thai của anh chàng làm nghề đốn củi lậu thuế vô cùng kinh hoàng. Hai vợ chồng trẻ dắt díu nhau đến vùng rừng tràm xa xôi lập nghiệp. Chồng để vợ ở nhà, đi làm ăn xa. Khi trở về, vợ anh sinh sớm hơn dự định, không người giúp đỡ nên cô và đứa con vừa sinh ra đã chết tự bao giờ “vợ anh nằm nghiêng, thi thể sình lên, lở lói” [13a; 135 – 136].
Họ không chỉ sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, hàng ngày hàng giờ đối với thiên nhiên khắc nghiệt lại còn phải luôn đối phó với những cuộc xâm lấn, càn quét của giặc ngoại xâm, trong Hòn Cổ Tron nhân vật Tư Thông nghiệm ra rằng “Coi bộ bà con mình nghèo hơn ở hòn Cổ Tron của tôi. Áo quần không có. Mình mẩy bị ghẻ khuyết ăn lở lói. Nhà thì xiêu vẹo, nay mai dời… chắc là tại giặc Xiêm” [15a; 234]. Hoặc luôn ở tư thế chạy trốn những sự truy đuổi của thực dân Pháp xâm lược, trong Chuyện năm xưa, những nhân vật như “Tôi”, bác Hương cả, con Út và những người dân trốn sâu trong rừng U Minh xa xôi, tưởng kẻ thù không thể động đến, nhưng thật ra dù ở tận sâu thẳm rừng tràm U Minh vẫn bị bọn Tây đuổi theo sát sườn, họ vẫn
3 Quân Đức
phải “chạy lúp xúp, chạy mãi…” [14a; 220].
Trong hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt; với cái đói cái nghèo; cuộc sống lênh đênh, không nhà cửa; kẻ thù thực dân tàn ác luôn rình rập… nhưng chính tất cả những điều ấy đã tạo nên những người nông dân Nam Bộ trên những trang sách Sơn Nam luôn mạnh mẽ, gan góc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, miệt mài vỡ đất khai hoang, mở rộng đất nước như những anh hùng mở nước, kéo dài nước Việt đến Mũi Cà Mau.
3.2.1.2. Người phụ nữ với những bi kịch cá nhân
Người phụ nữ cũng có vị trí đặc biệt trong sáng tác Sơn Nam. Với tấm lòng cảm thông đối với số phận người phụ nữ, Sơn Nam có công khám phá những điểm đặc sắc của người phụ nữ Nam Bộ thời khẩn hoang qua văn chương. Nông thôn Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo một cách nặng nề như nông thôn Bắc Bộ hay Trung Bộ. Nơi đây ít có những hủ tục lâu đời, do đó, người đọc không hề bắt gặp cảnh phạt vạ được nói tới trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng hay đám kiện cáo, ẩu đả vì tranh giành ngôi thứ giữa đình làng như trong Việc làng của Ngô Tất Tố. Nam Bộ không phải là thánh địa của Nho giáo, cho nên cuộc đời của người phụ nữ ít bị ràng buộc một cách phi lí vào những lễ nghi phép tắc. Tuy nhiên, chế độ đa thê và hôn nhân áp đặt được phổ biến ở nông thôn thời bấy giờ cũng đem đến không ít bi kịch cho người phụ nữ như trong Cay đắng mùi đời, Nợ đời, Thầy Thông ngôn... hoặc vì nghèo đói mà phải rơi vào bế tắc như Lý Ánh Nguyệt trong “Ngọn cỏ gió đùa”, Hảo trong Cười gượng,Thị Xuân trong Chúa tàu Kim Quy, Tư Lựu trong Con nhà nghèo… bất lực, vô vọng trước cuộc sống của Hồ Biểu Chánh. Nhiều người cho rằng người phụ nữ trong sáng tác Hồ Biểu Chánh là “Thân em như cá rô mề”. Tác phẩm Sơn Nam không đề cập đến chế độ đa thê dẫn đến quan hệ vợ cả, vợ lẽ trong đại gia đình mà hệ quả tất yếu của nó là sự nảy sinh tính ích kỉ, đố kị và sinh ra lắm thủ đoạn như chiếm gia tài thậm chí tráo đổi con cái để giữ được địa vị hay vì tha hóa mà sinh bất hạnh trong tiểu thuyết của Hổ Biểu Chánh. Trong lúc các nhà văn cùng thời ở miền Nam đưa người đọc vào thế giới của những người phụ nữ trí thức thành thị đau khổ vì chuyện tình duyên trắc trở, những cô gái ăn sương vì cuộc sống phải bán thân hoặc những người phụ nữ thành thị nghèo lăn lộn để mưu sinh, hay các cô gái lao vào cuộc sống thác loạn, bất chấp ngày mai theo chủ nghĩa hiện sinh… thì Sơn Nam đồng cảm với những người phụ nữ nông thôn, tỉnh lẻ Nam Bộ. Số lượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Sơn Nam không nhiều nhưng luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Ông không đi sâu vào miếng ăn cái mặc của họ mà ông xoáy sâu vào bi kịch
tâm tư, tình cảm của những người phụ nữ thời khai hoang.
Trong khung cảnh hoang sơ, sông nước bao la, rừng rậm bạt ngàn, đất rộng người thưa, Sơn Nam bằng cái nhìn nhân ái đã dẫn dắt người đọc đi sâu vào cuộc đời của những người phụ nữ không được may mắn. Họ là những người phụ nữ luôn có một khát vọng vươn lên, đấu tranh cho tình yêu, cho cuộc sống của mình, nhưng cuộc đời luôn gặp trắc trở. Trong Chuyện rừng tràm, cô Một là cô gái “thùy mị” con lão Bích đã yêu Tư Hưng - chàng trai làm nghề phá củi lậu thuế thời Pháp thuộc. Anh có ý định ở lại xóm mà nhiều người phá củi lậu sống tập trung để làm ăn, định cư và lấy vợ nhưng công việc làm ăn thất bại, cô Một đành để anh đi tìm cơ hội mới. Nhưng ngày trở về thì cô gái xinh đẹp, hiền lành trước đây không còn nữa, Tư Hưng đã vô cùng đau khổ khi nghe cha vợ cho biết vì sao cô Một trở nên điên loạn “Mày đi vài tháng nó mang thai. /(…)/ Nó điên vì tình, vì đời…” [14a; 232]. Trong Cây huê xà, Sơn Nam mô tả mối tình đau khổ của thằng Lợi và con Lài. Hai đứa yêu nhau, cha của hai đứa đều là thầy Rắn. Chỉ vì lòng tham lam, ích kỷ và sự ganh ghét tài năng mà lão Năm Điền buộc con gái dùng “mỹ nhân kế” lợi dụng thằng Lợi – con thầy Hai rắn để lấy được phương thuốc “trị rắn” của thầy. Lão cho rắn cắn con gái trước để thử thuốc. Vì thiếu “cây huê xà”, con Lài chết, lão vừa thương con vừa xấu hổ và hối hận nên cũng tự tử chết theo. Cái chết tức tửi và bi thảm của hai cha con lão Năm Điền làm thằng Lợi đau khổ vì không biết “cây huê xà” là gì mà chúng nó phải sinh ly tử biệt “nó thơ thẩn như mất hồn, khóc không ra nước mắt” [14a; 198]. Số phận Huệ trong Hồn người trong ly rượu vô cùng bi thương, cô xinh đẹp tuổi vừa tròn mười bảy, vì cha mẹ tham giàu gả cho một lão già giàu có đã trên 50. Cô yêu và muốn sống với Hùng - người yêu của mình nhưng lão chồng ghen tuông, tàn độc, giết chết người nàng yêu, pha máu của Hùng vào rượu cho Huệ uống. Nhìn thấy hình ảnh người yêu nằm sóng sượt tắt thở trên vũng máu, Huệ căm phẫn và có một hành động không ai có thể ngờ “Huệ chạy trở vào nhà, rút thanh đoản đao (…). Nàng đâm ngay bụng Xã Tư rồi đâm vào ngực mình ngã gục” [15a; 261]. Kết thúc truyện là cái chết thê thảm của Xã Tư và Huệ, người đọc liên tưởng đến nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao trước 1945. Nếu ngày trước Nam Cao khiến người ta xót xa bi phẫn cho nhân vật Chí Phèo vì một kết cục tất yếu thì sau này Sơn Nam cũng làm người đọc rùng mình nhưng cũng xót thương và cảm thông cho người con gái bạc mệnh. Hương rừng là một cuộc đời chua xót khác, nhân vật Hoàng Mai – một cái tên vừa đẹp vừa cao quý, con cháu của một vị ngự y triều Nguyễn “Gia phổ ghi chép rành rành, nội xứ này, chỉ dòng họ ta là có gia phổ”, nàng có dáng dấp đài các và kiêu sa
của con nhà dòng dòi quí tộc “bẩm sinh nàng thuộc về một phẩm chất thanh cao hơn” [15a; 265], vì thời thế mà gia đình phải lưu lạc đến sống trong rừng U Minh Hạ. Nàng đã yêu và tình yêu của nàng thật đẹp nhưng nàng mắc một căn bệnh phong quái ác, chỉ chờ cái chết đến bất cứ lúc nào. Nỗi đau ngày càng thẩm thấu cũng như sức khỏe ngày càng yếu, nàng không còn đủ sức “ra thăm cội hoàng mai trước ngò” như mọi ngày nữa. Trong sâu thẳm vẫn chờ đợi và hy vọng Tư Lập trở về thăm nàng dù biết đó là sự chờ đợi vô vọng, ngày ngày người ta chỉ còn thấy “Hình dáng của Hoàng Mai (…) từ từ nâng lên như đưa tiễn đưa một hình bóng” [15a; 283].
Truyện Con Bảy đưa đò lại là một số phận đau khổ kiểu khác, nhân vật con Bảy được Sơn Nam khắc họa thật thú vị nhưng cũng thật xót xa. Lý lịch con Bảy rất mơ hồ “năm đó, đâu từ miệt Cần Thơ, con Bảy xuống đây gặt mướn (…) mà ở luôn chứ không về xứ” [14a; 236]. Khi mẹ chết, nó bán bánh bò cho khách ghe xuồng qua lại rồi sau chuyển sang đưa đò cho khách qua sông, nhiều chàng trai gấm ghé nhưng nó không ưng ai. Nó có tài lại thông minh, biết hát đối đáp và được trời phú cho một giọng hò “xa lạ nhưng quen thân, ấm áp”. Cuộc đời con Bảy cũng vì giọng hò mà khổ lụy. Nó gặp một khách sang sông tài hoa, cùng đối đáp rồi phục tài, kính mến đến yêu thương con người có “một tấm lòng” ấy. Và đã dành cả một đời xuân sắc chờ đợi người lữ khách không bao giờ quay trở lại dòng sông xưa. Thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật ở cuối truyện được Sơn Nam thể hiện theo sự tuôn chảy của dòng ý thức đã tạo cho kết thúc truyện một chút ngậm ngùi, buồn thương. Chim quyên xuống đất cũng mạch truyện giống vậy, Dì Chín tủi hổ, đau đớn khi mắng con gái “Đừng chửi tao… Con không hơn mẹ đâu. (…). Bữa nay mày chửi tao… Xe trước gãy, xe sau cũng không tránh” [4a; 435]. Chồng bị bắn chết vì theo Nghĩa đoàn chống Tây, dì Chín thân gái dặm trường cùng hai con nhỏ và mẹ chồng dắt díu nhau đến thành phố Sài Gòn hoa lệ. Vì cuộc sống khó khăn, dì sa ngã và có thai với một người đàn ông giàu có, lão vì lòng ích kỷ, xem nặng danh dự từ chối không nhận. Bản thân dì chưa giải quyết được những khó khăn của bản thân thì con gái – cô Huệ - tuổi vừa lớn, xinh đẹp – cũng bước theo chân mẹ, sinh con không cha với người đàn ông đã có vợ con. Số phận hai mẹ con chênh vênh, bấp bênh như chiếc bách giữa cuộc đời sóng gió của xã hội miền Nam bấy giờ.
Trong truyện Sơn Nam, còn nhiều nhân vật phụ nữ có số phận bi thảm nhưng trong họ luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Dù thất bại hay thành công, họ vẫn bộc lộ được tính kiên cường trong cuộc đấu tranh chống luật lệ khắt khe phong kiến; chống lại địa chủ, cường quyền; chống giặc ngoại xâm… để tồn tại, đồng thời thể