Những Nội Dung Chính Của Chính Sách Tiền Thưởng


+ Nhược điểm : Theo phương pháp này lương của công nhân phụ bị tuỳ thuộc vào lương của công nhân chính, nên trong nhiều trường hợp lương của họ là không có lợi.

* Chế độ lương sản phẩm tập thể : Hình thức này áp dụng đối với công việc mà phải cần một tập thể công nhân cùng thực hiện. Ví dụ: lắp ráp sản phẩm, phục vụ một dây chuyền sản xuất.

Để tính lương cho người lao động cần tiến hành theo hai bước: Bước 1: Xác định quỹ lương của tập thể.

Lsp(tập thể) = Ntt (tập thể) x Đg (tập thể).

Trong đó:

Ntt (tập thể ) : Số lượng sản phẩm thực tế của tập thể Đg (tập thể ) : Đơn giá tiền lương tập thể.

Bước 2: Tính lương cho từng người.

Tiền lương sản phẩm của người công nhân thứ j được xác định như sau:

Công thức:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Lsp(tập thể)

Lcnj = x Tj x Lj

Giải pháp đổi mới chính sách thù lao và đãi ngộ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Quảng Ninh - 6

Tj x Lj


(Công thức 1.14)

Trong đó:

Tj: Số ngày (giờ công) trong kỳ của công nhân thứ j.

Lj: Lương ngày (giờ) của công nhân thứ j.

Công thức trên chưa xét thái độ lao động của từng người tham gia vào công việc chung của tập thể, nên trong chừng mực nào đó tiền lương của họ vẫn chưa thực sự gắn với thành tích chung của tập thể. Để khắc phục nhược điểm này và bảo đảm tính công bằng hơn, cần bổ sung một hệ số thái độ của từng người.


Công thức:


Lcnj =


Lsp (tập thể)

Tj x Lj x Ktđj


x Tj x Lj x Ktđj



Trong đó:

Ktđj : Hệ số thái độ của công nhân thứ j.

(Công thức 1.15)

+ Ưu điểm : Chế độ trả lương sản phẩm tập thể sẽ khuyến khích được công nhân trong tổ sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ.

+ Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ do đó ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân, mặt khác do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ, sự cố gắng trong lao động nên chưa thể hiện nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.

* Chế độ lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất để góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp.

Lương sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 đơn giá lương : Đơn giá lương cố định và đơn giá luỹ tiến tính cho các sản phẩm vượt mức quy định.

Công thức :


Trong đó:

L = (Đg x Q) + (Đg x D x [Q1- Q0]


(Công thức 1.16)

Q0 : Mức khởi điểm

Q1 : Sản lượng thực tế

D : Hệ số tăng đơn giá lương.


* Chế độ lương khoán : Là một hình thức đặc biệt của lương sản phẩm, trong đó tổng tiền lương cần trả cho một công nhân hay một tập thể được quy định trước cho một khối lượng công việc xác định phải hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định.

* Chế độ lương sản phẩm có thưởng : Là hình thức kết hợp lương sản phẩm với chế độ tiền lương nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm ...

1.3. Những nội dung chính của chính sách tiền thưởng

1.3.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của tiền thưởng

1.3.1.1. Khái niệm

Theo giáo trình Quản trị Nhân lực của Trường ĐHKTQD: “Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường là vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động. Tiền thưởng cũng có thể chi trả đột xuất ghi nhận những thành tích xuất sắc như hoàn thành dự án công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách cho các sáng kiến cải tiến có giá trị”.

1.3.1.2. Bản chất

“Tiền thưởng thực chất là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” (Giáo trình Kinh tế lao động, tr.140).

1.3.1.3. Vai trò:

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong quá trình làm việc, phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Qua đó người lao động rút ngắn thời gian lao động, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.


1.3.2. Nguồn thưởng và các hình thức thưởng

1.3.2.1. Nguồn thưởng

Quỹ tiền thưởng được trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức và trích lập các quỹ hợp lý. Quỹ tiền thưởng không được phép lớn hơn 50% quỹ tiền lương thực hiện.

Nguồn tiền thưởng trong lương hàng tháng các doanh nghiệp sẽ trích phần trăm trong tổng quỹ lương để lập quỹ khen thưởng.

1.3.2.2. Các hình thức thưởng

Tuỳ theo điều kiện sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh

nghiệp mà các doanh nghiệp có hình thức thưởng khác nhau.

Thưởng theo chỉ tiêu: Là hình thức mà điều kiện thưởng chỉ căn cứ vào một yếu tố. Hình thức này thường áp dụng để tác động đến khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh trong từng điều kiện thời điểm cụ thể.

Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng chất lượng sản phẩm có nghĩa là tăng số lượng sản phẩm đạt chất lượng cao trong kết cấu sản phẩm, giảm tỷ lệ sản phẩm có chất lượng thấp.

Thưởng tiết kiệm vật tư: Đây là hình thức thưởng nhằm khuyến khích người lao động giảm chi phí sản xuất, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.

Thưởng sáng kiến: Là hình thức thưởng đến khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo của mình trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao sản xuất lao động, chất lượng sản phẩm hoặc cải thiện điều kiện làm việc ... có quy chế quy định cụ thể. Tuy nhiên phải đảm bảo được vai trò khuyến khích người lao động đóng góp trí tuệ cho doanh nghiệp và cho xã hội.

Thưởng theo hai chỉ tiêu: Là hình thức thưởng chỉ việc tăng số lượng kết hợp với tăng chất lượng sản phẩm, nhằm khuyến khích công nhân hoàn thiện toàn diện nhiệm vụ của sản xuất sản phẩm. Như vậy điều kiện và chỉ tiêu thưởng chỉ căn cứ vào hai yếu tố, đó là chất lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra.


Thưởng theo ba chỉ tiêu: Hình thức này căn cứ vào ba chỉ tiêu số lượng, chất lượng sản phẩm và ngày công của công nhân. Mục đích của hình thức thưởng này là khuyến khích người lao động hoàn thành toàn diện nhiệm vụ của mình đối với doanh nghiệp, giúp cho ổn định trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp tự quyết định điểm tối đa của từng cá nhân, mức thưởng phụ thuộc vào tổng số điểm thưởng đạt. Nguyên tắc này sẽ khuyến khích người lao động tăng cả số lượng, chất lượng sản phẩm và ngày công làm việc nhưng nếu không hoàn thành sẽ bị phạt hoặc bị trừ vào tiền lương.

1.4. Phúc lợi cho người lao động

1.4.1. Khái niệm

Trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn, các loại bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động. Những chương trình đó gọi là các phúc lợi cho người lao động, bao gồm tất cả các khoản thù lao tài chính mà người lao động nhận được ngoài những khoản thù lao tài chính trực tiếp. Tổ chức phải chi phí để cung cấp các phúc lợi nhưng người lao động luôn nhận được dưới dạng gián tiếp. Ví dụ tổ chức có thể trả toàn bộ hay một phần chi phí để mua bảo hiểm sức khoẻ cho người lao động. Người lao động không được nhận khoản tiền đó nhưng lại nhận được những lợi ích từ chương trình bảo hiểm sức khoẻ mang lại.

Như vậy, phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về

cuộc sống cho người lao động.

Ngoài ra người lao động còn được hưởng chế độ đãi ngộ tài chính dưới dạng dịch vụ. Dịch vụ cho người lao động là những khoản cũng có tác dụng to lớn như phúc lợi nhưng người lao động phải trả một khoản tiền nào đó.( Nguyễn Văn Điềm – Nguyễn Ngọc Quân, 2004)


1.4.2. Ý nghĩa của chương trình phúc lợi

Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động như hỗ trợ tiền mua nhà, mua xe, tiền khám chữa bệnh,...

Phúc lợi làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và giữ gìn được lực lượng lao động có trình độ cao cho doanh nghiệp.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, góp phần thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.

Phúc lợi còn giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong việc chăm lo cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

1.4.3. Các loại phúc lợi

Các loại phúc lợi và dịch vụ doanh nghiệp thường cung cấp cho người lao động.

1.4.3.1. Phúc lợi bắt buộc

Là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động buộc phải tham gia theo yêu cầu của pháp luật, gồm có: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội là khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức hay tử tuất,... nhằm giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Bảo hiểm y tế nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men... khi bị ốm đau, bệnh tật.

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách của nhà nước nhằm thay thế hoặc bù đắp

một phần thu nhập của người lao động khi họ thất nghiệp.

1.4.3.2. Phúc lợi tự nguyện

Là phúc lợi mà tổ chức đưa ra để thu hút lao động, tuỳ thuộc vào khả năng

tài chính và sự quan tâm của lãnh đạo trong tổ chức. Gồm có các loại sau:


a, Các phúc lợi bảo hiểm:

- Bảo hiểm sức khoẻ: trả cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục, thể thao để tránh căng thẳng sau giờ làm việc hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật.

- Bảo hiểm nhân thọ: trả tiền cho gia đình người lao động khi người lao động qua đời. Người sử dụng lao động có thể hỗ trợ đóng một phần tiền bảo hiểm hoặc toàn bộ khoản tiền bảo hiểm.

- Bảo hiểm mất khả năng lao động: khoản tiền này được trả cho người lao

động khi họ bị mất khả năng lao động.

b, Các phúc lợi bảo đảm:

- Bảo đảm thu nhập: những khoản tiền trả cho người lao động bị mất việc làm có lý do từ phía người sử dụng lao động như thu hẹp sản xuất, giảm biên chế, giảm khối lượng sản xuất...

- Bảo đảm hưu trí: là khoản tiền trả cho người lao động đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu theo số năm do công ty quy định.

- Tiền trả cho thời gian không làm việc: là khoản tiền trả cho những thời gian người lao động không làm việc do thoả thuận ngoài mức quy định của pháp luật như nghỉ phép, nghỉ giữa ca, vệ sinh cá nhân, đi du lịch.

- Phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt: nhằm trợ giúp cho người lao động bằng giờ làm việc linh hoạt như tổng số giờ công lao động trong ngày, tuần,... ít hơn quy định hoặc thời gian làm việc thay đổi linh hoạt theo mùa,...

- Các loại dịch vụ cho người lao động:

Các dịch vụ tài chính: nhằm tạo ra các ưu đãi về tài chính cho người lao động của tổ chức gồm:

+ Dịch vụ bán giảm giá: công ty bán sản phẩm cho nhân viên với giá rẻ hơn mức giá bình thường hay với phương thức thanh toán ưu đãi như trả góp không lãi suất và trừ dần vào tiền lương hàng tháng.


+ Mua cổ phần của công ty: người lao động trở thành người sở hữu công ty

bằng việc mua được một số cổ phiếu với giá ưu đãi.

+ Giúp đỡ tài chính của tổ chức: cho người lao động vay tiền để mua tài sản có giá trị như mua nhà, xe,... và khoản tiền vay này sẽ được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng.

+ Các cửa hàng, căng tin: công ty tổ chức dịch vụ chỉ bán cho nhân viên với giá rẻ hơn giá phục vụ trên thị trường.

Các dịch vụ xã hội :

+ Trợ cấp về giáo dục, đào tạo: tổ chức trợ cấp một phần hay toàn bộ kinh phí cho người lao động học tập nhằm mục đích phục vụ cho công việc.

+ Dịch vụ nghề nghiệp: Tổ chức lấy nhân viên của mình để phục vụ cho người lao động trong tổ chức không mất tiền như: cố vấn kế toán kê khai thuế, tư vấn cho người lao động về các vấn đề riêng tư, chăm sóc y tế tại chỗ, thư viện và phòng đọc...

+ Dịch vụ giải trí: tổ chức cung cấp nhằm tạo cho người lao động cơ hội để sử dụng thời gian nhàn rỗi hiệu quả, giúp người lao động thoải mái, phấn chấn hơn và có cơ hội gần nhau hơn. Dịch vụ này có thể là: các chương trình thể thao, văn hoá, chương trình dã ngoại, du lịch, nghỉ mát hàng năm, mở các lớp học cho con em nhân viên hay giúp đỡ chăm sóc bố mẹ già cho nhân viên yên tâm công tác, dịch vụ nhà ở và đi lại cho nhân viên. (xây nhà bán rẻ cho nhân viên, cho xe đưa đón nhân viên)

Chế độ ăn ca, nghỉ ngơi:

Căn cứ khẩu phần ăn để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty. Việc thực hiện chế độ ăn ca giúp cho người lao động yên tâm công tác đồng thời tạo bầu không khí vui vẻ, ấm cúng trong cơ quan.

Người lao động được hưởng chế độ nghỉ ngơi theo đúng quy định của Nhà nước. Tại nhiều công ty, đặc biệt là các công ty lớn, người lao động được tổ chức đi

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí