Các Yếu Tố Bên Trong Ảnh Hưởng Tới Tiền Lương Và Chính Sách Tiền Lương.


khó tránh khỏi do tốc độ tăng tiền lương không theo kịp tốc độ tăng giá, không kích thích được lao động, không kích thích được sản xuất phát triển. Chính vì thế, tiền lương tối thiểu chung được quy định khác nhau trong mỗi giai đoạn sao cho nó phải phản ánh được tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phần lớn đều áp dụng Quy chế tiền lương của Nhà nước một cách cứng nhắc để xây dựng Quy chế tiền lương cho đơn vị mình. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế và chậm đổi mới nên các quy định này trở nên lạc hậu và không còn theo kịp sự phát triển của thị trường nên ngày nay, các đơn vị tự xây dựng quy chế tiền lương cho đơn vị mình gắn với sự biến động của thị trường trên nền tảng chính sách tiền lương của Nhà nước. Có thể coi sự vận động của thị trường là yếu tố khách quan lớn nhất ảnh hưởng tới các chính sách tiền lương. Nền kinh tế suy thoái hay tăng trưởng sẽ tạo cho người sử dụng có khuynh hướng hạ thấp hoặc tăng lương cho người lao động. Vì trong nền kinh tế suy thoái, cung lao động tăng lên, các doanh nghiệp thường hạ thấp hoặc không tăng lương, còn trong nền kinh tế hưng thịnh cầu lao động tăng dẫn tới khuynh hướng tăng lương để thu hút và giữ chân người lao động. Như vậy, nếu chính sách tiền lương của Nhà nước làm cho Quy chế tiền lương của doanh nghiệp thay đổi một số điều thì sự vận động của thị trường đòi hỏi quy chế tiền lương phải biến đổi không ngừng, thậm chí là biến đổi hoàn toàn mới theo kịp được nhịp độ biến đổi của tiền lương trên trị trường lao động, đây là một điều rất quan trọng và cần được chú ý khi xây dựng chính sách tiền lương.

Bên cạnh các yếu tố trên, sự có mặt của công đoàn cũng có ảnh hưởng phần nào tới quyết định về tiêu chuẩn được sử dụng để xếp lương, các mức chênh lệch về tiền lương, các hình thức trả lương…mà doanh nghiệp có công đoàn áp dụng.

1.2.2.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới tiền lương và chính sách tiền lương.

a, Yếu tố thuộc về tổ chức:

Thu nhập của người lao động nhận được cao hay thấp là phụ thuộc vào quan điểm trả lương của doanh nghiệp mà người lao động đang làm việc, vì triết lý này sẽ quyết định chính sách tiền lương của doanh nghiệp đó. Bầu không khí tâm lý, văn


hóa doanh nghiệp hay quan điểm, triết lý của tổ chức có ảnh hưởng đến cách thức tuyển chọn cán bộ, nhân viên; thái độ của người lãnh đạo với cấp dưới; hành vi của người lao động; vấn đề đánh giá thực hiện công việc cũng ảnh hưởng tới quy chế trả lương cho người lao động.

Đối với các tổ chức có quy mô lớn, cơ cấu lao động phức tạp thì hệ thống chính sách và các chế độ tiền lương cũng phức tạp, các hình thức trả lương đa dạng và chi phí cho tiền lương lớn. Mặt khác tiền lương của người lao động còn phụ thuộc vào vấn đề lợi nhuận, tình hình tài chính hay khả năng chi trả của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt thường có xu hướng trả lương cao hơn mức lương trung bình của thị trường lao động.

b, Nhóm các yếu tố thuộc về công việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Công việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. Giá trị thực sự của công việc được đánh giá qua:

- Yêu cầu về năng lực thực hiệc công việc: Đối với các công việc yêu cầu người lao động phải có kỹ năng xử lý, phân tích công việc cao hơn thì thường được trả mức lương cao hơn so với những công việc yêu cầu khả năng xử lý công việc thấp hơn.

Giải pháp đổi mới chính sách thù lao và đãi ngộ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Quảng Ninh - 4

- Trách nhiệm đối với công việc (tinh thần làm việc, tình thần hợp tác và đạo đức nghề nghiệp): Đây là hệ thống công việc liên quan đến ý thức và tính kỷ luật trong lao động của người lao động. Đối với những người lao động có trách nhiệm với công việc, có tinh thần làm việc tốt thì thường mang lại hiệu quả làm việc cao hơn, họ có tính đồng đội cao hơn. Chính vì thế, nếu trong môi trường làm việc theo nhóm, nếu người lao động không có tinh thần này thì dù mỗi cá nhân trong nhóm có tài năng đến đâu thì cũng không mang lại hiệu quả làm việc như mong muốn. Nhờ có đạo đức nghề nghiệp, có tình thần hợp tác mà người lao động trong tập thể mới có thể học hỏi được những kỹ năng mới, mới có cơ hội để phát triển và hoàn thiện mình nhanh chóng, hiệu quả làm việc của tập thể tăng lên, tiền lương của họ cũng tăng lên theo sự đóng góp của họ cho tổ chức mà họ làm việc.


- Yêu cầu về sự cố gắng: Sự cố gắng là một trong những yếu tố tạo nên thành tích cho người lao động. Sự cố gắng giúp họ học hỏi được nhiều hơn, sự cố gắng giúp họ hoàn thiện kỹ năng nhanh hơn và thích ứng với công việc được dễ dàng hơn. Người lao động nếu có yếu tố này, năng suất lao động sẽ mau được cải thiện và đạt được thành tích tốt nên thường được khen thưởng và có mức thu nhập cao và khả năng thăng tiến tốt.

- Điều kiện làm việc: Là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của người lao động. Nếu điều kiện làm việc: trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc; yếu tố ánh sáng, tiếng ồn, độ ẩm và vệ sinh đảm bảo thì hiệu quả làm việc cao, giảm bớt được sự căng thẳng của thần kinh cho người lao động nên làm chậm sự xuất hiện của các yếu tố mệt mỏi và căng thẳng. Nơi có môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi thường có năng suất lao động cao, điều này cũng ảnh hưởng đến thu nhập mà người lao động nhận được hàng tháng.

- Vị trí và vai trò của công việc trong tổ chức: Đối với những công việc có vị trí quan trọng đối với tổ chức như kế toán, kiểm toán thường có mức lương cao hơn các ngành khác. Một ví dụ dễ thấy, sinh viên mới ra trường nếu cùng làm việc trong một tổ chức hay doanh nghiệp thì mức lương khởi điểm cho ngành kế toán và kiểm toán thường cao hơn các ngành nhân sự, kế hoạch…

Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng tới quyết định tính lương cho người lao động đảm nhiệm công việc đó.

c, Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.

Mức lương của người lao động trong bất kỳ một tổ chức nào cũng tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mức độ hoàn thành công việc, thâm niên, sự trung thành và khả năng phát triển của người lao động đó trong tổ chức. Những người này có khả năng làm được các công việc phức tạp, hiệu quả làm việc cao và có sự vận dụng sáng tạo trong quá trình làm việc, khả năng xử lý nhanh… là các yếu tố tạo ra sự khác nhau khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương cho những lao động khác nhau dẫn đến sự chênh lệch mức lương giữa người lao động.


Tiền lương của người lao động còn phụ thuộc vào sự hoàn thành công việc và mức độ đóng góp cũng như cống hiến của người lao động vào tổ chức.

Đối với bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào cũng luôn đề ra các mức để lượng hóa mức độ hoàn thành công việc của người lao động để từ đó đưa ra các khuyến khích cho người lao động. Các mức đó là: Mức sản phẩm hoàn thành (theo giờ, theo ngày, theo tháng…), quy định mức thời gian hoàn thành một sản phẩm… Đó chính là cách lượng hóa sự hoàn thành công việc cho người lao động. Nó giúp cho doanh nghiệp và tổ chức trả lương cho người lao động chính xác hơn, công bằng hơn và khoa học hơn. Đối với những cá nhân hoàn thành vượt mức được nhận tiền thưởng vượt mức, điều này làm tăng thu nhập hàng tháng cho họ, đồng thời còn có tác dụng kích thích và tạo tinh thần thi đua trong đơn vị. Đối với những cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần làm tăng năng suất lao động, cá nhân có ý tưởng độc đáo giúp cho việc hoàn thiện tổ chức cũng được ghi nhận thành tích và được thưởng thích đáng. Sự ghi nhận thành tích này ghi nhận những đóng góp của họ cho tổ chức, đồng thời họ cũng có cơ hội phát triển và thăng tiến hơn, đi liền với nó chính là mức tiền lương cao hơn trong tương lai cho họ.

1.2.3. Tổng quỹ lương

1.2.3.1. Khái niệm, thành phần tổng quỹ lương

a. Khái niệm:

Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Hay nói khác đi, tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.

b. Thành phần tổng quỹ lương

Kết cấu quỹ tiền lương của doanh nghiệp thường bao gồm các loại sau:

Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc.

Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hay công việc hoàn thành.


Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì thời tiết

hay thiếu vật tư hoặc các máy dừng không rõ lý do.

Tiền lương trả cho CBCNV được nghỉ phép theo quy định, nghỉ họp.

Tiền lương trả cho CBCNV được nghỉ để đi học theo chế độ.

Tiền lương trả cho CBCNV được điều động đi công tác biệt phái.

Các khoản phụ cấp theo quy định.

Hiện nay theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thường xác định tổng quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các thành phần sau theo các công thức dưới đây:

Vc = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg (Công thức 1.1)

Trong đó:

Vc: Tổng quỹ lương chung theo kế hoạch.

Vkh: Tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.

Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp và các chế độ khác không được tính trong đơn giá theo quy định, tính theo số lao động thực tế được hưởng với từng chế độ.

Vbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ

tết, nghỉ theo chế độ phụ nữ…).

Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch (theo quy định của Bộ luật Lao

động).

c. Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức như sau:

- Theo tính kế hoạch: Quỹ lương kế hoạch và quỹ lương thực hiện.

Quỹ lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm đầu kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và theo kế hoạch sản xuất giao cho doanh nghiệp.

Quỹ lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã thực hiện trong kỳ, được tính theo sản lượng thực tế đã thực hiện, trong đó có các khoản không được dự kiến trong khi lập kế hoạch. Các khoản này thường là do phát sinh hoặc là do thiếu sót trong quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.


- Theo đối tượng hưởng: Quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương

của công nhân viên khác trong doanh nghiệp.

- Theo tính chất phụ: Quỹ lương chính và quỹ lương bổ sung.

Quỹ lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính theo lương để trả cho tất cả CBCNV trong doanh nghiệp....

Quỹ lương phụ bao gồm số tiền trả cho CBCNV của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: lễ, Tết, nghỉ phép..hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác (ví dụ khâu tổ chức của đơn vị gây ra thiếu vật tư phải ngừng việc…)

1.2.3.2. Các phương pháp xác định tổng quỹ lương

* Xác định quỹ lương năm kế hoạch

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế gắn với trả lương có hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp sẽ xác định nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật

Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số)

Tổng thu trừ tổng chi (trong tổng chi không có tiền lương)

Lợi nhuận

Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được tính theo

công thức sau:

Vkh = [ Lđb x H x Lmindn ] x 12 (Công thức 1.2)

Trong đó:

Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch

Lđb: Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệp

H: Hệ số lương cộng phụ cấp bình quân

Lmindn: Mức lương tối tiểu của doanh nghiệp lựa chọn

Các thông số Lđb; H; Lmindn; được xác định như sau:


- Lđb: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm được xây dựng theo hướng dẫn tại thông tư số:14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ LĐ-TB và xã hội.

- H là hệ số lương cộng phụ cấp bình quân

H = Hcb + Hpc (Công thức 1.3)

Trong đó: Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệp

Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương của doanh nghiệp

Hcb; Hpc: Xác định theo các hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp của doanh

nghiệp.

- Lmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền

lương:


Trong đó:


Lmindn = Lmin x (1 + Kđc) (Công thức 1.4)

Lmin là lương tối thiểu nhà nước quy định (Lmin = 1.200 000 VNĐ)

Kđc: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp

* Xác định quỹ lương thực hiện:

Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao và theo kết quả sản xuất kinh doanh đã thực hiện của doanh nghiệp, quỹ tiền lương thực hiện được xác định như sau:

Vth = ( Đg x Csxkd ) + Vpc + Vbs + Vtg (Công thức 1.5)

Trong đó:

Vth: Quỹ tiền lương thực hiện.

Đg: Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao.

Csxkd: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã thực hiện của doanh nghiệp (theo

tổng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận...).

Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) mà chưa tính đến trong đơn giá tiền lương.


Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm.

Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ tính theo số giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật Lao động.

1.2.4. Các phương pháp xác định đơn giá tiền lương

Đơn giá tiền lương là số tiến trả cho doanh nghiệp (hay người lao động) khi thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chất lượng xác định. Đơn giá tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở mức lao động trung bình tiên tiến và các thông số tiền lương do Nhà nước quy định. Điều đó có nghĩa là, khi mức lao động thay đổi và các thông số tiền lương thay đổi thì đơn giá tiền lương sẽ thay đổi theo. Nhà nước sẽ quản lý tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp thông qua quản lý hệ thống mức lao động và đơn giá tiền lương. Trên cơ sở các thông số trên, doanh nghiệp tiến hành xác định đơn giá tiền lương (Nguyễn Tấn Thịnh, 2008).

1.2.4.1. Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay một số sản phẩm có thể quy đổi được:

Vđg = Vlg x Tsp (Công thức 1.6)

Trong đó:

Đg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm

Lg: Tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu doanh nghiệp

Tsp: Mức lao động của một đơn vị sản phẩm (tính bằng giờ - người)

Việc xác định đơn giá tiền lương theo công thức (1.9) có các ưu nhược điểm sau đây ưu điểm là khắc phục được tính bình quân so với cách tính quỹ lương theo phương pháp kế hoạch hóa quỹ lương. Ngoài ra còn mở rộng quyền chủ động của doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí