Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 2




PPC


Pay Per Click

Quảng cáo trả phí thông qua click

chuột của người dùng

PR

Public Relation

Quan hệ công chúng


SCE


Solicited Commercial Email

Thư quảng cáo được sự


cho phép của nguời dùng

SEM

Search Engine Marketing

Tiếp thị công cụ tìm kiếm

SEO

Search Engine Optimization

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

SERP

Search Engine Result Page

Thể hiện kết quả tìm kiếm


SMO


Social Media Optimization

Tối ưu hoá website bằng cách liên kết

với mạng cộng đồng

TCP

Transmission Control Protocol

Giao thức điều khiển truyền

TMĐT


Thương Mại Điện Tử


UCE


Unsolicited Commercial Email

Thư quảng cáo không được


sự cho phép của người dùng

URL

Uniform Resource Locator

Tham chiếu đến tài nguyên Internet

USD

United States Dolar

Đô la Mỹ


VCCI

Viet Nam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng thương Mại và Công Nghiệp

Việt Nam

VSM

Video Search Marketing

Quảng cáo thông qua video clip

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Trang

Bảng 1.1: Thống kê một số công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay………………...

19

Bảng 1.2: Thống kê về số lượng người sử dụng internet tháng 12/2011………

27

Bảng 2.1: Thị trường khách du lịch quốc tế chính của Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2011………………………………………………………………….


36

Bảng 2.2: Mục đích đến Tp. Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2007-2011………………………………………………………………….


37

Bảng 2.3: Tỷ lệ phân bổ ngân sách của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh cho các công cụ marketing trực tuyến………………………………………


40

ảng 2.4: Thứ tự được quan tâm đối với nội dung trên website của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh……………………………..


45

Bảng 2.5: Tỉ lệ đánh giá về mức độ tác động của hạ tầng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh……………………………………


56

Hình 1.1: Kết quả được trả tiền hiển thị trên công cụ tìm kiếm…………………..

18

Hình 1.2: Kết quả tìm kiếm tự nhiên trên công cụ tìm kiếm……………………...

18

Hình 1.3: Chi phí chào bán sản phẩm theo các kênh khác nhau……………….

21

Hình 1.4: Một số công cụ ứng dụng e-marketing đối với doanh nghiệp du lịch

25

Hình 1.5: Tăng trưởng Internet Việt Nam tháng 7-2010………………………….

28

Hình 1.6: Số lượng tên miền đăng ký qua các năm……………………………….

29

Hình 1.7: Hoạt động trực tuyến của người Việt Nam……………………………

31

Hình 2.1: Số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007– 2011……………………………………………………….


35

Hình 2.2: Tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh theo mục đích năm 2007 và năm 2011…………………………………………………………………


38


Hình 2.3: Sự gia tăng mức chi tiêu trung bình khách du lịch quốc tế tại Tp. Hồ

Chí Minh giai đoạn 2007-2011……………………………………………………


39

Hình 2.4: Tỉ lệ ưu tiên tìm kiếm thông tin của khách du lịch về doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh…………………………………………………………..


40

Hình 2.5: Tỉ lệ đánh giá của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh đối với việc thiết kế email……………………………………………...


41

Hình 2.6: Tỉ lệ doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh áp dụng hình thức email cho phép và không cho phép………………………………………………..


42

Hình 2.7: Tỉ lệ về cách xử lý email không cho phép của khách du lịch quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh…………………………………………………………………..


42

Hình 2.8: Ngôn ngữ thể hiện trên website doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh……………………………………………………………………………….


44

Hình 2.9: Tỉ lệ doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh có chú trọng vào thiết kế website và cập nhật thông tin mới………………………...


46

Hình 2.10: Tỉ lệ sử dụng công cụ tìm kiếm của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh………………………………………………………


47

Hình 2.11: Tỉ lệ lựa chọn đường link khi sử dụng công cụ tìm kiếm của khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh………………………………………………………


49

Hình 2.12: So sánh tỉ lệ kết hợp của doanh nghiệp du lịch và lượng khách quốc tế truy cập vào các trang web liên kết để tìm kiếm thông tin……………………..


51

Hình 2.13: Tỉ lệ sử dụng các mạng xã hội của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh………………………………………………………


53

Hình 2.14: Tỉ lệ về trình độ học vấn của bộ phận marketing điện tử tại các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh……………………………………………….


55



1. Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Hiện nay, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam chính là ngành du lịch. Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan, chẳng hạn như ngành xây dựng, ngành hàng không,… từ đó góp phần thay đổi tích cực diện mạo kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, tại hội thảo đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2005-2010 đã nêu ra những vướng mắc liên quan đến một số chỉ tiêu quan trọng về khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch còn thấp hơn so với dự báo... Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về từ du lịch không tương xứng với tiềm năng du lịch của Việt Nam.

Ở một khía cạnh khác, năm 2011 đánh dấu sự bùng nổ của công nghệ thông tin và ứng dụng Internet trên toàn thế giới. Theo thống kê của trang web Internet World Stats (www.internetworldstats.com), lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới vào năm 2011 đã tăng 528,1% so với năm 2000. Vì thế, tác động của nó đến sự phát triển của ngành du lịch là rất đáng kể. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và tích cực mở cửa giao lưu với bạn bè quốc tế thì việc ứng dụng marketing điện tử vào ngành công nghiệp không khói này chính là sự đầu tư sáng suốt. Bởi lẽ, du lịch là ngành đa dạng thông tin, khách hàng ngày càng khó tính và luôn cân nhắc các lựa chọn trước khi đưa ra quyết định, người ta cần sự tương tác nhanh chóng để giúp tạo ra các sản phẩm dịch vụ tốt hơn… Internet hay cụ thể hơn là e-marketing với những tính năng tuyệt vời của nó sẽ giúp giải quyết những vấn đề này. Chính vì vậy, thời điểm Internet bùng nổ chính là cơ hội để Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng có thể phát triển công cuộc quảng bá hình ảnh, danh lam thắng cảnh ra ngoài thế giới. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thu hút nhiều khách hàng, góp phần tăng doanh số và giảm chi phí.

Tp. Hồ Chí Minh là thành phố sôi động nhất của Việt Nam với các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn. Theo báo cáo Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 35 năm phấn đấu và trưởng thành của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh thì lượng khách quốc tế đến thành phố chiếm bình quân 60% tổng lượng khách đến Việt Nam; doanh thu du lịch thành phố chiếm 45% doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 5% GDP của thành phố (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí


Minh, 2011). Từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử (e-marketing) nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020” với mong muốn có cái nhìn sâu hơn về tình hình ứng dụng e-marketing vào hoạt động thu hút khách quốc tế của các doanh nghiệp du lịch tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những giải pháp tận dụng những tiện ích mà e-marketing mang lại, góp phần phát triển ngành du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về ứng dụng e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế, phân tích tiềm năng áp dụng và những lợi ích có thể mang lại cho các doanh nghiệp du lịch.

- Thứ hai, khảo sát và đánh giá tình hình ứng dụng e-marketing thông qua các công cụ và các điều kiện đảm bảo ứng dụng tại các doanh nghiệp du lịch tiêu biểu tại Tp. Hồ Chí Minh, những thành công, vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.

- Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng e-marketing trong thu hút khách quốc tế của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là việc ứng dụng e- marketing nhằm thu hút khách quốc tế của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về mặt không gian: được giới hạn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài cũng giới hạn việc khảo sát tại các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và doanh nghiệp lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh. Với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, tác giả chỉ nghiên cứu hệ thống khách sạn 4 sao và 5 sao. Còn với doanh nghiệp lữ hành, tác giả tập trung vào 25 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả cũng tiến hành khảo sát 300 khách du lịch quốc tế để có sự nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.

+ Về mặt thời gian: nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê về e-marketing, du lịch, khách sạn từ năm 2007 của Tp. Hồ Chí Minh, các giải pháp được đề xuất áp dụng từ nay đến năm 2020.


4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu của Luận văn là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính thông qua mô tả, phân tích-tổng hợp, quy nạp-diễn dịch, thống kê, so sánh. Đặc biệt, để thực hiện Luận văn, tác giả đã thực hiện phương pháp điều tra xã hội học với hai cuộc khảo sát thực tế:

- Khảo sát các doanh nghiệp du lịch: Đối tượng khảo sát: 25 doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu và 27 khách sạn 4 và 5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi gồm 17 câu (xem Phụ lục 1). Tác giả nhận được 44 phiếu trả lời hợp lệ (gồm 24 phiếu từ 27 khách sạn và 20 phiếu từ 25 doanh nghiệp lữ hành). Phương pháp khảo sát: tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp hoặc qua email của Trưởng bộ phận marketing và nhận lại kết quả sau 1,5 tuần. Thời gian thực hiện khảo sát: tháng 3/2012. Xử lý kết quả khảo sát: bằng phần mềm Excel 2007 (xem Phụ lục 4).

- Khảo sát khách du lịch quốc tế: Đối tượng khảo sát: 300 khách du lịch quốc tế (gồm 150 khách tại các khách sạn 4 sao và 5 sao, 150 khách đến tham quan Dinh Độc Lập và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh). Bảng câu hỏi gồm 19 câu hỏi (xem Phụ lục 2 & 3). Tác giả nhận được 292 phiếu trả lời hợp lệ (gồm 148 phiếu tại các khách sạn 4 sao và 5 sao, 144 phiếu tại Dinh Độc Lập và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh). Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp. Thời gian thực hiện khảo sát: tháng 3/2012. Xử lý kết quả khảo sát: bằng phần mềm Excel 2007 (xem Phụ lục 4).

5. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng marketing điện tử (e-marketing) trong doanh nghiệp du lịch.

- Chương 2: Thực trạng ứng dụng marketing điện tử (e-marketing) nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh thời gian qua.

- Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử (e-marketing) nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ (E-MARKETING) TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH

1.1. Khái quát chung về marketing điện tử (e-marketing)

1.1.1. Khái niệm về e-marketing

1.1.1.1. Khái niệm về marketing

Từ khi ra đời đến nay, với vị thế là cầu nối giữa sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa với người tiêu dung, marketing đã và đang được các nhà nghiên cứu chuyên sâu tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau:

Theo Hiệp hội Marketing của Mỹ - American Marketing Association (AMA) định nghĩa: Marketing được xem như là một chức năng tổ chức và là một tiến trình bao gồm thiết lập (creating), trao đổi (communication), truyền tải (delivering) các giá trị đến các khách hàng và quản lý quan hệ khách hàng (managing customer relationship) bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho khách hàng, đối tác và xã hội (AMA, 2007).

Philip Kotler – cha đẻ của marketing hiện đại lại tiếp cận marketing từ khía cạnh xã hội: Marketing là quá trình xã hội mà theo đó các cá nhân và nhóm đạt được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi sản phẩm với những giá trị khác nhau (Kotler, 1994).

Còn theo Richard Bartles, một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực marketing, ông lại tiếp cận theo một hướng khác: Marketing là quá trình diễn ra trong xã hội, để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của xã hội, mở ra các hệ thống phân phối tạo nên bởi những người tham gia, tác động lẫn nhau bằng sự thúc đẩy - kỹ thuật (kinh tế) và đạo đức (xã hội) - tạo nên giao dịch hay lưu thông thị trường và kết quả nằm trong sự thay đổi và tiêu thụ (Bartles, 1968).

Các khái niệm trên đều tiếp cận định nghĩa marketing theo nhiều hướng khác nhau. Trong giới hạn nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả xin đề xuất định nghĩa về marketing như sau: marketing là việc sử dụng kết hợp nhiều chiến lược khác nhau: chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược hợp lý hóa giả cả, chiến lược quảng cáo và tiếp thị thương hiệu để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình.


Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, với những ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của công nghệ đến đời sống xã hội, Marketing ngày nay đã có nhiều thay đổi, việc tác động vào quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng ngày càng khó khăn hơn. Với sự tồn tại của quá nhiều thương hiệu cạnh tranh trên thị trường, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Đó là ly do mà quan hệ khách hàng trở thành yếu tố then chốt tác động đến sự tồn tại và phát triển của thương hiệu. Marketing ngày nay không chỉ là 4Ps (Produc-sản phẩm, Price-giá, Place-phân phối, Promotion-xúc tiền thương mại) hay 7Ps (gồm 4Ps truyền thống, và 3Ps: Physical evidence-môi trường vật chất, People-con người, Processes-quá trình), không chỉ bao gồm việc tiếp cận khách hàng, khuyến khích khách mua hàng, cung cấp dịch vụ hậu mãi. Quan hệ khách hàng cũng không chỉ là quan hệ với khách hàng của từng phân khúc thị trường nói chung. Với xu hướng phát triển của công nghệ, số hóa đời sống cá nhân như hiện nay, quan hệ khách hàng nói riêng, marketing nói chung cũng phải thay đổi, hướng đến từng cá nhân khách hàng.

1.1.2.2. Khái niệm về e-marketing

Theo Calvin Jones và Damian Ryan: E-marketing là hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các công cụ có sẵn của mạng Internet để tiếp cận với người sử dụng Internet (Jones and Ryan, 2009)

Còn theo tổ chức The usiness Link: Marketing trực tuyến là một phần của hoạt động marketing, chịu trách nhiệm lên kế hoạch, định giá, phân phối và xúc tiến kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến ( usiness Link, 2008).

E-marketing là các hoạt động marketing cho sản phẩm – dịch vụ thông qua Internet. Đối với DN, E-marketing là quá trình phát triển và quảng bá DN bằng việc sử dụng các phương tiện trực tuyến(Nguyễn Văn Thoan, 2008).

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, theo quan điểm của tác giả, e- marketing có thể được định nghĩa như sau: e- marketing là việc sử dụng phối hợp nhiều công cụ có sẵn của Internet để tiếp thị sản phẩm, nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đến với khách hàng.

1.1.2. Đặc điểm của e-marketing

E-marketing là một nhánh của hoạt động marketing, còn được biết đến với các tên gọi như marketing trực tuyến , internet marketing , online marketing hay

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí