quá trình đổi mới và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là rất lớn. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên tới khoảng 50% GDP.
Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM Lào đã
tăng nhanh, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.
thống
Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM Lào thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm: về tổng vốn đăng ký đã tăng gấp 3 lần, tổng tài sản và tiền gửi tăng hơn 2,5 lần và các khoản vay tăng khoảng 6 lần so với năm 2007.
Tính đến tháng 12 năm 2012, toàn hệ thống có tổng tài sản 26.613,56 tỷLAK, huy động vốn tiền gửi được 29.684,15 tỷ LAK, cung cấp tín dụng cho nền kinh tế 24.216,73 tỷ LAK tăng 6,9%, 6,5% và 13,1% so với năm 2010 theo trình tự.
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của toàn hệ thống NHTM Lào
Đơn vị tính: tỷ LAK,
BOL.
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012, Vụ
Chính sách tiền tệ,
Bảng 2.2: Tổng tài sản theo các nhóm NHTM Lào 20082012
Đơn vị tính: tỷ LAK, %
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
NHTM quốc doanh | 8.007,56 | 11.351,47 | 15.552,52 | 20.113,24 | 26.613,56 |
BCEL | 4.764,43 | 6.573,35 | 9.578,67 | 12.658,26 | 14.947,04 |
NHTM khác | 3.243,13 | 4.778,12 | 5.973,85 | 7.454,98 | 11.666,52 |
NHTM liên doanh | 3.662,64 | 1.378,50 | 3.363,38 | 3.947,84 | 4.752,23 |
NHTM tư nhân | | 2.883,00 | 5.007,92 | 7.342,05 | 9.132,41 |
Chi nhánh NHNNg | 2.037,61 | 2.330,78 | 2.976,95 | 3.474,56 | 8.683,26 |
Tổng cộng | 13.707,81 | 17.943,75 | 26.900,77 | 34.877,69 | 49.181,46 |
Tốc độ tăng (giảm) so với năm trước | 30,90% | 49,92% | 29,65% | 41,01% | |
Tổng tại sản/GDP (%) | 39,34% | 37,74% | 39,95% | 41,40% | 62,32% |
Tốc độ tăng GDP | 7,80% | 7,60% | 8,10% | 8% | 8,30% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Tiến Trình Cổ Hàng Thương Mại Nhà Nước
- Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Tiến Trình Thực Hiện Cổ Phần Hóa Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Lào
- Các Chỉ Tiêu Cơ Bản Thể Hiện Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 20082012 Của Bcel
- Thực Trạng Cổ Phần Hóa Ngân Hàng Ngoại Thương Lào
- Về Phương Pháp Xác Định Giá Trị Bcel
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Nguồn: Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Biểu đồ 2.2: Thị phần tài sản theo các nhóm ngân hàng năm 20082012
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm, Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Nếu xét theo nhóm các ngân hàng, năm 2012 tính trên tổng tài sản
toàn hệ thống NHTM Lào thì nhóm NHTM quốc doanh chiếm 54,10%;
nhóm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 17,70%, nhóm NHTM tư nhân chiếm 18,60% và nhóm ngân hàng liên doanh chiếm 9,70%.
Các NHTMNN vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn, đặc biệt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp. Chính họ là kênh chuyển tải nhanh nhất các cơ chế chính sách hỗ
trợ
của Chính phủ
cho các thành phần kinh tế, góp phần đẩy mạnh nền
kinh tế phục hồi và phát triển. Vì vậy, GDP của năm 2012 đã đạt khoảng 8%, mức tăng cao nhất kể từ quí 4 năm 2008 đến nay. Song thị phần của
các nhóm ngân hàng này từng bước giảm và nhóm NHTM tư hàng nước ngoài tăng, nhờ các cam kết mở cửa thị trường.
nhân, ngân
Năm 2011, lợi nhuận của các ngân hàng có mức tăng trưởng khá, tỉ
suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của BCEL 2010lên mức 1,42% tỉ suất
này năm 2011 là 1,33% và 2012 là 1,41%. Tuy nhiên, trong năm 2012, do những khó khăn từ nền kinh tế, đã ảnh hưởng đến khách hàng có quan hệ tiền gửi và tiền vay tại các ngân hàng, ảnh hưởng đến tăng trưởng tài sản,
6 tháng đầu năm 2013, nhiều ngân hàng chưa đạt được tốc độ
như
năm
2012.
Bảng 2.3: ROA, ROE của một số NHTM năm 2012
ROA | ROE | |
BCEL (Ngân hàng Ngoại thương Lào) | 1,14% | 20,8% |
LDB (Ngân hàng Phát triển Lào) | 0,17% | 16,03% |
APB (Ngân hàng Khuyến nông) | 1,22% | 24,21% |
LVB (Ngân hàng Liên doanh Lào Việt) | 1,05% | 7,96% |
BIDV (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) | 1,13% | 17,96% |
SCB (The Siam Commercial Bank Public Co.Ltd) | 1,70% | 16,40% |
ACELDA | 2,28% | 20,43% |
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012, Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Về phát triển các sản phẩm dịch vụ: Hệ thống NHTM Lào đã phát
triển
khá nhanh về
số lượng các ngân hàng và số
lượng chi nhánh/phòng
giao dịch, cùng với quá trình hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới, nên doanh số và tỷ trọng dịch vụ tăng lên qua các năm. Cụ thể:
Dịch vụ
huy động vốn và cho vay: Đây vẫn là dịch vụ
mang lại
nguồn thu chủ yếu cho các NHTM hiện nay và có mức tăng trưởng khá.
Biểu đồ 2.3: Tổng tiền gửi và cho vay của toàn hệ thống NHTM Lào
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm, Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Tính đến
cuối tháng mười hai năm 2012, tổng huy động
của các
NHTM đã được lên 25.565,96 tỷ LAK từ 21.491 tỷ LAK trong năm 2011,
tăng 43,8% chiếm
46,89% GDP, trong đó, tiền gửi bằng nội tệ
lên tới
9.869,59 tỷ LAK, tăng 11,58% và chiếm 45,92% tổng tiền gửi. Tiền gửi
bằng ngoại tệ tương đương với LAK lên 11.621,41 tỷ LAK, tăng 25,67%
và đại diện cho 54,01% tổng tiền gửi. Các thành phần tiền gửi bao gồm
tiền gửi không kỳ hạn chiếm 5,593.37 tỷ LAK, tăng 12,52%, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn lên tới 15,897.24 tỷ LAK, tăng 29,10%
Nếu xét theo nhóm các ngân hàng, năm 2012 tính trên tổng tiền gửi
toàn hệ thống NHTM Lào thì nhóm NHTM quốc doanh chiếm 64,25%;
nhóm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 5%, nhóm NHTM tư nhân chiếm 21,66% và nhóm ngân hàng liên doanh chiếm 7,19%.
Bảng 2.4: Tiền gửi theo các nhóm NHTM Lào 20082012
Đơn vị tính: tỷ LAK, %
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
NHTM quốc doanh | 3.574,34 | 5.561,45 | 7.719,47 | 11.294,88 | 16.525,44 |
Trong do: | |||||
NHGT Lao (BCEL) | 1.404,72 | 1.964,61 | 2.964,61 | 4.812,84 | 6.902,63 |
NHTM quốc doanh khác | 1.923,58 | 2.994,79 | 3.870,11 | 9.622,81 | 8.273,58 |
NHTM liên doanh | 724,93 | 686,21 | 946,09 | 1.125,93 | 971,33 |
NHTM tư nhân | 831,05 | 2.583,62 | 3.513,46 | 5.002,52 | |
Chi nhánh NHNNg | 860,23 | 1.299,31 | 1.519,48 | 1.673,73 | 3.066,67 |
Tổng cộng | 5.159,50 | 8.830,00 | 12.768,00 | 17.608,00 | 25.565,96 |
Tốc độ tăng (giảm) | 15,63% | 46,69% | 21,39% | 43,80% | |
Tiền giữ /GDP (%) | 14,51% | 18,87% | 22,93% | 26,80% | 46,89% |
Tốc độ tăng GDP | 7,80% | 7,60% | 8,10% | 8,00% | 8,30% |
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm, Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Biểu đồ 2.4: Thị phần tiền gửi theo nhóm các NHTM năm 20082012
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm, Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Huy động vốn của các NHTM có tăng trưởng khá qua các năm (trừ
năm 2008, có giảm sút, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu) do việc đa dạng hóa sản phẩm huy động và phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch. Mặc dù có mạng lưới rộng và thương hiệu mạnh, được người dân biết đến, nhưng tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các NHTM TN có sự bứt phá mạnh, thị phần đã tăng lên 43,80% so với năm 2011, khiến cho thị phần của các NHTMNN giảm.
Hoạt động cho vay cũng có tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí còn
tăng nóng trong năm 2009 và năm 2010, nhưng năm 2012 tổng số dư tiền
gửi của khách hàng
của các
NHTM tiếp tục tăng
43,80% chiếm
54,44%
GDP so với năm 2011.
Tổng số vốn vay được cung cấp từ các NHTM toàn bộ nền kinh tế tăng 45,20% và chiếm 46,89% của GDP. So với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng gấp 5 đến 6 lần được cho là tăng trưởng nóng, nhưng nhìn nhận một cách sâu sắc có thể thấy, nếu không có sự tăng
trưởng cao của tín dụng trong vài năm qua, thì không có được tốc độ GDP như ngày hôm nay.
tăng
Cho vay theo lĩnh vực kinh tế không thay đổi nhiều qua các năm.
Trong tổng số
dư nợ
cho vay của NH, nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ
trọng lớn nhất, khoảng trên dưới 30%, tiếp theo là công nghiệp, thương mại và xây dựng.
Cuối năm 2012, tổng số vốn vay của các NHTM cung cấp cho cho ngành công nghiệp và nông nghiệp đã tăng 46,69% và chiếm 19,91% tổng dư nợ, xây dựng tăng 41,53% và chiếm 12,63%, máy móc và trang thiết bị 12,67% và chiếm 3,96%, nông nghiệp tăng 17,89% và chiếm 13,42%, thương mại tăng 25,11% và chiếm 21,26%, vận tải tăng 35,39% và chiếm
3,79% và dịch vụ tăng 85,11% và chiếm 16,87% và khu vực khác tăng
31,29% và chiếm 16,87%. Và chất lượng cho vay đã được cải thiện, tỷ lệ cho vay không hiệu quả (NPL) được duy trì ở mức 2,2% tổng tín dụng.
Nhưng so với năm 2012, thấy rằng thị phần tín dụng của các nhóm ngân hàng đã có sự cạnh tranh rõ ràng, có sự phân chia thị phần cho tất cả các nhóm đặc biệt là các nhóm ngân hàng tư nhân đã giành được tới 20,7% thị trường theo trình tự điều này cho thấy rằng thị phần giữa các nhóm ngân
hàng đã thu hẹp khoảng cách tức thị hơn.
trường đã có tính cạnh tranh nhiều
Bảng 2.5: Thị phần cho vay tín dụng theo các nhóm NHTM Lào 2008 2012
Đơn vị tính: tỷ LAK, %
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1. NHTM quốc doanh | 3.328,30 | 4.959,40 | 6.834,72 | 14.435,65 | 15.176,21 |
Trong đó: | |||||
BCEL | 1.404,72 | 1.964,61 | 2.964,61 | 4.812,84 | 6.902,63 |
NHTM khác | 1.923,58 | 2.994,79 | 3.870,11 | 9.622,81 | 8.273,58 |
2. NHTM liên doanh | 724,93 | 686,21 | 946,09 | 1.125,93 | 971,33 |
3. NHTM tư nhân | | 831,05 | 2.583,62 | 3.513,46 | 5.002,52 |
4. Chi nhánh NHNNg | 860,23 | 1.299,31 | 1.519,48 | 1.673,73 | 3.066,67 |
Tổng cộng | 4.913,46 | 7.775,97 | 11.883,91 | 20.748,77 | 24.216,73 |
Tốc độ tăng (giảm) so với năm trước | 71,14% | 44,60% | 37,91% | 45,20% |
14,51% | 18,87% | 22,93% | 26,80% | 46,89% | |
Tốc độ tăng GDP | 7,80% | 7,60% | 8,10% | 8,00% | 8,30% |
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm, Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Biểu đồ 2.5: Thị phần cho vay tín dụng theo nhóm các NHTM năm 2008 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm, Vụ Chính sách tiền tệ, BOL.
Các dịch vụ phi tín dụng
Trong 3 năm trở lại đây, dịch vụ thanh toán đã có bước phát triển quan trọng. Nhiều dịch vụ thanh toán mới đã ra đời, đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của người sử dụng. Mặc dù Trung tâm chuyển mạch thẻ
thống nhất chưa được triển khai mà việc phát triển hệ thống ATM, POS
của các ngân hàng đã tự
phát triển trên toàn quốc đạt kết quả
khích lệ.
Riêng BCEL có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc là nền tảng quan trọng cho việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ này.
Do vậy ngân hàng Lào cần phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công tác đổi mới kinh tế nhằm phát triển mạnh mẽ hệ thống ngân hàng để ngân
hàng hoạt động có hiệu quả cao và hội nhập quốc tế bền vững, góp phần
xứng đáng phát triển kinh tế xã hội và tiến tới mục đích xóa đói giảm
nghèo theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
2.1.3 Tính tất yếu khách quan phải Cổ mại Nhà nước Lào
phần hóa Ngân hàng thương
Trong thời gian qua, việc cổ phần hóa các DNNN ở một sốnươć đã
đem lại khá nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của đất nước.
Chính phủ Laò đã thông qua một chiến lược cải cách hệ thống NHTMNN
nhằm khôi phục sự lành mạnh của cả hệ thống ngân hàng, cải thiện tính an toàn, hiệu quả của chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế. Chương trình cải cách này đã và đang được thực hiện với mục tiêu duy trì sự phát triển và ổn định hệ thống, phù hợp với khuôn khổ kinh tế vĩ mô của Laò . Một loạt các biện pháp chính sách đã được thực hiện nhằm tăng cường và
củng cố
hoạt động của hệ
thống NHTMNN, kể
cả việc cơ
cấu lại tài
chính thông qua xử lý nợ xấu và cấp vốn bổ sung từ phía Chính phủ. Từ
năm 2001 đến nay, 4 NHTMNN lớn của Laò là BCEL, LDB vàAPB đã
được Nhà nước cấp bổ sung khoảng 10.000 tỷ LAK để tăng vốn, tiến tới
chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, theo lộ trình dự
kiến, để
đạt chỉ số
an toàn
vốn (CAR 8%) thì từ nay đến năm 2015, các NHTMNN phải được bổ sung một lượng vốn chủ sở hữu ước tính lên tới 117.000 tỷ LAK. Bên cạnh đó, để giải quyết nợ xấu, các NHTMNN cần 1 tỷ 1,5 tỷ USD.
Theo đánh giá, tiềm lực tài chính của các NHTMNN yếu (tổng tài
sản của ngân hàng lớn nhất xấp xỉ
trên dưới 1 tỷ USD, vốn
chủ
sở hữu
chưa đến 500 triệu USD), trình độ quản lý công nghệ lạc hậu sẽ phải cạnh
tranh với những "đối thủ
khổng lồ" như
các tập đoàn tài chính HSBC,
CitiBank… có tổng tài sản hàng nghìn tỷ USD và có cách thức quản lý,
công nghệ ngân hàng hết sức hiện đại. Do đó, để cạnh tranh và tồn tại, các
NHTMNN cần phải tập trung vào việc tăng vốn hóa là một trong những giải pháp thiết yếu.
chủ sở hữu
mà cổ phần
Mục đích của cổ phần hóa NHTMNN là đổi mới phương thức tạo vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, thay đổi phương thức quản
lý điều hành, áp dụng các công nghệ
hiện đại của thế
giới;
ứng dụng
phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các nước tiên tiến, góp
phần lành mạnh hóa và minh bạch tình hình tài chính của các doanh nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và cải thiện cuộc sống của nhân dân. Một khi các NHTMNN cổ phần hóa, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này sẽ tăng lên rất nhiều và khả năng huy động vốn từ các nguồn lực trong xã hội sẽ không ngừng gia tăng, và do đó, đây là cách tốt nhất để tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, cổ phần hóa NHTMNN góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách
nhà nước, đồng thời tạo hàng hóa chất lượng cung cấp trên thị trường
chứng khoán. Chính vì thế cổ phần hóa hệ thống NHTMNN là một tất yếu khách quan.
Việc cổ phần hóa ngân hàng là một khâu trong quá trình đổi mới
hoạt động ngân hàng, củng cố và cơ cấu lại các NHTMNN theo hướng tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, năng lực tổ chức kinh doanh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước trong những năm tới.
Ngân hàng thương mại nhà nước đang đứng trước thực trạng nợ tồn đọng lớn, vốn chủ sở hữu quá thấp so với nhu cầu thực tiễn và so với
các ngân hàng trên thế giới, tình trạng này đang làm hạn chế khả năng huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng.
Do yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải
có một khối lượng vốn, vì vậy cần phải có NHTMNN đủ tiềm lực tài
chính để thực hiện phân phối và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Chính vì vậy, đặt ra vấn đề cổ phần hóa NHTMNN là rất cần thiết.
Làm sao để đổi mới được toàn diện các NHTMNN, vừa đảm bảo
tăng năng lực cạnh tranh vừa phù hợp với trình độ năng lực của nền kinh tế đang chuyển đổi như ở CHDCND Lào. Từ thực tiễn quá trình cải cách các DNNN mà Đảng đã phát động, việc cổ phần hóa các NHTMNN đã và đang
được xem là giải pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao khi thực hiện đổi
mới các NHTMNN. Sự cần thiết phải cổ phần hóa các NHTMNN xuất phát từ những lý do: "Do sức ép của quá trình hội nhập;do nhu cầu bổ sung vốn chủ sở hữu; nâng cao khả năng sinh lời; nâng cao năng lực quản trị điều hành, đổi mới công nghệ" [68].
Với những yêu cầu hết sức cần thiết và bức xúc như đã nêu trên, đòi hỏi trong hoạt động của ngân hàng Lào phải có một ngân hàng với quy
mô lớn, năng lực tài chính mạnh. Trong khi các
NHTMNN cũng như
các
NHTM cổ
phần không thể
đáp
ứng được thì vấn đề
cổ phần hóa
NHTMNN là một yêu cầu cần thiết khách quan.
2.2. NGHIÊN CỨU VỀ CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO
2.2.1. Tổng quan vềNgân hàng Ngoại thương Lào
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Lào
Ngân hàng Ngoại thương Lào (Banque Pour Le Commerce Exterieur Lao BCEL) được thành lập khi CHDCND Lào giành được độc lập từ cuối năm 1975 và bắt đầu hoạt động từ năm 1976. Trong giai đoạn năm 1975
1976, BCEL đã thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là chi nhánh của NHNN trước đây (Ngân hàng Trung ương) của CHDCND Lào và là ngân hàng duy nhất được giao nhiệm vụ thực hiện thanh toán quốc tế (Inter Banking), quản lý
các khoản tiền tài trợ chính quốc tế.
không hoàn lại, tiền vay nước ngoài và tổ
chức tài
Sau khi Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng CHDCND Lào (Luật NHNN) và Nghị định về quản lý NHTM chức năng vai trò của NHNN và NHTM được quy định rõ ràng và NHNN không có vai trò chức năng về kinh doanh. Trước nhu cầu thực tế đã đến ngày 11/11/1989, Chính phủ đã chấp
thuận chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương Lào từ một chi nhánh ngân
hàng trung ương thành một NHTM quốc doanh hoạt động theo Nghị định về quản lý NHTM và được tiếp tục giao nhiệm vụ là ngân hàng duy nhất được thực hiện thanh toán quốc tế (Inter Banking) và quản lý các khoản tiền tài
trợ
không hoàn lại, tiền vay nước ngoài và tổ
chức tài chính quốc tế mà
chính phủ giao cho.
Kể từ khi chuyển thành NHTM quốc doanh, với nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, BCEL luôn tích cực hoàn thiện các nhiêm vụ của mình, năng động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tiền tệ theo Nghị định về quản lý NHTM. Suốt từ năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Lào hiện là một trong các ngân hàng lớn nhất Lào với tổng tài sản tính đến ngày 31122012 là 12.832,01 tỷ LAK (tương đương 1.642,82 triệu USD). Trong hai thập niên hoạt động, BCEL có thể tự hào là một ngân hàng luôn năng động, sáng tạo và tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế
xã hội của đất nước xứng đáng là ngân hàng chủ
lực của Nhà
nước trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.