tổ tiết kiệm và vay vốn, … tổ chức CT-XH phải tự nâng cao chất lượng ủy thác của mình tại địa bàn bởi vì công việc này hiện nay chưa thực sự được quan tâm.
Thực hiện được giải pháp này, các tổ chức CT-XH không chỉ ngăn chặn được tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm của người vay mà còn hạn chế việc gia tăng nợ xấu của ngân hàng và thất thoát vốn của ngân sách nhà nước.
Giải pháp 2. Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra sử dụng vốn vay
Theo văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác được ký với các tổ chức CT-XH và hợp đồng ủy nhiệm được ký với các tổ tiết kiệm và vay vốn thì việc kiểm tra sử dụng vốn đối với người vay là nhiệm vụ của tổ chức CT-XH và công việc này nhằm mục đích giúp đỡ hộ vay vốn sản xuất có kết quả cũng như ngăn chặn người vay sử dụng vốn sai mục đích là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người vay không trả được nợ cho ngân hàng và làm phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này thường bị xem nhẹ do đó vẫn có tình trạng người vay vay vốn nhưng không biết sử dụng vốn vay vào mục đích gì gây lãng phí vốn hoặc khi xin vay thì đăng ký ghi sử dụng vào mục đích này nhưng vay vốn về lại sử dụng vào mục đích khác dẫn đến đồng vốn vay được sử dụng không đúng mục đích, hộ vay không trả được nợ và làm phát sinh nợ xấu cho ngân hàng, làm giảm chất lượng dịch vụ ủy thác của các tổ chức CT–XH.
Vì vậy tổ chức CT–XH phải thực hiện công tác này định kỳ hàng tháng hoặc quý và báo cáo danh sách, tình hình những hộ vay sử dụng vốn sai mục đích cho chính quyền địa phương, cán bộ ngân hàng vào ngày giao dịch lưu động hàng tháng để có biện pháp xử lý kịp thời đặc biệt là kiểm tra lần đầu đối với các hộ mới nhận tiền vay, đảm bảo 100% đồng vốn vay phải được đầu tư đúng mục đích và hộ vay có tư liệu sản xuất hình thành từ vốn vay.
6.3.2.5. Giải pháp của các tổ tiết kiệm và vay vốn: Thực hiện nghiêm việc bình xét cho vay
Hiện nay, việc bình xét cho vay đối với các chương trình TDUĐ được thực hiện khách quan, công khai, dân chủ từ tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn (bản, ấp), các thành viên trong tổ tiết kiệm và vay vốn tự quyết định việc vay vốn của mình và mỗi thôn (bản, ấp) có 1 hoặc vài tổ tiết kiệm và vay vốn. Khi người nghèo có nhu
cầu vay vốn thì viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) gửi cho Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, Tổ trưởng tập hợp các thành viên trong tổ họp, tổ chức bình xét việc vay vốn với sự giám sát của Ban nhân dân ấp (thôn, bản), tổ chức CT-XH cấp xã và khi có trên 50% số thành viên tham gia họp đồng ý thì người đó được vay. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện việc bình xét cho vay không khách quan và còn cả nể trong thực hiện, cụ thể: bình xét cho các hộ không đủ điều kiện được vay vốn, bình xét mức vay vượt nhu cầu, giới thiệu bà con họ hàng, người thân tham gia vay vốn, … dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, không trả được nợ, chây ỳ trả nợ, … do đó làm phát sinh nợ xấu cho ngân hàng, làm giảm chất lượng dịch vụ ủy thác hoặc thất thoát đồng vốn của ngân sách Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng, Mục Tiêu Và Chỉ Tiêu Giảm Nghèo Bền Vững Ở Việt Nam Đến Năm 2020
- Giải Pháp Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Đối Với Người Nghèo
- Nhóm Giải Pháp Hỗ Trợ Của Chính Phủ, Các Ngành, Địa Phương Và Bản Thân Người Nghèo
- Tổng Hợp Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Csxh Qua Các Năm Trong Giai Đoạn 2011-2016
- Tổng Hợp Doanh Số Thu Nợ Các Chương Trình Tín Dụng Giai Đoạn 2011-2016
- Thống Kê Thực Trạng Hộ Nghèo, Hộ Cận Nghèo Ở Việt Nam Giai Đoạn 2011-2015
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Vì vậy các tổ tiết kiệm và vay vốn cần thực hiện nghiêm việc bình xét cho vay, lựa chon đúng đối tượng (hộ có đủ điều kiện vay vốn, có uy tín, chấp hành tốt các quy định của địa phương, có khả năng trả nợ, có nhu cầu thực sự, …) để tổ chức bình xét cho vay nhằm giúp chuyển tải đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao chất lượng TDUĐ trên từng địa bàn.
6.3.2.6. Giải pháp của bản thân người nghèo: Xây dựng và nâng cao ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo
Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy TDVM tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo, góp phần giảm nghèo cho quốc gia và ở Việt Nam, trải qua các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo đã có rất nhiều người nghèo vươn lên thoát nghèo từ chính đồng vốn TDUĐ của chính phủ bên cạnh sự giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ của xã hội, cộng đồng và người thân. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số ít người nghèo không thể thoát nghèo mặc dù đã nhận được đầy đủ sự hỗ trợ của xã hội do thiếu ý thức tự lực để vươn lên thậm chí nghèo liên tục qua nhiều giai đoạn đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ giảm nghèo cũng như sự phát triển KT-XH của nhiều địa phương.
Vì vậy, người nghèo phải xây dựng và nâng cao ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo cho chính bản thân mình thông qua các buổi sinh hoạt, học tập tại địa phương hay từ chính những tấm gương đã thoát nghèo trên địa bàn sinh sống, trong
cộng đồng. Thực hiện được điều này, bản thân người nghèo sẽ nhanh chóng thoát nghèo, làm nền tảng để vươn lên khá giả và góp phần để địa phương hoàn thành kế hoạch, mục tiêu giảm nghèo.
Các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nêu trên sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng bởi vì họ được nhà nước, ngân hàng CSXH Việt Nam tạo cơ chế, tạo nguồn vốn, tạo điều kiện, trao cơ hội, … Và khi khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng gia tăng có nghĩa là người nghèo sẽ có vốn để đầu tư vào dự án SXKD của gia đình do đó việc gia tăng thu nhập sẽ dễ dàng hơn.
Kết luận chương 6
Từ các tác động chưa tích cực của tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam trong thực tế triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ và các mô hình nghiên cứu tại chương 4, chương 5 và chương 6 cũng đã giới thiệu nhiều giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Hệ thống các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam bao gồm: nhóm giải pháp chính từ ngân hàng CSXH (7 giải pháp) và các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ (2 giải pháp), Bộ LĐ-TB&XH (1 giải pháp), chính quyền địa phương các cấp (4 giải pháp), các tổ chức CT–XH (2 giải pháp), các tổ tiết kiệm và vay vốn nhận ủy thác của ngân hàng CSXH trong việc chuyển tải đồng vốn TDUĐ đến tận tay người nghèo và các ĐTCS khác (1 giải pháp) và giải pháp từ chính bản thân người nghèo (1 giải pháp). Với những giải pháp có tính khả thi nêu trên, khi được vận dụng Ở Việt Nam chắc chắn sẽ gia tăng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo.
KẾT LUẬN
Luận án là một công trình nghiên cứu về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông qua 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo) và kết quả triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ nhằm phục vụ cho chương trình giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.
Luận án gồm 6 chương. Chương 1 giới thiệu luận án tiến sĩ kinh tế với các nội dung như: sự cần thiết và lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, những điểm mới của luận án và kết cấu của luận án.
Chương 2 tổng quan về tình hình nghiên cứu và lược khảo 14 công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo các chương trình giảm nghèo và các vấn đề xã hội liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo.
Chương 3 giới thiệu cơ sở lý thuyết về tác động của tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và mô hình nghiên cứu với các nội dung như: khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng CSXH, về TDVM và nghèo đói, lý thuyết về TDVM cho người nghèo, tác động của TDVM đối với người nghèo, mô hình nghiên cứu, ý nghĩa của việc tang cường tín dụng ngân hàng CSXH cho người nghèo và kinh nghiệm tăng cường TDVM đối với người nghèo ở một số quốc gia trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Chương 4 giới thiệu thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững với các nội dung như tổng quan về ngân hàng CSXH Việt Nam, thực trạng nghèo đói và chương trình giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững.
Chương 5 khảo sát, kiểm định 3 mô hình nghiên cứu về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và đánh giá tác động tín dụng
của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững. Luận án xây dựng 3 mô hình nghiên cứu là: đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và giới thiệu phương pháp nghiên cứu kết hợp cả định lượng và định tính để thực hiện nghiên cứu đối với 3 mô hình này, từ đó cho thấy các nhân tố tác động đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ vay đúng hạn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
Chương 4, 5 đã cho thấy những tác động tích cực từ tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và cũng chỉ ra các tác động chưa tích cực, nguyên nhân của nó để từ đó ngân hàng CSXH, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH có thể đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2020.
Kết quả từ các mô hình nghiên cứu của luận án cho thấy một số điểm mới so với các nghiên cứu trước đây là: (1) Nhân tố laisuatuudai không tác động đến việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới không thực hiện nghiên cứu về nhân tố này vì lãi suất cho vay của các tổ chức TDVM tại một số quốc gia trên thế giới thường bằng hoặc cao hơn so với lãi suất thị trường và đây là đặc thù ở Việt Nam vì vậy trong thời gian tới, chính phủ cần ban hành chính sách về lãi suất cho vay đối với người nghèo theo hướng giảm dần sự ưu đãi và mức chênh lệch không nhiều so với lãi suất thị trường hoặc thay đổi cách thức hỗ trợ. (2) Nhân tố thitruong tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn của người nghèo: khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì người nghèo dễ gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn và các nghiên cứu trước đây trên thế giới không thực hiện nghiên cứu về nhân tố này vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần có chính sách về tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người nghèo. (3) Luận án xây dựng mô hình để đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo mà các công trình nghiên cứu trên thế giới trước đây chưa xây dựng.
Chương 6 giới thiệu định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Các giải pháp được đề xuất của chương 6 dựa trên cơ sở là các tác động chưa tích cực của tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam, từ thực tế thực hiện chương trình giảm nghèo và từ các mô hình nghiên cứu cho nên sát thực tế và cần thiết. Việc đề xuất và vận dụng các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo này trong thời gian tới chắc chắn sẽ gia tăng thu nhập và nâng cao cuộc sống của người nghèo, mang lại thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và góp phần tích cực để Việt Nam hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn hạn chế là trong hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo đã giới thiệu, ngoài các giải pháp từ ngân hàng CSXH thì hiệu quả các giải pháp còn lại phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chính phủ, sự phối hợp của các ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay vốn và bản thân người nghèo. Trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH song song với việc ràng buộc trách nhiệm của người vay, của các bên tham gia quản lý vốn.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH
I. Bài báo
1. Đề xuất xác định đối tượng tái cấu trúc ngân hàng. Tác giả: Ngô Mạnh Chính Tạp chí công nghệ ngân hàng số 76, tháng 7/2012.
2. Ngăn chặn tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn ở Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai. Tác giả: Ngô Mạnh Chính. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 78, tháng 9/2012.
3. Các nhân tố tác động đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Tác giả: Hoàng Đức & Ngô Mạnh Chính. Tạp chí phát triển và hội nhập số 35 (45), tháng 7- 8/2017.
II. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
1. Khả năng gia tăng thu nhập của người nghèo thông qua việc vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai. Tác giả: Ngô Mạnh Chính & Nguyễn Hữu Huân. Mã số: NCS – 2015. Trường Đại học kinh tế Tp HCM. – 03.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
01. Ban chấp hành Trung ương (2014). Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
02. Bộ LĐ-TB&XH (2011). Quyết định số 640/QĐ-LĐTBXH ngày 30/5/2011 về việc phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
03. Bộ LĐ-TB&XH (2012). Quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011.
04. Bộ LĐ-TB&XH (2013). Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH ngày 13/5/2013 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012.
05. Bộ LĐ-TB&XH (2013). Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2 năm (2011-2012); phương hướng, nhiệm vụ giảm nghèo năm 2013 và định hướng đến năm 2015.
06. Bộ LĐ-TB&XH (2014). Quyết định số 529/QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2014 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013.
07. Bộ LĐ-TB&XH (2014). Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững 2013 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2014.
08. Bộ LĐ-TB&XH (2015). Báo cáo số 09/BC-BCĐTW ngày 29/01/2015 về kết quả thực hiện công tác giảm nghèo năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.
09. Bộ LĐ-TB&XH (2015). Báo cáo số 33/BC-LĐTBXH ngày 25/4/2015 về sơ kết, đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo.