Bảng 3.6: Người được giải quyết chế độ TNLĐ –BNN
Đơn vị tính: Người
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
TNLĐ-BNN hàng tháng | 2.039 | 2.312 | 2.431 | 2.681 | 2.693 | 2.602 |
TNLĐ 1 lần | 2.446 | 3.021 | 3.050 | 3.188 | 3.604 | 4.100 |
BNN một lần | 361 | 371 | 378 | 419 | 386 | 400 |
Chết do TNLĐ | 710 | 664 | 549 | 554 | 664 | 700 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Về Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội Và Bài Học Đối Với Việt Nam
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
- Tổ Chức Bộ Máy Của Hệ Thống Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam.
- Tình Hình Hoạt Động Đầu Tư Tăng Trưởng Quỹ Bhxh
- Số Lao Động Tham Gia Bhxh Bắt Buộc Trên Tổng Số Lao Động Thuộc Diện Bhxh Bắt Buộc (Giai Đoạn 2007- 2012)
- Mức Độ Quan Tâm Của Nlđ Đến Quyền Lợi Về Bhxh
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Nguồn;[8],[9],[10],[11],[12],[13]
Tính đến hết năm 2012 có khoảng 45.000 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, trong đó có khoảng 12.000 người do NSNN đảm bảo.Số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, hàng năm được thể hiện qua Bảng 3.7
Bảng 3.7: Tổng hợp số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng
Đơn vị tính: Người
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
TNLĐ-BNN hàng tháng | 33.388 | 35.346 | 37.669 | 39.867 | 41.750 | 45.252 |
Quỹ BHXH đảm bảo | 20.903 | 23.032 | 25.228 | 27.500 | 29.661 | 33.198 |
NSNN đảm bảo | 12.485 | 12.404 | 12.441 | 12.367 | 12.089 | 12.054 |
Nguồn: [8],[9],[10],[11],[12],[13]
Mức hưởng trợ cấp NLĐ-BNN hàng tháng cũng ngày càng được cải thiện, tính đến năm 2012 mức trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng bình quân đạt khoảng 560.000đ/người/tháng.
Ba là, về đảm bảo chi trả chế độ bảo hiểm hưu trí. Số người hưởng bảo hiểm hưu trí cũng có xu hướng ngày càng tăng. Số liệu thống kê của Bảng 3.7cho thấy số người được giải quyết hưởng lương hưu tăng hàng năm, tốc độ tăng bình quân của người tham gia BHXH trong giai đoạn 2007-2012 là trên 5% năm. Trong khi đó tốc độ tăng của người hưởng lương hưu của người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH gần 16%. Trong tổng số người hưởng lương hưu thì số người hưởng lương hưu do NSNN có xu hướng giảm, số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH có xu hướng tăng nhanh. Biểu đồ 3.1
Bảng 3.8: Tình hình giải quyết chế độ hưu trí
Đơn vi: Người
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Số người đóng BHXH | 8.172.502 | 8.539.467 | 8.901.170 | 9.441.246 | 10.104.497 | 10.436.868 |
Số người được giải quyết hưởng lương hưu trong năm | 84.860 | 98.600 | 102.286 | 109.586 | 112.256 | 101.200 |
Số người đang hưởng lương hưu trong năm | 1.589.111 | 1.660.259 | 1.736.375 | 1.818.062 | 1.880.521 | 1.957.727 |
NSNN đảm bảo | 976.119 | 954.388 | 932.911 | 909.674 | 876.110 | 860.623 |
Quỹ đảm bảo | 612.992 | 705.871 | 803.464 | 908.388 | 1.004.411 | 1.097.104 |
Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13]
Bảng 3.8cho thấy từ năm 2007 đến năm 2012 số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH có xu hướng ngày càng tăng lên, số người hưởng lương hưu từ NSNN có xu hướng giảm dần do chết hoặc hết thời hạn hưởng.
Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13]
Từ các số liệu của Bảng 3.8 chúng ta có thể xác định số người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu như sau (Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Số người đóng BHXH cho một người hưởng BHXH bảo hiểm hưu trí
Đơn vị: Người
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Số người đóng BHXH | 8.172.502 | 8.539.467 | 8.901.170 | 9.441.246 | 10.104.497 | 10.436.868 |
Số người đang hưởng BHXH do Quỹ BHXH đảm bảo | 612.992 | 705.871 | 803.464 | 908.388 | 1.004.411 | 1.097.104 |
Số người đóng cho 1 người hưởng BHXH | 13,3 | 12,09 | 11,07 | 10,4 | 10,06 | 9,5 |
Nguồn:Tác giả tính toán trên cơ sở Bảng 3.8 Số liệu tính toán trên cho thấy số người đóng BHXH cho 1 người hưởng BHXH ở nước ta hiện nay là tương đối cao, năm 2012 là khoảng 9,5 người đóng cho 1 người hưởng. Tuy nhiên nếu so sánh giữa tổng chi (mức hưởng thụ) trên tổng thu thì ta thấy tỷ lệ này cũng lại rất cao (Bảng 3.18). Điều này chứng tỏ công tác quản lý thu, chi quỹ BHXH vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém để tình trạng chây ỳ, nợ đóng, trốn đóng BHXH còn phổ biến dẫn đến thất thu cho quỹ BHXH, một số đối tượng hưởng BHXH lợi dụng các kẽ hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH
gây thất thoát quỹ BHXH
Thực hiện chế độ BHXH một lần theo quy định của luật BHXH, tính bình quân trong giai đoạn 2007-2012 có đến 80%trường hợp hưởng giải quyết chế độ bảo hiểm hưu trí 1 lần chỉ có khoảng 20% hưởng chế độ lương hưu hàng tháng. Số người hưởng 1 lần có xu hướng gia tăng nhanh hơn so với người hưởng lương hưu hàng tháng. Số lượng người hưởng BHXH một lần thể hiện trong Bảng 3.10
Bảng 3.10: Tình hình giải quyết bảo hiểm hưu trí một lần giai đoạn 2007-2012
Đơn vị: Người
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Số người được giải quyết hưởng lương hưu trong năm | 84.860 | 98.600 | 102.286 | 109.586 | 112.256 | 101.200 |
Số người giải quyết hưởng BHXH 1 lần | 129.156 | 288.309 | 425.903 | 498.122 | 478.462 | 601.020 |
Tổng | 214.016 | 386.909 | 528.189 | 607.708 | 590.718 | 702.220 |
Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13]
Bốn là, về chế độ tử tuất. Thực hiện quy định của luật BHXH, số người được giải quyết chế độ tử tuất (trợ cấp tuất một lần và hàng tháng) có xu hướng tăng lên hàng năm. Theo quy định của Luật BHXH hiện nay, chế độ tử tuất đã có nhiều quy định theo ướng có lợi hơn cho thân nhân của NLĐ như nâng mức trợ cấp mai táng từ 8 tháng lên 10 tháng lương tối thiểu chung; nâng mức trợ cấp tuất từ 40% lên 50% mức lương tối thiểu chung; nâng mức trợ cấp tuất 1 lần cho thân nhân NLĐ đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết lên mỗi năm đóng bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, không khống chế mức tối đa. Trợ cấp 1 lần cho thân nhân người đang hưởng lương hưu chết, cao nhất 48 tháng lương hưu. Với quy định của Luật BHXH như vậy đã đảm bảo tốt hơn quyền lợi của thân nhân người lao động, đảm bảo tốt hơn nguyên tắc đóng, hưởng trong việc thực hiện chế độ tử tuất.
Thứ hai, tình hình đảm bảo chi trả các chế độ BHXH tự nguyện.
Một là, chế độ bảo hiểm hưu trí.Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, số người hưởng chế độ hưu trí theo loại hình BHXH tự nguyện tính đến hết năm 2012 có khoảng trên 3000 người được hưởng chế độ hưu trí, chiếm khoảng 2,2% số người tham gia BHXH tự nguyện. Để hưởng lương hưu, các đối tượng này cần hội tụ đầy đủ 2 điều kiện về tuổi đời đủ 60 đối với nam và 55 đối với nữ và điều kiện về số năm đóng BHXH là 20 năm trở lên. Do chính sách BHXH tự nguyện mới được triển khai từ năm 2008 nên số người nghỉ hưu nêu trên là những người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH. Với việc ra đời của loại hình BHXH này đã cho phép NLĐ tiếp tục tham gia để có thể hội tụ đầy đủ các điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí. Đây là một mặt tích cực của chế độ BHXH tự nguyện nhằm hạn chế NLĐ nhận BHXH một lần trong BHXH bắt buộc và tạo cơ hội cho họ tiếp tục tham gia loại hình BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng.
Hai là, chế độ tử tuất. BHXH tự nguyện mới chỉ được thực hiện từ năm 2008 cho đến nay, chính vì vậy chưa phát sinh nhiều trường hợp giải quyết hưởng chế độ tử tuất. Về cơ bản, việc hưởng thụ chế độ trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất 1 lần được thực hiện đúng quy định của Luật BHXH, đáp ứng nhu cầu thân nhân NLĐ một
cách kịp thời, thuận tiện. Tổng hợp số người được giải quyết hưởng chế độ BHXH thể hiện ở bảng 3.11 như sau:
Bảng 3.11: Tổng hợp số người được giải quyết hưởng chế độ BHXH giai 2007-2012.
Đơn vị tính: Người
Loại đối tượng | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | Hàng tháng | 106.242 | 120.806 | 124.361 | 133.665 | 138.791 | 126.622 |
1.1 | Hưu trí | 85.036 | 99.078 | 102.286 | 109.586 | 112.256 | 101.200 |
1.2 | Tử tuất | 19.167 | 19.416 | 19.644 | 21.398 | 23.842 | 22.820 |
1.3 | TNLĐ-BNN | 2.039 | 2.312 | 2.431 | 2.681 | 23.842 | 2.602 |
2 | Một lần | 204.603 | 385.584 | 544.595 | 607.590 | 593.338 | 709.401 |
2.1 | BHXH một lần | 129.156 | 288.309 | 425.903 | 498.122 | 478.462 | 72.371 |
2.2 | Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu | 49.404 | 68.639 | 70.646 | 77.314 | 79.840 | 72.371 |
2.3 | TNLĐ-BNN | 2.446 | 3.021 | 3.050 | 3.188 | 3.604 | 4.100 |
2.4 | Chết do TNLĐ | 710 | 664 | 549 | 554 | 664 | 700 |
2.5 | Bệnh nghề nghiệp 1 lần | 361 | 371 | 378 | 419 | 386 | 400 |
2.6 | Tuất 1 lần | 21.846 | 24.580 | 25.984 | 27.993 | 30.382 | 30.304 |
3 | Ốm đau | 1.989.750 | 2.512.145 | 3.250.000 | 3.914.528 | 4.350.497 | 4.117.284 |
4 | Thai sản | 298.564 | 575.811 | 713.000 | 661.312 | 835.752 | 1.082.502 |
5 | DSPHSK | 748.650 | 316.420 | 300.000 | 221.516 | 201.083 | 260.742 |
Nguồn: [21]
Tổng số tiền được chi trả cho các chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả từ năm 2007 đến năm 2012 là trên 202,791 tỷ đồng, bình quân mỗi năm chi trên 33,7 tỷ đồng (Bảng 3.12).
Bảng 3.12: Tổng hợp tình hình chi giải quyết chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH giai
đoạn 2007-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | Quỹ BHXH bắt buộc | 14.465 | 21.359,9 | 28.418,7 | 35.162,8 | 44.237 | 59.043 |
Quỹ ốm đau, thai sản | 2.115 | 2.979,1 | 3.716 | 3.995,2 | 5.562 | 8.356 | |
Quỹ TNLĐ-BNN | 106 | 144,9 | 180,5 | 227,7 | 278 | 348 | |
Quỹ hưu trí tử tuất | 12.244 | 18.235,9 | 24.522,1 | 30.939,9 | 38.397 | 50.339 | |
2 | Quỹ BHXH tự nguyện | - | 0,003 | 0,67 | 25,4 | 23,8 | 54,6 |
Tổng cộng | 14.465 | 21.359,9 | 28.419,4 | 35.188,2 | 44.260,8 | 59.097,6 |
Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13]
3.2.2.2.Tình hình chi quản lý quỹ BHXH
Từ khi thực hiện luật BHXH (2007) đến nay, kinh phí bộ máy của ngành được giao theo dự toán hàng năm theo mức chi quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước. Bình quân các năm 2007- 2012 chi quản lý chiếm khoảng 3% số thực thu BHXH. Sau một thời gian áp dụng cơ chế khoán chi hành chính trên toàn hệ thống BHXH Việt Nam. Toàn ngành đã thực hiện nghiêm túc chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu theo quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam. Hoạt động quản lý tài chính được thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành, các bộ phận và toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị quan tâm, hỗ trợ và giám sát đã góp phần làm cho hoạt động tài chính của ngành BHXH tương đối lành mạnh, đảm bảo kịp thời nhu cầu chi tiêu phục vụ cho hoạt động của ngành, chi tiêu có hiệu quả, tiết kiệm kinh phí, trên cơ sở đó tạo nguồn bổ sung thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ công chức, viên chức của toàn ngành. Tỷ trọng của các khoản chi trên tổng số chi hoạt động của toàn ngành trong giai đoạn này cũng thay đổi rõ rệt, các khoản chi mang tính chất thu nhập cho cán bộ công chức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đã động viên khích lệ rất lớn tinh thần làm việc của cán bộ công chức trong toàn ngành
Bảng 3.13: Số liệu chi quản lý bộ máy từ năm 2007 đến năm 2012
Tổng thu BHXH (Triệu đồng) | Số thực chi quản lý | ||
Số tiền (triệu đồng). | Tỷ lệ % so với số thu | ||
2007 | 30.052.850 | 815.000 | 2,7 |
2008 | 40.558.618 | 1.070.972 | 2,6 |
2009 | 54.102.902 | 1.391.435 | 2,6 |
2010 | 93.901.000 | 1.903.000 | 2,0 |
2011 | 115.468.000 | 2.758.200 | 2,3 |
2012 | 150.728.000 | 3.421.200 | 2,27 |
Nguồn; [8][,9],[10],[11],[12],[13]
Trong các năm 2007, 2008, 2009 toàn ngành phải luôn thực hiện tiết kiệm chi phí để đảm bảo cho hoạt động quản lý bộ máy của toàn hệ thống, đảm bảo việc thực hiện tốt chính sách BHXH.
3.2.3. Thực trạng duy trì sự cân đối, ổn định trong dài hạn quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Để đảm bảo duy trì được sự cân đối và ổn định quỹ BHXH trong dài hạn, đặc biệt là đối với quỹ bảo hiểm hưu trí, BHXH Việt Nam đã có có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc khai thác các nguồn thu BHXH cũng như hoàn thiện công tác thu, chi BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ, chi trả đúng đối tượng, tránh lạm dụng gây thất thoát quỹ, sử dụng các khoản chi khác một cách hợp lý như chi quản lý quỹ để tránh lãng phí, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH được sử dụng vào các hoạt động đầu tư, sinh lời cho quỹ. Phân tích thực trạng đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 chúng ta thấy.
Thứ nhất, về các hình thức đầu tư quỹ.
Thực hiện theo Quyết định số 04/2011/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ, thông tư số 113/TT-BTC của bộ tài chính,danh mục và cơ cấu vốn đầu tư của quỹ BHXH từ năm 2008-2012 như sau:
Bảng 3.14: Danh mục và cơ cấu vốn đầu tư tài chính BHXH từ năm (2008 -2012)
Chỉ tiêu | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||||||
Số tiền (Tỷ đồng) | Tỷ lê (%) | Số tiền (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Số tiền (Tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Số tiền (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Số tiền (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Cho NSNN vay | 8.500 | 10,1 | 20.000 | 20,2 | 50.000 | 36,2 | 69.000 | 38,1 | 129.000 | 55,2 |
2 | Mua trái phiếu chính phủ | 22.500 | 26,8 | 28.500 | 29,0 | 34.500 | 25,0 | 40.500 | 22,4 | 42.500 | 18,2 |
3 | Công trái (giáo dục, xây dựng đất nước) | 200 | 0,2 | 200 | 0,2 | - | - | - | 0,0 | ||
4 | Cho ngân hàng thương mại vay | 52.773 | 62,8 | 49.863 | 50,6 | 53.483 | 38,8 | 69.962 | 38,60 | 58.363 | 25,0 |
5 | Công trình trọng điểm | - | 0,0 | - | 0,0 | 1.500 | 0,8 | 3.748 | 1,6 |
Nguốn: [8],[9],[10],[11],[12],[13]
Bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay. Phần còn lại là cho quỹ hỗ trợ phát triển và ngân sách nhà nước vay.
Hoạt động đầu tư quỹ giai đoạn 2007-2012 theo hình thức đầu tư có cơ cấu như hình sau:
Hình 3.1: Cơ cấu đầu tư quỹ BHXH
Nguồn: Bảng 3.13
Hình thức đầu tư từ quỹ BHXH chủ yếu cho NSNN vay và mua trái phiếu Chính phủ. Đầu tư mua trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua biến động không nhiều, đạt tỷ lệ bình quân gần 30% tổng vốn đầu tư. Hình thức đầu tư cho NSNN có xu hướng tăng dần, hình thức cho NHTM vay lại có xu hướng giảm.
Như vậy, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, an toàn và thu hồi được khi cần thiết.
Thứ hai, về hiệu quả hoạt động đầu tư quỹ
Từ khi Luật BHXH ra đời (2007) đến nay hoạt động đầu tư quỹ BHXH Việt Nam ngày càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ số dư đầu tư trên số dư kết quỹ mỗi năm đều đạt trên 90%. Đặc biệt hai năm 2011 và 2012 đạt trên 98%. [12], [13]