Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Thuộc Nhóm 3


2.2.2.3. Giám sát

+ Nhận diện dấu hiệu rủi ro:

Các ngân hàng TMCP nhóm 2 luôn duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cấp tín dụng nhằm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng giao dịch tại các ngân hàng này trước khi xem xét cấp tín dụng cũng như sau khi cấp tín dụng cho khách hàng gồm:

- Tình hình tài chính của khách hàng

- Tình hình sử dụng vốn vay và hiệu quả kinh tế phương án vay vốn

- Các thay đổi, biến động liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay

- Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng.

- Các thông tin về thị trường

- Tình hình quan hệ giao dịch với các TCTD khác

Đồng thời, trong hoạt động giám sát rủi ro các ngân hàng này cũng thực hiện

việc giám sát, kiểm tra các thông tin của khách hàng thông qua các phương thức:

- Đối với các phòng ban hội sở được giao nhiệm vụ giám sát tình hình rủi ro liên quan đến các rủi ro danh mục cho vay.

- Đối với các chi nhánh: được giao nhiệm vụ giám sát chính về dấu hiệu rủi ro liên quan đến các rủi ro giao dịch thông qua các công việc thường xuyên như:

+ Thu thập, phân tích các báo cáo tài chính, các chứng từ liên quan đến việc

sử dụng vốn vay của khách hàng theo định kỳ.

+ Tái định giá tài sản đảm bảo tiền vay theo định kỳ 6 tháng một lần đối với

tài sản đảm bảo là động sản và 12 tháng đối với bất động sản

+ Tiếp xúc khách hàng và kiểm tra tại địa đỉểm hoạt động sản xuất kinh

doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn

+ Giám sát các họat động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách

hàng khác.

+ Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.

+ Về đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng:


Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP nhóm 2 được thực hiện bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do chính các ngân hàng này xây dựng dựa trên các quy định NHNN và các thông lệ quốc tế về xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody's, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên, cách đánh giá đo lường của ngân hàng trong nhóm này dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của chính mình so với các tổ chức xếp hạng quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thuộc nhóm 2 bao gồm các thành phần sau:

+ Xác định ngành kinh tế: Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu trên 50%, sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

+ Xác định quy mô khách hàng: Việc xác định quy mô khách hàng tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm như: Vốn chủ sở hữu; Số lượng lao động bình quân; Doanh thu thuần; Tổng tài sản.

+ Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài, Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp khác.

+ Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập.

+ Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng, bao gồm các nhóm chỉ tiêu như Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng: Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh

giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và


quy mô của doanh nghiệp. Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng

sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản vay theo bảng dưới đây


Tổng số điểm

Loại

Số điểm đạt được

95-100

AAA

Đủ tiêu chuẩn

85-95

AA

Đủ tiêu chuẩn

72-85

A

Đủ tiêu chuẩn

70-72

BBB

Cần chú ý

65-70

BB

Cần chú ý

59-65

B

Cần chú ý

56-59

CCC

Dưới tiêu chuẩn

53-56

CC

Dưới tiêu chuẩn

45-53

C

Nghi ngờ

20-45

D

Có khả năng mất vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 11


Kết quả xếp hạng nội bộ được sử dụng cho việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đối với ngân hàng.

+ Về kiểm soát rủi ro tín dụng:

Việc thực hiện kiểm soát rủi ro tại ngân hàng TMCP nhóm 2 được thực hiện theo cơ chế ba tuyến phòng thủ, gồm: Kênh phân phối (Trung tâm kinh doanh, Chi nhánh, Phòng giao dịch), Khối quản trị rủi ro, Ban kiểm toán nội bộ. Theo đó việc triển khai chức năng tại các tuyến kiểm soát rủi ro:

+ Kênh phân phối: Nhiệm vụ chính của kênh phân phối là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các dấu hiệu rủi ro liên quan đến khách hàng có quan hệ tín dụng và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của chính mình thông qua việc tự đánh giá các rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả trong suốt quá trình kinh doanh, vận hành.

+ Khối quản trị rủi ro: Nhiệm vụ của Khối quản trị rủi ro là rất nhiều, và độc lập đánh giá, kiểm soát tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất, quản lý rủi


ro chính thông qua việc thiết lập chính sách cho vay, quy trình tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị các danh mục cho vay, giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ.

+ Ban kiểm toán nội bộ: là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của ngân hàng nên việc đánh giá các rủi ro có thể được thực hiện độc lập và khách quan. Kết quả giám sát được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.

2.2.2.4. Điều chỉnh sau giám sát

Ngân hàng TMCP nhóm 2 thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng dựa trên Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, và thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các khoản nợ xấu sẽ được phân nhóm nợ và xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro của ngân hàng sau khi đã xem xét thấy mọi nỗ lực cần thiết để thu hồi khoản nợ, bao gồm cả các hành động pháp lý đều không có kết quả. Các khoản nợ được xử lý rủi ro tín dụng bằng nguồn dự phòng khi được phân loại vào nhóm 5. Các ngân hàng TMCP nhóm 2 có chính sách điều chỉnh sau giám sát rất tốt thông qua việc xây dựng và lựa chọn chính sách khách hàng hàng năm.

2.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 3

Các ngân hàng thuộc nhóm 3 là các ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần có qui mô nhỏ, vốn điều lệ các ngân hàng này nhỏ hơn năm nghìn tỷ đồng, các ngân hàng này được thành lập từ các cổ đông tư nhân và hoạt động kinh doanh theo pháp lệnh ngân hàng Việt Nam ra đời vào thập niên 90, các ngân hàng nhóm 3 có tốc độ tăng trưởng thị phần và qui mô thấp, đồng thời nhóm các ngân hàng này chưa có sự tham gia góp vốn hoặc mua của phần của các cổ đông nước ngoài. Các ngân hàng nhóm 3 chiếm khoản 9,4% tổng dư nợ và 11,2% tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam


Các ngân hàng nhóm 3 có mạng lưới hoạt động còn nhiều giới hạn, chủ yếu là phát triển ở các thành phố lớn. Về hoạt động quản trị rủi ro nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, nhóm các ngân hàng này được đánh giá như sau

Bảng 2.9. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 3

giai đoạn 2009-2013

(đơn vị tính: tỷ đồng)


Năm

Chỉ tiêu


2009


2010


2011


2012


2013

Huy động

188.137

242.133

307.992

338.453

393.283

Cho vay

140.791

193.629

254.023

290.602

326.956

Tỷ lệ dư nợ / HĐV

thị trường 1 (%)

75

80

82

86

83

Dư nợ xấu

4.647

9.274

9.332

11.507

10.737

Trích lập dự phòng

nợ xấu

1.719

3.431

3.642

5.293

6.119

Tỉ lệ nợ quá hạn/

Tổng dư nợ (%)

2,47

3,83

3,03

3,40

2,73

Hệ số an toàn vốn

(CAR- %)

7,01

8,30

9,42

8,37

9,35

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng nhóm 3 và tính toán của tác giả [23,24,25]


Từ bảng số liệu trên cho thấy, thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thuộc nhóm 3 trong giai đoạn 2009-2013 luôn ở mức cao so với toàn hệ thống, số liệu cũng cho thấy chất lượng tín dụng và hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của nhóm các ngân hàng này chưa được tốt so với nhóm 1 và nhóm 2.

2.2.3.1. Hoạch định

Các ngân hàng TMCP nhóm 3 thực hiện nội dung họach định bao gồm: Ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy trình giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung


lãi suất. So với các ngân hàng TMCP nhóm 1, các ngân hàng TMCP nhóm 3 thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy trình giám sát rủi ro tín dụng, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng còn nhiều điểm nới lỏng do áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, hoạch định của nhóm các ngân hàng này còn mang tính chất tập trung cho nhóm ngành, nhóm khách hàng do sự chi phối của các cổ đông lớn

2.2.3.2. Tổ chức thực hiện

+ Về bộ máy tổ chức:


Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng TMCP nhóm 3 được quy định trong từng cấp tham gia hoạt động cấp tín dụng, theo đó:

+ Cán bộ tín dụng có trách nhiệm cao nhất đối với việc phát triển khách hàng, đánh

giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng xét cấp tín dụng

+ Nhân viên thẩm định tài sản có trách nhiệm cao nhất đối với các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm và thực hiện công tác báo cáo các biến động về tài sản đảm bảo.

+ Nhân viên kế toán có trách nhiệm cao nhất đối với các vấn đề về kiểm tra số tiền, điều kiện giải ngân, hình thức giải ngân và hạch toán theo đúng quy định.

+ Các lãnh đạo phòng ban liên quan, giám đốc chi nhánh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình cấp tín dụng của nhân viên, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay, đồng thời là người trực tiếp xử lý các rủi ro tín dụng

+ Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng là bộ phận quyết định cho vay trên cơ sở thẩm định độc lập của cán bộ tín dụng về các phương án, dự án vay vốn và hoàn trả nợ vay của khách hàng. Trên cơ sở thẩm định tài bảo đảm của phòng thẩm định tài sản đảm bảo, Hội đồng tín dụng là cơ quan xét duyệt cao nhất về các vấn đề cho vay trong và ngoài nước; Ban tín dụng là cơ quan xét duyệt và quyết định các vấn đề cho vay trong phạm vi quyền phán quyết. Cả hai bộ phận này có nhiệm vụ xem xét quyết định cho vay, kiến nghị hội đồng quản trị thay đổi chính sách tín dụng và các vấn đề khác có liên quan đến tín dụng trong từng thời kỳ


+ Về quy trình thực hiện:


Việc quản trị rủi ro cấp tín dụng được thực hiện ngay từ giai đoạn xét cấp tín dụng và mang tính tập trung, theo đó có ba bộ phận độc lập là bộ phận cấp tín dụng, bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận kế toán. Theo mô hình này các Phòng ban, trung tâm và bộ phận có chức năng chuyên môn hóa cao hơn để nâng cao tính khách quan và phản biện trong việc cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng một cách độc lập, theo đó:

+ Bộ phận tín dụng: Thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và đưa ra chính sách giá tổng thể đối với khách hàng. Bộ phận tín dụng là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

+ Bộ phận quản trị rủi ro: Thực hiện thẩm định chuyên sâu, độc lập với mục đích nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho khách hàng.

+ Bộ phận kế toán: Thực hiện quản lý khoản vay trong suốt thời gian cho vay của khoản cấp tín dụng cho đến khi thu hồi hết nợ và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng.

Bên cạnh đó Bộ phận kế toán cũng được giao nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện giải ngân theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Về cơ bản Bộ phận kế toán sẽ tham gia vào quá trình kiểm soát giải ngân nhằm đảm bảo sự độc lập và khách quan trong thực hiện các quyết định cấp tín dụng.

2.2.3.3. Giám sát

+ Nhận diện dấu hiệu rủi ro:

+ Tất cả các cán bộ tham gia trong quy trình cấp tín dụng đều có nhiệm vụ

hỗ trợ Bộ phận tín dụng trong việc phát hiện dấu hiệu rủi ro

+ Bộ phận kế toán thông báo kịp thời cho Bộ phận tín dụng và Bộ phận quản lý rủi ro các trường hợp không thực hiện đúng lịch trả nợ của khách hàng để có biện pháp nhắc nhở hoặc xử lý đối với khách hàng kịp thời.


+ Bộ phận quản lý rủi ro trên cơ sở có các thông tin thu thập, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tình hình biến động thị trường theo ngành nghề mặt hàng và các thông tin quan trọng khác cập nhật được, nếu phát hiện có dấu hiệu rủi ro phải thông báo ngay cho Bộ phận tín dụng và cùng bàn biện pháp xử lý.

+ Về đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng:

Tại các ngân hàng TMCP nhóm 3, việc đo lường rủi ro tín dụng được thực hiện

bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm các nội dung:

+ Phần một: Chấm điểm rủi ro tín dụng

Cán bộ tín dụng sẽ xác định khách hàng thuộc nhóm cụ thể, sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng. Trong mỗi bảng xếp hạng có các yếu tố chấm điểm khác nhau, điểm cao nhất là 100, thấp nhất là 20. Tuỳ vào kết quả chấm điểm, khách hàng được chia thành sáu mức độ rủi ro tín dụng: thấp, trung bình, cao, tương ứng với sáu mức đánh giá: xuất sắc, tốt, trung bình, dưới trung bình, rủi ro không thu hồi cao, rủi ro không thu hồi rất cao và tương ứng với sáu loại : A+, A, B+, B, C+, C với mức điểm từ 0 đến 100 điểm.

+ Phần hai: Đánh giá tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo được đánh giá theo ba mức: mạnh, trung bình, yếu. Tuỳ vào từng loại tài sản theo bảng phân loại mà đưa ra mức cho vay tương ứng.

+ Phần ba: Đánh giá tín dụng kết hợp

Đánh giá tín dụng kết hợp là việc đánh giá dựa trên mức xếp hạng rủi ro và xếp hạng tài sản đảm bảo theo mô hình ma trận. Kết quả đánh giá là kết quả nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức mức xếp hạng tài sản đảm bảo.

Điểm

Xếp loại

Đánh giá

Nhóm rủi

87-100

A+

Xuất sắc

Thấp

74-86

A

Tốt

Thấp

61-73

B+

Trung bình

Trung bình

48-60

B

Dưới trung bình

Trung bình

35-47

C+

Rủi ro không thu hồi cao

Cao

0-34

C

Rủi ro không thu hồi rất cao

Cao

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí