Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng


nhiều hạn chế do vấn đề pháp lý và cách tổ chức hoạt động của các NHTM và công ty mua bán nợ VAMC còn nhiều vướng mắc.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Xét về mục đích cuối cùng thì quản trị rủi ro tín dụng ở tất cả các ngân hàng đều nhằm hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Nhưng trong cách tổ chức để thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại tổ chức quản trị, đánh giá, cảnh báo rủi ro tín dụng theo nhiều hình thức khác nhau và phụ thuộc vào qui mô của chính ngân hàng.

Dưới đây, tác giả xin đề cập các nội dung chính trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại nhóm các NHTM có thị phần kinh doanh và thị phần tín dụng lớn điển hình tại Việt Nam. Các nội dung đề cập bao gồm: (i) Họach định ( bao gồm các công việc: hoạch định, xác định khẩu vị rủi ro và xây dựng chính sách); (ii) Tổ chức thực hiện( bao gồm các công việc: tổ chức bộ máy QTRR, tổ chức thực hiện QTRR); (iii) Giám sát và (iv) Điều chỉnh sau giám sát. Để tăng tính hiệu quả trong việc so sánh, đánh giá tác giả chia các nhóm NHTM Việt Nam thành 3 nhóm [danh sách phụ lục các nhóm] sau:

Bảng 2.6 Phân nhóm quy mô các ngân hàng thương mại Việt Nam


Tiêu chí

Loại hình NHTM

Quy mô vốn điều lệ

Số lượng

ngân hàng

Nhóm 1

NHTMCP nhà nước và nhà

nước có vốn chi phối

> 20 nghìn tỷ đồng

4

Nhóm 2

NHTM cổ phần

> 5 nghìn tỷ đồng

14

Nhóm 3

NHTM cổ phần

3<= 5 nghìn tỷ đồng

18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

2.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 1

Các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 1 là các ngân hàng thương mại thuộc khối ngân hàng thương mại nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, Agribank, Vietinbank, được thành lập từ rất sớm và hoạt động kinh doanh theo pháp lệnh ngân hàng nhà nước từ thập niên 90, các ngân hàng nhóm 1 là các ngân hàng lớn của Việt Nam về giá trị tài sản,


chiếm khoản 41,4% tổng dư nợ và 42,5% tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Các NHTM nhóm 1 có mạng lưới chi nhánh lớn hiện diện ở 63 tỉnh thành, thực hiện nhiệm vụ vừa kinh doanh vừa điều hành chính sách của NHNN. Dưới đây các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 1 trong bảng 2.7

Bảng 2.7. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 1

giai đoạn 2009-2013

(đơn vị tính: tỷ đồng)


Năm

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Huy động

951.086

1.233.872

1.556.563

1.605.110

1.539.998

Cho vay

835.028

979.125

1.204.472

1.260.134

1.492.368

Tỷ lệ dư nợ /HĐV

thị trường 1 (%)

87,8

79,3

77,4

78,5

96,9

Dư nợ xấu

18.332

32.860

44.228

54.883

67.381

Trích lập dự phòng nợ xấu

7.697

11.688

25.084

20.126

19.563

Tỉ lệ nợ quá hạn/

Tổng dư nợ (%)

2,47

2,83

2,03

2,40

2,73

Hệ số an toàn vốn

(CAR- %)

7,55

9,32

9,82

9,65

10,23

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng nhóm 1 và tính toán của tác giả

[23,24,25]


Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nhóm 1 được đánh giá tốt và phù hợp các thông lệ quốc tế. Theo quan điểm của các ngân hàng thuộc nhóm này, việc quản trị rủi ro tín dụng phải được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng thuộc nhóm 1, bên cạnh thực hiện chỉ tiêu kinh doanh theo cơ chế thị trường còn thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, chính sách


của NHNN. Một số nội dung chủ yếu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các

ngân hàng thương mại nhóm 1, cụ thể như sau:


2.2.1.1. Hoạch định

Các nội dung họach định được thực hiện bao gồm: Ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy trình giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất. Từ việc hoạch đính chính sách các ngân hàng này tiến hành áp dụng chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, đưa ra mức cho vay tối đa, tài sản đảm bảo, lộ trình thu nợ.

2.2.1.2. Tổ chức thực hiện


+ Về bộ máy tổ chức: Tại các Chi nhánh tổ chức vận hành công tác quản trị rủi ro tín dụng tập trung đầu mối tại phòng quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro chịu sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời có liên hệ trực tuyến với Ban quản lý rủi ro tín dụng và Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tại Hội sở chính. Tại Hội sở chính, Ban quản lý rủi ro cũng được thành lập và vận hành độc lập với chi nhánh, việc giám sát rủi ro tín dụng giữa Hội sở và từng Chi nhánh có mối quan hệ trực tiếp với nhau tạo mọi thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng cũng như đề xuất ban hành các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.

+ Về quy trình thực hiện: Các ngân hàng thuộc nhóm 1 ban hành quy trình tín dụng áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng từ Hội sở đến các Chi nhánh. Quy trình tín dụng luôn đảm bảo tính độc lập giữa các khâu trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng, tách bạch được các chức năng thẩm định, kinh doanh nhằm hạn chế RRTD phát sinh.

2.2.1.3. Giám sát


Trong khâu giám sát, các ngân hàng này đã thực hiện được một số nội dung quan trọng như tập hợp các dấu hiệu để nhận diện rủi ro tín dụng, thực hiện đo lường rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Nhận diện dấu hiệu rủi ro: Quá trình nhận diện dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý.

Theo đó, việc theo dõi tần xuất của dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát


sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Trình tự thực hiện theo thứ tự

sau:

­ Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp;

­ Cấp quản lý phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê của cán bộ các phòng gửi về Phòng quản lý rủi ro;

­ Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh và trình Ban giám đốc phê duyệt;

­ Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống.

+ Về đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng

­ Về đánh giá xếp loại: Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu rủi ro tín dụng, Phòng quản lý rủi ro tiến hành đánh giá xếp loại rủi ro. Quy định được xây dựng rất chi tiết, khoa học có thể đánh giá cụ thể tần xuất, mức độ rủi ro từng nhóm ngành, từng nhóm khách hàng và từng vùng kinh doanh từ đó Hội sở chính ban hành chính sách điều hành phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.

­ Về đo lường rủi ro tín dụng: Các ngân hàng nhóm 1 thực hiện việc đo lường rủi ro tín dụng thông qua hệ thống định hạng xếp loại khách hàng trước khi cấp, tái cấp tín dụng nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng khách hàng từ đó có chính sách cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của từng khách hàng. Có thể thấy, hệ thống đó lường rủi ro tín dụng của nhóm các ngân hàng này được phát triển theo hướng đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và mô phỏng theo mô hình điểm số tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody's, Standard & Poor.

+ Về kiểm soát rủi ro tín dụng: Tại mỗi ngân hàng thuộc nhóm này có sự khác nhau về cách thực tiến hành, song trên phương diện tổng thể thì các ngân hàng này áp dụng các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng như :

­ Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Chính sách định giá tài sản đảm bảo; Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.


­ Chính sách chọn lọc khách hàng vay vốn nhằm chủ động né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được xếp thành nhiều mức xếp hạng và phân thành các nhóm khách hàng để áp dụng chính sách quản lý rủi ro tín dụng trước và sau khi cấp tín dụng


2.2.1.4. Điều chỉnh sau giám sát

Tất cả các ngân hàng nhóm 1 thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, và thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014.

Từ thực trạng nợ quá hạn cho thấy, trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng BIDV, Vietcombank, Agribank, Vietinbank đã thực hiện đúng và đầy đủ các qui định về trích lập dự phòng, đây là biện pháp tốt trong quản trị và xử lý rủi ro tín dụng. các ngân hàng TMCP nhóm 1 áp dụng chính sách điều chỉnh sau giám sát rất quyết liệt, nhanh chóng thông qua việc thực thi chính sách khách hàng ở tầm năng lực cạnh tranh cao và có nhiều phân khúc lựa chọn khách hàng.

2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 2

Các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 2 là các ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần thuần túy, nhà nước không có vốn tham gia hoặc có vốn tham gia nhưng rất ít, các ngân hàng này được thành lập từ các cổ đông tư nhân và hoạt động kinh doanh theo pháp lệnh ngân hàng Việt Nam ra đời vào thập niên 90, các ngân hàng nhóm 2 có tốc độ tăng trưởng thị phần nhanh, đồng thời nhóm các ngân hàng này cũng được các cổ đông nước ngoài tham gia góp vốn và chuyển giao về công nghệ và quản trị. Các ngân hàng nhóm 2 chiếm khoản 37,4% tổng dư nợ và 39,5% tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Các ngân hàng nhóm 2 ra đời và hoạt động trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ trong nước gặp nhiều khó khăn, niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng cổ phần chưa được cao. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua các ngân hàng này có


kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt và đã khẳng định bước đi vững chắc của ngân hàng. Những kết quả đó đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngân hàng trong nỗ lực vươn lên từ những ngân hàng TMCP nhỏ bé, thiếu và yếu kinh nghiệm trở thành ngân hàng vững mạnh có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, nhóm các ngân hàng này được đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP vững mạnh tại Việt Nam. Bảng số liệu dưới đây là những con số mà nhóm các ngân hàng này đã đạt được qua hơn 20 năm hình thành thành và phát triển

Bảng 2.8. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 2

giai đoạn 2009-2013 (đơn vị tính: tỷ đồng)


Năm

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Huy động

701.316

1.035.766

1.242.971

1.365.901

1.643.360

Cho vay

342.990

545.870

782.065

970.733

1.241.738

Tỷ lệ dư nợ / HĐV

thị trường 1 (%)

48.9

52.7

62.9

71.1

75,5

Dư nợ xấu

3.745,56

4.857,84

6.397,56

13.698,36

17.052,36

Trích lập dự phòng nợ xấu

1.761,24

2.246,4

2.478,84

7.381,92

8.673,6

Tỉ lệ nợ quá hạn/

Tổng dư nợ (%)

2,1

2,3

2,03

2,40

2,73

Hệ số an toàn vốn (CAR- %)

9,15

10,05

12,40

11,38

12,15

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng nhóm 2 và tính toán của tác giả [23,24,25]


Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP nhóm 2, nhận thấy:


2.2.2.1. Hoạch định

Phương châm quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 2 là hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro trong tín dụng dựa theo nguyên tắc thương mại và thị trường, theo đó:

+ Hoạt động cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc kinh doanh lấy thu để bù chi, trong quản trị tín dụng phải đảm bảo trích lập đủ dự phòng rủi ro và có lãi.

+ Chỉ cấp tín dụng cho các khoản vay vốn có hiệu quả kinh tế, đảm bảo tạo ra

nguồn để trả nợ vay cả gốc và lãi.

+ Chọn lọc khách hàng: trên cơ sở đáp ứng điều kiện cấp tín dụng, tiêu chuẩn chất lượng tín dụng cao và phù hợp các quan điểm chiến lược khách hàng.

+ Trong quản trị rủi ro phải chính xác và minh bạch: Tổ chức hạnh toán, phân loại nợ, thống kê thông tin tín dụng đảm bảo tính chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc quản trị rủi ro có hiệu quả, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

+ Trong phân công giám sát hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng phải được xây dựng theo nguyên tắc nhiều tuyến phòng thủ, các khâu có liên quan đến việc cấp tín dụng phải được bố trí nhằm giám sát và kiểm tra chéo lẫn nhau

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện

+ Về bộ máy tổ chức: Các ngân hàng nhóm 2 xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng một cách chặt chẽ, với việc phân định rõ thẩm quyền phê duyệt của các cấp trong bộ máy quản trị tín dụng và thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thuộc nhóm này được an toàn, hiệu quả và quản trị được rủi ro tín dụng. Cơ cấu tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nhóm 2 bên cạnh quản trị rủi ro một cách chặt chẽ, hợp lý nhưng cũng tăng cường được tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị kinh doanh trong việc trình duyệt hồ sơ tín dụng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng

Quản trị rủi ro tín dụng tại các các ngân hàng này dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro” chính vì vậy các ngân hàng này thường tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu có định kỳ


nhằm tuyển chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ngân hàng

+ Về quy trình thực hiện:


Các ngân hàng TMCP nhóm 2 xây dựng các nhóm tiêu chí để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá lại chất lượng tín dụng sau khi xét duyệt cho vay, với các cấp độ khác nhau gồm nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm không cấp tín dụng và nhóm chấm dứt cấp tín dụng. Theo đó, qui trình thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng được xây dựng một cách cụ thể các nhóm tiêu chí chính sau:

- Nhóm tiêu chí xét duyệt bao gồm: Đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, vị trí địa lý và tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm.

- Nhóm tiêu chí kiểm soát rủi ro hoạt động bao gồm: Sản phẩm tín dụng, kỳ hạn

và loại tiền vay, cấp độ kênh phân phối.

Từ việc xây dựng các nhóm tiêu chí trên, các ngân hàng này đưa ra chính sách trong việc sắp xếp khách hàng trong định hướng phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng gồm:

- Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các khách hàng thoả các tiêu chí của nhóm xét duyệt ở mức cấp tín dụng theo định hướng phát triển của ngân hàng

- Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng thuộc các tiêu chí của nhóm xét duyệt ở mức hạn chế cấp tín dụng theo đó các chi nhánh cấp tín dụng cần theo dõi, giám sát trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng

- Nhóm chấm dứt cấp tín dụng: là các khách hàng thuộc các tiêu chí của nhóm xét duyệt ở mức chấm dứt cấp tín dụng theo đó các chi nhánh cấp tín dụng cần xây dựng lộ trình thu hồi nợ của các khách hàng

- Nhóm không cấp tín dụng: đây là nhóm các khách hàng không xem xét cấp tín

dụng ngay từ khâu thẩm định ban đầu

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí