Giá Trị Điển Hình Và Tính Phổ Quát


vượt lên chính mình để tạo ra một cuộc đời mới. Cuộc đời nhân vật Thứ có nhiều nét cơ bản được khai thác từ cuộc đời Nam Cao. Không chỉ vậy đến Liên

- tên vợ Thứ cũng trùng với tên vợ Nam Cao (Liên cũng có nghĩa là Sen).

Qua nhân vật Thứ, Nam Cao đã ghi lại những hồi ức về cuộc đời mình: "Thứ đã thấy bà ngoại y mỗi lần đi nộp thuế nghẹn ngào vì sự ức hiếp của cường hào, lý dịch". Nhân vật bà ngoại là một khuôn mặt để lại nhiều nét đậm trong những trang Sống mòn. Suốt cuộc đời đói nghèo, bà chỉ những lo lắng, toan tính và khổ cực. Nhà văn từng kể rằng: Cuộc đời bà như vậy, nên tính bà vừa sẻn so vừa cay nghiệt lắm! Bà chưa bao giờ được ăn ngon, chưa bao giờ được nghỉ ngơi nên không thể tin rằng, người ta có quyền ăn ngon và quyền nghỉ ngơi. Bà cũng chưa bao giờ được yêu đương, vui vẻ nên không bằng lòng cho kẻ khác yêu đương, vui vẻ. Do vậy, đến ở cùng bà chỉ những nghe bà oán thán, ca cẩm, bẳn gắt và buồn rầu... Cũng trong tiểu thuyết này, nhà văn từng đau xót nhắc đến mẹ mình: "Mẹ già và xấu đi nhiều quá! Bà làm và nhịn đến tóp người như một con ve. Một mình bà cố nâng đỡ cả một thế giới đang sụp đổ kia, như một con ngựa già cố kéo một cái xe lên dốc, tuy biết mình cũng đang kiệt sức rồi!"[6; 543].

Nhà văn từng mượn nhân vật Liên trong Sống mòn để kể về vợ mình. Đó là một người vợ có lúc thật dịu dàng, hiền hậu, nhưng có lúc lại cáu bẳn, nóng nảy. Dưới ngòi bút nhà văn, hình ảnh người vợ theo năm tháng và những nghèo túng, cực nhọc đã già đi, xấu đi. Nhưng lúc nào cũng chu đáo, tận tuỵ "Liên vẫn ngoan ngoãn, vẫn chiều chuộng, chẳng giận dỗi gì, nhưng trở nên ít nói, ít cười hơn, lạnh lùng hơn (...) Đôi mắt bây giờ mệt nhọc hơn, lơ đãng hơn, thẫn thờ hơn..."[6; 730].

Và hình ảnh Nam Cao - người anh cả trong một gia đình đông con, lúc nào cũng túng đói luôn trở đi trở lại trong Sống mòn. Nhân vật Thứ - Nam Cao luôn ý thức được trách nhiệm với gia đình nên quyết tâm học rất chăm và


rất say sưa. Ông mong có học vấn để có thể giúp gia đình. Hơn nữa, còn để làm một việc gì có ích cho đời. Con người ta, nếu chỉ quẩn quanh trong chuyện lo cơm ăn, áo mặc cho bản thân, cho gia đình không thôi, thì còn ra gì nữa. Ước nguyện đó đã thôi thúc Nam Cao phấn đấu không ngừng, mặc dù thể trạng ông rất yếu vì có chứng thấp khớp và đau tim. Trong Sống mòn, Thứ cũng từng nói: "Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu". Cảnh nhà nghèo khó như vậy lại sẵn trong mình khao khát lập nghiệp, Nam Cao bỏ nhà đi Sài Gòn kiếm sống: "Ở Sài Gòn y kiếm ăn bằng rất nhiều nghề". Nhưng mới chỉ sau ba năm, ông đã bị hất trả về quê nhà: "Lũ em lúc nhúc, rất đông, không được học hành, không được mặc, không có cả ăn, gầy guộc, rách rưới, bẩn thỉu"; "Gia đình y khánh kiệt rồi. Bà ngoại y già nua, ốm yếu, bẳn gắt, buồn rầu"; "Làng y vẫn như xưa, khổ hơn xưa, vải Tây rẻ như bèo, nghề dệt cổ sơ của làng chết hẳn rồi"... Nam Cao lại phải bỏ nhà ra Hà Nội, vừa dạy học, vừa viết văn. Xã hội đưa đẩy dù phải tiếp xúc với đủ các hạng người, Nam Cao vẫn giữ mình trong sạch. Có thể nói, con người ấy, cuộc đời ấy và những suy tư đẹp đẽ ấy đã "hoá thân" trong những nhân vật người trí thức trong Sống mòn, Giăng sáng, Đời thừa...

Cuộc đời Thứ chính là cuộc đời Nam Cao. Viết về bản thân mình và tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo, Nam Cao vẫn mạnh dạn và thẳng thắn nói lên cái tốt, cái xấu, cái cao thượng, cái thấp hèn, cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở ... Trong truyện ngắn Những chuyện chưa muốn viết, Nam Cao nói đến cái tôi của mình vừa chân thành, vừa châm biếm, mỉa mai, vừa xót xa, đau đớn: "Tôi đã hứa với tôi chẳng bao giờ viết truyện mình... Tôi nói đến tôi để làm gì? Tôi tìm đến cái khác để nói vậy". Dù vậy nhưng Nam cao vẫn viết về mình chân thành và dũng cảm. Thái độ đó đã giúp tác giả xây dựng được những tính cách nhân vật sâu sắc, đã miêu tả được những diễn biến tinh vi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

nhất trong tâm trạng, khiến cho nhân vật có sống thực, có cá tính riêng và mang những nét phổ biến. Tiêu biểu là tính cách đầy mâu thuẫn và xung đột của nhân vật Thứ. Thứ muốn "sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều", muốn gạt bỏ thói ích kỉ và sự nhỏ nhen, nhưng trong thực tế hành động của Thứ vẫn có lúc tầm thường, đê tiện. Thứ muốn sống có bản lĩnh hiên ngang, cứng rắn nhưng vẫn không sao sửa được cái tật "hãi người", vẫn nhút nhát, do dự. Thứ cho rằng việc vợ ngoại tình không đáng để suy nghĩ, nhưng trong lòng vẫn cứ "đau đớn, ghen tuông". Thứ cồn cào nhớ vợ, nhớ con nhưng khi Mô hỏi lại làm ra vẻ lạnh lùng trả lời "nhớ cái cóc khô gì"... Nam Cao không tái hiện đời sống một cách đơn giản mà bằng trải nghiệm để chọn lọc những nét tiêu biểu của cuộc sống và nhân vật. Nhà văn đã biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa cái tôi và cái ta. Thông qua nhân vật người trí thức trong Sống mòn, nhà văn muốn gửi gắm những nỗi tủi buồn, chua chát, phẫn nộ của mình đối với cuộc sống lúc bấy giờ.

Cuối cùng xin mượn ý kiến đánh giá về Sống mòn của Gs. Phong Lê: " Đã từ lâu tiểu thuyết Sống mòn có phần được hiểu như một tiểu thuyết nội tâm, thậm chí còn hẹp hơn, như một kiểu tự truyện của Nam Cao". Vì vậy đọc Sống mòn là để hiểu Nam Cao, "hiểu một thế hệ trí thức kiểu Nam Cao và hiểu một thời thanh niên Nam Cao đã sống. Đồng thời cũng như là một cách tự soi lại con người mình, thế hệ mình. Soi lại mà thấy sao những Thứ, San, Đích, Oanh và cả thế giới những người thân kẻ sơ chung quanh họ vẫn cứ là thế giới quen thuộc, dẫu thời thế đã đổi khác"; "Từ đặc điểm ấy mà nhìn, có lẽ Nam Cao là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực Việt Nam cho ta cảm nhận được một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo mà thật mặn chát của một sự sống mòn; cái "sống mòn" đã trở thành một

Giá trị và vị trí của Sống mòn trong sự nghiệp viết của Nam Cao - 9

62

phát hiện kì thú, một biểu trưng cho sự độc đáo trong sáng tạo của Nam Cao."[55; 404]

3.2.2. Giá trị điển hình và tính phổ quát

Chúng ta đều biết mỗi trào lưu văn học bao giờ cũng được xác lập dựa trên các nguyên tắc khái quát, phản ánh nhất định. Chủ nghĩa hiện thực phê phán là trào lưu đã khẳng định được mình dựa trên nhiều nguyên tắc, trong đó nguyên tắc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình có thể xem là nguyên tắc tiêu biểu nhất. Hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh của hiện thực đáng lên án, thường đó là sự nghèo khổ tận cùng, sự bất công, sự áp bức đến tận độ. Tính cách điển hình là một kiểu nhân vật – nhân vật tính cách, đại diện cho một loại tính cách nào đó, nhưng loại tính cách này thường được miêu tả một cách chi tiết và gây ấn tượng đối với độc giả.

Trung thành với nguyên tắc miêu tả trên, nhưng trong nhiều tác phẩm, Nam Cao đã có những sáng tạo mới và khác so với trào lưu hiện thực phê phán nói chung. Trong Sống mòn, nhân vật trung tâm là Thứ - một điển hình có ý nghĩa khái quát sâu sắc nhất của bi kịch chết mòn, người luôn có ý thức vẫy vùng ra khỏi tình trạng thê thảm ấy mà vẫn không sao thoát được. Cũng như bao chàng trai trẻ giàu ước mơ, Thứ vào đời với một giấc mộng lớn: "Y sẽ vào đại học, y sẽ sang Tây...Y sẽ thành vĩ nhân đem những đổi thay lớn lao đến cho xứ sở của mình". Thứ đã lao vào Sài Gòn, kiếm sống bằng rất nhiều nghề, sống chật vật, nghèo nàn, lận đận suốt ba năm để đợi cơ hội đổi đời. Nhưng buồn thay vì một trận ốm nặng, y đã bị hất trả về quê. Trước mắt Thứ là cảnh làng quê nghèo khổ, xơ xác hơn xưa, bọn địa chủ thì tác oai tác quái. Gia đình Thứ khánh kiệt. Những người ruột thịt trong gia đình Thứ đều bị đói nghèo vùi dập, đổi thay đến mức chính y không thể nhận ra. Chưa chịu gục ngã, Thứ lại gắng gượng tìm đến trường tư ở Hà Nội để dạy học kiếm ăn. Giờ đây Thứ chỉ có một nguyện vọng là mong sao kiếm đủ tiền ăn, nuôi vợ con,


và được yên thân. Nhưng cuộc sống ở nơi đây "công việc mỏi mệt quá đi cày" làm việc như tù khổ sai mà vẫn nợ nần, túng thiếu và đầy uất ức. Trước đây Thứ vốn căm thù, khinh bỉ sự nhỏ nhen, ích kỷ, nhưng nay lại cứ phải sống trong sự ích kỷ, nhỏ nhen. Thứ cảm thấy chán ghét, ghê tởm một cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ nhưng lại cứ nhẫn nhục, cam chịu cuộc sống ấy. Thứ luôn khao khát sự đổi thay, tâm niệm rằng "sống có nghĩa là thay đổi" thì bây giờ lại trở nên sợ hãi bất kì sự thay đổi nào.

Ở đây Thứ cũng gần giống như San, cũng chung hoàn cảnh, chung tâm trạng, chung nỗi niềm. Tuy nhiên, Thứ và San chỉ là các nhân vật tiểu tư sản, họ từ quê lên tỉnh dạy học, rồi quẩn quanh mãi ở đó cho đến khi chiến tranh nổ ra, trường lớp giải tán, họ trở về quê. Các hành động, suy nghĩ của họ cứ lặp đi, lặp lại, không theo quá trình, không theo các bước khởi đầu, cao trào, đỉnh điểm. Có cảm giác, họ tồn tại trong tác phẩm chỉ để hành động theo cuộc sống hàng ngày, rồi suy nghĩ vẩn vơ, rồi lại trách móc mình. Bởi thế, nhân vật trở nên rất gần gũi với đời sống, có thể họ cũng như những thầy giáo khác trong thời điểm trước 1945 phải rơi vào cảnh sống bế tắc về tinh thần, bị thui chột khả năng sáng tạo. Ta có cảm giác họ chỉ là những con người bình thường quanh đây, vô danh, là nạn nhân của chính thời đại, hoàn cảnh. Các nhân vật này, họ đều có những mặt tốt mặt xấu, cũng có tâm, có hoài bão, có tình yêu thương người khác, nhưng họ cũng nheo nhếch, tự ti, cũng hằn học, cũng cá nhân. Gần như trong con người họ có cả mọi thứ, kể cả những biểu hiện nhỏ nhặt ngày thường: "Thứ cảm thấy thoải mái vì không phải trông thấy Oanh cau có và nghe Oanh gắt gỏng", "Thứ bật cười: - Ồ, mà không hiểu sao mắt bà ta cũng vậy. Hai vợ chồng cùng toét (...) – Khéo rồi chúng mình ở đấy lâu cũng sinh toét nốt. Tôi sợ lắm." [6; 616-617].

Nhân vật đã vậy, hoàn cảnh cũng không tuân theo quy luật của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trong Sống mòn, hoàn cảnh không thôi thúc con


người ta hành động, không gay gắt. Thay vào đó hoàn cảnh chỉ hiện lên như bối cảnh. Trong bối cảnh đó con người hành động, tính toán, bày tỏ buồn vui. Đó là hoàn cảnh bình thường gần gũi ngoài cuộc đời; chẳng hạn như một buổi chiều Thứ thấy lòng thanh thản "đem cái ghế mây ra sân gác, ngồi một cái, gác chân một cái, nhìn sao"; cũng có thể là căn buồng tối om, nhỏ hẹp của San và Thứ, cái lối xuống chuồng ngựa ẩm thấp v.v...Nói chung, cuộc sống ở đây chỉ hiện lên tẻ nhạt, thiếu sinh khí, tại đó, cuộc sống không thôi thúc con người, không có những thế lực thống trị tàn bạo. Ở đây hoàn cảnh không truy đuổi nhân vật, không hình thành ở nhân vật những kiểu tính cách cực đoan mặc dù có tù túng và bế tắc. Thứ là người có nhiều phẩm chất tốt, song cũng có nhiều tính xấu. Nhưng Thứ luôn có ý thức tự đối thoại với chính mình để không sa xuống vũng bùn tha hoá. Vì biến động xã hội, Thứ buộc phải về lại ngôi làng của mình, từ bỏ mộng ước, hoài bão còn dang dở. Mặc dù có đau buồn có thất vọng nhưng không có sự bứt phá, nổi loạn thậm chí còn mộng mơ, kì vọng ở một Hà Nội xa xăm.

Với Sống mòn, Nam Cao đã đi sâu vào những biến động tinh vi trong đời sống nội tâm của Thứ cũng như bi kịch tinh thần của cả giới trí thức nghèo trong cuộc đời tù túng, chật hẹp, bị áo cơm ghì sát đất. Và có thể nói những giằng xé nội tâm, những suy nghĩ dằn vặt giữa nỗi lo tồn tại với khát vọng lý tưởng tốt đẹp là một tâm trạng điển hình của những trí thức nghèo trong mọi thời đại. Bởi mỗi chúng ta ai mà chẳng mong muốn hướng đến một cuộc sống cao đẹp sao cho xứng đáng với con người.

Với chủ nghĩa hiện thực mới mẻ, qua nhân vật Thứ trong Sống mòn, Nam Cao đã phác hoạ một cách chân thực, rõ nét cuộc sống mòn mỏi, bế tắc cả về vật chất lẫn tinh thần của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo trước Cách mạng tháng Tám. Từ đó đưa đề tài Sống mòn lên tính phổ quát trong mọi thời đại.


Như chúng ta đã biết, sáng tác của Nam Cao viết về hai đề tài chính: nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Nhìn trên hai mảng đề tài lớn này thì Sống mòn thuộc về mảng đề tài thứ hai.

Nếu xét về phạm trù đề tài, thì Sống mòn là đề tài rất mới và mang tính phổ quát. Tuy nhiên, dưới một góc độ khác, góc độ cụ thể của tác phẩm, thì Sống mòn là tác phẩm viết về đề tài – như Nam Cao gọi – "chết mòn". Tác phẩm này viết xong tại làng Đại Hoàng năm 1944, tác giả đặt tên là Chết mòn sau này đổi lại là Sống mòn. Cách gọi "Chết mòn" có vẻ lộ ý tứ; cách gọi "Sống mòn" có tính hình tượng và đạt giá trị nghệ thuật cao hơn. Tuy nhiên dù gọi Sống mòn hay Chết mòn thì tác phẩm vẫn hướng đến khai thác cái ngưng trệ, chậm chạp của nhịp độ cuộc sống, khai thác sự tác động ghê gớm của hoàn cảnh lên con người, khiến cho con người bị bào mòn tâm trí, nghị lực, lương tri, phải dẹp hết tất cả những ước mơ hoài bão. Trước hết, so với văn chương hiện thực phê phán 1930 – 1945, Sống mòn là một đề tài hoàn toàn mới và đến ngày hôm nay nó vẫn mang tính thời sự. Cũng giống như các nhà văn hiện thực khác, Nam Cao vẫn dựa trên nền tảng bối cảnh xã hội trước 1945, vẫn là khai thác mảng bè "cái đói", cùng với mảng màu ảm đạm như một mảng bè chìm. Từ mảng bè chìm ấy, nhà văn đi sâu vào đề tài về cuộc sống mòn mỏi, cuộc sống "đếch ra người".

Hơn nữa, đề tài trong Sống mòn không thuộc típ đề tài số phận con người Việt Nam trước 1945 như các tác phẩm hiện thực phê phán cùng thời điểm. Sống mòn là cách tiếp cận vấn đề con người dưới góc độ nhân sinh; lấy cái vĩnh hằng, cái muôn đời của con người để tái hiện một tầng lớp người dưới một thời điểm cụ thể vì vậy nó rất giàu tính phổ quát. Đó là cuộc sống sinh hoạt mòn mỏi, quẩn quanh, bế tắc của những nhà giáo nghèo rộng ra là tầng lớp trí thức nghèo trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước 1945. Và cũng không riêng cho giới trí thức trước 1945; mà cho giới trí thức nói chung.


Cách chọn đề tài Sống mòn trên nền tảng cái đói và bối cảnh xã hội trước 1945 đã chi phối sâu sắc tới cách phản ánh của nhà văn Nam Cao. Lối phản ánh trong Sống mòn không đơn giản là lối phản ánh theo kiểu "lên án". Sâu sắc và thâm trầm hơn, tác giả chỉ nói về tình trạng ngưng trệ, ảm đạm, tù túng qua đó cảnh báo về một xã hội có thể làm cho con người ta trở nên chết mòn, chết mà chưa sống. Câu chuyện là một bức tranh chân thực, có tầm khái quát sâu sắc cả một xã hội đang ngột ngạt trong bầu không khí chết mòn, cả một thế giới nhân vật đang ngắc ngoải trong một tình trạng Sống mòn không lối thoát.

Ta có thể nhận ra rằng, đề tài Sống mòn không phải là đề tài để nhà văn chỉ phản ánh hiện thực đơn thuần, mà ở đây nó còn có một dự cảm của cả kiếp người trong xã hội cũ, tiêu biểu là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Với đề tài này, Nam Cao còn gợi cho chúng ta một dự cảm về thân phận con người trong mọi thời đại. Những người trí thức nghèo, những nhà giáo, nhà văn trong xã hội hôm nay ít nhiều đều thấy hình bóng mình qua những nhân vật như Thứ, San, Đích, hay Điền, Hộ... Họ cũng vẫn đang phải vật lộn với cái sự sống mòn chết mòn muôn thủơ trong cảnh sống tinh thần và vật chất của con người. Chính vì vậy đề tài Sống mòn của Nam Cao rất giàu giá trị điển hình và tính phổ quát.

3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật

Không gian và thời gian trong sáng tác của Nam Cao, khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn. Vì vậy, nó không chỉ đơn giản là không gian, thời gian vật chất mà còn là một phương thức biểu hiện thế giới tinh thần, hiện thực đời sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024