Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Ngành Cao Su Trong Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn Việt Nam


một cách đầy đủ các sản phẩm chính từ cây cao su, luận án ở đây không chỉ nghiên cứu từ trồng, chế biến, tiêu thụ cao su như ở các nghiên cứu khác mà còn nghiên cứu cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ cao su, các sản phẩm cao su công nghiệp tạo thành một hệ thống đồng bộ trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chính từ cây cao su.

Các nghiên cứu chưa phân tích thực trạng phát triển ngành cao su góp phần CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn địa phương trên những lĩnh vực: Tạo việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; Góp phần phát triển giáo dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương.

Các nghiên cứu trước cũng chưa đề ra các giải pháp thích ứng với tình hình mới nẩy sinh như: Giải pháp qui hoạch, mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng cao su trong mối quan hệ với diễn biến nhu cầu thị trường; Giải pháp phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam theo yêu cầu cấp bách hiện nay; Giải pháp chuyển đổi số cho ngành cao su trong cách mạng công nghiệp 4.0.; Giải pháp thành lập các Chợ cao su hay Trung tâm mua bán cao su cho cao su nguyên liệu, cao su sơ chế.

3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung:

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể:

1. Luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn về sự phát triển ngành cao su trong đó chú ý đến việc luận giải những nội dung mà các nghiên cứu trước chưa chú ý đến như: lý luận về phát triển ngành để xây dựng cơ sở lý luận phát triển ngành cao su và chuỗi giá trị ngành cao su; xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành cao su; mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

2. Đánh giá thực trạng phát triển của ngành cao su và tác động của sự phát triển đó đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên các mặt kinh tế - xã hội,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.


môi truờng tại các địa bàn sản xuất cao su, từ đó rút ra nguyên nhân những thành tựu và hạn chế của ngành cao su, trong đó chú ý đến việc luận giải những nội dung mà các nghiên cứu trước chưa chú ý đến như: Sự phát triển ngành cao su một cách toàn diện không chỉ trong khâu trồng cao su mà còn trong chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm cao su bao gồm cả cao su sơ chế, cao su công nghiệp và gỗ cao su.

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 6

3. Xây dựng các giải pháp phát triển ngành cao su ở Việt Nam phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta theo quan điểm của Đảng và Nhà nước. Trong đó chú ý đến những vấn đề mới nảy sinh như: Việc qui hoạch, mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng cao su trong mối quan hệ với diễn biến nhu cầu thị trường; Vấn đề phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam; Vấn đề chuyển đổi số cho ngành cao su; Vấn đề thành lập các chợ cao su nguyên liệu hay trung tâm mua bán cao su.

3.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Cơ sở lý luận về ngành kinh tế - kỹ thuật và ngành cao su ?

- Chuỗi giá trị và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành cao su?

- Mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn?

- Thực trạng và tác động của sự phát triển ngành cao su đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua? Những vấn đề gì cần giải quyết?

- Những giải pháp nào để phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam đến năm 2030?

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sự phát triển của ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi nghiên cứu: Cao su thiên nhiên

- Không gian nghiên cứu: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nhưng đối tượng khảo sát thực địa (định tính) chủ yếu là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ là 2


vùng có diện tích và sản lượng cao su chiếm đến 80% diện tich và sản lượng cao su của Việt Nam.

- Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng ngành cao su từ 2006 đến 2019, (chủ yếu trong giai đoạn 2010-2018), Phương hướng và giải pháp đến 2030.

5. ĐIỂM MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

5.1. VỀ PHƯƠNG DIỆN HỌC THUẬT

Luận án đã nghiên cứu về ngành cao su với những điểm mới về mặt học thuật và lý luận như sau:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa lý luận về ngành và ngành kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận về phát triển ngành cao su.

Thứ hai, luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở chuỗi cung ứng các sản phẩm chính từ cây cao su để làm rò các nhân tố tác động và các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành cao su gồm DN nhà nước, hộ trồng cao su, thương nhân thu mua, các DN tư nhân, DN nước ngoài.

Thứ ba, với cách tiếp cận chuỗi giá trị ngành cao su, luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành cao su không chỉ về trồng, chế biến, tiêu thụ cao su như ở các nghiên cứu khác mà còn nghiên cứu cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ cao su, các sản phẩm cao su công nghiệp trong mối liên kết từ thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung ứng ngành cao su.

Thứ tư, luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành cao su trong mối liên hệ hỗ tương với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua đánh giá hiệu quả SX-KD và sự đóng góp của ngành cao su cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và ngược lại.

5.2. VỀ PHƯƠNG DIỆN THỰC TIỄN

Luận án đã có những đóng góp mới về thực tiễn như sau:

Thứ nhất, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn một cách tổng thể không chỉ nghiên cứu về trồng, chế biến, tiêu thụ cao su như ở các nghiên cứu khác mà còn


nghiên cứu cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ cao su, các sản phẩm cao su công nghiệp trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chính từ cây cao su.

Thứ hai, Luận án đã phân tích thực trạng phát triển ngành cao su góp phần CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn địa phương trên những lĩnh vực: Tạo việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; Góp phần phát triển giáo dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương.

Thứ ba, luận án đã đề ra các giải pháp mới cho sự phát triển ngành cao su bao gồm: Giải pháp qui hoạch, mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng cao su trong mối quan hệ với diễn biến nhu cầu thị trường; Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam; Giải pháp chuyển đổi số trong ngành cao su; Giải pháp thành lập các chợ cao su hay trung tâm mua bán cao su nguyên liệu tại địa phương.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình, bảng, biểu, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam

CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 3: Thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

CHƯƠNG 4: Định hướng và giải pháp phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2030


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM

1.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT

1.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế

1.1.1.1. Khái niệm về phát triển

Theo nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin, quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện là biểu hiện của sự phát triển. Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới. Quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng là bản chất của sự phát triển, theo đó nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao các nhân tố tích cực. Phát triển đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng nên không đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói chung; hay cũng khác với sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại chất cũ mà là sự biến đổi với trình độ ngày càng cao hơn về chất trên cơ sở ngày càng hoàn thiện của sự vật. Tính chất kế thừa liên tục, thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc, có sự thụt lùi tạm thời cũng là đặc điểm vốn có của sự phát triển .

Xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển là nguyên tắc lý luận theo nguyên lý về sự phát triển, là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo V.I. Lênin, "... Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong "sự tự vận động"..., trong sự biển đổi của nó". Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển là đòi hỏi của quan điểm phát triển. V.I. Lênin cho rằng: "Phép biện chứng đòi hòi nguời ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó" (Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, 2004) [2].


Ở Phương Tây, khái niệm ‘phát triển’ có từ thế kỷ 19 và đã được sử dụng trong một số lĩnh vực bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học vật lý (Abercrombie, Hill & Turner, 1994 [57]. Ví dụ, trong khoa học tự nhiên, nó đã được Aristotle sử dụng để giải thích bản chất của tất cả mọi thứ phát triển và Charles Darwin trong lý thuyết của ông về sự tiến hóa của loài (Cliche, 2005) [68]. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học xã hội, khái niệm phát triển đã xuất hiện trong thời gian những năm 1950 và 1960 sau khi Thế chiến II kết thúc (Harris, 2000) [74]; (Hettne, 2002) [75]). Theo đó, khái niệm này có được liên kết với nhiều ngành như phát triển kinh tế (Todaro, 2000) [100], phát triển xã hội (Seers, 1969) [93] phát triển con người (UNDP, 1990), hiện tượng phát triển bền vững đang được tranh luận sôi nổi trên toàn cầu (Thomas, 2004) [99] (Todaro, 2000) [100]. Các lý thuyết về phát triển như lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết phụ thuộc, lý thuyết công bằng xã hội và con người, lý thuyết vốn (Blomstrom & Hettne, 1984 [67]); (Preston, 1996; Rapley, 1996) [91] đã phát triển trong sáu thập kỷ qua để đưa ra giải thích cho phúc lợi của người dân, quốc gia và khu vực. Ngoài ra, các cuộc thảo luận về khái niệm phát triển đã được tranh luận trong bối cảnh phát triển bền vững tập trung vào các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế (Adams, 2006) [59]; (Fergus & Rowney, 2005) [72]; (Lele, 1991) [85]; (UNESCO, 2005) [106].

1.1.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế

Karl Marx cho rằng, vấn đề cốt lòi, có ý nghĩa chi phối của sự phát triển, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời tạo ra khả năng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất lên một nấc thang mới so với hình thái kinh tế - xã hội cũ, đồng thời xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quan hệ sản xuất mới phù hợp. Ðó cũng là quá trình con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, phát triển toàn diện. Biểu hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên là nội hàm của khái niệm lực lượng sản xuất bao gồm lao động và công cụ lao động, thành tố quan trọng nhất của tư liệu sản xuất. Quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối là ba yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, là quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Tái sản xuất mở rộng cũng là quá trình và yêu cầu của phát triển kinh tế.


Lý luận về tái sản xuất của Karl Marx đã chỉ ra hai phương thức tái sản xuất: tái sản xuất giản đơn với qui mô như cũ và tái sản xuất mở rộng bao gồm tái sản xuất theo chiều rộng chỉ làm gia tăng qui mô, còn tái sản xuất theo chiều sâu không chỉ mở rộng qui mô mà còn làm thay đổi công nghệ để có năng suất lao động cao hơn (Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin) [3].

Theo Sid Israel (2018) [81] Phát triển là một quá trình tạo ra sự tăng trưởng, tiến bộ, thay đổi tích cực hoặc bổ sung các thành phần vật lý, kinh tế, môi trường, xã hội và nhân khẩu học. Sự gia tăng về mức độ và chất lượng cuộc sống của người dân và tạo ra hoặc mở rộng cơ hội việc làm và thu nhập khu vực địa phương, mà không làm tổn hại đến tài nguyên của môi trường là mục đích của sự phát triển. Phát triển có thể nhìn thấy và hữu ích, không nhất thiết phải ngay lập tức và bao gồm một khía cạnh của thay đổi chất lượng và tạo ra các điều kiện để tiếp tục thay đổi đó.

Theo Todaro (2000) [100] phát triển là một quá trình nhiều mặt liên quan đến những thay đổi cơ bản trong kết cấu xã hội, những quan điểm phổ thông, thể chế quốc gia cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm bất công và giảm nghèo đói. Phát triển phải thể hiện sự thay đổi đồng bộ trong đó xã hội đảm bảo những nhu cầu cơ bản, những mong muốn của các cá nhân, các nhóm dân cư trong xã hội đó; chuyển từ trạng thái mà người dân phải đối mặt với sự thiếu thốn, không thỏa mãn sang trạng thái được hưởng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần tốt hơn. Còn theo Raman Weitz lại cho rằng: "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội" (Trần Văn Chử, 2000) [54].

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, về căn bản, là nội hàm của khái niệm tăng trưởng. Sự biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật không phản ánh trong quá trình tăng trưởng. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng.

Tăng trưởng và phát triển có mối liên hệ tất yếu với nhau qua lại mặc dù có sự khác nhau giữa giữa chúng: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, sự


tăng trưởng mới được tạo ra từ phát triển thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.

1.1.2. Lý luận về ngành và phát triển ngành kinh tế-kỹ thuật

1.1.2.1. Khái niệm về ngành kinh tế-kỹ thuật

Theo Karl Marx, ngành kinh tế - kỹ thuật là kết quả của phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa về sản xuất, làm cho nền sản xuất xã hội phân thành nhiều ngành khác nhau. Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội. Sự hình thành ngành kinh tế lớn như các ngành sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ là kết quả của phân công lao động xã hội chung. Ngành lớn lại chia thành ngành nhỏ như ngành nông nghiệp lại chia ra ngành trồng trọt và chăn nuôi, trong trồng trọt lại phân thành các ngành hàng cây con... Sự phân chia thành các ngành hàng nhỏ được gọi chung là phân công đặc thù. Trong quá trình hoạt động, giá trị thị trường hình thành trên cơ sở sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, còn lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất hình thành trên cơ sở sự cạnh tranh giữa các ngành. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật khác nhau, trình độ áp dụng khoa học công nghệ khác nhau giữa các ngành kinh tế khác nhau tạo nên cấu tạo hữu cơ khác nhau. Cấu tạo giá trị giữa giá trị tư liệu sản xuất C và giá trị tiền công V phản ánh cấu tạo kỹ thuật về lượng giữa tư liệu sản xuất và lao động thể hiện cấu tạo hữu cơ của ngành.

Theo Fabre (1994): “Ngành hàng là tập hợp các tác nhân kinh tế tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng bao hàm một chuỗi kế tiếp của các hành động từ điểm xuất phát tới điểm cuối cùng, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến từ một nguồn lực và đi qua những sản phẩm trung gian, để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất có thể cung cấp cho người tiêu dùng”. Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào quá trình gia công, chế biến và tiêu thụ một sản phẩm trên thị trường” (Phạm Vân Đình, 1999) [39].

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thì dựa trên cơ sở vị trí, chức năng hoạt động của các đơn vị kinh

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí