Cắt Nghĩa Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Sống Mòn Của Người Trí Thức


Bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp, Nam Cao đã giới thiệu hình ảnh Thứ: một trí thức dạy trong một trường tư, anh quen với công việc đến mức nhàm chán, thực hiện lịch biểu như một cái máy, căng sức ra làm việc và không hề được nghỉ ngơi, thậm chí những ý thức của mình về công việc cũng hết sức mù mờ, thực ra là hết sức lộn xộn, một tưởng tượng không hề lôgíc. Những ý nghĩ tréo ngoe lần lượt xuất hiện với những mối liên hệ, liên tưởng mờ tỏ, nhạt nhoà. Ấy thế mà Thứ vẫn sống riết với môi trường ấy, anh không thể thoát được, như một thứ nợ nần nào đó từ kiếp trước.

Trong một hoàn cảnh khác, suy nghĩ của nhân vật cho thấy rõ sự bế tắc, day dứt trong đời sống tinh thần của bản thân:

"Cả buổi chiều hôm ấy, y luẩn quẩn với những ý buồn bã về nhân cách của y. Đứng trước bọn học trò y thấy ngượng ngùng. Y có cảm giác như cái cử chỉ hạ tiện của y ấy lúc ban trưa còn để một chút vết tích gì trên nét mặt y. Những cặp mắt long lanh của lũ học trò chăm chú nhìn y, y thấy có vẻ soi mói hay ngạc nhiên, chế nhạo thế nào. Y mất hẳn cái giọng nói chắc nịch mọi ngày. Y có còn đáng mặt giảng giải và khuyến khích những điều hay, nết tốt nữa đâu? Bọn học trò xưa nay vẫn mến y, vẫn phục y, vẫn coi y như cái kiểu mẫu để mà theo. Những lời nói của y đều được coi như những châm ngôn mà chính y đã thực hành mãi rồi. Chao ôi! Nếu chúng nó biết được đó là những câu giáo dục suông, những lời nói dối! "làm những điều ta bảo, chứ đừng làm những điều ta làm". Như thế nghĩa là gì? Cái kẻ khuyên người ta làm những việc mình chẳng thể làm hay chẳng muốn làm chỉ là một kẻ lừa dối, một con người bịp bợm" [6; 570-571].

Có thể nói, bị đẩy sâu vào cảnh kiếm sống cực kì vất vả, lắm lúc người trí thức Nam Cao cũng rơi vào sự trăn trở, day dứt về nguy cơ tha hoá của nhân cách. Nhưng những trăn trở đó không làm y khá hơn, mà ngược lại càng khiến y nhận ra cái trái khoáy, những phi lí mà mình đã làm. Y chợt nhận ra


rằng, những câu y đã nói chỉ là những câu giáo dục suông, những điều y dạy học trò thì chính y cũng không làm, không thể làm hay không muốn làm. Y cảm thấy mình bịp bợm. Nhưng biết làm sao được?

Ta có thể thấy Nam Cao đã để cho nhân vật của mình luôn tự ý thức, luôn biểu hiện con người mình ngay cả khi mình trở nên bỉ ổi. Điều này không chỉ làm cho nhân vật thoát khỏi vũng lầy tha hóa mà còn giúp người đọc nhận thấy một trạng thái ám ảnh, trạng thái tha thiết được làm người tử tế, được theo đuổi hoài bão mà đành phải chấp nhận tha hoá ở một chừng mực, một khía cạnh nào đó. Về phẩm chất, Thứ hoàn toàn khác với bản tính vốn có của mình. Thứ là người giàu lòng thương, lại là người cao thượng. Tuy vậy, sống trong môi trường bị chèn ép, Thứ đã trở nên ti tiện, nhỏ nhen tính toán chi li cho một bữa ăn hàng ngày: "Cả hai người mới được bốn hào với sáu xu, già sáu xu gì đó". Rồi Thứ ghanh ghét với Oanh - người đàn bà bon chen, lo các việc: lương thưởng, cơm gạo... Thậm chí nhiều lần, Thứ đã trở thành đồng phạm với San trong những trò đùa ác ý. Với Thứ, đó là một sự tha hoá, mất nhân cách khó lòng tha thứ được. Thứ đã lắm lúc nghĩ xấu về San, Đích, Oanh; rất yêu voẹ nhưng cũng có lúc lại muốn "ngoại tình", dẫu mới chỉ diễn ra trong ý nghĩ. Đành rằng, sau tất cả mọi hành động, suy nghĩ ấy, Thứ đều tỏ ra hối hận và suy xét mình. Nhưng với cuộc sống quẩn quanh, từng ấy sự việc, con người cứ lặp đi lặp lại, để rồi lại đẩy vào đấy những trò đùa, những sự bon chen. Có nghĩa là, cuộc sống của Thứ là một sự quẩn quanh bế tắc, vô nghĩa, thậm chí nhân cách trở nên tha hoá.

Bên cạnh Thứ, San cũng là một nhân vật trí thức sống mònsong ở San có nhiều điểm khác so với nhân vật Thứ. San là người có lối sống buông xuôi, luôn thèm khát hưởng thụ vật chất. Con người này không hẳn là không có ước mơ chân chính nhưng cả cuộc đời bị ghì sát đất bởi những dục vọng tầm thường. Cứ "động nói đến gái là y õng ẹo và chớt nhả"[6; 539]. Cái chất phàm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

tục của San bung ra trong tiếng cười. "San phì cười một cái ra đằng mũi", "cười hở cả lợi", "cười ằng ặc, đập tay xuống chiếu giẫy lên đành đạch để cười". Thứ cảm thấy "tiếng cười thái quá ấy, nghe còn đau đớn hơn cả tiếng khóc". Ở đây cũng có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. Ở chỗ: cuộc sống quẩn quanh, những thầy giáo đã trở nên nhàm chán, lại chật vật vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, vì nuôi vợ con, nuôi bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên mà San thường hay châm chọc người khác (mà khảo sát thì thấy, sự châm chọc của San đều giành cho việc tìm lại quyền lợi của mình, châm chọc những hành động thiếu quân tử), lại thường tìm đến những trò đùa vô bổ. Hoá ra, chán ngán với cuộc sống chẳng đáng sống, San đã thành một người thầy giáo tha hoá về nhân cách.

Bên cạnh San còn có kiểu sống mòn của Oanh, một kiểu sống tham lam ích kỷ, tính toán nhỏ nhen, keo kiệt đến độc ác. Con người ấy cái gì cũng so đo tính toán, khôn đến róc đời, khôn đến quắt queo người lại. Trong con mắt của Thứ, "Oanh không đẹp, y gầy đét, vẻ mặt cũng như dáng người, cứng nhắc và khô. Y đi, trông thẳng đuồn đuỗn như một cây cau. Tóc thì qoăn, xoăn tít món nọ với món kia, mà lại ngắn..."[6;536]. Oanh tính toán chi ly để bớt xén từng lẻ gạo, từng xu nước mắm trong mỗi bữa ăn. Tính toán và hết sức tỉnh táo trong tình yêu với Đích. Ích kỷ đến nỗi không muốn để Mô lấy vợ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung của nhà trường. Cũng vì tham lam tính toán nên cô ta có rất nhiều thủ đoạn và đầy giả dối. Thứ nhận thấy, mặc dù Oanh "đã tít cả hai mắt lại để cười, trông y vẫn chẳng có vẻ thực tình một tý nào" [6; 537]. Như vậy mỗi nhân vật trong Sống mòn là một kiểu chết mòn thảm hại.

Giá trị và vị trí của Sống mòn trong sự nghiệp viết của Nam Cao - 6

Trong bầu không khí sống mòn như vậy, thất vọng trước những ước mơ cao xa, Thứ đành phải chấp nhận một cảnh sống tầm thường. Nhưng ngay cả sự tầm thường, cả cái mục tiêu sát đất là miếng cơm manh áo ấy, Thứ cũng


đâu dễ nắm được. Trước sức xô đẩy phũ phàng của cuộc đời anh lại trượt tiếp một nấc thang nữa: rơi vào cảnh thất nghiệp. Tình cảnh người trí thức trước sự vô vị và vô dụng của đời mình, và từ sự vô dụng đến cảnh ăn bám, ăn hại, và còn có nguy cơ thụt sâu hơn thế nữa – đó là cả một bi kịch lớn luôn luôn dày vò, cấu xé anh. Nó cũng là một câu hỏi lớn đầy bế tắc trong cuộc đời Nam Cao những năm trước Cách mạng tháng Tám.

Khơi sâu vào cảnh sống mòn, vào những bế tắc và bệ rạc trong sinh hoạt tinh thần, Nam Cao cũng đồng thời xác nhận một cách đau đớn bi kịch và thảm trạng của người trí thức tiểu tư sản. Với Nam Cao, người trí thức không những đã hết hẳn hào quang của sự lý tưởng hoá, mà còn có lúc lún sâu vào một tâm trạng tự ti, xấu hổ trong thân phận một anh "giáo khổ". "Y xấu, y nghèo, y ngờ nghệch, vụng về. Y chỉ là một anh giáo khổ trường tư, lương kém lương những anh bồi khách sạn to. Ông bà y là những người nhà quê ngu hèn, bất cứ ai cũng có thể cưỡi lên đầu, phải khúm núm cả với những thằng lính lệ trở đi. Cha y là một người buôn bán nhỏ ở một phố chợ tỉnh lị tồi tàn vào toà sứ nộp môn bài cũng thấy run. Nhờ sự học thức, y đã nhích lên được một chút bên trên giai cấp y. Nhưng hơn ngàn kiếp nô lệ vẫn còn đè trên trái tim y..."[6; 563].

Có thể nói, Nam Cao là nhà văn đã thật dũng cảm dám nhìn sâu về tầng lớp mình. Qua đó mà gợi ra, đến mức ám ảnh, sự bế tắc tinh thần và sự sa đoạ về nhân cách của con người, như một khía cạnh lên án tội trạng của xã hội phong kiến, thuộc địa.

Người trí thức của Nam Cao không chỉ bị thui chột về tài năng, đổ vỡ về khát vọng sống, rơi vào sự bế tắc tinh thần, và lắm lúc còn nghĩ đến cái chết. Thứ đã chứng kiến cái chết vật vã đầy đau đớn của Đích, bạn thân của anh, người chủ cái trường. Thứ cũng đã có lúc nghĩ đến cái chết thực của mình, ngoài cái chết mòn về tinh thần. Bởi anh không chỉ bị dồn vào tình thế


bế tắc về tinh thần mà còn bị đẩy vào tình cảnh đói khát thật sự. Nhưng nhân vật trí thức của Nam Cao không đi tìm cái chết. Có thất vọng đắng cay, nhưng không tuyệt vọng. Trong khi những anh hùng của văn học tư sản, không ốm mà đau, không đau mà rên, sống truỵ lạc, trác táng, xa hoa mà vẫn nghĩ đến một cái chết thơ mộng, chết giả (Trương trong Bướm trắng của Nhất Linh) thì những người trí thức kiểu Nam Cao vẫn chống chọi với mọi trở lực, để cưỡng lại sự han rỉ, và để sống với một niềm tin mạnh mẽ. Bởi lẽ họ không phải là người ích kỷ, chỉ biết có mình, chỉ mải sướt mướt khóc than về một mối tình dở dang hoặc một khát vọng cá nhân không thoả mãn. Quanh họ còn biết bao người thân, bao nhiêu người cùng cảnh ngộ, trải trăm cay nghìn đắng vẫn gắn bó với nhau.

Trương – nhân vật chính trong Bướm trắng của Nhất Linh xuất hiện như một người đang tình nghi mắc bệnh lao (một căn bệnh nan y đương thời), bác sĩ phán quyết rằng anh chỉ còn có thể sống một năm nữa – không chỉ vì bệnh phổi mà còn vì bệnh tim. Đối với Trương, đó là án tử hình đợi sẵn – trong khi, chính chàng còn có điều muốn làm, đó là yêu và được yêu. Trương đến gặp bác sĩ vặn vẹo ra vẻ chắc chắn lắm về cái chết sắp đến của chính mình, không phải vì chàng tin mình sẽ chết mà là vì chàng đang khao khát được sống, sống để yêu mối tình lý tưởng của mình. Và thế là, đối diện với cái chết được báo trước, Trương quả quyết “chàng sẽ nếm đủ khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường” (tr.38).

Vì vậy, đứng trước hoàn cảnh, Trương đã hành xử theo cách của trí thức tiểu tư sản tầm thường, kém cõi, thiếu ý chí khi biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian để sống nên phải sống gấp, sống vội trong khi còn kịp hay là “người liều muốn chơi cho chóng chết”?


Như vậy nhân vật Trương trong Bướm trắng của Nhất Linh là điển hình cho những anh chàng trí thức tiểu tư sản giàu có trong Tự lực văn đoàn tha hoá trong truỵ lạc, thừa mứa. Khác hẳn hình ảnh người trí thức nghèo của Nam Cao, họ phải vật lộn trong cuộc sống mưu sinh, dù bế tắc trong đời sống tinh thần nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong sự gắn bó với nhân quần. Mất việc làm, Thứ trở về quê ăn bám vợ, sống để chờ thời. Nhưng làng quê đó, những quần thể người lao động sống chung quanh anh không những đã đem lại cho anh một nguồn an ủi, niềm tin, chỗ dựa, mà còn là cả một mục đích sống, ý nghĩa sống cho cuộc đời anh.

2.3.2. Cắt nghĩa các nguyên nhân dẫn đến sự Sống mòn của người trí thức

Trước nhất phải kể đến những nguyên nhân khách quan, Nam Cao đã sống và viết trong một xã hội hết sức ngột ngạt, tù túng với những bất hạnh không phải chỉ của riêng mỗi con người, mà là của cả xã hội, cả dân tộc. Xã hội Việt Nam những năm 1941 – 1945 là cái ách thống trị "một cổ hai tròng" với bao bất công, ngang trái, một xã hội hỗn loạn không mang lại niềm tin cho bất cứ ai. Trong xã hội đó người trí thức tiểu tư sản bị đẩy đến tận đáy sâu của sự nghèo đói về vật chất, sự áp bức tận cùng về mặt tinh thần. Tất cả họ đều là nạn nhân của xã hội tiền cách mạng, một xã hội mất quyền tự do, độc lập, một xã hội đang chìm trong màn đêm phong kiến - thực dân nghèo khổ về vật chất, tù túng trong tinh thần. Lúc này, ánh sáng phương Tây đã chiếu rọi sang Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những mặt trái (có lợi) không thể khác của công cuộc khai thác thuộc địa. Văn minh phương Tây vào Việt Nam, trên thực tế đẩy con người thêm vào khủng hoảng. Ở đây chúng tôi hiểu theo hai nghĩa: làm cho dân ta thành nô lệ; làm cho tình trạng con người tiếp cận được văn minh nhưng lại nhận ra sự bế tắc trong mọi hành động để khai trí. Theo nội dung thứ hai mới là nội dung tác động sâu sắc vào giới trí thức,


bởi vì, trí thức, hơn ai hết, là những người có trí tuệ và họ thể hiện trí tuệ của mình, ý thức sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp về xã hội.

Nguyên nhân thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ chế độ phát xít đe doạ nước ta. Và chính bản thân nhà văn cũng đã trực tiếp chịu hậu quả của nó khi trường tư mà ông đang dạy đã phải đóng cửa để lấy cơ sở làm chỗ nuôi ngựa cho quân đội Nhật, rồi chế độ kiểm duyệt khắt khe của thực dân và phát xít khiến cho đời sống tinh thần của con người rơi vào sự khủng hoảng đến tận cùng, tối tăm, u ám, ngột ngạt. Trong hoàn cảnh như vậy những văn sĩ, những trí thức đã phải câm lặng trong sự thui chột của tài năng và khát vọng, họ sống phấp phỏng bất an trong mòn mỏi và bế tắc.

Ngoài ra cần kể đến nguyên nhân chủ quan, những con người mang hoài bão lớn như Thứ, Điền, Hộ... khi chạm trán với cuộc đời, phải đối mặt với cái đói và với cả cái chết, họ đều nếm trải đắng cay, đau đớn, đều lâm vào tình trạng Sống mòn. Thời gian hàng ngày để tìm kiếm miếng ăn đã cướp đi những giây phút sáng tạo, những suy nghĩ về tương lai tốt đẹp của con người. Và đôi lúc những suy nghĩ lệch lạc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thui chột và đổ vỡ trong khát vọng sống và cống hiến của người trí thức.

Trong "sống mòn", dẫu bị "áo cơm ghì sát đất" nhưng những người trí thức như Thứ, Hộ chưa hoàn toàn cạn kiệt hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao khát được sống, được cống hiến, được phát triển "đến tận độ" để góp vào "công việc tiến bộ chung" của loài người. Thứ đã từng suy ngẫm về sự sống: "Sống là để làm một cái gì cao đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại một chút gì cho nhân loại"[6; 705]. Ý nghĩ sáng sủa đó giúp người trí thức dù bị đẩy vào bi kịch


sống mòn, lí tưởng bị đổ vỡ nhưng họ vẫn là những con người đầy trách nhiệm trong mối quan hệ với nhân quần.

2.4. Người trí thức trong mối quan hệ với nhân quần

2.4.1. Người trí thức trong quan hệ với đồng nghiệp và tầng lớp dân nghèo thành thị

Nói đến người trí thức của Nam Cao, kiểu Nam Cao không thể không gắn họ với quần thể người lao động sống chung quanh; nếu thiếu lớp người đó khó mà nói đến việc nhận dạng bộ mặt tinh thần, cùng với số phận và tính cách của các nhân vật. Thứ trong Sống mòn là một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng. Sau khi lấy được bằng Thành chung, y vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh. Nhưng sau 3 năm, nghèo khó, bệnh tật, y phải về quê, chịu cảnh thất nghiệp. Trong thời gian đó, Đích – anh họ đồng thời cũng là bạn của Thứ cùng vợ chưa cưới là Oanh mở một trường tư ở ngoại thành Hà Nội. Do phải công tác xa, Đích mướn Thứ đứng tên hiệu trưởng và dạy ở trường. Đồng nghiệp với Thứ, Oanh còn có San. Ban đầu Thứ hết lòng vì công việc nhưng sau đó, việc nhiều mà chỉ được trả những đồng lương còm cõi, lại bị bớt xén khẩu phần ăn hằng ngày, y khó chịu, chán nản, đôi khi muốn trả miếng nhưng rồi tự cảm thấy xấu hổ và ân hận. Oanh ngoài mặt tỏ vẻ đồng cảm, thương xót cho số phận của hai bạn đồng nghiệp nhưng ngày ngày bớt xén từng bữa ăn của họ, thậm chí trả lương không xứng với công sức mà Thứ, San bỏ ra. Nhận ra bản tính xấu xa của Oanh, Thứ thấy nếu mình sống với người nhỏ nhen thì mình cũng thành nhỏ nhen. Nhiều lần Thứ muốn nói chuyện dứt khoát với Oanh nhưng do bản tính nhút nhát, do dự, ngại va chạm nên y đã không làm. Cuộc sống chung đụng khiến cho mâu thuẫn giữa Oanh với San và Thứ ngày càng gay gắt. Một con người luôn muốn cư xử tốt với mọi người nhưng cuộc sống đã khiến y trở nên ích kỉ, nhỏ nhen. Y trở nên ti tiện với bạn bè. Thậm chí để thỏa mãn thói ích kỉ cá nhân tức thời, Thứ đã

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí