Nghệ Thuật Đúc Kết Triết Lí Của Nam Cao


con nên đời bà phải khổ, mới ngoài đôi mươi, bà phải sống không chồng và suốt ngày quần quật kiếm sống nuôi con trong bẳn gắt và buồn rầu. Và cuộc sống vất vả đó cứ đè nặng lên vai người này kẻ khác, nó giống như một quy luật tuần hoàn đối với kiếp người trong xã hội. Liên, vợ Thứ trong Sống mòncũng vậy. Có lẽ đời cô sẽ khá lên khi lấy được một người chồng tốt, một người chồng chăm lo học hành, chăm lo sự nghiệp nhưng rồi đời cô cũng không lấy gì là hạnh phúc. Cô phải vất vả trong cả một gánh nặng gia đình và hơn thế nữa là phải nặng tâm khi phải suy nghĩ, lo lắng việc này việc khác. Nào là ốm đau, nào là sự xét nét khó tính của bà ngoại chồng, mẹ chồng và sự nghi ngờ, ghen tuông của chồng nữa! Chỉ vì nghe lời mẹ chồng nói vợ mình ở nhà đánh bạc mà Thứ đã đánh Liên. Có lẽ nỗi đau về thể xác không bằng nỗi đau về tâm hồn. Liên buồn bực, Liên giận Thứ ngày này qua ngày khác, mãi đến khi Thứ nhận ra rằng vợ mình không đánh bạc, vợ mình chỉ lo lắng công việc buôn bán, làm ăn mới làm Liên nguôi đi phần nào. Mỗi người mỗi cảnh ngộ nhưng dường như nhân vật không tự đứng lên được, không tự phản kháng để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ấy buộc họ phải bất lực, phải sống buông xuôi mặc cho số phận.

Khác với đề tài viết về người nông dân, ở đề tài người trí thức nghèo việc miêu tả phân tích tâm lí nhân vật có phần thuận lợi hơn, Nam Cao đã biểu hiện nhiều trạng thái tâm lí được xem như là cái "chất tâm lý" tiêu biểu của người trí thức nghèo. Cái chất tâm lí này vừa gắn bó sâu sắc với từng hoàn cảnh cụ thể nhưng nó cũng có ý nghĩa điển hình với tâm trạng của nhiều lớp người. Đặc biệt ở Sống mòn, Nam Cao đã khắc hoạ thế giới nội tâm của các nhân vật thật rõ nét, tính cách nào tâm lí ấy. Xuyên suốt tác phẩm, các nhân vật luôn luôn sống trong trạng thái buồn bã, mỏi mòn. Nếu tâm lí người nhà quê được xem là vụn vặt, đố kỵ và ghen ghét lẫn nhau đã đành thì ở nơi phố thị, cuộc sống của con người cũng không có gì để gọi là vui sướng, hạnh


phúc. Hàng ngày họ cũng lao động, cũng suy tư vật lộn với cuộc sống, với những tính toán khắt khe dẫn đến đố kị và ghen ghét. Đó là bức chân dung tinh thần của thầy giáo Thứ luôn luôn trăn trở, suy tư về bản thân, gia đình, vợ con mình và nhất là luôn tự phán xét về những việc mình làm. Thứ đã hối hận về việc làm của mình đối với vợ; "Chỉ ngay sau lúc tát vợ xong, nỗi tức giận trút ra rồi, y đã nghĩ ngay rằng Liên có thể bị oan uổng lắm. Và ngay lúc ấy, giữa lúc nghiến răng và khóc lóc, y như đã biết rằng y không thể bỏ Liên. Y đã nghĩ đến tự tử. Y đã nghĩ đến đi xa. Y đã nghĩ đến sách. Y đã nghĩ đến đi chơi. Y vẫn thấy rằng không có Liên chắc đời y khổ lắm. Lại chính ngay lúc ấy, lúc y nguyền rủa và đau đớn, y nhận ra rằng y yêu Liên đến bực nào! Y ngồi nhớ lại những cách Liên ăn ở với y từ trước đến nay"[6; 723].

Có những lúc Thứ đỏ mặt, oán trách mình, hối hận khi đã gửi thư nói rõ cho Đích biết về những suy nghĩ của mình mà có thể làm Đích buồn: "Khi bức thư đã bỏ vào hộp thư rồi, quả nhiên y hối hận. Nghĩ đến lúc Đích đọc thư, y thấy mặt nóng lên. Đích sẽ nghĩ thế nào? Đã đành xưa nay, Đích chẳng tử tế gì. Nhưng có ai chịu nhận rằng mình không tử tế bao giờ? Chỉ biết rằng bề ngoài Đích luôn tử tế với y. Đích lại thường tỏ ra thích săn sóc đến y. Anh em vẫn lấy tình nghĩa ăn ở với nhau. Thế mà đột nhiên y trở mặt, cư xử một cách ráo riết quá, chẳng còn kể gì tình nghĩa. Chắc Đích sẽ cho y là đểu lắm..."[6; 701].

Cuộc sống buồn tẻ mệt mỏi khiến cho có lúc Thứ có những suy nghĩ buông xuôi, thất vọng: "Lắm lúc tôi muốn tàn nhẫn quá. Tôi muốn làm một thằng bạt tử, chẳng nghĩ gì đến bố mẹ, vợ, con để khỏi cái gì bận vướng thân. Phải là những người như thế, hoạ chăng mới theo được cái chí của mình. Lắm lúc tôi cầu cho vợ tôi ghét tôi và làm cho tôi ghét..."[6;706]. Trên đây là những dòng độc thoại nội tâm rất chân thành, sâu sắc góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ chân dung tinh thần của một nhân vật trí thức điển hình


kiểu Nam Cao. Cái tài phân tích tâm lí của Nam Cao được xem như ông đã nhìn thấu suốt vào con người với những uẩn khúc rối ren, những khắc khoải, giãy giụa không lối thoát đầy bế tắc. Do vậy nhân vật trí thức trong Sống mòn luôn sống trong sự trăn trở, dằn vặt, suy tư: "Sống tức là phải thay đổi", "tự mình lại cắn mình, tự mình lại xé mình, để đổi thay"[6; 747]

Nhờ cách triển khai nghệ thuật tâm lí trong toàn bộ cốt truyện như vậy, Nam Cao không chỉ khắc hoạ thành công cuộc sống mòn mỏi, ngày càng bế tắc của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo mà còn có khả năng nhấn mạnh sự "chết mòn" của họ về tinh thần, khát vọng, và trí tuệ. Điều này trong tiểu thuyết Ngày mới của Thạch Lam không thể đạt đến. Cũng vẫn là sự tập trung khai thác nội tâm của nhân vật người trí thức nghèo trong cuộc sống gia đình bần hàn, túng thiếu nhưng bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật theo kiểu lãng mạn, Thạch Lam đã ca ngợi ý chí và nghị lực của Trường trước sức ám ảnh của đồng tiền vật chất. Nhà văn để cho nhân vật chiến thắng hoàn cảnh bằng tâm lí, an phận với cái nghèo và bằng một quan niệm thật đơn giản về hạnh phúc: hạnh phúc chỗ nào cũng có, luôn luôn ở trong tầm tay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Nếu Thạch Lam trong Ngày mới miêu tả tâm lí người trí thức trung lưu bằng bút pháp lãng mạn thì Nam Cao trong Sống mòn bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí rất hiện đại, đã vẽ nên thật cụ thể bi kịch mang ý nghĩa xã hội sâu sắc của Thứ. Từ một người đầy lí tưởng, muốn sống có ích hơn cho xã hội, muốn thể hiện những khát vọng tốt đẹp lại bị đẩy về xó nhà quê ăn bám vợ, trở thành ích kỉ, nhỏ nhen, sĩ diện hão; từ một người muốn lấy tình thương để đối xử với người khác lại có lúc mong người bạn - người anh họ của mình chết để được cả cái trường y đang dạy. Ở đây nghệ thuật phân tích tâm lí của Nam Cao không chỉ giúp chủ đề tác phẩm hiện lên đặc sắc mà còn có khả năng thể hiện thành công tính cách nhân vật thông qua các biện pháp độc thoại nội tâm, độc thoại bên trong của nhân vật. Đọc Sống mòn nhờ có những đoạn độc thoại


Giá trị và vị trí của Sống mòn trong sự nghiệp viết của Nam Cao - 8

nội tâm dài của Thứ, người đọc như được nếm trải cụ thể cái không khí ngột ngạt, bức bối, khó chịu mà nhân vật đang phải sống. Đó là những chuyện ghen tuông, những nghèo túng, đố kị, tự ái và những chuyện thèm đi để đổi đời... Những dòng độc thoại đó đã bày ra trước mắt ta tất cả cuộc sống nghèo khổ, bế tắc không lối thoát của Thứ, của San, của gia đình Thứ, của nhà Mô; những ghen tuông của Thứ với Liên; những ghen tị nhiều lúc đến thành ích kỉ, độc ác của Thứ với Oanh, Đích; những hy vọng le lói rồi lại thất vọng tràn trề của Thứ.

Như vậy với bút pháp tâm lí bậc thầy của Nam Cao, Sống mòn đã diễn tả được cái bi kịch chết dần chết mòn về mặt tinh thần của tầng lớp trí thức nghèo trước Cách mạng tháng Tám, một vấn đề mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Từ đó đưa sáng tác của Nam Cao trở thành đỉnh cao của trào lưu hiện thực, và hấp dẫn biết bao thế hệ độc giả.

3.1.2. Nghệ thuật đúc kết triết lí của Nam Cao

Đọc Nam Cao, ta bắt gặp tiếng nói của một con người mà vầng trán không bao giờ thanh thản còn tâm hồn thì nặng trĩu những suy tư. Đặc điểm ấy đã góp phần tạo một nét độc đáo trong phong cách sáng tác Nam Cao - khả năng đúc kết chân lí cuộc sống bằng những triết lí. Triết lí là sự đúc kết các kinh nghiệm sống, bài học sống. Triết lí đi gần tới chân lí khi nó khái quát được sự thật phổ biến, và do đó mà nhận được sự đồng tình của nhiều người. Sáng tác của Nam Cao ngoài việc miêu tả cuộc sống một cách cụ thể, chân thực, sống động còn có những nhận xét, những suy tưởng mang tính chất khái quát về con người và cuộc đời.

Chất triết lý của Nam Cao có khi được cất lên từ ngôn ngữ gồm cả nhân vật người nông dân. Những câu nói đầy buồn thương, chua chát đúc kết về đời, về kiếp sống nhiều khổ cực của họ. Đó là khi lão Hạc triết lí về cuộc đời đượm vẻ trầm ngâm, ngậm ngùi nuối tiếc: "Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy


đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được" (Lão Hạc). Và khi nói đến kiếp sống của mình thì lão Hạc càng đắng cay chua chát "Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút...Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!". Trên đời này, ăn là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Đề cập đến nhu cầu đó Nam Cao đã nâng miếng ăn lên tầm triết lí: "Không phải chỉ những món ăn đắt tiền mới có thể ngon. Thật thế. Ngon hay không là tại miệng. Mà cái miệng người đói thì ăn gì cũng ngon. À thế thì cần gì phải ăn sang". Đó là câu chuyện của những người trẻ tuổi giàu ảo vọng, nhưng nghèo về tiền, triết lí với nhau về cái ăn, để biện hộ cho sự thanh bạch của mình. Vẫn là triết lí về miếng ăn nhưng lại mang giọng điệu bi quan và chua chát hơn: "Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chảy vào mồm" (Một bữa no). Và thật ý nghĩa khi nhà văn triết lí về sự no đói của con người như một sự cảnh tỉnh: "Miếng ăn ăn vào lúc chẳng cần ăn, là một miếng giật lấy của những người khổ đói" (Sống mòn)

Tuy nhiên tính triết lí có lẽ xuất hiện nhiều nhất trong sáng tác về đề tài trí thức, đặc biệt là ở tiểu thuyết Sống mòn, bởi người trí thức vốn thích suy tư và chiêm nghiệm. Từ trang đầu cho đến trang cuối của cuốn tiểu thuyết có một không hai này, những chữ đời, chữ kiếp trở đi trở lại như những điểm xoáy, trăn trở, day dứt, băn khoăn đến nhức nhối: "Cái đời đi ở cho một sở tư, cố nhiên là chẳng thú vị gì"; "Nhắp chén nước, vừa nghĩ đến cái vị nhạt phèo của đời y"; "Y ngán ngẩm cho đời, y ngán ngẩm cho người"; "Cuộc sống phũ phàng. Đời thì buồn mà kiếp người thì khổ lắm. Đời Thứ và đời Liên, không dưng cũng đủ buồn, đủ khổ lắm rồi"; "đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê"; "Hà Nội lùi dần, lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần..."


Và một nỗi buồn thương, nuối tiếc thấm đượm triết lý của Nam Cao khi ông nói tới sự tan vỡ những mộng ảo của người trí thức trẻ khi chạm vào cuộc đời thực: "Hỡi ôi! Khi người ta mười bảy tuổi ai cũng mộng, nhưng lại chẳng một giấc mộng nào thành sự thực bao giờ?". Cũng có lúc nhà văn thốt lên thật đau đớn khi nói về những kiếp sống mòn: "Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn vươn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất". Để rồi, giọng triết lý của Nam Cao về đời, về kiếp không sao kìm nén được nỗi uất ức. Có gì đó như gằn dỗi với cuộc đời: "Kiếp chúng mình sao tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tý. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng... như vậy thì sống làm gì cho cực". Cứ như vậy, sau mỗi tiếng đời, kiếp thốt ra lại là mỗi lần Nam Cao chất thêm vào đó niềm đau thương, nỗi chua chát, vị đắng cay cho những kiếp sống mòn, sống thừa.

Bên cạnh đó, triết lý về sự sống cái chết của con người đã làm sáng lên lẽ sống cao đẹp và tinh thần nhân văn trong sáng tác Nam Cao. Đặc biệt là trong tiểu thuyết Sống mòn, khi triết lý về tình trạng chết mòn thê thảm của con người, giọng điệu Nam Cao đầy căm phẫn và uất ức: "Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã". Không chấp nhận kiểu sống mòn thảm hại của nhân vật ông Học, nhà văn đã triết lý vừa chua chát, day dứt, vừa chì chiết, thậm chí là đay nghiến: "Yên thân, nhưng yên như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết...cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì, cái kẻ suốt đời chỉ biết cởi trần trùng trục, chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút...". Ở đoạn khác của tác phẩm, Nam Cao đã nói tới một cuộc sống chưa đáng gọi là cuộc sống đang diễn ra thật ngậm ngùi chua xót xen lẫn vị đắng cay: "Nếu sống mà không thấy sống là vui, thì thật không đáng sống. Chao ôi! cuộc sống như cuộc sống của chúng ta đang sống bây giờ đã thật có gì đáng


cho ta thấy vui chưa? Người ta ghét nhau hoặc yêu nhau nhưng bao giờ cũng làm khổ nhau cả". Để viết nên những câu văn này, tác giả phải là người trải đời, sống nhiều, sống thật sâu sắc mới triết lý hay như vậy. Và khi triết lý về sự sống có ý nghĩa, chân chính, xứng đáng với con người, giọng điệu Nam Cao lại trở nên hùng hồn thiết tha, đầy hào hứng: "Sống là thay đổi, sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều".

Khi nói về tình yêu và hạnh phúc, những câu văn của Nam Cao vẫn mang âm điệu buồn thương, chua xót. "Mong manh thay tình yêu bồng bột của tuổi hai mươi! Người ta tưởng có thể chết vì một người, rồi đột nhiên người ta thấy chẳng có nghĩa lí gì đối với lòng mình nữa" (Một truyện Xúvơnia). Trong Sống mòn, Nam Cao có lúc cũng ngậm ngùi, nuối tiếc khi nhắc đến sự hồ đồ trong tình yêu của con người "Khi người ta yêu, người ta có sáng suốt bao giờ!". Sau bao nhiêu ân hận, dày vò, nhân vật "tôi" trong Mua nhà triết lý về hạnh phúc như một sự phân bua, ngậm ngùi, chua chát: "Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở...Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai".

Có thể nói, triết lý trong văn Nam Cao mang nội dung khá phong phú, xoay quanh nhiều vấn đề giàu ý nghĩa: sự sống và cái chết, về tình yêu và hạnh phúc, về miếng ăn, về nghề nghiệp, thậm chí cả những thứ rất nhỏ nhặt đời thường cũng trở nên đầy triết lý. Trong nghề nghiệp của mình, ông từng đặt yêu cầu sáng tạo đối với nhà văn: Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối "thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào"; Thật không khó tìm ra những câu văn giàu triết lí trong sáng tác của Nam Cao. Có khi chỉ là những chuyện vẩn vơ nhưng đọc lại ta thấy thật thấm thía và sâu sắc. Đó là chuyện đánh bạc, chỉ có người ngoài cuộc mới biết trước được cái lô gích tự nhiên này: "Đến sòng xóc đĩa thì phải đánh. Đánh thì thua hoặc được. Được thì đánh nữa cho đến bao


giờ hoá thua. Kết cục thì bao giờ cũng thua" (Làm tổ). Chiêm nghiệm sự lục đục, rồi đay nghiến nhau trong gia đình những công chức nghèo, khi đồng tiền kiếm ra quá vất vả, Nam Cao đã an ủi nhân vật bằng lời giải đáp: "Chỉ vì người nào cũng khổ cả, và người nọ cứ tưởng vì người kia mà khổ" (Nước mắt). Thậm chí Nam Cao còn biện hộ cho sự tính toán chi li của con người: "Khi người ta phải rỏ từng giọt máu ra để kiếm đồng tiền thì lẽ tự nhiên là người ta phải quý tiền ngang với máu" (Điếu văn)

Tóm lại, hệ thống triết lý trong sáng tác của Nam Cao mang âm điêụ chủ yếu là sự buồn thương chua chát xen lẫn với vị đắng cay. Âm điệu ấy được cất lên do sự quan sát, nghiền ngẫm, chiêm nghiệm của một con mắt tinh đời, một bộ óc đầy suy tư, nhưng trước hết nó được cất lên từ một trái tim đau đời và thương đời da diết. Vì thế tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao có tính triết lý sâu sắc, triết lý nhưng không khô khan, luôn thấm đượm tình người, tình đời.

3.2. Nghệ thuật tổ chức thể loại độc đáo

3.2.1. Nam Cao viết tiểu thuyết như tự truyện

Nếu Tô Hoài là nhà văn viết tự truyện như tiểu thuyết thì Nam Cao, trái lại, là người viết tiểu thuyết như tự truyện. Nhận xét này rất đúng cho tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. Bởi khi hoàn thành bản thảo Sống mòn, Nam Cao đã từng nói với Tô Hoài: Có dễ phải chờ cho các nhân vật truyện thành người "thiên cổ" thì cuốn tiểu thuyết mới có thể đưa in được. Có nghĩa là, trong tiểu thuyết này, Nam Cao đã viết về "người thật, việc thật"; về những người thân quen của chính mình.

Trong Sống mòn, tác giả không sử dụng ngôi thứ nhất (tôi) để thể hiện, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận thấy bóng dáng cuộc đời nhà văn qua nhân vật Thứ. Cũng nghèo túng, lận đận, vất vả, cũng bi quan, vỡ mộng rồi tự vươn lên,

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí