Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Kh-Cn Đến Sự Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Nâng Cao Đời Sống Nông Dân


nhập khẩu giống từ nước ngoài. Do đó, tuy chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện nhanh hơn nhưng vẫn phải cạnh tranh khó khăn với những nước mà ta nhập khẩu giống của họ và những nước khác có giống nông sản chất lượng cao. Việt Nam vẫn chưa có nhiều sản phẩm độc đáo mà các nước khác không có. Theo Bộ NN&PTNT, hiện mỗi năm nước ta phải chi tới 200 triệu USD nhập khẩu các loại hạt giống phục vụ ngành trồng trọt trong nước, rất nhiều loại hạt giống rau củ có thể sản xuất trong nước như cà chua, dưa leo, đậu bắp, khổ qua... nhưng Việt Nam vẫn ồ ạt nhập khẩu. Trong 60 giống cam trồng ở nước ta có tới 54 giống nhập khẩu, có 21/24 giống đủ đủ, 54/100 giống xoài cũng là giống nhập khẩu.

Thứ tư, chính sách nghiên cứu KH-CN sau thu hoạch chưa tạo được sự chuyển biến vượt bậc về trình độ công nghệ, vẫn còn thua kém các nước trong khu vực. Ở nước ta, tính trung bình tổn thất sau thu hoạch đối với cây có hạt khoảng 10%, đối với cây củ là 10-20%, và đối với rau quả là 10-30%. Như vậy với tỷ lệ tổn thất này, ước tính mỗi năm chúng ta bị mất khoảng 3.000 tỷ đồng - số tiền lớn hơn tổng thu ngân sách trên địa bàn nhiều tỉnh. Ngay việc hoạch định chiến lược về phát triển công nghệ sau thu hoạch cũng chưa được quan tâm đúng mức, công nghệ bảo quản, chế biến vẫn còn thấp, chưa theo kịp được trình độ và năng lực sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó, tổn thất này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước thu hoạch như: giống, phân bón, cách thức chăm sóc, và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Ngay chính nông dân, những người trực tiếp sản xuất cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng về bảo quản nông sản sau thu hoạch, khiến cho mức độ và giá trị tổn thất lớn hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Đơn cử, giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam lại luôn thường thấp hơn loại cùng phẩm cấp Thái Lan từ 20-30 USD/tấn, gây thiệt hại cho nhà sản xuất mỗi năm tới 50-60 triệu USD. Đó là vì công nghệ sấy thóc gạo của chúng ta chưa phát triển, thóc thường phơi trên các sàn đất, bê tông hay trên đường rải nhựa dẫn đến độ rạn, gãy rất cao (30-40%), bên cạnh đó tỷ lệ sạn, cát vượt qua tiêu chuẩn cho phép.

Thứ năm, chính sách cung cấp thông tin chưa được ưu tiên đúng mức nên gây khó khăn cho người sản xuất, thậm chí gây thiệt hại cho họ. Do thiếu thông tin, nông dân đã mua nhầm giống kém chất lượng như nho không có quả, ngô không hạt, mua nhầm thuốc diệt cỏ nhưng không chết cỏ mà lúa chết… Tình trạng sản xuất nông sản theo phong trào của nông dân để rồi khi thu hoạch không biết tiêu thụ ở đâu là hệ quả của tình trạng thiếu thông tin cho người sản xuất. Người nông dân luôn đứng trước


tình trạng “được mùa lại lo rớt giá”. Cho nên, tình trạng “trồng -chặt, chặt - trồng” không ít loại cây đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Thứ sáu, chính sách của Nhà nước cũng chưa tạo được động lực mạnh khuyến khích các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học dồn hết tâm lực cho việc nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Đầu tư của Nhà nước cho các trường đại học, các viện nghiên cứu cũng như cho các chương trình, các đề tài còn hạn chế; cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu ứng dụng còn quá nghèo nàn, lạc hậu; chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khoa học thật sự chưa thỏa đáng; cơ chế quản lý các hoạt động KH-CN vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến cả trong nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng đều còn khá hạn chế, tất yếu dẫn đến kết quả là chúng ta chưa tạo ra được nhiều sản phẩm KH-CN có giá trị đối với nền kinh tế nước nhà.

Thứ sáu, hoạt động khuyến nông Việt Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Chất lượng và năng lực của cán bộ khuyến nông, nhất là cán bộ khuyến nông cơ sở chưa đồng đều; nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho khuyến nông còn thấp, hoạt động khuyến nông theo kế hoạch hàng năm nên thiếu định hướng chiến lược, thiếu sự lồng ghép gắn kết chặt chẽ giữa nguồn lực của trung ương và địa phương, nguồn lực của nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, giữa nguồn lực trong nước và quốc tế nên đầu tư vừa phân tán, dàn trải, vừa chồng chéo, nhiều nội dung đầu tư hiệu quả chưa cao; Cơ chế, chính sách khuyến nông còn một số bất cập, chưa có sự phân biệt rõ về khuyến nông phục vụ xóa đói giảm nghèo và khuyến nông phục vụ sản xuất hàng hóa, cơ chế hỗ trợ khuyến nông hiện tại chủ yếu phù hợp với mô hình nông hộ sản xuất quy mô nhỏ và trình độ công nghệ trung bình khá, chưa tạo động lực mạnh đối với hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn và trình độ công nghệ cao.

4.90%

4%

Hình 3.6: Tác động của chính sách phát triển KH-CN đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân

Có tác động tốt Chưa có chuyển biến Không áp dụng

Ý kiến khác

32.80%





58.30%

Nguồn: [17, tr.429]

3.1.5. Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản và tiếp cận thị trường

3.1.5.1. Thực trạng hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản và tiếp cận thị trường


Phát triển thị trường, giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản được đặt ra như là nhiệm vụ vừa cơ bản có tính chiến lược, vừa bức xúc nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Theo đó, nhiều chính sách phát triển thị trường nông sản nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa cho nông dân được điều chỉnh, sửa đổi và ban hành mới. Đã có nhiều đổi mới trong lưu thông và tiêu thụ nông sản. Chẳng hạn, theo Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 24/5/1994, Chỉ thị số 33/CT-CP ngày 25/4/994, nông sản hàng hóa được phép tự do lưu thông, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, thay đổi hệ thống và biểu thuế xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế. Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 là bước cải cách quan trọng trong chính sách thương mại. Qua đó, quy chế điều hành xuất nhập khẩu ổn định và lâu dài hơn, doanh nghiệp được quyền chủ động hơn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, công khai danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cần giấy phép của Bộ Thương mại và một số điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt, các hàng rào phi thuế được giảm bớt, tăng những công cụ kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập.

Đặc biệt, Quyết định 80/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về một số chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng với các hỗ trợ của Nhà nước như: nông dân có thể dùng quyền sử dụng đất để tham gia góp vốn, tham gia liên doanh, liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản; Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản được thuê đất với giá ưu đãi; được vay vốn ưu đãi 0% từ Qũy Hỗ trợ phát triển, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu… đã mở ra hướng đi tích cực giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ, thu hút nhiều doanh nghiệp và nông dân tham gia.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quyết định 80/QĐ-TTg cũng đã gặp một số vướng mắc. Để khắc phục những vướng mắc đó, Bộ NN&PTNT chủ trương mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, không chỉ trên cây lúa mà các cây trồng khác. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ, với mục tiêu là sẽ dần hình thành những vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Sản xuất lúa theo hướng VietGAP nhằm tiến tới việc nâng cao giá trị và chất lượng của hạt gạo Việt


Nam đối với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới. Mô hình còn mang ý nghĩa “cánh đồng lớn nhưng trong đó có nhiều nông dân nhỏ” hay nói cách khác là một hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân. Để áp dụng rộng rãi mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất, Bộ NN&PTNT đã có Chỉ thị số: 1965/CT-BNN-TT ngày 13/06/2013 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” với các nội dung chủ yếu sau đây: 1) Đối với sản xuất lúa gạo: Vùng ĐBSCL định hướng xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” là tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng. Các vùng khác mở rộng áp dụng đối với lúa gạo chất lượng cao để phục vụ thị trường trong nước là chủ yếu và một số thị trường nước ngoài yêu cầu gạo đặc sản, gạo Japonica; ưu tiên tập trung đối với vùng quy hoạch 300 nghìn ha lúa chất lượng cao tại ĐBSH; 2) Đối với sản xuất các cây trồng khác: Tổng kết các mô hình liên kết 4 nhà trên mía, bông, thuốc lá theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg và các mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên lúa để có cơ sở bổ sung, hoàn thiện các mô hình đang triển khai; xây dựng đề án cho năm 2013 và các năm tiếp theo nhằm mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ thông qua hợp đồng theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, ưu tiên đối với cây trồng sản xuất hàng hóa tập trung như mía đường, cà phê, điều, chè, rau, quả an toàn. 3) Áp dụng các chính sách hỗ trợ hiện có, đồng thời chủ động ban hành một số chính sách mới hỗ trợ các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó ưu tiên thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn”.

Cũng để nhằm tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, ngày 25/8/2008, Thủ tướng đã ra Chỉ thị số 25/CT-TTg yêu cầu các Bộ, Ban, ngành có liên quan thực hiện tốt các chính sách có liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, còn có một loạt các chính sách khuyến khích khác như hỗ trợ lãi suất vay vốn nhập khẩu phân bón dự trữ, phát triển thương mại miền núi, hải đảo và các vùng dân tộc…

Cùng với việc phát triển thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường quốc tế cho nông sản Việt Nam cũng được chú trọng. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Nhà nước mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, duy trì phát triển quan hệ với thị trường truyền thống, đồng cho những mặt hàng quan trọng như gạo, cao su, chè, cà phê, tơ


tằm, thịt, rau quả. Cuối những năm 90, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 xác định: thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg ngày 13/11/2001 trong đó xác định định hướng chính sách thị trường của Việt Nam: thực hiện phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường và đối tác, hạn chế việc xuất khẩu một mặt hàng bị phụ thuộc vào một số ít thị trường. Theo hướng đó, cần duy trì và mở rộng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào các thị trường sẵn có, đồng thời có biện pháp phù hợp để thâm nhập các thị trường mới, chú trọng thị trường có khả năng và dung lượng lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, tìm cách thâm nhập và gia tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam ở các thị trường châu Phi, Mỹ Latinh… Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ban ngành hữu quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc xây dựng các chương trình dự xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định chính sách mặt hàng với mức tăng trưởng cụ thể, để trong thời gian ngắn tạo được các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh.

Cục xúc tiến thương mại trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã được thành lập với nhiệm vụ, chức năng là giúp Bộ trưởng định hướng công tác xúc tiến thương mại, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chính sách xúc tiến thương mại; nghiên cứu dự báo và định hướng thị trường trong và ngoài nước để phát triển thị trường, sản phẩm thương mại, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại. Để thực hiện chính sách này, Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại một số nước, cho phép sử dụng Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp và các hiệp hội trong phát triển thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia đã được tiến hành bao gồm: khảo sát thị trường, cung cấp thông tin thương mại hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu quốc gia, hội chợ triển lãm, điều tra tổng thể thị trường, mua thông tin, tham gia hội chợ, festival quốc tế, tuyên truyền xuất khẩu, thu thập thông tin, quảng bá, giới thiệu hàng xuất khẩu chủ lực…


Nhờ những nỗ lực trong hỗ trợ tiếp cận thị trường quốc tế, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Hoa Kỳ… Việc chuyển hướng mạnh sang các thị trường ở Đông Nam Á, Đông và Đông Bắc Á, Trung Đông (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản) đã tích cực khai thác được ưu thế về khoảng cách địa lý, giảm chi phí hàng xuất khẩu. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là thế mạnh của đất nước, đồng thời là những mặt hàng có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, chè, tiêu, điều, cao su… luôn đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch khá cao. Nhờ đó, giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam luôn có sự tăng trưởng qua các năm.

Bảng 3.9: Tỷ trọng của giá trị nông sản xuất khẩu/tổng giá trị xuất khẩu

Nội dung

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng giá trị nông sản xuất

khẩu (tỷ USD)

12,60

16,07

15,34

19,15

25,10

27,54

27,48

Tổng giá trị xuất khẩu

chung (tỷ USD)

48,6

62,9

56,6

71,6

96,6

114,6

132,17

Tỷ trọng (%)

25,9

25,6

27,0

26,7

26,0

24,0

20,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 13

Nguồn: Tổng hợp từ www.gso.gov.vn và agroviet.gov.vn.

Hệ thống thông tin thương mại quốc gia được hình thành, đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại cho người sản xuất, kinh doanh nông sản xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tìm đối tác, xúc tiến giới thiệu, quảng bá hình ảnh và sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp được tham gia khảo sát thị trường mới, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế ở nước ngoài. Nhiều vấn đề nảy sinh đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hiệp định thương mại được giải quyết thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các đoàn thương mại cấp Chính phủ. Việc ký kết hiệp định song phương được ký kết trong những chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ với một số nước Mỹ Latinh, châu Phi, Tây Nam Á… là sự khai thông rất quan trọng, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang những khu vực thị trường này, nơi thị phần của doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức hạn hẹp, nhất là đối với hàng nông sản. Việc đổi mới phương thức xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia từ năm 2006 với sự tham gia của nhiều bộ, đơn vị đã đảm bảo những hỗ trợ của Chính phủ sát yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp hơn, khách quan hơn.


Hình 3.7: Tăng trưởng kim ngạch nông sản xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất khẩu chung giai đoạn 2006 - 2013

140


120



Kim n gạch nôn g sản


Kim n gạch chu ng

100


Tỷ USD

80


60


40


20


0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Nguồn: Tổng hợp từ www.gso.gov.vn và www.argoviet.gov.vn


Nhiều doanh nghiệp đã triển khai thực hiện tương đối tốt việc ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; bước đầu xác lập mối quan hệ bền chặt giữa sản xuất và chế biến, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Nhờ đó sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, phẩm cấp đồng đều để chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Mặt khác doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị máy móc. Nông dân thông qua hợp đồng sản xuất, tiêu thụ đã yên tâm đầu tư sản xuất, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất sản lượng. Đặc biệt tạo động lực cho các hộ nông dân tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập. Tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng cũng giúp người nông dân thay đổi cách thức làm ăn, thấy được sự cần thiết và tự nguyện hợp tác với nhau. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cũng muốn ký hợp đồng với nông dân thông qua các tổ chức hợp tác để giảm thiểu các chi phí quản lý. Từ đó hình thành các tổ chức hợp tác mới (tổ hợp tác, hợp tác xã), liên doanh liên kết góp vốn cổ phần của nông dân trong các doanh nghiệp.

3.1.5.2. Những hạn chế trong hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản và tiếp cận thị trường


Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa thực sự bền vững, liên kết “4 nhà” chưa phát huy được tác dụng

Tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp còn thấp. Mục tiêu “mở rộng phương thức ký hợp đồng tiêu thụ nông sản để đến năm 2005 ít nhất 30% số lượng nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng” như được nêu tại Điều 7 của Quyết định 80/QĐ-TTg chỉ đạt được đối với một số nông sản bao gồm mía, bông, sữa, chè, cao su. Hình thức hợp đồng chủ yếu được ký kết ở một số doanh nghiệp và một số ngành hàng đã có kinh nghiệm áp dụng hình thức liên kết thông qua hợp đồng từ nhiều năm trước, với những nông sản được sản xuất ở những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và do đặc tính của sản phẩm đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến. Ở nhiều địa phương, đối với nhiều nông sản hàng hóa, hình thức hợp đồng hầu như chưa được áp dụng và còn rất xa lạ đối với người sản xuất cũng như doanh nghiệp.

Nhiều nông dân không thực hiện đúng hợp đồng, bán nông sản cho tư thương hoặc doanh nghiệp khác với giá cao hơn hoặc các điều kiện khác hấp dẫn trước mắt. Một số nông dân cố tình bán ra bên ngoài để lẩn tránh việc thanh toán các khoản đầu tư ứng trước của doanh nghiệp theo hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp chưa tôn trọng lợi ích của người nông dân, không thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết như cung ứng vật tư không đúng chất lượng, đơn phương phá bỏ hợp đồng, không quan tâm đầu tư cho vùng nguyên liệu…. Một số doanh nghiệp đã lạm dụng thế độc quyền để ép cấp, ép giá trong thu mua nông sản, như đưa ra những yêu cầu quá cao về chất lượng để khi thu mua giảm giá sản phẩm; sử dụng việc đánh giá phẩm cấp để ép giá (phân loại quá nhiều phẩm cấp hoặc không rõ ràng, nhân viên thu mua đánh giá phẩm cấp sản phẩm không đồng nhất…); trì hoãn việc thu mua khi chính vụ làm giảm chất lượng nông sản; việc soạn thảo hợp đồng do áp đặt từ phía doanh nghiệp; thanh toán hợp đồng chậm, chưa thật sòng phẳng. Đối với nhiều hợp đồng tiêu thụ đã được ký kết, tỷ lệ thu hồi sản phẩm theo hợp đồng còn hạn chế, hiện tượng phá vỡ hợp đồng khá phổ biến; các tranh chấp hợp đồng chậm giải quyết và không dứt điểm.

Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh, đặc biệt chiến lược về thị trường nên chưa gắn được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với người sản xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022