tiêu góp phần giải quyết vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng vẫn gặp nhiều vướng mắc do phải đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như thực hiện các nghĩa vụ như các DN thông thường khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam những năm gần đây trên 7 tỷ đô-la hàng năm (năm 2018, 2019 dù giá cao su rất thấp nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam vẫn đạt 6,57 tỷ USD và 7,1 tỷ USD). Xuất khẩu cao su sơ chế năm 2019 của Việt Nam đã mang về cho đất nước 2,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, cây cao su còn cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất các sản phẩm cao su và ngành chế biến gỗ trong nước với giá trị xuất khẩu 4,8 tỷ USD/năm. Trong đó xuất khẩu sản phẩm công nghiệp cao su đạt 2,4 tỷ USD nhưng chỉ sử dụng khoảng hơn 200.000 tấn cao su nội địa (chiếm khoảng 19,6% tổng sản lượng cao su nội địa).
Gỗ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng, thân thiện môi trường góp phần phát triển ngành chế biến gỗ trong những năm gần đây, mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành và là nguồn tài chính quan trọng để người trồng tự tái canh.
Các Khu công nghiệp cao su đã bắt đầu phát huy hiệu quả, thu hút và phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu các thành phẩm cao su chế biến của các DN nước ngoài đã chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp.
Ngành cao su đã góp phần tích cực trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua, tuy nhiên quá trình phát triển cũng còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Thứ nhất, quy hoạch phát triển ngành cao su chưa phù hợp, sản xuất cao su không theo quy hoạch, nhiều vùng hiệu quả thấp; Thứ hai, cơ cấu sản phẩm cao su chưa đa dạng, chưa được chế biến sâu. Thứ ba, sản phẩm cao su Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa tạo được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế; Thứ tư, vấn đề quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, cơ cấu chủng loại cao su chưa phù hợp; Thứ năm, vấn đề liên kết trong sản xuất, chế biến, phân phối, thu mua giữa các DN, địa phương và vùng còn
chứa đựng những bất cập, yếu kém; Thứ sáu, các chính sách tài chính hỗ trợ cho phát triển ngành cao su còn hạn chế;
Nhìn chung, so với các nước cùng khu vực, ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su Việt Nam còn nhiều yếu kém, tiêu thụ nội địa cao su để chế biến sâu chỉ khoảng hơn 200.000 tấn/năm (chưa đến 20% sản lượng). Chất lượng các chủng loại mặt hàng cao su (cao su sơ chế) chưa ổn định, chưa đồng đều làm giảm giá trị cao su Việt Nam so với Thái Lan, Mã Lai. Nguyên nhân là việc quy hoạch và quản lý diện tích cây cao su chưa chặt chẽ, thiếu căn cứ khoa học, nặng về tự phát; hệ thống quản lý chất lượng cao su chưa chặt chẽ và đồng bộ; Thị trường tiêu thụ cao su chưa đa dạng còn phụ thuộc vào thị trường một vài nước; thị trường thu mua mủ cao su chưa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; sự liên kết chuỗi ngành hàng trong nước rất lỏng lẻo; việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho chế biến sản phẩm công nghiệp cao su (chế biến sâu) còn hạn chế; chưa có sự hợp tác chặt chẽ với các nước sản xuất cao su trong khu vực. Ngoài ra, cơ cấu chủng loại cao su là nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến sâu chưa thật sự phù hợp với nhu cầu thị trường, làm giảm tính cạnh tranh của cao su Việt Nam so với các nước khác, dẫn đến tăng nhu cầu nhập khẩu cao su của các nhà máy sản xuất sản phẩm cao su trong nước.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030
4.1.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước đến phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030
4.1.1.1. Cơ hội của ngành cao su Việt Nam
Cao su là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành công nghiệp, nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đặc biệt là các ngành công nghiệp – sản xuất - tiêu dùng như: sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng… Vì vậy, nhu cầu cao su của thế giới vẫn tiếp tục tăng, cơ hội để ngành cao su phát triển ngày càng mở rộng, chuyên sâu;
Sụ tác động của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong đó có khoa học nông, lâm sản là điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành cao su phát triển theo chiều sâu và bền vững, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao;
Sự dịch chuyển về cơ cấu cây trồng và dịch chuyển trong nội bộ ngành là cơ sở để ngành cao su tiếp tục phát triển đúng hướng như: Các nhà máy chế biến sản phẩm cao su dịch chuyển dần đến các vùng sản xuất nguyên liệu cao su, giúp giảm chi phí vận chuyển và giảm giá thành; Một số diện tích cây cao su vùng phi truyền thống được chuyển sang những hoạt động kinh tế khác hiệu quả hơn sẽ làm giảm lượng cao su tồn kho, giúp giá bán cao su được cải thiện dần;
Việc phát triển trồng cao su ra nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanmar…) cũng tạo ra cơ hội mở rộng quy mô sản xuất cao su đối với các DN Việt Nam;
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, một thị trường có nhu cầu rất lớn với khoảng 1,4 tỉ dân và trên thực tế xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc nhiều năm qua luôn chiếm hơn 60%. Vì vậy, cùng với quá trình hợp tác để phát triển kinh tế nói chung, thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn mở ra cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam những cơ hội lớn cả ngắn hạn và dài hạn.
4.1.1.2. Thách thức của ngành cao su
Sản phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên dưới dạng thô nên khả năng bị thay thế bởi cao su tổng hợp là một rủi ro. Thêm vào đó, vấn đề quản lý, kiểm soát chất lượng nguyên liệu mủ cao su chưa đựơc chặt chẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cao su, uy tín của ngành cao su Việt Nam, đơn cử như hiện tượng pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng nguyên liệu mủ cao su.
Năng suất, chất lượng cao su khai thác sụt giảm do ở các vùng truyền thống tỷ trọng cao su già cỗi đang ở mức cao. Hiện tượng cạnh tranh đất tái canh cao su với cây trồng khác ở các địa phương xảy ra trong tình hình giá cao su xuống thấp. Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất khẩu, một điểm mà ngành cao su Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Những rủi ro về mặt tự nhiên, điều kiện khí hậu thiên tai khắc nghiệt như mưa bão, sương muối, rét đậm, rét hại... ở một số tiểu vùng trồng cây cao su tại Duyên Hải Miền Trung, vùng núi Tây Bắc gây thiệt hại cho người sản xuất.
Trình độ sản xuất của lao động tiểu điền còn hạn chế nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nên việc quy hoạch mở rộng cao su trên địa bàn miền núi gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng ở Tây Nguyên và vùng miền núi phía Bắc còn thiếu và yếu kém nên suất đầu tư cho cao su thường rất cao. Tiềm lực vốn, công nghệ của các DN đầu tư trong nông nghiệp còn hạn chế. Đa số các hộ CSTĐ thiếu vốn tái sản xuất nên gặp nhiều khó khăn duy trì sản xuất khi giá cao su giảm sâu.
Thị trường tiêu thụ cao su Việt Nam hiện phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và một số lượng khá lớn theo con đường tiểu ngạch nên các DN của Việt Nam thường bị ép giá, gặp nhiều rủi ro khi Trung Quốc thay đổi chính sách thương mại. Chủng loại, chất lượng cao su của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thị trường trên thế giới
Các rào cản thuế quan và phòng vệ thương mại của các nước cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và giá xuất khẩu cao su.
4.1.1.3. Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam
Tổng hợp các đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu từ phần thực trạng phát triển ngành cao su, cũng như đánh giá những cơ hội, thách thức mà ngành cao su phải đối mặt trong thời gian tới từ đó đề xuất mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thông qua bảng ma trận SWOT dưới đây.
Bảng 4.1. Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam
CƠ HỘI (O) - Nhu cầu cao su của thế giới vẫn tiếp tục tăng; - Hợp tác giữa các bên trong chuỗi giá trị của ngành cao su; - Sự phát triển như vũ bão khoa học nông, lâm sản; - Sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng và nội bộ ngành; - Hợp tác phát triển trồng rừng cao su ra nước ngoài; - Thị trường Trung Quốc (láng giềng) rộng lớn | THÁCH THỨC (T) - Rủi ro của sản phẩm thay thế là cao su tổng hợp; - Tỷ trọng cao su già cỗi tăng nhanh; - Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su; - Những rủi ro về mặt tự nhiên, điều kiện khí hậu...; - Việc quy hoạch mở rộng cao su trên địa bàn miền núi gặp nhiều khó khăn; - Xuất khẩu cao su phụ thuộc vào Trung Quốc; - Các rào cản thuế quan đối với cao su. | |
ĐIỂM MẠNH (S) - Diện tích, sản lượng, năng suất ngành cao su ổn định; - Sự phân bố và loại hình sản xuất cao su khá phù hợp, phát huy được thế lợi thế của các chủ thể; - Tỉ lệ vườn cây đại điền lớn thuận lợi cho việc sản xuất lớn và quản lý tập trung (CSĐĐ Việt Nam chiếm đến hơn 48%, các nước khác chỉ khoảng trên dưới 10%); | S/O - Tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng diện tích, sản lượng, năng suất; - Định kỳ hoàn thiện và bổ sung quy hoạch ngành cao su; - Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ ngành cao su; - Tiếp tục xây dựng thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường để phát triển ngành cao su; | S/T - Thành lập các tổ chức, cơ quan quản lý chuyên ngành điều hành, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển - Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ. - Thúc đẩy ngành chế biến sản phẩm cao su của công nghiệp nội địa. - Phát triển CSTĐ; - Liên kết và hợp tác quốc tế để phát triển ngành - Thành lập các khu công |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Từ Cao Su Năm 2018 Theo Thị Trường
- Tổng Hợp Đầu Tư Hạ Tầng Sản Xuất, Xã Hội Của Vrg Từ 2011 - 2018
- Đánh Giá Chung Sự Phát Triển Của Ngành Cao Su Việt Nam
- Giải Pháp Phát Triển Ngành Cao Su Việt Nam Trong Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp Nông Thôn Đến Năm 2030
- Giải Pháp Chuyển Đổi Số Để Tăng Cường Hiệu Quả Chuỗi Cung Ứng Ngành Cao Su Hướng Đến Phát Triển Bền Vững
- Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 22
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
nghiệp cao su - Ứng dụng công nghệ thông tin tiết giảm chi phí - Liên kết tập thể, hình thành hợp tác xã - Sử dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu | ||
ĐIỂM YẾU (W) - Việc quy hoạch và quản lý diện tích cao su; - Vấn đề quản lý chất lượng cao su; - Vấn đề ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong chế biến sản phẩm - Vấn đề nguồn nhân lực - Các chính sách tài chính hỗ trợ cho phát triển ngành cao su; - Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm; - Vấn đề liên kết trong sản xuất, chế biến, phân phối; | W/O - Xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn để quy hoạch ngành cao su phù hợp, có chiều sâu; - Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển (R&D) - Đào tạo và có chính sách đãi ngộ để phát triển nguồn nhân lực - Có chính sách ưu đãi về tài chính để phát triển ngành cao su trước bối cảnh mới; - Xây dựng thương hiệu cao su; - Liên kết sản xuất, tiêu thụ. | W/T - Tập trung phát triển ngành cao su gắn với bảo vệ môi trường; - Có chính sách hỗ trợ các chủ thể trồng cao su ở các địa bàn điều kiện tự nhiên không thuận lợi cả về khoa học-công nghệ lẫn tài chính, bảo hiểm; - Phát triển thị trường tránh quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc trong dài hạn. |
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến 2030
4.1.2.1. Quan điểm phát triển
Thứ nhất, Quy hoạch phát triển ngành cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường
Hiệu quả sản xuất cao su phụ thuộc nhiều vào giá cao su, giá cả lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường. Vì vậy qui hoạch sản xuất ngành cao su phải căn cứ trên nhu cầu thị trường, có cơ sở khoa học, tính chính xác cao để qui hoạch sản xuất ngành cao su đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai, Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng
Phát triển sản xuất cao su chỉ thực hiện trên các diện tích đất được quy hoạch, có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và phát triển bên vững.
Thứ ba, Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến
Phát triển ngành cao su theo hướng sản xuất lớn, gắn việc trồng cao su với chế biến mủ cao su bao gồm sơ chế và chế biến sản phẩm cao su công nghiệp nhằm nâng cao tối đa giá trị gia tăng và hiệu quả chuỗi sản xuất ngành cao su.
Thứ tư, Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cao su
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế ngành cao su, thành phần kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài cần được tạo điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa nhằm thu hút thêm nguồn vốn để phát triển và hình thành sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế trong chuỗi sản xuất ngành cao su.
Thứ năm, Phát triển ngành cao su phải quan tâm đến đào tạo và lợi ích của người lao động, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề và có chính sách thỏa đáng để không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần người lao động đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số để duy trì và phát triển nguồn nhân lực.
Thứ sáu, Phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm dân cư đô thị, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH khu vực nông nghiệp, nông thôn
Chú trọng phát huy vai trò tác động hỗ tương giữa phát triển cao su và quá trình CNH nông thôn nhất là CSĐĐ của DN nhà nước thông qua cải thiện hạ tầng kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội, hình thành các cụm dân cư đô thị để thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tạo điều kiện ngược lại cho ngành cao su phát triển ổn định, bền vững,
Thứ bảy, Tập trung đầu tư có trọng tâm vào một số sản phẩm cao su có lợi thế cạnh tranh
Đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm cao su có chất lượng cao thay thế dần việc xuất khẩu sản phẩm thô. Đồng thời tận dụng các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership), Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP (Comprehensive and Progresive Agreement for Trans-Pacific Partnership), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam - EVFTA (European-Viet Nam Free Trade Agreement)... để gia tăng xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam.
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu chung: Phát huy các nguồn lực để phát triển ngành cao su Việt Nam bền vững nhằm đáp ứng xuất khẩu và nhu cầu nội địa.
- Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của sản phẩm cao su giai đoạn giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12% và 15 % trong giai đoạn 2026 - 2030;
4.1.3. Định hướng phát triển
- Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, các lợi thế cạnh tranh đẩy mạnh sản xuất, chế biến các sản phẩm cao su có chất lượng cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Phát triển chuỗi sản phẩm cao su trên cơ sở liên kết vùng với công nghệ tiên tiến, hiện đại.