TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp phát triển con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, điều tiên quyết là phải đề ra được những định hướng đúng đắn. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra ba định hướng cơ bản, gồm các định hướng:
Thứ nhất, phát triển con người toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, gắn chiến lược phát triển con người toàn diện với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, phát triển con người toàn diện là sự nghiệp của toàn dân, của cả
hệ thống chính trị và mọi tổ chức xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiếp Tục Hoàn Thiện Và Thực Hiện Có Hiệu Quả Chiến Lược Phát Triển Con Người Việt Nam Theo Những Đòi Hỏi Ngày Càng Cao Của Sự Nghiệp Đẩy Mạnh
- Tiếp Tục Đổi Mới Căn Bản Và Toàn Diện Giáo Dục - Đào Tạo Nhằm Phát Triển Chất Lượng Con Người Việt Nam
- Xây Dựng, Tổ Chức Thực Hiện Và Giám Sát Hiệu Quả Hệ Thống Chính
- Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 20
- Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 21
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Trên cơ sở những định hướng cơ bản đó, cần phải có một hệ thống các giải pháp và biện pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi để có thể nhanh chóng áp dụng trong thực tiễn, nhằm thúc đẩy nhanh sự nghiệp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Trước hết, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển con người Việt Nam theo những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
2. Kết hợp nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần của con người
Việt Nam.
3. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
4. Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nhằm phát triển
chất lượng con người Việt Nam.
5. Tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp gắn với tăng cường xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong con người Việt Nam.
6. Xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát hiệu quả hệ thống chính sách xã hội nhằm mục tiêu phát triển con người toàn diện.
Sự thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả những định hướng và giải pháp trên là điều kiện đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
KẾT LUẬN
1. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, vấn đề con người đều được nhiều nhà khoa học, cũng như nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Và dù ở lĩnh vực khoa học nào thì các học giả đều hướng tới một mục tiêu cơ bản là làm sao để con người được phát triển. Sự ra đời của học thuyết Mác là một bước ngoặt vĩ đại trong nghiên cứu về con người và phát triển con người toàn diện. Đứng trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng, học thuyết Mác đã luôn xem xét và đặt con người trong mối quan hệ mật thiết với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tự nhiên. Ở trong mối quan hệ đó, con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử - xã hội; nhờ và bằng hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình, con người đã sáng tạo ra lịch sử - xã hội và cũng chính trong lịch sử - xã hội đang phát triển đó, con người sẽ được tự do và phát triển. Với quan niệm đó, học thuyết Mác đã trở thành học thuyết về con người, trong đó sự phát triển con người toàn diện là một nội dung cốt lõi.
2. Kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác về phát triển con người toàn diện vào thực tiễn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa – Con người Việt Nam mới, phát triển toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”; rằng sự giải phóng và phát triển con người là bản chất của chế độ ta. Với lập trường quan điểm như vậy, trong vai trò của người lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, đồng thời triển khai trong thực tiễn nhằm phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Và những thành quả đạt được trong sự nghiệp cách mạng này là hết sức lớn lao.
3. Lấy học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện làm nền tảng lý luận, làm cơ sở phương pháp luận và làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định lấy sự phát triển con người toàn diện làm mục tiêu phấn đấu cao nhất, làm nền tảng để xây dựng chế độ xã hội mới. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã làm tất cả những gì cần làm để
đạt mục tiêu ấy. Hiện nay, hơn lúc nào hết, phát triển con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện được Đảng ta hết sức quan tâm và coi đó là một trong những vấn đề mang tính đột phá chiến lược của cách mạng Việt Nam.
4. Từ những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển con người Việt Nam mới - con người phát triển toàn diện, trong những năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển con người Việt Nam. Mặc dù nền kinh tế nước ta còn ở trình độ phát triển chưa cao, song con người Việt Nam đã có sự phát triển nhất định cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là rất đáng tự hào, thể hiện sự đúng đắn trong đường lối, chủ trương của Đảng và trong chính sách của Nhà nước ta. Đồng thời đó cũng là kết quả phản ánh sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, cũng như toàn thể nhân dân ta trong suốt những năm đổi mới vừa qua. Tuy nhiên, sự phát triển của con người Việt Nam hiện nay còn chưa tương xứng với nhu cầu của sự phát triển, và còn chậm so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hơn thế, một số vấn đề yếu kém, tiêu cực trong đời sống, trong kinh tế, chính trị, xã hội vẫn chậm được khắc phục và đang là trở lực lớn đối với sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.
5. Trong bối cảnh của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức ngày càng cao như hiện nay, vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam càng phải được ưu tiên hàng đầu. Trước hết, trên cơ sở thực trạng phát triển con người Việt Nam hiện nay, nhất là những vấn đề mang tính cấp thiết đang đặt ra đối với sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, chúng ta phải có những định hướng phát triển con người đúng đắn, mang tính chiến lược; đồng thời, hệ thống giải pháp đưa ra phải xác thực, khả thi, có tính hiệu quả cao và được thực hiện một cách đồng bộ. Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện, tạo nền tảng để xây dựng nước Việt Nam, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. "Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người toàn diện", Thông tin khoa học xã hội, (2009), (7), tr.10-15.
2. "Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp",
Lý luận chính trị và truyền thông, (2010), (8), tr.38-42.
3. "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo: nhân tố quyết định đến chất lượng con người Việt Nam hiện nay”, Lý luận chính trị và truyền thông, (2013), (11), tr.49-55.
4. "Thực trạng về sự phát triển con người Việt Nam qua chỉ số HDI”,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, (2013), (11), tr.47-53.
5. "Vai trò của giáo dục và đào tạo với sự phát triển trí lực con người Việt Nam”, Giáo dục lý luận, (12/2013), (206), tr.56-59.
6. (Thành viên nhóm nghiên cứu), Nâng cao ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà nội trong giai đoạn hiện nay, Nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, (2013).
7. "Ý thức pháp luật của HSSV – Thực trạng và giải pháp”, Khoa học và Công nghệ, (2/2014),(20), tr.97-100.
8. (Thành viên nhóm nghiên cứu), Tăng cường giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội,(2013).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hồng Anh (2010), "Nghiên cứu phát triển con người trên thế giới và kiến nghị cho nghiên cứu phát triển con người ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu con người, (2).
2. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận Trung ương (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị thúy Hằng (Đồng Chủ biên), (2005), Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị thúy Hằng (Đồng Chủ biên), (2005), Chỉ số tuổi thọ
trong HDI - Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (Đồng Chủ biên), (2005), Chỉ số tuổi thọ trong giáo dục trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hoàng Chí Bảo (1998), "Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường", Những thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước Châu Á, Nxb KHXH, Hà Nội. (10).
8. Bộ Giáo giáo dục và Đào tạo (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục, đến
chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo triển khai chiến lược phát triển giáo dục 2011-2010 và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục và kết luận 51-KL/TW, ngày 23/1.
10.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 10 năm phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”(2000-2010), trên www.cinet.gov.vn.
11.Bộ Y tế (2006), Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Nxb Y học, Hà Nội.
12.Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13.Nguyễn Trọng Chuẩn (2009), "Đầu tiên là công việc đối với con người: Vì dân - một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Triết học (9).
14.Nguyễn Hữu Công (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15.Hoàng Đình Cúc (2008), "Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, (8).
16.Phạm Như Cương (Chủ biên), (1978), Về vấn đề con người mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17.Phạm Như Cương (Chủ biên), (1978), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18.Phùng Danh Cường (2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người toàn diện", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (7).
19.Phùng Danh Cường (2010), "Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (8).
20.Phùng Danh Cường (2013), "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo: nhân tố quyết định đến chất lượng con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (11).
21.Phùng Danh Cường (2013), "Thực trạng về sự phát triển con người Việt Nam qua chỉ số HDI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (11).
22.Phùng Danh Cường (2013) "Vai trò của giáo dục và đào tạo với sự phát triển trí lực con người Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (12).
23.Phạm Thành Dung (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24.Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt
Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
25.Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26.Lương Quang Đảng, Nguyễn Thị Yên (2011), "Báo cáo phát triển con người 2011: Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn", Tạp chí Dân số và phát triển, (12).
27.Đảng Cộng sản Việt Nam (1978), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
30.Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội.
31.Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội.
32.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.