Việc Khai Thác Giá Trị Di Sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám Phục Vụ Phát Triển Du Lịch


tượng Khổng Tử, Tứ Phối đặt tại điện Đại Thành và tượng Chu Văn An cùng ba vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông đặt tại nhà Hậu Đường khu Thái Học. Đây là những hiện vật quý có giá trị lịch sử văn hóa, thẩm mỹ góp phần làm phong phú và tăng thêm giá trị lịch sử văn hóa cho di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám [40, tr.170-177].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Hùng trong công trình: "Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Nho học thời hội nhập" đã điểm luận về hệ thống di tích và giá trị liên quan tới Nho học ở nước ta trong đó có Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử phong kiến cho tới ngày nay. Hiện nay, hoạt động tại các Văn Miếu nói chung ngoài việc thờ phụng những nhân vật lịch sử Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn nhằm cổ xúy việc học hành, khuyến học vào các dịp lễ, tết, khai giảng... còn tổ chức các hoạt động du lịch văn hóa khác như: triển lãm thư pháp, hội họa; trưng bày tác phẩm văn hóa, hội thi; trình diễn văn hóa phi vật thể (diễn xướng dân gian, thơ ca dân gian, nghề thủ công truyền thống...). Như vậy di tích Nho học không chỉ là nơi tham quan, du lịch mà còn trở thành một địa chỉ văn hóa, mở rộng cửa cho các hoạt động văn hóa xã hội của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Qua những hoạt động đó các di tích hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống và phù hợp với xu thế hội nhập [50, tr. 23-24].

"Suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Văn Miếu ở Việt Nam", tác giả Đỗ Văn Trụ [127] cho rằng, Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử,Văn Miếu là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và giáo dục của Việt Nam. Việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa Việt Nam nói chung, VMQTG nói riêng đã và đang trở thành những thách thức do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự biến thiên của lịch sử, của sự tàn phá thiên nhiên, của chiến tranh và tác động của con người; đến nay, các Văn Miếu ở Việt Nam trên thực tế đã bị mai một rất nhiều, phần lớn chỉ còn lại trong sử sách, bia ký, trí nhớ…Đó là một tổn thất rất lớn, không thể bù đắp đối với di sản văn hóa dân tộc [127].


1.1.3.2. Việc khai thác giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám phục vụ phát triển du lịch

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thời cơ và thách thức đan xen, bài viết: "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Nho học ở Việt Nam hiện nay - cơ hội và thách thức" của tác giả Nguyễn Quốc Hùng [51] đã khẳng định: Di sản văn hóa nói chung và di sản Nho học nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt cơ hội để vượt qua thách thức nhằm bảo tồn và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước ... Phát huy các giá trị tiềm ẩn của di sản Nho học trong việc đề cao các truyền thống, giá trị tốt đẹp của dân tộc. Nêu cao tinh thần hiếu học, tu dưỡng đạo đức trong việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững, hướng đến một nền giáo dục hiệu quả, thiết thực, mang đậm bản sắc tốt đẹp của dân tộc [51, tr.69].

Để góp phần bảo tồn cho di tích, bằng thực tế của mình, Đặng Kim Ngọc với: "Những bài học kinh nghiệm về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Văn Văn Miếu - Quốc Tử Giám" [74] đã phân loại từng khu vực của VMQTG và khẳng định giá trị văn hóa to lớn của di tích này. Chúng ta thấy những giá trị tinh thần vô giá về lịch sử mà từ lâu khu di tích này đã trở thành thực sự quan trọng - một đại chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô. Tác giả có thống kê lưu lượng khách du lịch để thể hiện rõ sức hút của di sản. Từ đó, tác giả muốn khẳng định cần bảo tồn di sản văn hóa tại khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám một cách khoa học [74, tr.79-88].

Văn hóa và du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn thu hút khách du lịch, đòi hỏi công việc hướng dẫn, thuyết minh phải đáp ứng nhu cầu du khách, các tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hoàng Thị Tuyết Hương với: "Những kinh nghiệm bước đầu trong công tác hướng dẫn khách tham quan, học tập tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám" [66] đã phân tích tầm quan trọng của công tác hướng dẫn du lịch nhằm phát huy hết việc khai thác du lịch di sản của di tích VMQTG. Thuyết minh, hướng dẫn là một công việc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

quan trọng vì mục đích của nó không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin về di tích tới du khách mà còn nhằm chuyển tải đến du khách trong nước những nét tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh thần hiếu học, tôn trọng đạo, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; đồng thời cung cấp, bổ sung một cách nhìn mới, đúng đắn hơn văn hóa về Việt Nam với du khách quốc tế [66, tr.169].

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di sản văn hóa quốc gia đặc biệt. Để VMQTG luôn phát triển, tác giả Nguyễn Vinh Phúc đã đưa ra: "Phương hướng phát triển của Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" [79], tác giả khẳng định trong tên gọi, Trung tâm không phải là chỉ làm nhiệm vụ thủ từ, đèn nhang cúng tế (tuy đó cũng là công việc phải cáng đáng nhưng không chủ yếu) mà phải là tổ chức các hoạt động văn hóa khoa học. Phương hướng mà tác giả đưa ra là: Nên tổ chức trong Trung tâm một tổ chức tạm gọi là một Ban chức năng với tên gọi là Ban Nghiên cứu Nho học Việt Nam; Bên cạnh việc thành lập Ban Nghiên cứu Nho học cần tổ chức Ban liên kết du lịch Nho học và nên tổ chức biên soạn một tập sách về các Văn Miếu ở Việt Nam [79, tr.86 - 89].

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 5

Tác động của môi trường, tác động văn hóa - xã hội đối với các khu di tích đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bài viết: "Bảo vệ cảnh quan, môi trường và hệ sinh thái của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám" của Phạm Thị Xuân [159] có đề cập và so sánh về diện mạo VMQTG qua một số mốc lịch sử để thấy rõ sự biến đổi của khu di tích này: VMQTG trước năm 1988, và VMQTG từ 1988 đến nay. Thông qua đó tác giả muốn thể hiện kế hoạch hoạt động của Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm bảo vệ cảnh quan khu bảo tồn lịch sử di tích, khu vườn Giám, khu Hồ Văn. Thông qua bài viết tác giả nêu vấn đề cần bảo vệ cảnh quan, môi trường và hệ sinh thái di tích VMMQTG đảm bảo cho di tích vừa xanh, sạch, đẹp vừa giữ được nét cổ kính, linh thiêng [159, tr.203-212].

Các bài viết: "Trung tâm hoạt động văn hoá - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tạo một không gian văn hoá lớn ở trung tâm Thủ đô" của


Nguyễn Thị Nhung [77]; "Văn Miếu - Biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam" của Nguyễn Minh Tường [143]; "Suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Văn Miếu ở Việt Nam" của Đỗ Văn Trụ [127] đã xác định phát triển du lịch bền vững cần đi đôi với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhận định: di sản văn hóa VMQTG là tài sản của Thủ đô Hà Nội nói riêng, của cả nước nói chung là môi trường nhân văn mà cả dân tộc cùng chung vai gắng sức tạo ra trong suốt quá trình lịch sử của mình; là nhân tố quan trọng, là hạt nhân gắn kết cộng đồng xã hội. Cùng với thời gian, các giá trị di sản văn hóa như một dòng chảy, có khả năng to lớn góp phần tạo nên sức mạnh cho dân tộc. Gắn kết di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám với phát triển du lịch cũng được các tác giả nhận định nhằm bồi dưỡng con người về các mặt tri thức, tình cảm, ý chí, làm cho giá trị di sản văn hóa Văn Miếu- Quốc Tử Giám thâm nhập vào con người, làm cho con người trở thành một nhân cách tích cực, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ kết quả nghiên cứu tài liệu về giá trị di sản văn hóa VMQTG, NCS sẽ chọn lọc, kế thừa trong quá trình hoàn thiện luận án. Từ đó, đưa ra hướng đi mới nhằm phát huy hiệu quả mối quan hệ hữu cơ giữa giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.

1.1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Qua các tài liệu được tổng quan, nhận thấy GTDSVH với phát triển du lịch là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay. Trong thực tế, giá trị di sản văn hóa nói chung, đặc biệt giá trị di sản văn hóa VMQTG nói riêng với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội những năm gần đây phát triển khá mạnh, nhưng quá trình nghiên cứu thực tiễn, phát triển lý luận về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Khoảng trống


nghiên cứu lý luận giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch nói chung, giá trị di sản văn hóa VMQTG nói riêng đã làm hạn chế đến việc cung cấp luận cứ khoa học cho can thiệp chính sách cũng như thiếu định hướng để phát triển lĩnh vực này còn khá mới mẻ.

Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố, luận án tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể như sau:

Một là, về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch (bền vững).

Hai là, về mặt thực tiễn, luận án tập trung vào các vấn đề sau:

- Khảo sát, đánh giá thực trạng GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội trong những năm qua.

- Phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội.

- Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của việc khai thác các GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay, tìm ra nguyên nhân.

Ba là, luận án nghiên cứu những vấn đề đặt ra với việc phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay: bất cập và mâu thuẫn; bàn luận về các giải pháp nhằm phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay trong điều kiện phát triển KTTT và hội nhập quốc tế.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.1. Quan niệm về giá trị, giá trị di sản văn hóa

1.2.1.1. Quan niệm về giá trị

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm: Giá trị là khái niệm được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau, kể cả các khoa học tự nhiên, bởi vậy mà nó là một khái niệm rất phức tạp. Từ khi giá trị học như một khoa học về giá trị ra đời, đã có khá nhiều học giả trên thế giới và ở Việt Nam thảo luận và tổng kết về vấn đề này, nhưng bức tranh chung vẫn không nhờ thế mà bớt phần rậm rạp, Archie J.Bahm, tác giả cuốn "Giá trị học: khoa học về các giá trị" (Axiology: The Science of Values) đã nhận định:


Việc tìm hiểu các giá trị rất phức tạp bởi vì có nhiều dạng giá trị khác nhau và vô số những nhầm lẫn về giá trị, nhiều cái trong số đó xuất phát từ ý tưởng sai lầm. Việc chọn lọc trong rất nhiều dạng giá trị nhằm tìm ra những dạng cần thiết để hiểu sao cho đúng dường như là một nhiệm vụ vô vọng cho những người mới bắt đầu [107, tr.29].

Do vậy, trong luận án của NCS xin tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học để trình bày khái quát quan niệm về giá trị và giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là quan niệm của tác giả Trần Ngọc Thêm trong công trình mới đây "Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai" (2016) làm khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu của mình.

Cũng theo tác giả Trần Ngọc Thêm: từ cuối thế kỷ XVIII, việc nghiên cứu giá trị đã dần dần phát triển thành một chuyên ngành khoa học độc lập với tên gọi là lý thuyết (về) giá trị (Value theory). Lý thuyết về giá trị ban đầu tồn tại trong khuôn khổ triết học, về sau mới tách ra và thâm nhập vào hầu như tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Cho đến nay, đã có rất nhiều những định nghĩa, những quan niệm khác nhau về giá trị xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau.

Giá trị theo cách giải thích của E.Căng (1724-1804) - nhà triết học cổ điển Đức: vật nào có thể đem trao đổi được đều có một giá, duy có một số vật không lấy gì thay thế được thì có một giá trị. Ví dụ: kiệt tác nghệ thuật, tín ngưỡng thần linh… là những cái vô giá.

Theo giải thích của một số từ điển trong và ngoài nước thì "giá trị" được dùng để chỉ phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hay của con người; là cái làm cho sự vật trở nên có ích, đáng quý; là ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của khách thể đối với con người… được phản ánh trong các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, lý tưởng, mục đích.

Quan niệm của Su-nê-sa-bu-ra Ma-ki-gu-chi (Tsunesabura Makiguchi) người sáng lập ra Hội giáo dục giá trị của Nhật Bản đã định nghĩa: "Giá trị là


sự thể hiện có tính định hướng về mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của sự đánh giá".

Nhà nhân chủng học Hoa Kỳ C.Cơ-lắc-khôn (Clyde klukhohn) quan niệm: giá trị mang trong nó "những quan niệm thầm kín hoặc bộc lộ về ao ước riêng của cá nhân hay của một nhóm. Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn trong phương thức, phương tiện và mục đích khả thể của hành động" Theo Giêm Pi-Pơn (James Peoples) và Ga-rích Bê-li (Garrick Bailey)

thì "Giá trị là cái ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, nó được chia sẻ trong một nhóm hay trong toàn xã hội; nó được cá thể, nhóm, hoặc toàn xã hội mong muốn hay được coi là cái có ý nghĩa. Đó là những phẩm chất cơ bản cần phải có để đảm bảo con đường sống, các chuẩn tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn".

Nhìn chung, các quan niệm về giá trị ít nhiều còn có thể gây tranh cãi, có nhiều điểm còn phải trao đổi lại. Tuy nhiên, điểm chung của các quan niệm này ở chỗ: tất cả đều xem giá trị như là kết quả của hoạt động đánh giá từ phía chủ thể (con người). Con người không lãnh đạm với thế giới, trong đó con người đang tồn tại. Dù thể hiện hay ngầm ẩn, con người thường quy các hiện tượng, sự vật vào những giá trị: tốt - xấu, cao cả - thấp hèn…Hơn nữa, các hành động của con người, dù vô thức hay hữu thức đều mang tính hướng đích, tức là hướng tới các giá trị cái gì tích cực mà con người mong muốn. Vì vậy, tác giả Trần Ngọc Thêm với phương pháp hệ thống đã đưa ra một định nghĩa về giá trị và phân tích cơ cấu của nó đầy đủ, khoa học hơn.

Theo Trần Ngọc Thêm, một quan niệm hợp lý về giá trị phải là sự kết hợp cả ba cách tiếp cận (từ khách thể, chủ thể và các mối quan hệ mà chúng tham gia). Do vậy, ông đã định nghĩa giá trị như sau:

"Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh không gian và thời gian cụ thể" [107, tr.39].


Ông đã chỉ ra bốn tiêu chí cho phép nhận diện giá trị như sau:

1) Là tính chất của khách thể (sự vật, hiện tượng, trạng thái, hoạt động…): Bất kỳ cái gì cũng có thể trở thành khách thể và bất kỳ tính chất nào của khách thể cũng có thể trở thành đối tượng đánh giá. Cần tránh nhầm lẫn giữa khách thể với vật mang khách thể. Khi nói: "cô gái đẹp", "ông A béo tốt", "người Nhật cần cù"…thì "cô gái", "Người Nhật" là những vật mang khách thể chứ không phải là đối tượng đưa ra làm khách thể của đánh giá. Đối tượng đưa ra làm khách thể của đánh giá trong câu nói thứ nhất ẩn danh, đó thường là toàn bộ hình thức bên ngoài của cô gái (cá biệt có người coi trọng cái dáng, có người coi trọng khuôn mặt); trong câu nói thứ hai là trạng thái trọng lượng; trong câu nói thứ ba cũng ẩn danh, đó là (hoạt động) lao động.

Những khách thể này cũng không phải là đối tượng đánh giá một cách toàn diện; đối tượng đánh giá thực sự chỉ là một (số) tính chất nào đó của khách thể thôi; Hình thức của cô gái được đánh giá về tính thẩm mỹ; trạng thái trọng lượng được đánh giá về tính ích dụng; hoạt động lao động được đánh giá về cường độ.

Trong định nghĩa, tác giả quy giá trị về "tính chất" chứ không coi nó là "phẩm chất" bởi lẽ, để định nghĩa một đối tượng A, ta phải quy nó về một khái niệm có ngoại diện rộng hơn (và nội hàm hẹp hơn) A. Ở đây, "tính chất" là một khái niệm rộng hơn "giá trị", nó bao gồm cả giá trị lẫn "phi giá trị". Trong khi đó thì "phẩm chất", theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, chính là "cái phẩm chất" là một khái niệm gần như trùng với "giá trị", có thể thay thế cho "giá trị". Do vậy, cách nói "giá trị là tính chất đáp ứng các điều kiện…" sẽ được dùng khi tiếp cận từ trên xuống, để xác định giá trị; còn cách nói "giá trị là phẩm chất" sẽ được dùng khi đi ngang, để phân loại giá trị (chẳng hạn, cách viết "giá trị định hướng cốt lõi là phẩm chất mà mỗi cá nhân phải nỗ lực hướng tới…"

2) Được chủ thể (con người) đánh giá là tích cực: Chủ thể định giá luôn luôn là con người. Giá trị là khái niệm chỉ xuất hiện trong xã hội con người.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí