Định Hướng, Mục Tiêu Khai Thác Hoạt Động Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể “Hát Bội, Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch Tỉnh Bình Định Đến Năm 2020


Trước hết, đó là Công tác bảo tồn di sản văn hóa hát bội, bài chòi đã đem lại những kết quả quan trọng. Nhờ có nỗ lực bảo tồn từ các cấp chính quyền Trung ương, địa phương và từ phía người dân - chủ nhân của di sản, mà hát bội, bài chòi đã được khôi phục, giữ gìn. Nhờ vậy mà hoạt động du lịch dựa vào việc khai thác giá trị di sản văn hóa hát bội, bài chòi mới có thể phát triển.

Thứ hai, Công tác đầu tư phát triển loại hình hát bội bài chòi cũng được cơ quan Quản lý nhà nước quan tâm, chú trọng. Một số dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể hát bội, bài chòi đã được đề xuất. Bên cạnh việc đầu tư từ phía cơ quan Quản lý nhà nước, một số doanh nghiệp du lịch cũng mạnh dạn đưa hát bội, bài chòi vào chương trình tour giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước,đội diễn viên hát bội, bài chòi phục vụ khách bất kể khi nào có yêu cầu…

Thứ ba, Sản phẩm du lịch văn hóa hát bội, bài chòi có sức lôi cuốn riêng cho nên lượng khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài tham gia những chương trình hát bội, bài chòi tại Bình Định gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Bước đầu, các nhà xây dựng sản phẩm du lịch đã biết kết hợp một cách hiệu quả việc khai thác hát bội, bài chòi trong hoạt động du lịch có gắn kết với tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội của Bình Định để tạo nên những chương trình du lịch khép kín khá hấp dẫn.

Thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được tăng cường. Nhất là cơ sở lưu trú du lịch có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Riêng trong giai đoạn 2013 - 2016 đã có 28 cơ sở được xây dựng mới đưa tổng số cơ sở lưu trú cả tỉnh lên 150 cơ sở. Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh cơ bản đáp ứng số lượng khách vào các mùa cao điểm du lịch.

Thứ năm, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch tiếp tục được cải thiện. Tính đến 6/2016 toàn tỉnhcó 5.156 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Tỷ lệlao động phổ thông trong ngành du lịch đã giảm xuống, từ tỷ lệ 60% - 70%năm 2013 nay đã xuống 35.5%.


Thứ sáu, công tác tuyên tuyền, quảng bá du lịch có bước tiến bộ. Sau khi sát nhập thành sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có được sự đa dạng và rộng rãi khi kết hợp, lồng ghép với việc tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao có qui mô lớn trên địa bàn của tỉnh như các hội diễn văn nghệ dân gian chuyên và không chuyên được tổ chức ở Bình Định.


2.4.2. Những vấn đề còn han

chê

Thứ nhất, chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển hát bội, bài chòi và đưa ra các chiến lược phát triển du lịch xứng tầm, thể chế các chiến lược thành các kế hoạch đặc biệt về đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là cơ sở hạ tầng các khu du lịch và các điểm du lịch. Các dự án khu du lịch được coi là khâu đột phá cho du lịch, song tiến độ thực hiện dự án theo quy hoạch còn rất chậm. Công tác đầu tư, quy hoạch phát triển hát bội, bài chòi mới ở giai đoạn đầu. Tuy một số hoạt động đầu tư phát triển hát bội, bài chòi bắt đầu triển khai nhưng thực tế tiến độ rất chậm, vốn ít. Chưa có một kế hoạch tổng thể hay một chiến lược lâu dài cho phát triển du lịch, trong đó có khai thác, phát huy giá trị di sản hát bội, bài chòi. Vì thế, hoạt động du lịch khai thác hát bội, bài chòi hiện nay chỉ mới mang tính chất bột phát, nhất thời, khi khách có yêu cầu thì đáp ứng mà hầu như chưa được đầu tư một cách bài bản, hoặc đã có nhưng số lượng tại điểm đến còn quá ít.

Thứ hai, công tác xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa hát bội, bài chòi chưa chuyên nghiệp. Tuy một số sản phẩm hát bội, bài chòi đã bước đầu tạo được ấn tượng cho du khách nhưng nhìn chung sản phẩm còn hết sức nghèo nàn, đơn điệu; thiếu các dịch vụ du lịch đạt chuẩn phục vụ du khách. Sản phẩm du lịch nói chung mới mang tính chất “tự biên tự diễn”, thô sơ, thiếu tính sáng tạo. Bình Định chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao, nên chưa tạo được điểm nhấn để thu hút và lưu giữ khách đến Bình Định. Sản phẩm phần lớn chỉ dựa vào giá trị sẵn có của các danh thắng, điểm di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống. Các điểm quy hoạch du lịch mới chỉ đầu tư trùng tu, tôn tạo là chính còn hạn


chế về cơ sở hạ tầng (Đường vào, cảnh quan, môi trường) và chất lượng phục vụ (hướng dẫn viên, hàng lưu niệm, phong cách đón tiếp, dịch vụ thông tin...).

Thứ ba, công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch văn hóa hát bội, bài chòi vẫn còn bỏ trống. Cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp đều chưa chú trọng đến việc xúc tiến hình ảnh hát bội, bài chòi Bình Định. Điều này không chỉ thể hiện rõ trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp… mà có thể thấy trước mắt là trong các tập gấp, tờ rơi thiếu hẳn thông tin về hát bội, bài chòi, hoặc có chăng thì chỉ là nội dung giới thiệu chung chung, không đầy đủ. Thực tế số liệu điều tra của tác giả, 36% du khách biết đến hát bội, bài chòi là do giới thiệu từ người thân bạn bè chứ không phải từ báo đài. Ngoài ra, cộng đồng người dân cũng không được tập huấn kỹ năng làm du lịch, nhận thức về vai trò của hoạt động du lịch hát bội, bài chòi của người dân còn rất thấp. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tuy đã có chuyển biến, song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các sản phẩm quảng bá như tờ rơi, tờ gấp, đĩa VCD, DVD, sách... số lượng phát hành trong giai đoạn vừa qua mới chỉ đáp ứng việc cung cấp tới các điểm diểm di tích, khách sạn, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trên địa bàn Bình Định, chưa quảng bá đến được các thị trường khách du lịch lớn trong và ngoài nước…

Thứ tư, là công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực hát bội, bài chòi còn hạn chế. Nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt của các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành kinh tế dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, nhân lực của ngành du lịch Bình Định vừa thiếu vừa yếu. Hát bội, bài chòi thiếu những hướng dẫn viên, thuyết minh viên am hiểu về hát bội, bài chòi và có đủ trình độ ngoại ngữ để chuyển tải cho khách du lịch. Nhận thức của người dân về phát triển hát bội, bài chòi cần phải được tuyên truyền, nâng cao. Cán bộ của Ngành Du lịch phải được đào tạo, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.

Thứ năm, mặc dù các chỉ tiêu phát triển du lịch có nhịp độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng du lịch.


Thứ sáu, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn vừa ít về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn và năng lực tài chính. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa được đảm bảo và đặc biệt là đội ngũ lao động trong ngành du lịch thiếu tính chuyên nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa cao, có tới 75% lao động chưa quađào tạo. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ; còn ít điểm di tích lịch sử - văn hóa có hướng dẫn viên hoặc thuyết minh viên chuyên nghiệp làm việc tại điểm.


Tóm tắt chương 2


Ở chương 2, tác giả đã trình bày thực trạng và đánh giá về khai thác di sản văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ du lịch ở tỉnh Bình Định. Đồng thời cũng phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác các sản phẩm văn hóa phi

vật thể phục vụ phát triển du lịch. Chương 3 sẽ tiếp tuc trình bày các giải pháp trong

việc khai thác di sản văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định.


CHƯƠNG III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ “HÁT BỘI”, “BÀI CHÒI” PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH


3.1. Định hướng, mục tiêu khai thác hoạt động di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội, Bài chòi” phục vụ du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020

Dựa trên Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;Quyết định số 2140/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các văn bản khác…mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đã được xác định cho du lịch Bình Định như sau:

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

-Du lịch là ngành kinh tế có vị trí mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế chung với hê thống cơ sở vâṭ chất kỹ thuâṭ đồng bô;̣

-Sản phẩm du lic̣ h chất lươṇ g cao, đa daṇ g, có thương hiêụ , mang bản sắc văn hóa

Bình Định, thân thiên

́ i môi trườ ng;

-Đưa Bình Định trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch;

-Thành phố Quy Nhơn trở thành thành phố du lịch và là một trong những trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

3.1.2.1. Mục tiêu về kinh tế

Một là, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mục tiêu đến năm 2020 đón 5.5 triệu lượt khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế; doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng.

Hai là, tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân giai đoạn 2015 – 2020 là 15% - 17% và năm 2025 là 20%.


Ba là, lực lượng lao động đã qua đào tạo trong ngành chiếm 80% - 85% đến năm 2025. Trong đó, đại học và sau đại học đạt 20%, cao đẳng và trung học 27%.

Bốn là, Đóng góp của du lịch vào ngân sách địa phương là 15% - 17% đến năm 2020 và 20% năm 2025.

3.1.2.2. Mục tiêu về văn hóa xã hội

-Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di tích cảnh quan;

-Tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo. Đến 2020, tạo được 26.500 việc làm, trong đó 8.500 lao động trực tiếp, năm 2030 tạo được 68.000 việc làm, trong đó có

22.500 lao động trực tiếp;

-Góp phần nâng cao dân trí và đờ i sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng.


3.1.2.3. Mục tiêu về môi trường

-Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng;

-Gắn hoaṭ đôṇ g du lic̣ h với mục tiêu phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3.1.2.4. Mục tiêu về quốc phòng, an ninh

-Gắn phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn xã hội;

-Giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là vùng biển, đảo.

3.1.2.5. Mục tiêu khai thác Di sản văn hóa phi vật thể hát bội, bài chòi

Căn cứ vào Quyết định số 4850/QĐ-UBND về “Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội và Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020”, có 7 mục tiêu cụ thể được đặt ra là:

(1) Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn những giá trị tiêu biểu của “Hát bội”, “Bài chòi”;

(2) Truyền dạy nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” trong cộng đồng và trong trường học;


(3) Phục hồi, bảo tồn các vở tuồng cổ về “Hát bội”, xây dựng các trích đoạn tuồng, bảo tồn, phát huy hội đánh bài chòi dân gian, các vở “Bài chòi” dân gian;

(4) Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến bao tồn và phát huy giá trị di sản “Hát bội”, “Bài chòi”;

(5) Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản “Hát bội”, “Bài chòi”;

(6) Đầu tư, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất thiết chế khai thác sử dụng, phát huy giá trị di sản tuồng, bài chòi;

(7) Gắn kết Nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” với hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản.

3.1.3. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Căn cứ Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 796/TTr-SVHTTDL ngày 06/5/2016; một số số liệu khác được tính toán dựa trên số liệu gốc đã được nghiên cứu và dự báo trước đó về Bình Định để làm căn cứ đề ra dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch Bình Định đến năm 2030 như sau:

Bảng 3. 1. Một số chỉ tiêu dự báo du lịch Bình Định đến năm 2030


TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

2020

2030

1

Tổng số khách

Nghìn lượt.kh

5.500

12.000

-

Khách nội địa

Nghìn lượt.kh

4.700

10.500

-

Khách quốc tế

Nghìn lượt.kh

800

1.500

2

Tổng doanh thu từ khách du lịch

Tỷ đồng/năm

10.000

33.000

3

Số lượng cơ sở lưu trú

Buồng

7.500

15.000

-

Buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm

%

43

50

4

Tổng vốn đầu tư

Tỷ đồng

15.000

36.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 14


Nguồn: UBND tỉnh Bình Định và tính toán của tác giả (2017)


Việc xác định một số chỉ tiêu dự báo cho việc khai thác Di sản văn hóa hát bội, bài chòi gặp không ít khó khăn do chưa có số liệu thông kê cụ thể nào về việc khai thác khách trong những năm vừa qua. Căn cứ vào những tài liệu thống kê sơ lược của Sở VHTT&DL Bình Định cũng như các tính toán của tác giả, tác giả xin đề xuất một số chỉ tiêu dự báo về khai thác Di sản văn hóa hát bội, bài chòi đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như sau:

Bảng 3. 2. Một số chỉ tiêu dự báo khai thác hát bội, bài chòi Bình Định đến năm 2030


TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

2020

2030

1

Tổng số buổi diễn

Buổi/ năm

200

350

-

Hát bội

Buổi/ năm

100

150

-

Bài chòi

Buổi/ năm

100

150

2

Tổng nhân lực biểu diễn

Người

1.360

2.210


Hát bội




-

Nghệ nhân, nghệ sĩ thực hành

Người

700

1.000

-

Nghệ sĩ ưu tú

Người

10

20


Bài chòi




-

Nghệ sĩ, người thực hành

Người

400

700

-

Nghệ nhân

Người

250

400

3

Tổng số đoàn nghệ thuật

Đoàn

54

90


Hát bội




-

Chuyên nghiệp

Đoàn

2

5

-

Không chuyên

Đoàn

15

30


Bài chòi




-

Chuyên nghiệp

Đoàn

2

5

-

CLB không chuyên

Đoàn

35

50

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định và tính toán của tác giả (2017)

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí