Những Công Trình Nghiên Cứu Về Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Với Phát Triển Du Lịch


Bách khoa 1999 (khoảng trên 5000 trang). Bộ sách của Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.09 về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 11 tập - Nxb Hà Nội 2010 (khoảng trên 4000 trang). Phần lớn nội dung các tập sách trên đều đề cập đến di sản văn hóa và giá trị của Thăng Long - Hà Nội. Chẳng hạn các tập từ 6 đến 11 về: con người, giáo dục và đào tạo, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể… của Thăng Long - Hà Nội. Vì thời gian có hạn NCS chủ yếu chỉ quan tâm đến di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội một cách chung nhất, khái quát nhất.

Theo báo cáo điều tra xã hội học của đề tài KX.09: "Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" [14] người dân Hà Nội đánh giá các lợi thế của Thủ đô là: tiềm lực kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực văn hóa. Về nguồn lực văn hóa, hàng đầu là truyền thống văn hiến lâu đời, đội ngũ trí thức đông đảo, các di tích lịch sử - văn hóa, trình độ dân trí, giá trị kiến trúc cổ. Trong phần "Tổng quan về lợi thế, tiềm năng và giá trị các nguồn lực phát triển kinh tế", các tác giả đã tổng quan "nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể" như sau:

Nguồn lực văn hóa, tài nguyên văn hóa ở đất Thăng Long - Hà Nội chủ yếu trước hết là Vốn con người: các bậc anh minh, tướng giỏi, thợ thủ công tinh xảo, các bậc thầy đạo cao đức trọng, đặc biệt là các lớp thị dân Thăng Long tài hoa, thanh lịch hàng ngàn năm qua đã hội tụ về đất Kinh kỳ. Trong suốt 1.000 năm xây dựng, bảo vệ Kinh đô, các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội đã sáng tạo các giá trị văn hóa vô cùng phong phú. Qua sự sàng lọc, thử thách của thời gian, các giá trị đó kết tinh thành di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội còn phản ánh đời sống tinh thần của mỗi giai đoạn lịch sử phát triển Thăng Long - Hà Nội và của cả nước. Đó là các đình, đền, chùa, phủ, miếu, những tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc có giá trị cao, các lễ hội cổ truyền, văn hóa ẩm thực…Đó là vốn tài sản vật chất và tinh thần vô giá trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc mà các thế hệ cha ông đã tạo dựng, trao truyền cho các thế hệ.


Thăng Long - Hà Nội là một trong những địa phương có số di tích lịch sử văn hóa phong phú vào bậc nhất so với cả nước. Theo thống kê, xếp hạng di tích, đến nay toàn thành phố Hà Nội có 5.175 di tích; đã xếp hạng 2.311 di tích, trong đó có 09 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 1.184 di tích xếp hạng cấp quốc gia (chiếm 51,23% tổng số di tích được xếp hạng), 1.118 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố (chiếm 48,38% tổng số di tích được xếp hạng) [102, tr.14].

Thăng Long - Hà Nội còn chứa đựng tiềm năng du lịch rất lớn, có hàng trăm làng nghề truyền thống khác nhau. Du khách trong nước và quốc tế đến tìm hiểu dấu ấn của nền văn hóa xưa đồng thời trải nghiệm các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng.

Công trình: "Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng" Trần Văn Bính [13], gồm các bài viết của các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa đã truyền tải tới du khách những thành tựu văn hóa Thăng Long - Hà Nội của các thời kỳ lịch sử khác nhau. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước trong trường kỳ lịch sử; là nơi hội tụ, kết tinh các giá trị văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc, của bốn phương, chính điều này cho thấy văn hóa Thăng Long - Hà Nội là đại diện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam. Cùng với hội tụ là lan tỏa, là tỏa sáng, văn hóa Thăng Long - Hà Nội từ nhiều đường, nhiều phương thức đã đến mọi miền Tổ quốc và vượt qua biên giới quốc gia, đến với bạn bè năm châu, bốn bể. Hội tụ và tỏa sáng là đặc trưng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử.

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa của di sản văn hóa dân tộc trong đó có di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội là công việc rất quan trọng. Công trình: "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội" của nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Bền [10]; Công trình: "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội" của nhà nghiên cứu Võ Quang Trọng [126], đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về quản lý di sản một số nước trên thế giới để vận dụng vào công tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội; quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể, đồng thời nêu kinh nghiệm một số nước trong công tác này. "Bảo tồn cần phải đi kèm với khai thác, phát huy giá trị DSVH trong đời sống…Bảo tồn cần phải quan tâm đến đặc điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể để có những điều chỉnh phù hợp với thời đại" [126, tr.237]. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giữ gìn và phát huy giá trị DSVH là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác, trách nhiệm của người dân tham gia vào công tác này. Trên cơ sở chỉ ra những nguy cơ, thách thức của việc phát huy GTDSVH và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội.

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 4

Từ kết quả nghiên cứu tài liệu, NCS có thể chọn lọc, kế thừa chọn lọc phần cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH như: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong quá trình viết luận án.

Công trình: "Những giá trị lịch sử văn hóa 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" của Nguyễn Viết Chức [22] đã xác định các giá trị lịch sử - văn hóa - Thăng Long - Hà Nội được thể hiện một cách cụ thể, đa dạng, tiêu biểu thông qua các hoạt động lao động sáng tạo của người dân Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quốc đô suốt gần 1000 năm qua và đang được thể hiện khá sống động trong đời sống văn hóa Thủ đô hôm nay. Các giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành một hệ thống và được phát triển trên các bình diện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng - tôn giáo, giải trí, sáng tạo. Trên cơ sở đánh giá đúng những giá trị ấy mới có thể phát huy tốt việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa mà các thế hệ trước để lại trong quá trình CNH, HĐH, hội nhập và phát triển dưới tác động của KTTT, TCH.

Việc tham quan du lịch hiện nay không chỉ đơn thuần là thăm thú cảnh quan, mà du khách còn có nhu cầu tìm hiểu khám phá những nét độc đáo của truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các điểm đến. Tác giả Nguyễn


Văn Đức trong bài viết: "Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững" [38] đã làm rõ sự kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với các đơn vị quản lý di tích lịch sử văn hóa để phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng phát triển bền vững. Định hướng tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa theo hướng bền vững bao gồm; thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích thông qua tổ chức các hoạt động du lịch hướng tới tự chủ về tài chính, tối đa lợi ích giữa các bên liên quan, bảo vệ môi trường và văn hóa cộng đồng. Tác giả Nguyễn Văn Đức đã lựa chọn ba di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Hà Nội để nghiên cứu, gồm: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Đền Ngọc Sơn, di tích Cổ Loa. Mặc dù nghiên cứu ba di tích trong đó có VMQTG, song đề tài chỉ nghiên cứu bốn hoạt động cung ứng dịch vụ là: trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm mà chưa nghiên cứu sâu về giá trị di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám với phát triển du lịch ở Hà Nội.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị di sản văn hóa của Văn Miếu - Quốc Tử Giám với phát triển du lịch

Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về giá trị di sản VMQTG cũng như các công trình chuyên khảo trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy những giá trị di tích của VMQTG (trong đó có tài liệu bàn đến phát triển du lịch tại VMQTG).

1.1.3.1. Về giá trị của di tích

Công trình: "Quốc Tử Giám trí tuệ Việt" của Đỗ Văn Ninh [72] đã giới thiệu với khách tham quan về kiến trúc Quốc Tử Giám - Văn Miếu và 82 Bia nghè trường Giám, trong đó nêu bài ký đề tên tiến sỹ. Tác giả đã tái hiện một cách tổng thể và chi tiết về không gian kiến trúc của khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tác giả đã mô tả khu di tích với thứ tự từ trước tới sau, từ ngoài vào trong và từng bước diễn giải các dấu tích từ nguyên sơ đến hiện đại của khu di tích lịch sử đặc biệt này. Cụ thể: tác giả đi vào mô


tả từ Hồ Văn và cả quang cảnh một dải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu cùng bài ký ở đình bia Hồ Văn [72, tr.10 -14]. Tiếp đến là các cửa vào Văn Miếu: đầu tiên là Văn Miếu Môn - cửa ngoài cùng của khu di tích mang đặc trưng kiến trúc độc đáo cổ của dân tộc; sau đó là Đại Trung Môn có nhiều cây cỏ tạo thêm một lớp cửa ra vào khiến công trình thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch [72, tr.14-19]; Khuê Văn Các là một gác nhỏ xinh, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã - Viên ngọc trong khu di tích [72, tr.21-23]; Giếng Thiên Quang còn gọi là Văn Trì (Ao Văn) [72, tr.24-27]; Khu vực chính của di tích là qua Đại Thành Môn, Ngọc Thành Môn và Kim Thành Môn [72, tr.28-29]; Bước qua cửa Đại Thành là Văn Miếu, Tả Vu và Hữu Vu [72, tr.30-33]; Sau cùng là đền Khải Khánh - Quốc Tử Giám [72, tr. 34-38].

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Ninh cho rằng:

Khu di tích Quốc Tử Giám - Văn Miếu Hà Nội cho dù có 2 chức năng: là trung tâm giáo dục văn hóa, là nơi thờ cúng Khổng Tử và các Tiên Nho, nhưng ý nghĩa là một trường đào tạo nhân tài bao giờ cũng lấn át ý nghĩa của một nơi cúng tế.

Về mặt di tích mà nói, thực tế 2 vườn bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị vè nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự quý giá. Nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, nhà nghiên cứu triết học có thể tìm thấy những chứng cớ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt Nam, thậm chí nhiều đồng bào đó đây khắp nơi trong nước cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảng ... Chỉ từ những tấm bia này thôi, người nghiên cứu mỹ thuật có thể tìm hiểu đặc điểm suốt thời nhà Lê và cũng từ đây rút ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát triển áp dụng vào những công trình sáng tác hiện đại [72, tr.38 - 39].


Khẳng định giá trị của "Văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long" tác giả Ngô Đức Thọ cho rằng:

Không chỉ có giá trị về các thông tin riêng lẻ, cả vườn bia Tiến sĩ trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long còn là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc [113, tr.6].

Các công trình nghiên cứu về: "Văn bia Văn Miếu" của Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám [138]; "Từ quá trình dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến việc tạo di tích Nho học hiện nay" của Lê Thị Thu Hương [52]; "Bia Văn Miếu Hà Nội" của Hoàng Văn Lâu, Phạm Văn Thắm, Phạm Thị Thoa [56]; "Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Sẽ trở thành Di sản tư liệu thế giới" của Minh Long [59] đã làm rõ giá trị và đặc trưng của văn bia VMQTG. Đó là di sản bắt đầu từ chủ trương của Vua Lê Thánh Tông về việc dựng bia tôn vinh các nhà trí thức Nho học bậc đại khoa, được triều đình nhà Lê (Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng) quan tâm. Dù không đủ bia cho toàn bộ các khoa và cũng bị mất mát, thất lạc một số, cả vườn bia 82 tấm hiện còn đã trở thành một di tích văn hóa nổi tiếng của cả dân tộc, được các tầng lớp nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng.

Các công trình nghiên cứu: "Giá trị của 82 pho "sử đá" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám" của Dương Thị Thu Hà [41]; "Phẩm chất văn học của các bài bi ký đề danh Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long" của Phan Văn Các [16]; "Bàn về một số lượng bia tiến sĩ ở Quốc Tử Giám" của Đỗ Văn Ninh [71]; "Văn bia Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội" của Đỗ Văn Ninh [73] đã chỉ rõ văn bia không chỉ mang ý nghĩa lưu danh khuyến khích hiền tài giúp nước, mà văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn đóng vai trò là sử đá của nền giáo dục khoa cử Việt Nam. Trước hết, đó là bức tranh


lớn về quy mô nền giáo dục. Mỗi tấm bia đều mang theo những thông tin về các khoa thi Hội như tên các quan trông coi thi, chấm thi (Đề điệu, Tri cống cử, Giám thí…), ngày thi Đình, ngày yết bảng xướng danh… Tuy số người dự thi không được kể đến đầy đủ trong tất cả các khoa thi, cách ghi cũng không thật tỷ mỷ (chỉ lấy tròn số), tuy nhiên đây là những con số hết sức ý nghĩa bởi qua đó giới thiệu cho du khách tham quan có một nhận thức rõ nét hơn về tình hình phát triển giáo dục ở các triều đại. Căn cứ vào số liệu số người dự thi Hội ghi trên các bia Tiến sĩ, du khách đã có thể hình dung khá rõ nét một bức tranh về sự phát triển giáo dục thời Lê, đồng thời đó là minh chứng sáng rõ cho tinh thần, truyền thống hiếu học của dân tộc. Thêm vào đó, do tính chất quan trọng và đòi hỏi sự chính xác nên việc dựng bia được thực hiện rất công phu, bài bản (việc này thường được vua giao đích danh cho Thượng thư Bộ Lễ đảm trách). Do vậy, đây cũng là sử liệu tin cậy nhất về các nhà khoa bảng.

Không chỉ là văn bản mang tính chất lưu trữ thông tin, tác giả luận án còn tiếp thu về giá trị giáo dục qua các bài văn ký bia Tiến sĩ ở Văn Miếu có những đóng góp đặc sắc cho di sản văn học nước nhà với tấm lòng chân thành của tác giả văn bia muốn truyền đến cho lớp lớp mai sau những lời khích lệ rất thiết tha và đây thực sự là những tác phẩm văn học truyền đời. Cùng với đó, các tấm bia ở Văn Miếu nói chung được khắc dựng rất công phu, có giá trị về điêu khắc và thư pháp cao, trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa nêu trên, các bia đề danh Tiến sĩ tại VMQTG đã truyền được tinh thần của người xưa gửi gắm trên những phiến đá qua bao thế kỷ. Từ đó, khích lệ lớp hậu sinh vươn lên mà học tập. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến UNESCO quyết định công nhận 82 bia đá các khoa thi triều Lê - Mạc tại VMQTG là Di sản Tư liệu thế giới.

Trong bài viết: "Cần xử lý một cách khoa học các nguồn tư liệu về di tích Nho học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội" nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn nêu trọng tâm trong việc quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo cũng như quảng bá


khu di tích Nho học nổi tiếng này nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững; cần sưu tầm tư liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám thật đầy đủ, chi tiết; Khai thác xử lý các tư liệu cẩn thận và phê phán sử liệu một cách khoa học để thấy rõ mối quan hệ giữa Văn Miếu và Quốc Tử Giám [57, tr.117-118].

Công trình khoa học: "Di sản văn chương Văn Miếu - Quốc Tử Giám" của Phan Văn Các, Trần Ngọc Vương [18] đã tổng kết những giá trị của văn hiến Thăng Long - Hà Nội trong suốt một nghìn năm lịch sử. Đây là một công trình khảo cứu, dịch thuật và công bố những giá trị ấy của văn chương VMQTG. Công trình bao gồm: sưu tầm, phiên dịch toàn bộ những câu đối, hoành phi, đại tự có ở cụm di tích VMQTG Thăng Long. Lựa chọn, công bố lại một số tác phẩm trong số các bi ký đề danh Tiến sĩ; Tuyển chọn năm bài văn sách Đình đối có tính tiêu biểu ở các thời điểm khác nhau trên lịch trình khoa sử ở Thăng Long. Mục tiêu của cuốn sách là đưa đến cho độc giả sự hình dung về một bộ sưu tập các tác phẩm văn học thể hiện nổi bật giá trị văn chương của VMQTG Thăng Long. Những ai quan tâm đến lịch sử văn học dân tộc đều dễ dàng biết được rằng so với nhiều nền văn học khác, văn học viết nước nhà đã kinh qua ít nhất hai thời đại văn học lớn, với mốc phân kỳ hiện nay đã được giới nghiên cứu đồng thuận là những năm bản lề giữa hai thế kỷ XIX - XX. Sự khác biệt giữa hai thời đại văn học, đó là sự khác biệt toàn diện ở cấp độ hệ hình, với tiêu chí: sự thay đổi dẫn đến sự khác biệt về chất của những tiêu chí thẩm mỹ và quan niệm về văn học; sự thay đổi của hệ thống những chủ đề, đề tài; sự thay đổi của hệ thống hình tượng cơ bản trung tâm; sự thay đổi của hệ thống thi pháp và thể loại, và sự thay đổi dễ nhận thấy góc nhìn hình thức là sự thay đổi của ngôn ngữ văn học. Người ta dễ thừa nhận thời đại văn học thứ nhất là thời đại văn học Hán - Nôm và thời đại văn học thứ hai là văn học quốc ngữ. Cuốn sách có nỗ lực rút ngắn khoảng cách giữa hiện tại và quá khứ về mặt cảm xúc và tâm huyết trong văn học của cha ông [18, tr.41-42].

Công trình: "Hệ thống tượng ở Văn Miếu" của Đường Ngọc Hà đã hệ thống hóa hệ thống tượng thờ ở Văn Miếu về cả niên đại và chất liệu. Từ bộ

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí