Kiến Nghị Và Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Việc Khai Thác Hoạt Động Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể “ Hát Bội ”,“ Bài Chòi ” Phục Vụ Du Lịch Tỉnh Bình


3.2. Kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác hoạt động di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”,“Bài chòi” phục vụ du lịch tỉnh Bình Định

3.2.1. Kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước về khai thác di sản văn hóa hát bội, bài chòi

3.2.1.2. Đối với trung ương

-Bộ Tài chính cần phải có chính sách phù hợp trong viêc giảm bớt thuế cho các công ty du lịch để họ trích ra một phần tài chính trong việc trả công các nghệ nhân và nghệ sỹ phục vụ tại các điểm du lịch. Có như thế những người truyền bá nền nghệ thuật truyền thống sẽ yên tâm với nghề trong mục đích chung của quốc gia: bảo tồn, phát huy, phát triển nền nghệ thuật truyền thống nói chung, hát bội, bài chòi nói riêng.

-Bộ kế hoạch đầu tư cần quy hoạch đầu tư xây dựng mới những nhà hát cần thiết trong việc đưa hát bội, bài chòi vào du lịch đạt kết quả tốt nhất. Trước mắt Bộ lên kế hoạch cho tu sửa rạp hát cũ đã xuống cấp.

- Để hát bội, bài chòi vừa phát triển vừa phục vụ khách du lịch thì Bộ VHTT&DL kết hợp với nhiều tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, nghệ nhân, cư dân địa phương,…nhất quán chung tay xây dựng và phối hợp thực hiện với mục đích chung bảo vệ nền văn hóa truyền thống nước nhà nói riêng và văn hóa đại diện nhân loại nói chung.

-Có chính sách ưu tiên của Bộ VHTT&DL trong tuyển sinh và đào tạo học viên theo học ngành âm nhạc dân tộc, hỗ trợ những học viên có hoàn cảnh khó khăn để học viên có thêm điều kiện học tập tốt. Trong quá trình hoc,̣ phải tạo điều kiện cho học viên tham gia vào nhiều chương trình biểu diễn hát bội, bài chòi để cải thiện khả năng thực hành, kinh nghiệm trình diễn.

3.2.1.2. Đối với địa phương

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định

-Chỉ đạo kịp thời trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, các công trình văn hoá, nghệ thuật như: rạp hát, khán phòng, các khu sinh hoạt cộng đồng trình diễn hát bội, bài chòi.


-Thường xuyên tổ chức những liên hoan văn nghệ giao lưu văn hóa nghệ thuật với các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm trong cách khai thác hát bội, bài chòi trong du lịch.

Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịchtỉnhBình Định

- Tổ chứ c hội thảo khoa học có sự tham gia của nhiều đối tượng như chuyêngia du lịch, nhà nghiên cứu nghệ thuật, nghê ̣nhân, nghệ sỹ, cư dân địa phương nhằm tìm ra giải pháp về bảo tồn, phát triển, khai thác hát bội, bài chòi trong du lịch và vẫn giữ được bản sắc và sự độc đáo của nó. Từ đó, đưa ra định hướng chung cho công tác bảo tồn và khai thác hát bội, bài chòi.

- Tiếp tục rà soát, kiểm tra để hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch trong giai

đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bổ sung quy chế quản lí du lịch và quy định tổ chứ c hoạt động biểu diễn hát bội, bài chòi tại các điểm du lịch.

- Tuyên truyền những quy chế về quản lý du lịch và quy định về tổ chức biểu diễn hát bội, bài chòi tại các điểm du lịch cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý hoạt động hội đánh bài chòi tại các điểm du lịch. Thường xuyên kiểm tra, giám sát nội dung diễn để tránh trường hợp tổ chức cá cược trá hình, kịp thời xử lý những hành vi sai phạm.

- Sở VHTT&DL tỉnh cần tổ chứ c điều tra, thống kê số lượng nghê ̣nhân, nghệ sỹ và gia đình có truyền thống hát bội, bài chòi lâu đời trên địa bàn trong tỉnh. Từ đó có chính sách ưu đãi, khen thưởng khích lệ công lao đã cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà.Mặt khác, thường xuyên tổ chứ c những đợt tặng quà cho nghê ̣nhân mỗi dip lễ Tết, tổ chứ c các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề giúp họ hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vê ̣ giá trị của hát bội, bài chòi và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển du lịch, cải thiện đời sống nhân dân và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác hoạt động di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”,“Bài chòi” phục vụ du lịch tỉnh Bình Định

3.2.2.1. Nhóm giải pháp chính

a. Giải pháp về công tác khai thác khách


Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý Di sản văn hóa hát bội, bài chòi

Hát bội, bài chòi Bình Định không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể của Bình Định, của Việt Nam mà nay nó đã thuộc về cả nhân loại. Việc quản lý di sản này thuộc về nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư - chủ nhân di sản văn hóa. Vì vậy, phải hoàn thiện bộ máy quản lý di sản một cách hiệu quả. Các giải pháp đưa ra:

Rà soát lại bộ máy quản lý từ tỉnh tới các làng xã: Thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước về di sản thuộc Sở VHTT&DL tỉnh. UBND cấp tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương. Phòng quản lý di sản trực thuộc Sở VHTT&DL chịu trách nhiệm quản lý những di sản quan trọng và tổ chức tập huấn nghiệp vụ về các hoạt động tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di sản. Đối với các di sản văn hóa cần nghiên cứu lộ trình nâng cấp bộ máy hiện nay trực thuộc UBND cấp tỉnh; đối với các di sản quốc gia như hát bội, bài chòi đặc biệt cần căn cứ điều kiện từng địa phương, phạm vi và quy mô sức lan tỏa di sản.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý: Để nâng cao chất lượng công tác quản lý di sản văn hoá cần tăng cường và kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý văn hoá ở các địa phương, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ văn hoá. Cán bộ chuyên trách địa phương phải là người am hiểu sâu sắc văn hoá làng xã, là người tiên phong trong công tác tuyên truyền về giá trị văn hoá làng xã, đồng thời cũng là người có khả năng tham gia vào kế hoạch quản lý khai thác di sản văn hoá.

- Đối với cán bộ quản lí văn hoá: Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí văn hóa học tập kinh nghiệm quản lí và khai thác tài nguyên văn hoá tại các tỉnh thành khác trong nước.

- Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di sản văn hóa: chú trọng đào tạo cán bộ, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực thi nghiệp vụ quản lý khai thác các di sản văn hóa phi vật thể; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Đối với cán bộ văn hoá cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản tỉnh hay trung ương tổ chức. Cung cấp cho họ


những tài liệu hướng dẫn về di sản văn hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch: Cần thiết thành lập phòng chuyên về nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, tổng hợp lưu trữ các thông tin dữ liệu về du lịch Bình Định. Phối hợp với ngành Văn hóa xây dựng ngân hàng ảnh hát bội, bài chòi, dữ liệu các CLB bài chòi, các cụ nghệ nhân hát bội, bài chòi… phục vụ công tác xúc tiến và xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng.

Phối hợp quản lý giữa ngành Du lịch và Văn hóa: để tổ chức khai thác phát huy giá trị di sản trong hoạt động du lịch, tổ chức hội thảo khoa học, công trình, đề án về bảo tồn hát bội, bài chòi có sự tham gia từ phía các nhà quản lý du lịch.

Phát huy các tài nguyên của tỉnh nhằm khai thác Di sản văn hóa hát bội, bài chòi trong du lịch

-Sở VHTT&DL tỉnh cần có chính sách đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, nghiên cứu tổ chức các hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tượng khách, từng đối tượng tham quan và từng thời điểm... trong đó đặc biệt chú trọng khai thác kết hợp bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia là hát bội, bài chòi.

-Đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp dựa trên nguồn lực hiện có về giao thông, về quĩ đất.

-Đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ làm nơi giới thiệu văn hóa của địa phương, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới hình thức quà lưu niệm, đồng thời giới thiệu và cung cấp cho khách các món ăn mang đậm bản sắc địa phương.

-Không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.

Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa hát bội, bài chòi phong phú hơn nữa nhằm thu hút khách du lịch

Bản thân hát bội, bài chòi là hấp dẫn khách du lịch.Tuy nhiên để hát bội, bài chòi trở thành một sản phẩm du lịch, một loại hình du lịch thì còn rất nhiều việc phải làm.

Thứ nhất, là đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa hát bội, bài chòi. Trên cơ sở kết quả khảo sát thị trường khách du lịch, đồng thời tìm hiểu phát hiện những giá trị mới


đặc sắc của hát bội, bài chòi, cần nghiên cứu xây dựng những sản phẩm du lịch hát bội, bài chòi phù hợp.

-Về vấn đề dịch vụ ăn uống tại lễ hội: có thể tổ chức đấu thầu chọn một doanh nghiệp du lịch đứng ra kinh doanh. Nghiên cứu, cung cấp các món ăn của người Bình Định xưa cho thực khách.

-Về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm: xây dựng các nhà vệ sinh lưu động tại khu vực lễ hội. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, an ninh cho du khách. Đặc biệt chú ý đến địa điểm, không gian tổ chức lễ hội để mở rộng quy mô. Có quy hoạch nơi đỗ xe cho du khách. Dự đoán trước lượng khách đến tham dự lễ hội để tổ chức phân phối khách một cách hợp lý, trật tự.

- Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, thưởng thức hát bội, bài chòi: Loại hình du lịch này phải được ưu tiên phát triển hàng đầu. Để các tour có chương trình hát bội, bài chòi như vậy thật sự hấp dẫn du khách thì cần có sự đầu tư từ cơ quan Quản lý Nhà nước và từ phía các doanh nghiệp du lịch. Doanh nghiệp du lịch là người trực tiếp phục vụ khách, do vậy sẽ hiểu rõ nhất tâm lý, mong muốn của khách.

Bảng 3. 3. Chương trình các Tour du lịch có hát bội, bài chòi


STT

Tour

Thời gian

Địa điểm đến thăm

Thưởng thức

1

Khám phá Bình Định - Hành trình trải nghiệm và ẩm thực

(1)

01 ngày

Quy Nhơn - Tháp cánh Tiên - Thành Hoàng Đế - Chùa Thiên Hưng - Tháp Bánh Ít –Ghềnh

ráng thăm mô ̣ Hàn Mặc Tử và thưởng thức hải sản Bình Đinh

Nghe hát bài chòi

2

Khám phá Bình Định - Hành trình trải nghiệm và ẩm thực

(2)

01 ngày

Tiṇ h xá Ngọc Hòa - Đảo Kỳ Co/Eo gió - đảo Hòn Khô – Tháp đôi - thưởng thức hải sản biển

Nghe hát bội

3

Hành trình văn hóa di sản (1)

01 ngày

Quy Nhơn –Bảo tàng Quang Trung–Đàn Tế trờ i–Võ đường Phan Tho ̣ – thưởng thứ c đăc̣

sản ẩm thưc̣ Tây Sơn

Nghe hát bội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 15


STT

Tour

Thời gian

Địa điểm đến thăm

Thưởng thức

4

Hành trình văn hóa di sản (2)

01 ngày

Quy Nhơn - Tháp Đôi –Thành đồ bàn – Tháp cánh tiên - thưởng thức đặc sản hải sản

Tuy Phướ c.

Hội bài chòi

5

Hành trình văn hóa di

sản (3)

01 ngày

Quy Nhơn -Tháp cánh Tiên - Thành Hoàng Đế - Chùa Thiên

Hưng - Chữ Quốc Ngữ

Nghe hát bài chòi

6

Trong hành trình khám phá Bình Định

02 ngày

Tham quan Đàn tế trời; thưởng lãm Trống trận Quang Trung; võ thuật cổ truyền Bình Định; nghệ thuật cồng chiêng Tây

Nguyên vùng Tây Sơn thượng đạo.

Tham gia hội bài chòi, hát bội.


Nguồn: Đề xuất của tác giả (2017)


-Phát triển du lịch hội nghị, hội thảo: Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng còn hoang sơ, khách sạn 5 sao, 4 sao đều đã đi vàohoạt động, một số khu du lịch đang được xây dựng… là điều kiện thuận lợi để Bình Định có kế hoạch sẵn sàng đứng ra đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong nước cũng như xa hơn nữa là sự kiện quốc tế.

- Phát triển du lịch ở nhà dân: đây là loại hình du lịch hết sức mới mẻ ở Bình Định. Ở một số địa phương khác như Sa Pa - Lào Cai, Mai Châu – Hòa Bình, Mông Phụ - Hà Tây… đã thu hút lượng khách không nhỏ tham gia du lịch ở nhà dân.

Thứ hai, là đa dạng hóa hàng lưu niệm cho khách du lịch. Có thể nói hiện nay, Bình Định vẫn chưa có nhiều hàng lưu niệm dành cho khách du lịch. Tỉnh Bình Định cần dành một nguồn kinh phí nhất định cho ngành Du lịch nghiên cứu, đầu tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Thứ ba, là cần có kế hoạch nghiên cứu, phân tích thị trường du lịch đếnBình Định. Chú trọng khai thác thị trường khách quốc tế vì đó là đối tượng có khả năng chi trả cao. Nhắm vào các thị trường khách du lịch trọng điểm của Việt Nam như: Trung Quốc, Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Mỹ, Úc.


Thứ tư, là cần phân loại thị trường khách nghe hát bội, bài chòi. Không giống các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa, nhất là du lịch gắn với giá trị di sản hát bội, bài chòi có lợi thế khai thác du lịch hơn một số loại hình nghệ thuật khác, cũng chỉ phù hợp với một số đối tượng khách nhất định. Trong số đó, có đối tượng là khách du lịch nghiên cứu, khách du lịch tham quan, khách du lịch học tập…

b. Giải pháp ưu tiên công tác đầu tư, tổ chức các hoạt động phát triển hát bội, bài chòi

-Sở VHTT&DL có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch có tổ chức hát bội, bài chòi, khu vui chơi giải trí, đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách, bưu chính viễn thông, ngân hàng… Trong đó có chú ý đến việc nghiên cứu, xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác một cách hợp lý cho khách du lịch tại các điểm có tổ chức biểu diễn hát bội, bài chòi.

-Ưu tiên, khuyến khích liên doanh trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp (3 sao trở lên), các nhà hàng phục vụ ăn uống đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, cũng cần xây dựng các nhà nghỉ tại các điểm di tích lịch sử phục vụ nhu cầu lưu trú của đa số khách nội địa về đây vào các mùa lễ hội.

-Đầu tư trọng điểm vào một số làng nghề truyền thống, một số điểm di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lịch sử, có giá trị nghệ thuật phục vụ tham quan du lịch. Đây chính là những điểm đến hấp dẫn ngoài nội dung tham gia thưởng thức hát bội, bài chòi, làm phong phú chương trình du lịch của khách.

c. Giải pháp về tổ chức đào tạo

Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển du lịch. Hiện nay, nguồn nhân lực du lịch nói chung của Bình Định và nguồn nhân lực đáp ứng hoạt động du lịch gắn với giá trị di sản văn hóa hát bội, bài chòi nói riêng còn rất hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Vì thế, cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng một số biện pháp như sau:


- Có chính sách ưu đai trì bảo tồn văn hoá.

thu hút người dân hoc

hát tuồng, bài chòi nhằm duy

-Ngành Du lịch phối hợp với ngành Văn hóa cần có chính sách phù hợp để gìn giữ, phát huy vai trò của các nghệ nhân cao tuổi, “báu vật nhân văn sống” kết hợp với đào tạo các nghệ nhân trẻ tuổi và vừa là đưa họ tham gia vào hoạt động du lịch.

-Nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch bằng cách thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn về ngoại ngữ, về nghiệp vụ cũng như những kiến thức về bảo vệ môi trường, an toàn và an ninh cho du khách,...

Bảng 3. 4. Bảng đề xuất các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên du lịch


STT

LỚP HỌC

SỐ LƯỢNG

NGÀNH

THỜI GIAN

1

Bồi dưỡng ngoại ngữ

25

Lữ hành

3 tháng

2

Lớp kĩ năng thuyết trình tại điểm

25

Lữ hành

2 tháng

3

Kiến thức về bảo vệ

môi trường

25

Lữ hành

vàkhách sạn

1 tháng

4

Kĩ thuật sơ cấp cứu

25

Lữ hành và khách sạn

1 tháng

5

Đào taọ nghê ̣sĩ hát bôị, bài chòi

25/lớ p/năm

Văn hoá nghê ̣ thuâṭ

02 năm

Nguồn: Tác giả đề xuất (2017)


-Cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp du lịch cần quan tâm đào tạo, kiểm tra, thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ này. Ngoài việc tham gia các chương trình đào tạo như Bộ VHTT&DL quy định chuẩn chung cho cả nước thì hướng dẫn viên của Bình Định cần phải được tham gia những khóa học bồi dưỡng kiến thức về văn hóa hát bội, bài chòi. Đặc biệt, lực lượng thuyết minh viên tại điểm cũng cần được chú trọng đào tạo kiến thức văn hóa, các câu hô thai, hò vè… và hơn thế nữa phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu, đáp ứng khả năng diễn giải, chuyển tải nội dung hát bội, bài chòi sang ngôn ngữ của người bản địa cho khách du lịch quốc tế. Có như vậy thì khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022