Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử văn hóa Nho học tiêu biểu vào bậc nhất của Thủ đô Hà Nội. Khuê Văn Các là biểu tượng đỉnh cao của trí tuệ…mỗi con người dường như thấy mình cần phải có trách nhiệm trau dồi kiến thức, trí tuệ, văn hóa để phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại…[Phỏng vấn ông Nguyễn Quang Minh, Hà Nội, 62 tuổi, 12/2017].
Với sự tôn vinh giá trị nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, NCS trao đổi với ông Mai Văn Thắng, một cán bộ đang công tác tại cơ quan nghiên cứu:
Khuê Văn Các là một công trình độc lập nhưng lại nằm trong không gian và hài hòa về ý tưởng khi đề cao nền văn hiến hay nền quốc học qua biểu tượng Khuê Văn - ngôi sao biểu thị cho tài năng văn chương. [Phỏng vấn ông Mai Văn Thắng, Hà Nội, 55 tuổi, 1/2018].
Là một di sản Nho học, được người dân Hà Nội tôn vinh, trong đó có học sinh, sinh viên thể hiện sự ngưỡng vọng và tự hào. Thông qua những buổi học tham quan VMQTG các em được thực hiện trong chương trình thực hành trải nghiệm di sản theo cách tiếp cận mới, đề cao tính tham gia, chủ động sáng tạo của học sinh do ban quản lý VMQTG phối hợp với nhà trường. Cách tiếp cận mới trong giáo dục di sản này đòi hỏi xây dựng các chương trình giáo dục thông qua trải nghiệm di sản một cách chủ động, tich cực, sáng tạo gắn với mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức và kỹ năng của cấp học, phù hợp với yêu cầu của từng môn học thông qua khung chương trình do cán bộ di tích thiết kế nhằm giúp học sinh tự chuẩn bị tài liệu về di sản, di tích ngay trước chuyến tham quan trải nghiệm tại di tích, gắn kết di sản với chương trình của học sinh.
3.3.2. Tăng tỷ lệ thu nhập của du lịch cho ngân sách Thủ đô Hà NộiQua khảo sát thực tế, NCS nhận thấy rằng: sự tác động của các GTDSVH VMQTG đến quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng. NCS quan niệm GTDSVH VMQTG chính là nguồn lực
văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đô thị hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, VMQTG đã khẳng định vai trò hết sức đặc sắc của mình. Các giá trị di sản của VMQTG như: cảnh quan, kiến trúc, lịch sử, giáo dục…. không chỉ mang lại ý nghĩa văn hóa, giáo dục mà còn mang lại ý nghĩa kinh tế cho Thủ đô Hà Nội thông qua sự phát triển du lịch.
- Về thu nhập từ du lịch: Với việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nguồn thu từ du lịch tại VMQTG những năm qua đã có những đóng góp nhất định vào tổng thu du lịch của Hà Nội. Nguồn thu tại di tích VMQTG chủ yếu là từ nguồn thu bán vé tham quan, còn lại một phần là từ nguồn thu khác từ các dịch vụ như: quầy hàng lưu niệm, thu công đức...
Trong những năm qua, số lượng khách du lịch đến Hà Nội và đến tham quan di tích VMQTG ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn thu du lịch phụ thuộc vào vé tham quan, nhất là yếu tố giá vé. Những năm 2012, 2013..., giá vé quy định là 20.000 VN đồng/khách, đến năm 2015 do có sự điều chỉnh giá vé của Thành phố Hà Nội không phân biệt du khách trong và ngoài nước, giá vé đồng hạng là 30.000 VN đồng/khách, cộng với lượng khách tham quan tăng khiến doanh thu tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có bước tăng trưởng đột phá. Năm 2012, doanh thu 26.820.000.000 VN đồng; năm 2016 là 41.146.500.000 VN đồng; năm 2017 là 46.000.000.000 VN đồng.
Bảng 3.6. Doanh thu từ du lịch tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm 2012-2017
Đơn vị tính: VNĐ
Năm | Số lượt khách | Doanh thu | |
1 | 2012 | 1.478.000 | 26.820.000.000 |
2 | 2013 | 1.553.000 | 28.650.000.000 |
3 | 2014 | 1.490.000 | 27.410.000.000 |
4 | 2015 | 1.224.720 | 33.147.650.000 |
5 | 2016 | 1.483.700 | 41.146.500.000 |
6 | 2017 | 1.623.000 | 46.000.000.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Sản Phẩm Du Lịch Tham Dự Các Hoạt Động Văn Hóa- Xã Hội, Vui Chơi Giải Trí Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Đánh Giá Sản Phẩm Du Lịch Tổng Hợp Đáp Ứng Nhiều Nhu Cầu Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Từ Năm 2012-2017
- Xây Dựng Các Thể Chế, Thiết Chế Tổ Chức, Quản Lý
- Vai Trò Của Giá Trị Di Sản Văn Hóa Với Sự Phát Triển Du Lịch Ở Thủ Đô Hà Nội Nói Chung
- Những Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Khai Thác Giá Trị Của Di Sản Văn Hóa Với Sự Bất Cập Về Thể Chế Liên Quan
- Bàn Luận Về Sự Phát Huy Các Giá Trị Di Sản Văn Hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].
- Tăng thêm thu nhập cho người dân và kích thích phục hồi một số nghề truyền thống: Nguồn thu chính từ hoạt động du lịch ở VMQTG do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG thống kê được chủ yếu từ nguồn thu bán vé tham quan di tích. Ngoài ra, VMQTG còn có các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm, dịch vụ hướng dẫn viên, dịch vụ phục vụ nhu cầu tìm hiểu, các hoạt động khuyến học, biểu diễn văn nghệ dân gian… Nhìn chung các hoạt động dịch vụ du lịch có tác động tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Du lịch phát triển góp phần tạo việc làm tại địa bàn có tài nguyên du lịch. Không phải chỉ có những người trong độ tuổi lao động, mà cả những người ngoài tuổi lao động như trẻ em có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Có thể nói, du lịch mang lại lợi ích kinh tế và việc hỗ trợ phát triển của chính họ, góp phần giảm khó khăn, tạo thêm thu nhập cho dân địa phương. Phát triển du lịch sẽ đánh thức các nghề truyền thống tại địa bàn, có thêm điều kiện phục hồi và phát triển hơn như nghề làm gốm, khảm, sơn mài, tạc tượng, làm tranh lụa….
Qua nghiên cứu, NCS tiếp cận với doanh nhân Nguyễn Văn Thắng, cung cấp sản phẩm đồ lưu niệm cho VMQTG. Khi được hỏi về kết quả giá trị kinh tế sản phẩm của mình, ông cho biết:
Phát triển du lịch sẽ có thêm nguồn bổ sung dinh dưỡng cho các bữa ăn, nuôi bản thân và gia đình của người làm du lịch. Điều rõ nhất là khi tham gia những sản phẩm của du lịch, người dân sẽ có việc làm, có thu nhập, nhờ thế cải thiện được đời sống và cũng là cách tích cực xóa đói giảm nghèo, nuôi được mình, có tiền cho con đi học, được tiếp thu cái hay, cái đẹp [Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thắng, Hà Nội, 56 tuổi, 12/2017].
Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục trở lại, góp phần thay đổi bộ mặt làng nghề, phố nghề. Những sản phẩm thủ công dưới bàn tay lao động sáng tạo khéo léo đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thêm thu nhập cho người lao động, qua đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động trẻ ngay tại địa phương. Tại Công ty Đồ Đồng Việt, làng
Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, làng nổi tiếng với nghề đúc đồng hơn ngàn năm tuổi chuyên đúc các biểu tượng, trong đó có biểu tượng Khuê Văn Các. Ông Đinh Hoàng Lâm, Với 50 công nhân kỹ thuật, nghệ nhân với mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc và phát huy giá trị văn hóa truyền thống còn lại của làng nghề, Ông cho rằng:
Những năm gần đây cùng với sự thay đổi tích cực trong giai đoạn hội nhập của đất nước với nền kinh tế thế giới, làng nghề truyền thống phải đối mặt với những thách thức trước nguy cơ mất dần làng nghề, vấn đề môi trường, sức khỏe người lao động…Tuy nhiên, cùng với nó, làng nghề truyền thống của chúng tôi đã có nhiều sự biến chuyển, thay đổi để bắt kịp với nền kinh tế thị trường. Kỹ thuật sản xuất hiện đại, quy mô cũng hoành tráng hơn, số lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều trong thời gian ngắn với nhiều mẫu mã đa dạng, họa tiết tinh xảo. Nhiều cuộc thăm dò cho chúng tôi thấy, khách hàng trong nước, đặc biệt là khách du lịch, đối tác quốc tế khi mua sản phẩm về VMQTG của công ty chúng tôi đã đánh giá rất cao về chất lượng, tính sáng tạo độc đáo trong kỹ thuật chạm, điêu khắc. Mỗi sản phẩm đều có tính độc đáo, đặc biệt khi thể hiện nghệ nhân bao giờ cũng thả hồn mình vào sản phẩm. Người mua sẽ bắt gặp trong sản phẩm lấp lánh "hồn" nghệ thuật [Phỏng vấn sâu ông Đinh Hoàng Lâm, 35 tuổi, Bắc Ninh, 12/2017].
3.3.3. Tạo dựng thương hiệu điểm đến cho du lịch Hà Nội, quảng bá đất nước, con người và văn hóa Việt Nam
Đến thăm VMQTG, du khách nước ngoài không chỉ thưởng ngoạn kiến trúc cổ, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, Bia Tiến sỹ, mà còn được tìm hiểu về truyền thống hiếu học của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay, trải nghiệm những nghi lễ truyền thống của dân tộc Việt. VMQTG còn là một biểu tượng văn hiến, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến tài của dân tộc ta. Bởi thế, VMQTG đặc biệt càng làm tôn thêm và khẳng định những nét đẹp văn hóa, giáo dục trường tồn của dân tộc với du khách quốc tế. Từ những giá trị lịch sử, văn hóa mà ngày nay VMQTG luôn là một địa chỉ du
lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, cũng là điểm du lịch được đón các đoàn khách quốc tế và các nguyên thủ quốc gia các nước tham quan nhiều nhất.
Với sự quan tâm của Thủ đô Hà Nội và sự phối hợp của các cấp, ngành liên ngành, phạm vi hoạt động với nhiều chương trình, sự kiện được tổ chức tại điểm đến VMQTG như: lễ khai bút đầu xuân, nhóm khuyến học, học tập chuyên đề, lễ tôn vinh văn hóa dân tộc, tuyên dương các thủ khoa, giáo dục di sản… NCS nhận thấy trong con mắt bạn bè thế giới từng đặt chân đến VMQTG dù chỉ ít lần, thì nơi đây thu hút họ còn bởi những vẻ đẹp choáng ngợp của không gian văn hóa của di tích; về di sản văn hóa vật thể như: Hồ Văn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, bia Tiến sỹ, đền Khải Thánh…; VMQTG còn là Trung tâm giáo dục và đào tạo thời trung đại, là nơi khuyến khích học tập, tôn trọng nhân tài. Với địa thế VMQTG nằm giữa trung tâm Hà Nội Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước với nhiều ưu đãi về thắng cảnh tự nhiên cũng như các di tích lịch sử lâu đời như Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa…, các di sản văn hóa phi vật thể như Ca trù … đã tạo nên sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội. VMQTG với các giá trị về cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ nghệ thuật; giá trị lịch sử; giá trị biểu tượng văn hiến; giá trị giáo dục; giá trị văn hóa tâm linh. Với sự hình thành các sản phẩm du lịch: du lịch khám phá, thưởng ngoạn, du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực hành nghi lễ tâm linh; du lịch tổng hợp nhiều nhu cầu. VMQTG còn giới thiệu tới du khách hình ảnh đất nước con người Việt Nam với 54 dân tộc với nền văn hóa đa dạng và phong phú từ các vùng miền.
Qua các hoạt động lễ hội, du khách nước ngoài được tiếp cận về sản phẩm trưng bày hình ảnh VMQTG, tư liệu về vẻ đẹp con người Việt Nam; về sản phẩm mang tính nghệ thuật, hội chữ xuân, tranh mỹ nghệ sơn mài, mây tre đan, đồ lưu niệm; về hình ảnh nét đẹp văn hóa truyền thống cùng những thành tựu của Việt Nam sau những năm đổi mới, ghi nhận những đóng góp của họ vào việc quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế, góp phần tăng
cường sự gắn kết giữa các thành viên của cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói riêng, bạn bè quốc tế nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS có đặt ra câu hỏi về vai trò quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người Việt Nam tại điểm du lịch, chị Lê Thị Thanh Thảo, một cán bộ nghiên cứu trong ngành Ngoại giao chia sẻ: "Công việc mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, là sợi dây nhỏ bé góp phần liên kết, kết nối các dân tộc trên thế giới ngày thêm gần gũi" [Phỏng vấn bà Lê Thị Thanh Thảo, Hà Nội, 40 tuổi, 11/2017].
Bên cạnh đó, cán bộ của VMQTG bằng sự nhiệt tình và hiếu khách. Trong giao lưu văn hóa họ góp phần quan trọng trong việc xây dựng tình hữu nghị trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đặc biệt, các hoạt động giao lưu nhân dân và văn hóa triển khai ngày một đa dạng hơn. Song song với sự hòa nhập của văn hóa nước ngoài vào Việt Nam, nhiều nét đẹp văn hóa của Việt Nam đã lan tỏa ra nước ngoài.
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.4.1. Thành tựu
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cho đến nay di tích này vẫn giữ được những giá trị văn hóa là cơ sở hình thành tạo nên sản phẩm du lịch với du khách: du lịch khám phá, thưởng ngoạn; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực hành nghi lễ tâm linh; du lịch hỗn hợp những nhu cầu. Với việc tổ chức không gian điểm đến VMQTG như: quy hoạch không gian, trưng bày hiện vật, tu bổ di tích…; hình thành các dịch vụ như dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ quà lưu niệm, dịch vụ phục vụ hội nghị…, xây dựng các thể chế, thiết chế tổ chức quản lý hay tổ chức tuyên truyền quảng bá. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm cho GTDSVH trở thành sản phẩm quan trọng trong việc phát triển du lịch của VMQTG.
Nguồn lực văn hóa là yếu tố đầu tiên, đồng thời cũng là yếu tố xuyên suốt mang ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Nếu như VMQTG, với các GTDS văn hóa đồng thời cũng là một yếu tố của nguồn lực văn hóa. Những nhà quản lý, những nhà chuyên môn trong Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG với những phẩm chất nhiệt tình, năng động, sáng tạo như: tổ chức tuyên truyền quảng bá; tổ chức hội chữ xuân; tôn vinh các giá trị truyền thống của dân tộc; tổ chức trưng bày triển lãm; khám phá những tri thức liên quan đến di sản; hoạt đông văn hóa - xã hội; các hoạt động giao lưu quốc tế…đã mang đến cho du khách nhiều ấn tượng và cảm xúc, góp phần làm gia tăng giá trị và giá trị mới của DSVH qua phát triển du lịch. Bên cạnh đó, với sự khéo léo tài ba của người thợ thủ công với những sản phẩm truyền thống như: mô hình Khuê Văn Các in trên đĩa đồng hoặc sơn mài, các sản phẩm mang tính khuyến học như: tranh, thư pháp, dây đeo có chữ Hán cầu may trong học tập thi cử… là những sản phẩm văn hóa để phát triển du lịch. Những sản phẩm văn hóa này đã làm nên bản sắc, nên thương hiệu của VMQTG. Du khách tìm đến VMQTG trước hết với mong muốn được thấy tận mắt các sản phẩm văn hóa của di tích, được trải nghiệm một di tích lịch sử văn hóa truyền thống đặc biệt.Với Website giới thiệu hoạt động của VMQTG, những cuộc triển lãm, hội thảo, tọa đàm được nhiều du khách tham gia, đã cung cấp cho du khách nhiều tư liệu quý giá về VMQTG, tạo nên phong trào xã hội. Hoạt động văn hóa, khoa học giáo dục, lễ dâng hương… tại di tích ngày một phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, đưa di tích là điểm đến hấp dẫn và thực sự phát huy giá trị di sản quý giá mà cha ông để lại cho các thế hệ mai sau. Các cơ chế, chính sách và hoạt động du lịch tại VMQTG đã góp phần nâng cao ý thức về GTDSVH của du khách. Công tác tu bổ Giếng Thiên Quang, tôn tạo được Trung tâm duy trì thường xuyên hàng năm nên diện mạo cổ kính của di tích về cơ bản đã được khôi phục góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ. Bên cạnh đó, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa giáo dục, văn hóa tâm linh của nhân dân và đưa di tích trở thành không gian văn hóa du lịch, một trong những điểm đến thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế. Do đó, góp phần tăng thêm thu nhập của ngành du lịch cho ngân sách Thủ đô Hà Nội. Những sản
phẩm văn hóa được khai thác để phát triển du lịch đó là những GTDSVH, là các dịch vụ văn hóa. Đối với VMQTG: giá trị lịch sử; giá trị biểu tượng văn hiến; giá trị về cảnh quan; giá trị văn hóa giáo dục; giá trị văn hóa tâm linh; giá trị cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ - nghệ thuật; giá trị du lịch, giá trị kinh tế ...
Để đánh giá thành tựu của VMQTG, tháng 12/2017, NCS phỏng vấn ông Phạm Văn Hùng, Công ty du lịch Saigontourist, được ông cho biết: "Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là kí ức di sản văn hóa thế giới. Đó chính là nhịp cầu hữu hiệu đưa di sản Nho học của nước ta đến với du khách quốc tế" [Phỏng vấn ông Phạm Văn Hùng, 50 tuổi, 9/2017].
Như vậy, đối với VMQTG, giá trị di sản văn hóa có một vai trò tích cực trong phát triển du lịch. Thứ nhất, giá trị di sản văn hóa trở thành nguồn lực để phát triển du lịch. Thứ hai, giá trị di sản văn hóa góp phần tích cực trong việc hoạch định các chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát triển. Thứ ba, giá trị di sản văn hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ tư, giá trị di sản văn hóa nâng cao mức sống của người dân.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về di tích trong những năm gần đây đã được Trung tâm đẩy mạnh. Việc tổ chức các hoạt động du lịch phù hợp với ý nghĩa của khu di tích và khai thác được các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di sản. Song vẫn còn một số hạn chế sau:
- Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG hiện nay chưa có phòng, ban chuyên trách tổ chức quản lý các dịch vụ du lịch. Chính vì thế, việc tổ chức quản lý các dịch vụ du lịch do nhiều bộ phận khác đảm nhận, gần như tất cả các phòng ban của Trung tâm thực hiện dịch vụ như: bộ phận duy tu, môi trường; phòng Giáo dục truyền thông; phòng Hành chính tổng hợp, bộ phận bảo vệ. Nhân sự phục vụ du lịch chỉ có ít người có chuyên môn hiểu biết về du lịch.
- Tổ chức biểu diễn văn hóa tại di tích nội dung vẫn còn nghèo nàn. Chương trình biểu diễn thường giống nhau ở các di tích. Vấn đề đặt ra phải làm phong phú nội dung cũng như khác biệt về hình thức.