Xây Dựng Các Thể Chế, Thiết Chế Tổ Chức, Quản Lý


thông dụng đối với nhiều đối tượng du khách nước ngoài. Chất liệu vải cotton, tạo cảm giác thoải mái cho du khách. Áo có màu ghi xám, in biểu tượng mới của di tích, tay lỡ có độ dài qua đầu gối. Mẫu áo được lấy ý tưởng từ chiếc áo của các nhà nho sinh ngày xưa và có cách điệu. Với trang nhã màu sắc và tinh thần của trang phục tương thích với không gian văn hóa du lịch.

3.2.3. Xây dựng các thể chế, thiết chế tổ chức, quản lý

Ngày 25/4/1988, UBND Thành phố đã ra Quyết định số 1776/QĐ/UB về việc thành lập Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG với chức năng và nhiệm vụ: quản lý khu di tích VMQTG; tổ chức các hoạt động Văn hóa khoa học, nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; lập quy hoạch bảo vệ và tôn tạo khu di tích; trang bị những phương tiện cần thiết nhằm phát huy tác dụng và đáp ứng những yêu cầu hoạt động khoa học văn hóa nghệ thuật.

Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, đô thị hóa, giao lưu hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự phát triển của một di tích lịch sử là hết sức hiếm hoi. Khi được hỏi về bộ máy tổ chức, quản lý của VMQTG, anh Lê Bá Dũng, trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp của VMQTG cho biết: Cơ quan gồm 90 cán bộ, trong đó 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc. Với 04 phòng chuyên môn: Phòng Hành chính Tổng hợp; Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm; Phòng Giáo dục truyền thông; Phòng Duy tu môi trường.

Năm 2017, khi được hỏi về trình độ chuyên môn, chị Đường Ngọc Hà, trưởng phòng Giáo dục Truyền thông VMQTG cho biết thêm: Tại Trung tâm VMQTG, số cán bộ viên chức làm việc ở các phòng chuyên môn không nhiều, chủ yếu là lực lượng bảo vệ và công nhân duy tu môi trường. Tính đến nay, Trung tâm có; 33 người có trình độ Đại học; 06 người có trình độ Thạc sỹ, (các chuyên ngành gồm: 02 Lịch sử, 01 Văn hóa; 02 Du lịch, 01 Hán nôm), 01tiến sĩ, 02 người đang làm nghiên cứu sinh.



Sở Văn hóa & Thể Thao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.



Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 15

Phòng Hành chính - Tổng hợp


Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm


Phòng Giáo dục - Truyền thông


Phòng Duy tu - Môi trường


Giám đốc


Phó Giám đốc


Phó Giám đốc

Hình 3.1. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý tại Văn Miếu - Quốc tử Giám

Qua thực tế, NCS thấy những năm qua, công tác tổ chức tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG luôn được chú trọng. Trung tâm đã kiện toàn bộ máy nhân sự các phòng: Giáo dục truyền thông, Nghiên cứu Sưu tầm; các tổ Bảo vệ, Duy tu, môi trường, kỹ thuật. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về: Văn hóa, Du lịch, Nho giáo, Hán Nôm, tiếng Anh, duy tu cây cảnh… Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về ngạch viên chức, công chức, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ quy hoạch, công tác quản lý di tích, công tác bảo vệ, công tác phòng chống cháy nổ trong di tích… Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm chưa có phòng Tổ chức cán bộ riêng mà do phòng Hành chính Tổng hợp kiêm nhiệm, chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận về dịch vụ du lịch.

Có thể nói, việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch tại VMQTG đã làm thay đổi nhận thức của du khách. Với việc phát triển các loại hình du lịch này, cán bộ VMQTG không chỉ biết đến những vấn đề mình đã quan tâm làm cho chúng càng trở nên tốt hơn, đáp ứng nhu cầu du khách bốn phương. Điều đó không chỉ biểu hiện cho một lối tư duy sáng tạo, đổi mới,


thân thiện mà còn phát huy mạnh mẽ những GTDSVH của Thủ đô Hà Nội nói chung, VMQTG nói riêng.

3.2.4. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá

Khi được hỏi yếu tố nào quyết định đến sự thành công của VMQTG, Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG cho rằng: Trước hết, VMQTG đã xây dựng cho mình về quy tắc ứng xử nơi công cộng, đối với khách tham quan di tích VMQTG những điều nên làm và không nên làm như. Những điều nên làm như: Tôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo; giữ gìn, phát huy nghi thức, giá trị truyền thống; chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ…

Hàng năm, VMQTG còn in các tờ rơi với các thứ tiếng Anh, Pháp, Việt nhằm tuyên truyền, giới thiệu tới các du khách trong nước và quốc tế về di tích. Tổ chức thành công các cuộc thi tìm hiểu về di tích VMQTG cho các em học sinh Trung học cơ sở của một số trường tại Thủ đô Hà Nội. Trung tâm thường xuyên phối hợp với Tạp chí Thế giới Di sản ra số đặc biệt về VMQTG để quảng bá hình ảnh của khu di tích, về giá trị Văn bia tiến sĩ với thế giới. Phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tấn thông qua một số chương trình văn hóa của các kênh truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình Việt Nam về lịch sử hình thành và phát triển của VMQTG cũng như nền giáo dục nho học Việt Nam.

Nhằm xác định hiệu quả của việc tuyên truyền, quảng bá khu di tích của Trung tâm để du khách biết và tham quan, nâng cao nhận thức của cộng đồng với phát huy giá trị của Di sản tư liệu, NCS đã tiến hành tiếp cận với ông Đặng Thành Nam, một du khách làm công tác truyền thông và cho rằng:

Chúng ta cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình để tuyên truyền, quảng bá di sản. Cũng cần phối hợp tổ chức cho các trường phổ thông, các trường đại học để tổ chức tham quan ngoại khóa, tìm hiểu về giá trị của 82 văn bia này. Ngoài việc học tập thì đây cũng là một kênh để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ rất tốt [Phỏng vấn ông Đặng Thành Nam].


3.3. ĐÓNG GÓP CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

3.3.1. Thu hút khách du lịch

* Trong nước: Với những giá trị nhân văn độc đáo, VMQTG chính là gạch nối lịch sử của Hà Nội xưa và nay, góp phần làm giàu cho kho tàng văn hóa của dân tộc. Hiện nay, VMQTG là điểm tham quan du lịch hấp dẫn, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và là một trong những trung tâm hoạt động văn hóa khoa học lớn của Thủ đô Hà Nội.

Cùng với đó, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG đã tổ chức nhiều hoạt động để khai thác, phát huy các giá trị của di tích: đón tiếp; hướng dẫn khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hóa khoa học: nghiên cứu, xuất bản, sách, báo, tạp chí; tổ chức triển lãm, các cuộc thi; tổ chức khuyến học, khen thưởng học sinh, sinh viên giỏi, tiên tiến, trao học hàm, học vị; học chữ Hán - Thư pháp, cho chữ, tổ chức ngày thơ Việt Nam cùng các hoạt động văn hóa ngày Xuân; tư vấn, giúp đỡ các dòng họ tiến sĩ tra cứu tư liệu; giao lưu văn hóa quốc tế… Chính sự độc đáo, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng mang nhiều ý nghĩa, VMQTG luôn là điểm hấp dẫn của du khách gần xa. Hằng năm, di tích đón trên triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập, trong đó có nhiều đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn ngoại giao…

Số liệu thống kê thông qua việc bán vé tham quan di tích ở VMQTG cho thấy số lượng khách tăng lên. Những năm 2012, 2013, 2014 số lượt khách ở mức ổn định. Năm 2016 số lượt khách so với năm 2015 đã tăng lên 259.000 lượt khách. Năm 2017 số lượt khách là 1.623,000 đến tham quan VMQTG, tăng khoảng 20% so với năm 2016. Như vậy tính trung bình mỗi ngày có khoảng 500 - 600 lượt du khách đến thăm VMQTG.


1800000

1600000

1400000

1200000

1000000

800000

600000

400000

200000

0

2012

2013

2014

2015

2016

1484000

1225000

1490000

1553000

1478000

Đơn vị tính: Lượt khách


Biểu đồ 3.6. Lượng khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].

Số liệu về du khách đến thăm VMQTG được Trung tâm thống kê dựa trên các báo cáo công tác năm về công tác đón tiếp, thuyết minh cho các đoàn khách đến tham quan di tích và tổng hợp từ số liệu bán vé tham quan di tích. Đặc biệt năm 2016 Trung tâm đón tiếp số lượng khách miễn vé là 128.000 lượt (bao gồm 63 đoàn ngoại giao với 791 đại biểu như: Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanma, Tổng thống và phu nhân Ireland, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Seoul Hàn Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hungary, Thống đốc tỉnh Rursk - Liên Bang Nga, Hạ viện Rumani, Đại tướng Cămpuchia; phục vụ 595 đoàn khuyến học với tổng số 128,490 học sinh, sinh viên; Thuyết minh cho 889 đoàn khách đến tham quan di tích. Năm 2017; 6 tháng đầu năm đón 15 đoàn Ngoại giao, trong đó có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hy lạp Nikos Kotzias (ngày 13/2/2017), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và nguồn nước Cộng hòa Uzbekistan 99/2/2017), đoàn Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản; đoàn Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào..; 285 đoàn khuyến học với tổng số 65.583 em học sinh, sinh viên.


- Khách du lịch nội địa: Du khách đến tham quan di tích VMQTG ngày càng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, những năm gần đây với những sự kiện được tổ chức tại VMQTG như: Hội chữ Xuân, những hoạt động tôn vinh các giá trị truyền thống của dân tộc, Lễ tuyên dương Thủ khoa, Lễ trao học bổng, Hội thảo khoa học, Ngày thơ Việt Nam…đã thu hút hàng ngàn du khách của cả nước đặc biệt là người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Lào Cai...

1800000

1600000

1400000

1200000

1000000

800000

600000

400000

200000

0

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số du khách đến VMQTG

Du khách nội địa

973000

1623000

800000

1484000

735000

1225000

894000

1490000

932000

1553000

887000

1478000

Đơn vị tính: lượt người


Biểu đồ 3.7. Lượng khách du lịch nội địa

tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].

Khách đến tham quan VMQTG (khách Việt Nam và quốc tế). Qua nghiên cứu, NCS chia làm ba nhóm: khách tham quan thông thường, khách tham quan kết hợp nghiên cứu học tập và các đoàn khách ngoại giao của Đảng và Nhà nước (bao gồm các nguyên thủ, các chính khách)

- Khách du lịch quốc tế: Theo báo cáo của VMQTG, hiện nay khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ khoảng 40% tổng số khách du lịch đến VMQTG. Hiện nay, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG chưa thống kê số liệu du khách của từng nước. Nhưng điều đáng chú ý là thị trường khách quốc tế liên tục tăng trưởng ổn định. Khách quốc tế chủ yếu là: Trung Quốc,


Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Úc, Thái Lan, Đài Loan, Maylaysta, Singapore, Canada, Tây Ban Nha. Trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là ba thị trường khách du lịch hàng đầu đến Hà Nội, đến thăm VMQTG.

650000

1623000

594000

1484000

490000

1225000

596000

1490000

621000

1553000

591000

1478000

Đơn vị tính: lượt người


1800000

1600000

1400000

1200000

1000000

800000

600000

400000

200000

0

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số du khách đến VMQTG Du khách quốc tế đến VMQTG

Biểu đồ 3.8. Lượng khách du lịch quốc tế

tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].

Lý do khách quốc tế đến thăm VMQTG là do sự hấp dẫn về cảnh quan, về một quần thể kiến trúc văn hóa hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Nơi đây luôn giữ vai trò thờ tự, giáo dục, nho học lớn nhất, nơi đào tạo ra hàng ngàn bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước trong suốt thời kỳ phong kiến độc lập. Trong gần một ngàn năm qua, VMQTG được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sự trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt với việc đón nhận di tích quốc gia đặc biệt càng tôn lên và khẳng định những nét đẹp văn hóa, giáo dục trường tồn của dân tộc ta. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, năm 2012 số lượt du khách quốc tế đến thăm Hà Nội là 2.100.000 thì đến năm 2017


số lượt du khách là 4.950.000. Số du khách quốc tế đến tham quan VMQTG năm 2012 là 591.000 lượt, đến năm 2017 số du khách đến tham quan VMQTG là 650.000 lượt. Như vậy, số du khách quốc tế đến tham quan Hà Nội và VMQTG ngày một tăng.


Tổng số du khách đến Hà Nội Du khách quốc tế đến VMQTG

5000000

4500000

4000000

3500000

3000000

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0

2012

2013

2014

2015

2016

2017

4950000

4020306

3010000

2580000

2100000

Đơn vị tính: lượt người


650000

594000

490000

326743

596000

621000

591000

Biểu đồ 3.9. Lượng khách du lịch Quốc tế đến tham quan Hà Nội và Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].

- Hoạt động du lịch tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám góp phần nâng cao ý thức về giá trị di sản văn hóa đang sở hữu của người dân: VMQTG là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Thủ đô Hà Nội. Những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của khu di tích đã làm cho VMQTG trở thành điểm đến của nhiều du khách.

Nghiên cứu sinh đã thực hiện phỏng vấn bác Nguyễn Quang Minh, người dân phố cổ Hà Nội về niềm tự hào truyền thống văn hóa của dân tộc, bác cho biết:

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí