Đánh Giá Sản Phẩm Du Lịch Tổng Hợp Đáp Ứng Nhiều Nhu Cầu Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Từ Năm 2012-2017


Đơn vị tính: %


4.0%

31.7%

29.3%

35.0%

Rất hấp dẫn Hấp dẫn

Hấp dẫn 1 phần Không hấp dẫn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.5. Đánh giá sản phẩm du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm 2012-2017

Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [phụ lục 2]

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 14

Qua quá trình tiếp cận với du khách vào đầu xuân 2017, NCS trò chuyện với ông Nguyễn Đăng Hải Minh, 45 tuổi, là giảng viên của một trưởng Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:

Tôi rất tự hào về nền văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam. Tôi rất vui vì đã đến đây nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc của VMQTG và tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội của VMQTG [phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Hải Minh, TPHCM, 12/2017].

Từ những khám phá, tìm hiểu di sản đến các hình thức hoạt động giao lưu văn hóa tại di tích, du khách là các em học sinh của các trường học, khi NCS hỏi về sự trải nghiệm của em tại VMQTG, em Lê Tuấn Anh, học sinh lớp 8 cho biết: "Khích lệ các em lòng yêu nước, yêu lịch sử dân tộc" [phỏng vấn em Lê Tuấn Anh].

Tóm lại, VMQTG một địa điểm du lịch đa dạng với nhiều sản phẩm: du lịch khám phá, thưởng ngoạn; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực hành nghi lễ tâm linh; du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu đang được phát huy, phát triển. Vì Vậy, VMQTG là một trong những nơi quan trọng tạo nên loại hình du lịch văn hóa tổng hợp, vừa phong phú, vừa đa dạng trên cơ sở tính đa giá trị của di tích này.



3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

3.2.1. Tổ chức không gian điểm đến

Đến với VMQTG ngày nay, chúng ta thấy kiến trúc truyền thống vẫn được bảo tồn hầu như nguyên vẹn, từ khu Ngoại tự đến khu Nội tự: Hồ Văn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, bia Tiến sỹ…Với kiến trúc cảnh quan này, đó là cách thể hiện vai trò tinh thần quan trọng của di tích lịch sử VMQTG. Điểm tham quan di tích xuất phát từ cổng dẫn vào, một điểm vô cùng đặc biệt ở VMQTG là trên đường đi, không ai quay lưng lại một cách trực diện với hướng chính của di tích, nó đã góp phần tôn thêm sự tập trung, gia tăng tính cố kết cộng đồng của du khách, tạo nên không gian linh thiêng, tôn kính trong tâm thức của người dân đối với di tích. Có thể nói, đây là di tích lịch sử độc đáo về kiến trúc.

Về tổ chức không gian điểm đến, trước hết quy hoạch không gian; tu bổ, tôn tạo di tích; kiến tạo các sản phẩm, trưng bày sản phẩm; truyền thông quảng bá…

* Công tác bảo tồn, tôn tạo, tu bổ di tích được phát huy từ khi Luật Di sản văn hóa chính thức có hiệu lực, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, công tác đầu tư chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo Khu di tích VMQTG được Trung tâm thường xuyên quan tâm và thực hiện đạt kết quả cao. Các công trình đều được thực hiện theo quy định của: Luật di sản Văn hóa và các Thông tư hướng dẫn của Bộ VHTT&DL về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích Lịch sử Văn hóa, danh lam thắng cảnh. Cuối năm 2016, Văn bản số 3825/SVHTT -VMQTG đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép lập "Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt VMQTG". Tháng 3 năm 2017, Chính phủ đồng ý chủ trương giao cho UBND Thành phố Hà Nội chủ trì lập quy hoạch VMQTG, thực hiện trong năm 2017. Hiện nay, VMQTG đang thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-

2020 và những năm tiếp theo.


* Việc bán vé tham quan: Tại trước di tích VMQTG bố trí quầy bán vé tham quan và kiểm soát ra vào du khách ngay tại lối ra, vào của khu di tích. Thông thường, Trung tâm bố trí một người bán vé tại quầy và một quầy bán vé phụ tại cửa sau của di tích nếu cần thiết. Việc này do phòng Hành chính tổng hợp đảm nhận, với văn hóa xếp hàng, du khách có thể dễ dàng nhận tấm vé trước khi vào khu di tích để tham quan.

* Tổ chức trưng bày, triển lãm: Đến với VMQTG, du khách không chỉ hòa mình với cảnh quan, kiến trúc nghệ thuật mà còn khám phá, thưởng ngoạn, du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí. VMQTG trưng bày hiện vật được thực hiện tại mặt bằng tổ chức không gian nhà Tiền Bái và Hậu Cung, trưng bày một số hiện vật quý là chuông lớn, khánh đá, bình phong, câu đối, bức Đại tự "Vạn Thế Sư Biểu" (Người Thầy tiêu biểu của muôn đời) thế kỷ 18 có bút tích của vua Khang Hy, đời nhà Thanh. Nơi đây còn lưu giữ bức Đại Tự của cụ Nguyễn Nghiễm bố của Đại Thi hào Nguyễn Du. Không gian nhà Thái học có phòng trưng bày về lịch sử VMQTG lưu giữ nhiều hiện vật về Nho giáo, lịch sử khoa bảng, bút nghiên cùng những hiện vật gốm sứ như bát đĩa, ấm chén, gạch đất nung, ngói mũi hài… được tìm thấy dưới lòng đất Văn Miếu.

Tiền Đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hóa nghệ thuật dân tộc.

Hậu Đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu văn An, với không gian hẹp nhưng bố trí hợp lý, là nơi trưng bày về VMQTG Thăng Long xưa với nền giáo dục Nho học Việt Nam. Qua đó, thấy được quá trình hình thành và phát triển của VMQTG cùng những giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Tầng 2, với không gian tĩnh lặng tôn thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông đã có công đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Nho học nước nhà.

Tại các khu trưng bày, khách tham quan tự do quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu, khảo sát [Phụ lục 5, hình 15]. Các hiện vật trưng bày đều thể hiện


rõ nét các giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, chúng như đóng vai trò là những đối tượng tham quan tại di tích. Thời gian qua, VMQTG đã tổ chức các cuộc trưng bày triển lãm chuyên đề như triển lãm "Văn Miếu - Quốc Tử giám và Thầy giáo Chu Văn An" tại Chí Linh - Hải Dương; triển lãm "Một số hình ảnh về các Văn từ, Văn chỉ Thăng Long và các vùng phụ cận"; triển lãm "Một số hình ảnh về hệ thống các Văn Miếu Việt Nam" tại Tiền đường Nhà Thái Học khu di tích. Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức triển lãm "Truyền thống khoa cử Việt Nam" tại thành phố Huế; Năm 2014, tổ chức triển lãm "Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và Văn Miếu Trấn Biên tại tỉnh Đồng Nai". Năm 2016, triển lãm "Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và Thơ văn Hà Tiên" nhằm giúp nhân dân, chiến sỹ, sinh viên, học sinh huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang có dịp tìm hiểu về giá trị di sản văn hóa của Thủ đô và Kiên Giang. Để chào mừng 72 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945-2-9/2017), tổ chức triển lãm VMQTG và lịch sử khoa cử Việt Nam tại Bảo tàng tỉnh An Giang. Tại triển lãm, công chúng được tiếp cận với hình ảnh, tư liệu và kiến trúc VMQTG như Cổng, Gác chuông, Gác khánh, Sân, Tả vu, Hữu vu, Tiền đường, Hậu đường.

Qua quá trình nghiên cứu, trò chuyện với Ban Tổ chức, NCS thấy rằng: mặc dù không gian triển lãm chưa đủ để chuyển tải hết các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà quần thể di tích VMQTG chứa đựng, nhưng đây là bước đầu của sự giao lưu, phối hợp với tinh thần trân trọng, hợp tác, học tập kinh nghiệm trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Triển lãm cũng là dịp để quảng bá tuyên truyền những nét độc đáo của VMQTG, một khu di tích lịch sử - văn hóa lớn ở Thủ đô, biểu trưng cho tiến trình văn hóa của Việt Nam và nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

* Về bảo quản, sưu tầm tài liệu: Để mỗi du khách khi đến VMQTG, thông qua tài liệu hiểu được giá trị các văn bia. Đầu năm 2018,VMQTG đã sưu tầm hơn 600 thác bản văn bia, trên 500 ảnh chụp sắc phong, 6.000 ảnh về


di tích, 25 cuốn gia phả, trên 2.000 trang tư liệu Hán Nôm (gồm trước tác, thơ văn, bài thi đình của các Tiến sỹ…); hơn 2000 câu đối, hoành phi; dịch hàng trăm văn bia; lập trên 200 hồ sơ khảo sát di tích nho học… Từ cơ sở dữ liệu, giúp phục vụ cho các chuyên đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích và các danh nhân khoa bảng, đặc biệt du khách hiểu thêm các vị Đại khoa được lưu danh trên bia Tiến sỹ, hàng ngàn hiện vật, tài liệu. quý hơn cả là bảo vật quốc gia.

Nhằm để du khách khám phá giá trị tài liệu. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ thông tin, số hóa gần 20.000 trang tài liệu/hình ảnh, phục chế 300 trang bản sao tư liệu (bài thi Đình, gia phả…) nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu ban đầu cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu, tra cứu thông qua hệ thống phần mềm tra cứu.

Nhìn chung, những năm qua, công tác quản lý Khu di tích VMQTG đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Các cơ chế chính sách bảo vệ, phát huy giá trị di tích đã góp phần làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Trung tâm về vai trò, ý nghĩa của di sản văn hóa.

Công tác tu bổ, tôn tạo khu di tích được Trung tâm duy trì thường xuyên hàng năm nên diện mạo cổ kính của khu di tích về cơ bản đã được khôi phục, không chỉ trả lại những giá trị lịch sử vốn có cho Khu di tích góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ và góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân. Bên cạnh đó, đưa di tích trở thành không gian văn hóa du lịch là một trong những điểm thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế.

Năm 2017, trong lúc chờ đợi đề án quy hoạch tổng thể, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG khẳng định có những việc cấp bách với Văn Miếu cần phải làm ngay. Khi NCS được hỏi về các hạng mục gốc, ông nói:

Một số hạng mục di tích xuống cấp, đó là Khuê Văn Các, Tam quan, Điện Đại Thành, hệ thống tường gạch vồ xung quanh Văn Miếu, Hồ Văn có đoạn phải chống bằng cột sắt, bị bung ra. Hệ thống bia tiến


sỹ chịu sự tác động của môi trường, ô nhiễm không khí khiến chữ mờ đi [Phỏng vấn ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học VMQTG].

Trong những năm qua, Trung tâm có nhiều cố gắng trong công tác tu bổ Khu di tích song quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót nhất là trong quá trình thực hiện các tu sửa nhỏ. Việc lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích còn chậm. Hiện tại, Trung tâm chưa có bộ phận chuyên trách giám sát, đánh giá độ bền, mức độ xuống cấp của công trình để từ đó đưa ra các giải pháp tu bổ đúng theo yêu cầu chuyên môn.

3.2.2. Hình thành các dịch vụ

Các dịch vụ: dịch vụ thuyết minh tự động; dịch vụ quà lưu niệm; dịch vụ phục vụ hội nghị; dịch vụ lễ tân; dịch vụ vui chơi, giải trí; các loại dịch vụ khác…

* Thuyết minh hướng dẫn: Về tham quan VMQTG trước đây, du khách cảm nhận bằng trực quan về cảnh quan kiến trúc VMQTG và nghe thuyết minh tại điểm do phòng Giáo dục truyền thông đảm nhận. Đối với du khách nước ngoài thuyết minh viên của Trung tâm giới thiệu với du khách bằng ba ngôn ngữ: Anh, Pháp, Trung đã đem đến những trải nghiệm thú vị khó quên đối với du khách.

Hiện nay, với sự năng động, không ngừng đổi mới, ngày 11/1/2018 Trung tâm hoạt động khoa học VMQTG chính thức giới thiệu hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh tự động. Hệ thống biển chỉ dẫn gồm chỉ dẫn phân luồng đường đi cho du khách, chỉ dẫn hiện vật, di tích do chuyên gia Pháp thiết kế và thực hiện. Cùng với đó là hệ thống thuyết minh tự động với mức thí điểm là 30.000 đồng/ lần sử dụng. Du khách có thể trải nghiệm hệ thống thuyết minh tự động giới thiệu 32 điểm với 8 ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Qua đây, du khách có thể tự tìm hiểu thêm về GTDSVH VMQTG

* Hoạt động khuyến học: Hàng năm có rất nhiều học sinh các trường học của cả nước tới tham quan và làm lễ dâng hương khuyến học của các em tại di tích.


Tham dự buổi lễ dâng hương của các em học sinh thường hai phần: Lễ tôn vinh các bậc Tiên Thánh, Tiên Hiền và danh nhân được thờ tự tại VMQTG, thuyết minh viên giới thiệu về di tích và truyền thống khoa cử với các đoàn tham quan. Các em học sinh trường học còn kết hợp cả chương trình báo công, khen thưởng học sinh giỏi hay kết nạp đội… Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục cao, thu hút các giáo viên, học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng. Với VMQTG được coi là cái nôi của nền giáo dục, khoa cử Việt Nam, với hình ảnh gác Khuê Văn, biểu trưng của Thủ đô Hà Nội đã từ lâu in đậm trong tâm khảm của người dân Việt Nam. Việc dâng hương với mong muốn giáo dục cho các em học sinh về truyền thống hiếu học của dân tộc, về lịch sử hình thành và phát triển của VMQTG, về kiến trúc, về những nhân vật được thờ tự tại Văn Miếu... Bên cạnh đó, các trường hy vọng sẽ mở ra một năm học mới với nhiều thành công và may mắn cho cả Thầy và trò, đồng thời bồi đắp cho các em hiểu thêm về tầm quan trọng của sự học, của sự lỗ lực và cố gắng để sao cho xứng đáng với những gì mà gia đình, nhà trường, xã hội đang từng ngày trau dồi kiến thức cho các em học sinh.

Công tác tổ chức dâng hương khuyến học được Trung tâm bố trí chu đáo. Các đoàn sẽ liên hệ trước để đăng ký ngày, giờ và các yêu cầu tổ chức như: thuyết minh; số lượng ghế cho học sinh, thầy cô; văn tế; hoa quả dâng hương các ban thờ… Trung tâm kê bàn ghế, bố trí loa đài tại sân Đại Bái (khu Điện Đại Thành) hoặc sân Thái học (khu Thái Học) để phục vụ. Tùy thuộc vào số lượng học sinh tham gia buổi khuyến học, phí dịch vụ từ 300.000-

500.000 đồng/ một trường cho toàn bộ các dịch vụ của buổi khuyến học. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG, từ năm 2012 đến nay Trung tâm đã tổ chức cho hàng ngàn đoàn khách đến dâng hương khuyến học tại di tích.

* Hội chữ xuân: Việc "Xin chữ đầu xuân" từ năm 2014, Trung tâm đã phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức trong khu vực Hồ Văn. Hàng năm với các "Ông đồ" viết chữ và quảng bá, giới thiệu về nét văn hóa truyền thống của


người Việt thông qua việc phân tích, giải nghĩa chữ viết như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hạnh, phúc, an, khang, nhẫn…với du khách. Năm 2018, hội Chữ xuân có nhiều thay đổi về thiết kế, không gian đa dạng hóa nội dung, tạo sức hấp dẫn với du khách. Các gian hàng được sắp đặt theo từng cụm tại sân trước Hồ Văn; xung quanh hồ thiết kế bằng tre lợp lá cọ và bằng gỗ lợp mái vảy. Các gian hàng được bố trí các Ông đồ viết thư pháp, trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ, một phần ẩm thực Hà Nội. Với 63 Ông đồ tham gia viết thư pháp, triển lãm 34 tác phẩm thư pháp tiêu biểu cùng nhiều hoạt động như: tái hiện quang cảnh trường thi, giới thiệu sản phẩm truyền thống, giới thiệu các dòng tranh dân gian, tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức các gian hàng ẩm thực, biểu diễn âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên, theo báo cáo thống kê sơ bộ của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG, đến rằm tháng Giêng năm 2017, Văn Miếu đã có 2,7 vạn khách đến tham quan. Đầu năm 2018, tính đến mùng 4 Tết, có hơn 10 vạn lượt du khách đến xin chữ đầu năm. Như vậy gây ra quá tải đối với di tích, bên cạnh đó ảnh hưởng đến môi trường, độ bền của di sản.

* Kinh doanh hàng lưu niệm: Hiện tại khu di tích VMQTG có 6 gian hàng kinh doanh dịch vụ bán hàng lưu niệm (khu di tích không có nhà hàng, khu lưu trú) được bố trí tại hay dãy Tả vu, Hữu vu (khu Điện Đại Thành) và Tiền đường, gian đầu hồi Hậu đường (khu Thái học).

Sản phẩm chủ yếu là đồ thủ công mỹ nghệ, tranh, ảnh, tượng, đồ dùng học tập… giá từ vài ngàn đồng đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, các mặt hàng lưu niệm hầu hết là trùng lặp nhau. Trong những năm gần đây, để đổi mới hình thức phục vụ, các sản phẩm hàng lưu niệm mang tính đặc thù của di tích như: hình Khuê Văn Các dưới dạng đĩa sứ, đĩa đồng, móc treo chìa khóa, mô hình Rùa đội bia tiến sỹ có khắc chữ Đăng khoa, Đỗ đạt…

* Dịch vụ cho du khách mượn trang phục: Góp phần làm đổi mới phương thức phục vụ, từ ngày 20/6/2017 VMQTG thực hiện cho du khách được mượn áo choàng khi tham quan nơi thờ tự là Điện Đại Thành và Hậu Đường nhà Thái học. Với thiết kế dáng dài, có dây buộc tiện dụng, dễ mặc, phù hợp với không gian thờ tự và thời tiết, khí hậu nhiệt đới. Khổ áo khá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023