Vai Trò Của Giá Trị Di Sản Văn Hóa Với Sự Phát Triển Du Lịch Ở Thủ Đô Hà Nội Nói Chung


Một nhóm sinh viên sau khi tham quan di tích đã nhận xét về dịch vụ biểu diễn nghệ thuật mà nhiều người làm du lịch cũng đã thấy: "Chúng em về thăm VMQTG ai cũng đều rất thích. Chỉ có điều cần đổi mới nội dung biểu diễn" [Phỏng vấn Nguyễn Thu Thủy, Đại học Văn hóa Hà Nội, 21 tuổi, 8/2017].

- Các sản phẩm lưu niệm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Chưa có sản phẩm lưu niệm đặc trưng riêng đại diện cả di tích VMQTG.

- Hai dãy Tả Vu, Hữu Vu của Khu Đại Thành là không gian tôn nghiêm thờ tự các vị Tiên Hiền, Tiên Nho, nơi xưa kia tổ chức các cuộc tế lễ, hiện nay là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động dâng hương. Việc bố trí các cửa hàng bán đồ lưu niệm như hiện nay làm giảm tính tôn nghiêm của không gian thờ tự. Do vậy, cần bố trí lại toàn bộ các cửa hàng lưu niệm tại khu vực này nhằm khôi phục lại không gian thờ tự.

- Về hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về di tích vẫn còn những hạn chế, Trung tâm chưa có phòng chiếu phim tư liệu phục vụ du khách. Các cuộc triển lãm, cuộc thi... hiện mới ở qui mô nhỏ, nội dung còn lặp lại và mang tính phong trào. Nội dung tuyên truyền về di sản chưa thực sự tiếp cận rộng rãi đến đối tượng chính là học sinh, sinh viên. Vì vậy, cần tìm ra các hình thức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến cả nhà trường, các thầy cô và cha mẹ học sinh.

Để chia sẻ và góp phần suy nghĩ của mình, một sinh viên Đại học cho biết: "Thời gian qua, em thấy VMQTG có rất nhiều đổi mới, song cần đầu tư công nghệ để quảng bá di tích, cần mở rộng phạm vi quảng bá" [Phỏng vấn em Trần Thu Trang, 20 tuổi, ĐH Bách khoa Hà Nội, 10/2017].

3.4.2.2. Nguyên nhân

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu. Với đặc thù liên quan đến di tích Nho học, yêu cầu người làm công tác du lịch tại di tích VMQTG vừa phải có kiến thức về du lịch vừa phải am hiểu về học thuyết Nho giáo, truyền thống giáo dục khoa cử Nho học của đất nước. Hơn nữa, để phát huy được


GTDSVH VMQTG thì kiến thức Hán Nôm, kiến trúc… cũng là một yêu cầu rất cần thiết. Điều này là một trong những khó khăn cho vấn đề nguồn lực phục vụ du lịch tại di tích.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

- Sự kết hợp giữa các nhiệm vụ, chức năng của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG cần hài hòa và chú ý đến phát huy giá trị kinh tế của di sản qua hoạt động du lịch…

Tiểu kết

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 17


Trong Chương 3, Luận án đã nghiên cứu: sự khai thác GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch Hà Nội hiện nay. Nội dung nghiên cứu là việc phát huy GTVH của di sản với phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay.

Qua nghiên cứu về VMQTG, NCS nhận thấy đây là điểm du lịch văn hóa, một điểm tham quan hết sức quyến rũ với các GTDSVH VMQTG đã tạo nên các sản phẩm du lịch đó là: Du lịch khám phá thưởng ngoạn các GTVH; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch tham dự các hoạt động văn hóa

- xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực hành nghi lễ tâm linh; du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu. Qua nghiên cứu thực trạng xây dựng và khai thác điểm đến du lịch tại VMQTG về: tổ chức không gian điểm đến; hình thành các dịch vụ; xây dựng các thể chế, thiết chế, tổ chức, quản lý; tạo dựng thương hiệu điểm đến cho du lịch Hà Nội. Công tác tổ chức tuyên truyền, quảng bá tại VMQTG, đã đem đến niềm tự hào về GTDSVH dân tộc, thu hút khách. Đồng thời tăng tỷ lệ thu nhập của ngành du lịch cho ngân sách Thủ đô Hà Nội và nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam cho du khách nhất là khách quốc tế. Đối với MQTG, từ di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể cũng là sự hội tụ các GTVH của Thủ đô Hà Nội với phát triển du lịch. Tuy vậy, việc khai thác các GTDSVH với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội còn một số hạn chế.


Việc khai thác các GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch qua nghiên cứu trên, cho thấy vai trò quan trọng của GTDS đã tạo ra giá trị kinh tế cho Thủ đô Hà Nội ở nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên việc khai thác các GTDSVH VMQTG cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn, những vấn đề cần bàn luận về các GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu tiếp ở chương sau của Luận án.


Chương 4

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC PHÁT HUY

GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY


4.1. VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI NÓI CHUNG

Từ nghiên cứu giá trị di sản của VMQTG với phát triển du lịch, luận án đề cập đến vai trò của GTDSVH với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội theo lý thuyết "điểm sáng" có thể thấy rằng:

Nói tới Thủ đô Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến một Thủ đô văn hiến, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước trong trường kỳ lịch sử.Thủ đô Hà Nội có một tiến trình văn hóa lâu dài, một kho tàng văn hóa phong phú. Những truyền thống, GTDSVH Hà Nội được kết tinh trong nếp sống, cách nghĩ, cách làm, cách ứng xử của người Hà Nội. Người Hà Nội nổi tiếng với phẩm chất hào hoa, tinh tế, văn minh, thanh lịch và hiếu khách. Với bàn tay khéo léo, tạo nên những món ăn thức uống truyền thống văn hóa ẩm thực. Bên cạnh những nét đẹp cổ kính, rêu phong, Hà Nội hiện đại với những tòa cao ốc chọc trời để hội nhập với thế giới.

Những truyền thống, những GTDSVH đó không chỉ do các thế hệ của người Hà Nội tạo nên mà nó còn được kết tinh tinh hoa của cả nước. Tất cả đã tạo nên một nguồn lực văn hóa, GTDSVH quý giá của Thủ đô Hà Nội. So sánh với địa phương khác, Hà Nội có một lợi thế về địa lý, nguồn lực tự nhiên nhất định, song ưu trội hơn cả là những giá trị tinh thần đó chính là di sản văn hóa. Để phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội hiện nay, việc khai thác, phát huy GTDSVH là cần thiết vì đây là thế mạnh, là điểm sáng trong các GTVH của Thủ đô Hà Nội.

Với Thủ đô Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho các GTVH của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Do vị thế đặc biệt của mình, VMQTG nằm giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội, "chốn tụ hội trọng yếu của bốn


phương đất nước". Vì thế, Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn cuốn hút du khách bởi nét cổ kính, yên bình lạ kỳ. Một chuyến tham quan quanh Hà Nội sẽ để lại trong lòng du khách những kỷ niệm khó quên về 36 khu phố cổ kính của Hà Nội xưa. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh. VMQTG là khu di tích quý giá thể hiện trình độ văn hóa cao của dân tộc và sự quan tâm đào tạo hiền tài cho đất nước của các triều đại phong kiến thời xưa. Văn Miếu có nhà bia, trong đó có 82 tấm bia lưu danh các vị đỗ Tiến sỹ từ khoa thi năm 1442 đến 1779, Quốc Tử Giám nằm trong khu Văn Miếu, lúc đầu là nơi dạy dỗ các hoàng tử, sau mở rộng đối tượng, thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Quốc Tử Giám là Trung tâm giáo dục và đào tạo thời trung đại, là nơi khuyến khích học tập, tôn trọng nhân tài.

Cạnh VMQTG có Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng và tồn tại suốt 8 thế kỷ trên vị trí của thành Đại La cũ. Kết cấu thành cổ Thăng Long gồm 03 vòng: Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, nơi dân cư ở, gọi là Kinh Thành. Vòng giữa là khu triều chính, nơi ở và làm việc của quan lại, gọi là Hoàng Thành. Vòng trong cùng là nơi dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và cung tần mỹ nữ, gọi là Tử Cấm Thành. Thời Lê, Kinh Thành Thăng long có 16 cửa ô, thời Nguyễn còn 12 cửa. Đến đầu thế kỷ XX chỉ còn 5 cửa ô là: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Trưởng.

Du khách đến Thủ đô sẽ thích thú say mê trước cảnh đẹp hồ Gươm. Hồ Gươm với quần thể kiến trúc hài hòa: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, tạo thành một danh lam nổi tiếng. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân….

Chùa Một Cột cách Văn Miếu không xa, được xây dựng từ năm 1049, thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền rằng vì nhà vua đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi nên hay đến các đền chùa cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra trên đài hoa sen ở hồ nước phía Tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau, hoàng hậu sinh hoàng tử. Nhà vua đã cho dựng chùa này theo dáng dấp một bông sen nở trên mặt nước như đã thấy trong giấc mộng kỳ lạ để thờ Phật Bà Quan Âm.


Khu phố cổ: Điểm nhấn của du lịch Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19. Du khách có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội. Du khách tới nơi đây cảm nhận được nét đẹp của con người Hà Nội gần gũi thân quen và mến khách.

Quảng trường Ba Đình lịch sử nơi Bác Hồ đã đọc Tuyên Ngôn độc lập. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt và lưu giữ thi hài của Người. Lăng mang hình dáng một bông sen cách điệu. Nơi đây, Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, hàng ngày lăng mở cửa đón các đoàn đại biểu và du khách muôn phương về đây viếng Bác... Sau Lăng Bác là khu bảo tàng với nhiều kỷ vật, tư liệu quý giá, ghi dấu từng quãng đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hà Nội còn có Hồ Tây nằm không xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội, du khách có thể thuê đi xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Mùa đông, mặt hồ sương giăng mù mịt, khung cảnh huyền ảo như chốn thần tiên. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Vũ, đường Thanh niên, làng hoa Nhật Tân, Nghi Tàm… là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Chiều thu du khách ngồi trong các nhà hàng ven Hồ Tây, nhấm nháp món bánh tôm nóng giòn, nhìn ra mặt hồ mênh mông gợn sóng…

Thủ đô Hà Nội còn rất nhiều danh thắng khác. Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội hiện đang sở hữu một nguồn lực di sản văn hóa vô cùng phong phú. Đó là kho tàng DSVH vật thể và phi vật thể. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có trên 5.000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có trên 2.000 di tích đã được xếp hạng. Hà Nội cũng là địa phương có số DSVH thế giới, di sản quốc gia đặc biệt nhiều nhất trong cả nước. Bên cạnh các di tích, Hà Nội còn là nơi diễn ra hàng trăm lễ hội mỗi năm cùng với các phong tục, tập quán khác…Cảnh quan văn hóa cùng các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc của Thủ đô Hà Nội là GTDSVH với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay. Thế mạnh của du lịch Thủ đô Hà Nội chính là dựa vào việc khai thác,


phát huy GTDSVH. DSVH, truyền thống văn hóa, cảnh quan văn hóa…chính là điểm thu hút khách du lịch. Hà Nội những năm qua, với việc khai thác các sản phẩm du lịch với khách tham quan, khám phá văn hóa Thăng Long đã đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế của Thủ đô. Năm 2012, lượng khách du lịch là

14.400.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 2.100.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch là 32.000 tỷ VN đồng. Năm 2013, lượng khách du lịch là

16.577.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 2.580.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch là 38.500 tỷ VN đồng. Năm 2014, lượng khách du lịch là

18.510.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 3.010.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch là 49.846 tỷ VN đồng. Năm 2015, lượng khách du lịch là 19.693.743 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 3.263.743 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch là 54.974 tỷ VN đồng. Năm 2016, lượng khách du lịch là 21.830.906 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 4.020.306 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch là 61.778 tỷ VN đồng. Năm 2017, lượng khách du lịch là

24.000.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 4.950.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch là 71.000 tỷ VN đồng [88; 89; 92; 93; 94; 95].

Giá trị DSVH của Thủ đô Hà Nội với phát triển du lịch không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế Thủ đô mà còn giữ một vai trò quan trọng trong việc gắn kết các GTDSVH với nhau để phát triển du lịch, là nguồn lực để phát triển kinh tế. GTDSVH hiện diện và thẩm thấu vào các giá trị khác, là chất keo, là sợi dây gắn kết các giá trị văn hóa khác. Như vậy, văn hóa vừa là nền tảng tinh thần nhưng đồng thời cũng là mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội cũng chính là nâng cao cuộc sống của người dân Thủ đô, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp.

Hội tụ và tỏa sáng là đặc trưng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là tiểm năng văn hóa quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội trong công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển. Đặc biệt là các GTDSVH với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội mà các công trình nghiên cứu về GTDSVH đề cập đến.


Trong Chương 4, luận án chỉ đề cập đến những vấn đề đặt ra với việc phát huy GTDSVH với phát triển du lịch qua nghiên cứu trường hợp VMQTG là "điểm sáng" để tham chiếu vào các DSVH của Thủ đô Hà Nội hiện nay, là nguồn lực văn hóa tiềm ẩn với phát triển du lịch.

Từ việc nghiên cứu GTDSVH với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội qua nghiên cứu trường hợp VMQTG trên đây cho ta thấy: việc khai thác, phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch hiện nay là vấn đề có ý nghĩa to lớn. Cần nhận thức được những vấn đề đặt ra trong việc phát huy GTDSVH của Hà Nội với phát triển du lịch hiện nay qua nghiên cứu trường hợp VMQTG.

4.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA: BẤT CẬP VÀ MÂU THUẪN

Qua khảo sát việc khai thác, phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội, nhận thấy những bất cập và mâu thuẫn sau:

4.2.1. Những mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác với giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch

Hầu hết các khu vực có di sản văn hóa ở Việt Nam đều chưa có quy hoạch phát triển du lịch cụ thể, nhiều nơi chỉ là kế hoạch ngắn hạn và các dự án lẻ, điều này dẫn đến việc đầu tư xây dựng bừa bãi, chưa có những quy định quản lý và phát triển hoạt động du lịch. Đây cũng là nguyên nhân của một thực tế hiện nay ở khu vực di sản là kinh phí đầu tư còn hạn chế.

Việc thực hiện bảo vệ tài nguyên môi trường chưa được đặt lên hàng đầu, thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch là nguyên nhân của tình trạng vi phạm di sản, bảo tồn không đúng quy cách… suy giảm chất lượng môi trường…, ảnh hưởng đến việc nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư mà còn làm suy giảm giá trị và tính bền vững của các di tích.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, một số dịch vụ du lịch vẫn còn một số hạn chế. Chẳng hạn, ở VMQTG.

- Giếng Thiên Quang: là một hạng mục có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử, có vị trí quan trọng trong Di tích quốc gia đặc biệt VMQTG. Trải qua thời gian dài, giếng Thiên Quang không tránh khỏi xuống cấp, không chỉ đe dọa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023