Những Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Khai Thác Giá Trị Của Di Sản Văn Hóa Với Sự Bất Cập Về Thể Chế Liên Quan


tính bền vững của công trình mà còn ảnh hưởng tới kết cấu, mỹ quan của nhiều công trình kiến trúc liên quan trong tổng thể di tích VMQTG. Vừa qua, ngày 27/3/2017, khu vực Giếng Thiên Quang đã xảy ra hiện tượng sụp móng (dài khoảng 10 mét), khu vực đối diện với cổng Đại trung bị trôi ra, khiến một đoạn tường có nguy cơ bị đổ xuống. Hiện tượng này cũng diễn ra tại khu vực đối diện với Khuê Văn Các. Qua khảo sát của các nhà chuyên môn ban đầu cho thấy nguyên nhân là do cấu tạo móng bằng gạch vồ, vữa vôi... lâu năm bị xuống cấp. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết tác động, nền đất khu vực giếng Thiên Quang yếu. Cùng với đó là ảnh hưởng của người đi lại xung quanh tác động lên nền đất yếu cũng khiến mặt nền bị lún sụt, xuống cấp.

- Đối với bia Tiến sỹ được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới và tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Hệ thống bia đá bị xuống cấp chính vì quan điểm sờ đầu Rùa lấy may trước mỗi mùa thi của du khách khi đến thăm Văn Miếu. Lâu nay nhiều người tin rằng sờ đầu rùa đá đội bia ở VMQTG trước mỗi kỳ thi, trước năm học mới sẽ đem đến may mắn và hanh thông trong suốt quá trình học tập. Có bạn trẻ còn quan niệm sờ được nhiều đầu rùa, điểm sẽ càng cao. Bất chấp hàng rào ngăn cách được tạo ra để bảo vệ cho 82 bia tiến sỹ, một số thanh niên thoải mái chạy lần lượt các hàng bia tiến sỹ, miệt mài vuốt, miết lên rùa đá vào những ngày kề cận thi cử thậm chí là hôn đầu rùa... Vì vậy, hàng loạt các cụ rùa đã bị mòn bóng. Các bia Tiến sỹ cũng đã bị tác động bởi điều kiện tự nhiên và con người. Các nhà che bia tuy được xây dựng nhằm hạn chế những tác động, song hầu hết các bia bị hư hỏng cấu trúc như sứt mẻ bề mặt, nước mưa bào mòn, ảnh hưởng của nấm mốc làm mờ chữ, nứt đế chân... Tuy VMQTG đã tạo hàng rào ngăn không cho du khách xoa đầu rùa nhưng vẫn không ngăn hết được hành động vô tư trèo rào sắt sờ đầu rùa của các sỹ tử.

- Về sản phẩm dịch vụ: Nhu cầu tìm hiểu và hưởng thụ văn hóa của nhân dân và du khách quốc tế ngày càng cao, đòi hỏi các dịch vụ du lịch văn hóa tại di tích cần phải có hình thức đa dạng hơn, được tổ chức chuyên nghiệp


bài bản hơn, đặc biệt phải có nội dung hấp dẫn hơn, hay hơn, tinh tế hơn song vẫn phải đảm bảo tính dân tộc. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ bổ trợ còn thiếu, hàng hóa lưu niệm chưa xứng tầm với di tích, chưa có hàng hóa mang đặc trưng của di tích. Các sự kiện có khi chưa thực sự phù hợp về nội dung và vị trí tổ chức. Có quá nhiều cửa hàng lưu niệm trong khu di tích, ảnh hưởng đến việc tham quan của du khách cũng như tính tôn nghiêm của di tích.

Các hình thức sinh hoạt văn hóa tại Di tích còn chưa thật phong phú, chủ yếu mới tập trung khai thác giá trị của Di sản Nho học, chưa phủ sóng toàn bộ Di tích với tư cách là một di sản văn hóa Việt Nam cùng nhiều mẫu số văn hóa chung về nghệ thuật, văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống. Việc phát huy giá trị di tích hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở việc giới thiệu, quảng bá phần vật thể của di tích "Phần hồn" của VMQTG là truyền thống hiếu học, phương pháp giáo dục, là đạo dức thầy trò, là việc rèn đức song hành luyện tài chưa được phát huy xứng đáng. Chưa khai thác các yếu tố văn hóa vùng đệm có tính chất gần gũi, dễ đan xen. Hoạt động du lịch còn mỏng, mới chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch khám phá, thưởng ngoạn; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch tham dự các hoạt động văn hóa xã hội; du lịch thực hành nghi lễ tâm linh; du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu mà còn cần phát huy nhiều loại hình du lịch.

Chưa phối hợp và kết nối được giữa các đối tượng được trưng bày tại nhà Thái học (hiện vật, bản đồ, sa bàn...)

- Thuyết minh về VMQTG: Nhiều đoàn du khách do các hướng dẫn viên du lịch của các công ty du lịch thuyết minh đôi khi chưa được giới thiệu rõ ràng nên khách du lịch không biết đến. Đối tượng tham quan di tích rất đa dạng (về cả nguồn gốc và độ tuổi) nhưng hiện tại chưa có những hình thức hướng dẫn dành riêng cho từng nhóm đối tượng khác nhau.

- Nhận thức của người dân chưa cao: Việc nâng cao nhận thức cộng đồng cần tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức liên quan tới các hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên, môi trường, hiểu biết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


xã hội, những kiến thức pháp luật có liên quan, nghiệp vụ tham gia hướng dẫn, kinh doanh du lịch. Chính vì vậy, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là việc chưa khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và khai thác phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư chính là chủ nhân của các nguồn tài nguyên du lịch, họ hiểu được giá trị nguồn tài nguyên đó. Tuy nhiên, hiện nay khi tiến hành các dự án trùng tu, bảo tồn, bảo vệ môi trường cũng như việc tổ chức khai thác các nguồn tài nguyên, các di sản phục vụ phát triển du lịch dường như người ta quên mất vai trò của cộng đồng dân cư. Đó chính là nguyên nhân mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương với di tích VMQTG hoặc các doanh nghiệp du lịch. Hiện tượng người dân tự xây dựng trái phép, gây ô nhiễm ô trường, ảnh hưởng đến giá trị của di tích như thời gian vừa qua xảy ra ở Hồ Văn.

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 18

- Vấn đề sức chứa và môi trường di tích: Một vấn đề đặt ra đó là sức chứa và môi trường trong khu vực di sản có tính thời vụ cao, tập trung vào đầu năm học và năm mới. Vào những thời điểm này, lượng du khách đến quá đông gây ra sự quá tải dẫn đến suy thoái giảm sút chất lượng môi trường, hủy hoại tài nguyên trong khu vực di sản.

Di tích VMQTG còn phải đương đầu với những nguy cơ tiềm ẩn khác có thể dẫn đến tổn hại ít nhiều cho sự phát triển bền vững của di tích dần mất đi. Đó là sự hủy hoại bởi môi trường tự nhiên, xã hội, sự hủy hoại bởi hoạt động phát triển, phát huy di tích thiếu bền vững và sự ảnh hưởng của việc tu bổ, tôn tạo chưa đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, di tích VMQTG nằm giữa khu vực đô thị sầm uất, bao bọc bởi 4 phố (Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng) với mật độ giao thông cao, hàng ngày đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập.

Bên cạnh đó, khí hậu nóng, lạnh, ẩm, gió mưa là nguy cơ trực tiếp gây tổn hại tới sự tồn tại bền vững của các công trình kiến trúc VMQTG. Khí hậu nóng làm gia tăng yếu tố hủy hoại các kết cấu gỗ, gạch ngói... Biến đổi khí hậu cũng có thể làm cho hệ sinh thái tại Di tích thay đổi, thảm cỏ, cây xanh, đặc biệt là các cây cổ thụ có thể bị sinh bệnh dẫn đến giảm tuổi thọ. Vấn đề như ô nhiễm môi


trường, khói bụi... do hoạt động giao thông, sinh hoạt ngày càng gia tăng của cư dân đô thị cũng là tác nhân ảnh hưởng xấu tới di tích.

- Về không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hạ tầng của Văn Miếu cũng là lý do để hạn chế các hoạt động của không gian này. Hiện tại, tới thăm di tích, du khách chỉ có lựa chọn duy nhất là mua vé, vào ngắm bia đá, các công trình kiến trúc cổ. Hệ thống dịch vụ lưu niệm tại đây được đặt vào không gian rất hẹp gần nhà Thái Học, trong khi không gian tại vườn Giám lại chưa được trú trọng khai thác... Để có không gian, Văn Miếu không chỉ cần quy hoạch lại không gian bên trong mà còn phải có sự gắn kết với các khu lưu niệm, với các điểm du lịch liền kề.

- Về bãi đỗ xe: Một vấn đề nóng bỏng của VMQTG hiện nay là giao thông, muốn thu hút khách phải có điểm đỗ xe. Hiện VMQTG chưa có điểm đỗ xe riêng nên phải sử dụng một phần diện tích của Vườn Giám làm chỗ đỗ xe, gây ảnh hưởng nhất định đến di tích. Giao thông bến bãi cũng là một vấn đề khiến việc kết nối Hồ Văn với khu Nội Tự trở nên phức tạp. Phố Quốc Tử Giám chạy qua Văn Miếu, ở đây là trục đường giao thông quan trọng và dường như không thể biến thành phố đi bộ để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh di tích. Việc sang đường của du khách cũng khiến họ lo sợ đẫn đến ảnh hưởng đến việc kết nối VMQTG với Bảo tàng Mỹ thuật.

Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc do lịch sử để lại. Di sản văn hóa còn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới. Nhận thức được điều đó, vấn đề phát huy GTDSVH với phát triển du lịch là một việc làm được Đảng, Nhà nước đặc biệt các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở VMQTG hiện nay đang đặt ra nhiều mâu thuẫn cần giải quyết.

- Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học như: Lễ Dâng hương, khuyến học, cho chữ đầu xuân ngày càng phổ biến. Chính vì thế dẫn đến tình trạng quá tải nhất là trong dịp lễ, tết hoặc đầu năm học. "Phố ông đồ" còn một số


hiện tượng mua bán và "chặt chém" khách về giá cả. Sự lộn xộn, mất vệ sinh môi trường, an ninh trật tự gây tổn hại cho Văn Miếu còn ít nhiều diễn ra.

- Công tác nghiên cứu - sưu tầm chưa đẩy mạnh về chiều sâu. Di tích VMQTG hiện lưu giữ 82 bia đá khoa thi Tiến Sỹ triều Lê - Mạc được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Thế giới nhưng Trung tâm chưa có được bộ hồ sơ lưu trữ đầy đủ về bia tiến sĩ như: nghệ thuật trang trí, hồ sơ về các danh nhân được khắc trên bia. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về 82 bia Tiến sỹ và khu Vườn Bia phục vụ lưu trữ, quản lý và tra cứu. Số hóa, thiết lập kho lưu trữ, bảo quản tư liệu và xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu.

Việc sưu tầm, thu thập, bổ sung tư liệu hiện vật trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do nguồn tư liệu, hiện vật liên quan đến giáo dục khoa cử Nho học nằm rải rác trong dân chúng.

Hiện nay Trung tâm đang bảo quản số lượng hiện vật gốc đa dạng về chất liệu như: gỗ, đá, vải, giấy. Theo chức năng nhiệm vụ, công việc này được giao cho phòng Giáo dục truyền thông nhưng còn nhiều hạn chế về thống kê danh mục và báo cáo tổng hợp. Bên cạnh đó, Trung tâm không có kho cơ sở lưu giữ hiện vật riêng mà sử dụng một phòng để làm kho chung của cơ quan.

- Về thực hiện đề án: Sở Văn hóa Thể thao có văn bản số 3825/SVHTTVMQTG đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học VMQTG lập quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt VMQTG, thời gian thực hiện năm 2017 từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước. Khu di tích quốc gia đặc biệt VMQTG có tổng diện tích là 54.331 m2, bao gồm khu: Nội Tự, Vườn Giám và Hồ Văn.

Hàng năm có khoảng gần 2 triệu lượt du khách đến tham quan di tích. Tuy nhiên cho đến nay, việc bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị di sản mới chỉ tập trung vào khu Nội Tự, nơi tiếp đón toàn bộ khách tham quan quan trọng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, khu Nội Tự cũng chính là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa, khoa học, giáo dục, các hoạt động dịch vụ du lịch phục vụ các đoàn khách ngoại giao và quốc tế.


Tuy nhiên, hiện nay khu vực Vườn Giám và Hồ Văn chưa được quy hoạch, sử dụng khai thác phục vụ khách du lịch tham quan, mà mới chỉ là chủ yếu để cho nhân dân, cộng đồng dân cư sống xung quanh di tích tập thể dục.

4.2.2. Những mâu thuẫn giữa yêu cầu khai thác giá trị của di sản văn hóa với sự bất cập về thể chế liên quan

Trong thời gian qua, các công ty du lịch tham gia hoạt động đã khá nhanh nhạy trong nhận thức cũng như trong thực tiễn. Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, họ hướng phát triển lĩnh vực du lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó, các công ty du lịch đã chủ động tích cực trong việc tiếp cận thị trường, bám sát nhu cầu của du khách để tạo nên những sản phẩm văn hóa du lịch vừa thể hiện bản sắc độc đáo của văn hóa Việt Nam, vừa tiếp thu những thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại, làm đa dạng và phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề cho quan trọng cho ngành văn hóa du lịch phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, họ gặp phải nhiều vướng mắc nhất là hành lang pháp lý để thực hiện công việc.

Trước những băn khoăn, bức xúc về rất nhiều bất cập đã và đang tồn tại trong lĩnh vực khai thác GTDS đối với phát triển du lịch, cụ thể: Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế, đầu tư nước ngoài gia tăng, sức ép của toàn cầu hóa đối với văn hóa truyền thống ngày càng lớn. Đó là những nguy cơ hiện hữu, đẩy DSVH và thiên nhiên đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao. Những sức ép do tác động tiêu cực của sự phát triển đó cộng với sự xuống cấp hàng loạt của di sản văn hóa, nhận thức chung của cộng đồng về bảo vệ di sản văn hóa còn bị hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế phục vụ đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, di sản văn hóa Việt Nam đã và đang chịu sự tác động ngày càng nhanh chóng của sự biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du


lịch. Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau... Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong muốn. Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh du lịch còn thiếu kinh nghiệm chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và thiếu tính bền vững, quản lý bảo tồn và phát huy GTDS, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, vấn đề thực hiện số 08 -NQ /TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 06 -NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; Thực hiện công văn số 3825/SVHTT - VMQTG đề nghị UBND Thành phố Hà nội về: "Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám" đến nay diễn ra còn chậm. Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG chưa có bộ phận chuyên trách về phát triển du lịch.

4.2.3. Những mâu thuẫn giữa nguồn nhân lực hạn chế với công tác giữ gìn, bảo quản, trùng tu các giá trị di sản văn hóa

Ở các nước trong khu vực và trên thế giới, văn hóa được xem là sức mạnh mềm, sức mạnh vô hình để phát triển kinh tế, du lịch văn hóa đã trở thành ngành công nghiệp "không khói" đã phát triển rất mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chỉ tính riêng năm 2015, du lịch thế giới đã tạo 7,2 triệu việc làm, đem lại doanh thu 7,2 ngàn tỷ USD cho GDP toàn cầu.

Ở Việt Nam nói chung, VMQTG Hà Nội nói riêng bước vào quá trình phát huy giá trị di sản văn hóa đối với phát triển du lịch muộn hơn nhiều, kinh nghiệm để phát triển các lĩnh vực du lịch văn hóa còn nhiều hạn chế. Nhìn chung các di tích đang thiếu một đội ngũ chuyên gia bảo tồn di tích thật sự, thiếu các công nhân lành nghề để đảm trách công việc này. Đối với VMQTG chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý, khai thác di tích để phục vụ du lịch là chính. Đội ngũ chuyên gia bảo tồn trong cơ quan này hiện rất mỏng; nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác trùng tu rất ít.


Phòng Duy tu môi trường của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa VMQTG đảm nhận công việc bảo tồn và chỉnh trang môi trường, cây xanh, vệ sinh khu di tích.

Phòng Nghiên cứu Sưu tầm đảm nhận nghiên cứu khoa học và sưu tầm hiện vật về lịch sử di tích và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, phòng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động khoa học như: hội thảo khoa học, biên soạn và in ấn phẩm, xuất bản các tài liệu khoa học, sách, tạp chí; quản lý thư viện với hơn 2000 tài liệu và cung cấp các bản sao hiện vật, chỉ dẫn cho các dòng họ, địa phương; cung cấp giấy chứng nhận danh nhân Nho học và xác nhận hành trạng tiến sỹ Nho học. Như vậy phòng Nghiên cứu - Sưu tầm chưa có bộ phận nghiên cứu thực nghiệm phục vụ trùng tu, bảo tồn di tích.

Chính vì thiếu vắng các nhà nghiên cứu, các chuyên gia của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG nên công tác trùng tu, tôn tạo di tích xét về toàn cục sẽ thiếu một chiến lược trùng tu, bảo tồn di tích một cách khoa học bền vững.

Sự thay đổi nhận thức chuyển sang tư duy phục vụ du khách tham quan còn mất nhiều thời gian, gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với tổ chức các hoạt động văn hóa đòi hỏi cần phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị [55, tr.9].

Bên cạnh đó, vốn di sản văn hóa VMQTG của các bậc tiền nhân để lại viết bằng chữ Nho trên các sách vở, văn tự, bia ký, thần phả sắc phong, hoành phi câu đối, đại tự, văn bằng, chiếu chỉ và các di sản Nho giáo truyền khẩu khó được các thế hệ tương lai tiếp thu trực tiếp. Ngày nay, chúng ta đã và đang dịch nhiều tài liệu chữ Nho ra chữ Quốc ngữ. Một số hiện tượng bị"Tam sao thất bản". Những giá trị truyền thống khi được truyền tải đến thế hệ trẻ đã được dịch chuyển qua lăng kính chủ quan của người dịch, đó là chưa kể cùng một văn bản nhưng mỗi người dịch khác nhau. Nói một cách khác, di sản Nho giáo không được trao truyền trực tiếp cho phần lớn thế hệ trẻ, sự truyền cảm hứng, tính thuyết phục do đó cũng đã giảm sút nhiều. Mặt khác, số lượng tài liệu được lựa chọn để dịch thuật cũng vẫn còn hạn chế so với những gì mà

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí