Toàn Cầu Hóa Và Tác Động Của Nó Đến Việc Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Hiện Nay


chỉ rõ, chiến thắng tiêu cực ngoài xã hội, ở người khác đã khó, nhưng chiến thắng hiện tượng tiêu cực của chính mình còn khó hơn nhiều.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, dù muốn hay không, các quốc gia cũng phải mở cửa, hòa nhập chung với thế giới hiện đại. Bên cạnh những mặt tích cực, tác động theo chiều hướng ngược lại của xu thế này đối với con người và các giá trị xã hội ko phải là ít. Hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nguyên nhân, là điều kiện làm xuất hiện và thúc đẩy quá trình tác động, xâm nhập, bổ sung, thậm chí xung đột lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức là truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Trong đó, khả năng diễn ra sự ảnh hưởng, tác động, thậm chí là áp đặt, lấn át về giá trị và lối sống của một số quốc gia, dân tộc tới các quốc gia, dân tộc khác là điều khó tránh. Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ làm cho trí tuệ con người phát triển chưa từng thấy, nhưng nó cũng làm cho tư duy của con người hình như trở nên khô khan, công thức hơn, cảm xúc đạo đức của con người trở nên sòng phẳng, lạnh lùng, nhạt nhẽo hơn.

Mặt khác, đi liền với tình trạng trên là sự du nhập của các quan điểm, các học thuyết tư sản phương tây xa lạ về đạo đức, lối sống, trái ngược với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thậm chí là những phản giá trị, phản văn hóa, phản đạo đức, kích thích con người ham muốn hưởng lạc, tạo ra thứ quan niệm sống bất chấp luân thường, đạo lý, coi tiền bạc là cái có sức mạnh tối thượng; lòng nhân ái, sự hy sinh quên mình vì nghĩa, lối sống tình nghĩa, thủy chung, có trước có sau nhường chỗ cho lối sống vị kỷ, bản năng, thấp hèn... Sự biến đổi nhanh chóng của các chuẩn mực hành vi, những giá trị xã hội dẫn đến tình trạng người lớn tuổi ngày càng suy giảm khả năng thích nghi với cái hiện đại. Trong khi đó, tuổi trẻ vốn năng động, nhạy cảm với cái mới, cái lạ, có khả năng và hào hứng tiếp thu nhanh chóng những quan niệm mới, lối sống mới, lạ từ đó dễ tạo ra sự xung đột giữa các thế hệ...

Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống với tư cách là “hệ chuẩn

giá trị”, có vai trò như một màng lọc màu nhiệm, giúp sinh viên phân biệt


đúng - sai, tốt - xấu, giúp họ xác định “nên” và “không nên” trong hành vi, ứng xử, từ đó có khả năng lựa chọn đúng đắn và tiếp thu những giá trị tiến bộ, văn minh của nhân loại cũng như biết thanh lọc, loại bỏ những phản giá trị, góp phần quan trọng cho việc xây dựng lối sống mới hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Đối với sinh viên, lực lượng trí thức tương lai, việc xây dựng ngay từ đầu lối sống mới có tính định hướng, mở đường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt mang ý nghĩa chiến lược bởi: lối sống mới vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, hoàn thiện con người nói chung, sinh viên nói riêng; lối sống mới góp phần quan trọng trong việc “phòng ngừa” “miễn dịch” cho toàn xã hội, đặc biệt là sinh viên trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên bắt nguồn từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân sinh viên Việt Nam hiện nay. Và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có vai trò và ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đó là lối sống văn minh tiến bộ, tích cực, chủ động và lành mạnh. Đó là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


Chương 3

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 9

GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

Chúng ta đang chứng kiến một thời đại với những biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội không chỉ trong phạm vi một nước, một khu vực, mà có quy mô toàn cầu. Những vấn đề mới nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa đang đòi hỏi sự nỗ lực của các nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học xã hội và nhân văn. Bởi lẽ, các vấn đề mang tính toàn cầu đó liên quan đến sự sống còn của toàn nhân loại trên nhiều bình diện. Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều thành quả có ý nghĩa tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, mỗi quốc gia, dân tộc phải tự tìm cho mình định hướng giá trị đúng đắn trong bối cảnh toàn cầu hóa này nhằm mục đích giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của mình, nhất là các giá trị đạo đức. Phải thấy được những biến đổi của các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa để đưa ra phương pháp mang tính định hướng cho sự phát triển hài hòa, không bị tác động bởi những giá trị mang tính tiêu cực.

3.1.1. Thực chất của toàn cầu hóa

Khái niệm toàn cầu hóa (globalization) xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển của Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối những năm 1980 cho đến nay và đã có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm này.

Đa số các học giả nhận định toàn cầu hóa là một xu thế hay quá trình làm gia tăng mạnh mẽ các mối liên hệ gắn kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau;


là việc mở rộng quy mô và cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu mà trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế. Theo Hécbơ Giécsơ: “Quá trình toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược và người ta cần tìm cách thích nghi với xu thế này chứ không nên tìm cách chống lại nó” [Dẫn theo 79, tr.181]. Theo tác giả Lê Hữu Nghĩa thì “toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới... Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, là giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước đây và sẽ tiếp tục diễn ra trong thế kỷ XXI” [99, tr.7].

Theo Nguyễn Văn Huyên: toàn cầu hóa là quá trình chuyển hóa các yếu tố riêng của mỗi quốc gia dân tộc thành các yếu tố có tính chung mà mọi quốc gia đều chấp nhận. Về thực chất, đó là quá trình tăng dần những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả những sản phẩm, những thành quả riêng có tính đặc thù của từng đơn vị xã hội trên toàn cầu theo hướng ngày càng xích lại gần nhau, tìm tới nhau, tạo thành những giá trị chung nhất - giá trị phổ quát có ý nghĩa toàn nhân loại.

Dưới góc độ triết học, chúng tôi nhìn nhận toàn cầu hóa như là một xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người; nó diễn ra trong suốt quá trình phát triển và ngày nay đã đạt đến trình độ cao của nó. Loài người tồn tại và phát triển trước hết là bằng và dựa vào sản xuất vật chất. Vì thế, toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm thay đổi quan hệ sản xuất, tức là thay đổi mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Đến lượt mình, khi quan hệ sản xuất thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng. Do đó, hình thái kinh tế - xã hội cũ sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn gắn liền với một phương thức sản xuất mới tiên tiến hiện đại hơn. Sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, quá


trình này diễn ra một cách tất yếu khách quan nhưng phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Trong quá trình sản xuất vật chất, khi lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ giữa con người với con người ngày càng được mở rộng trên phạm vi dân tộc, khu vực. Và khi các quan hệ đó có xu hướng mở rộng trên phạm vi toàn cầu cũng là lúc toàn cầu hóa xuất hiện. Như vậy, toàn cầu hóa chính là xu hướng mở rộng các quan hệ giữa con người với con người trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa là bước phát triển mới về chất của quốc tế hóa - một khái niệm đã có từ trước đó. Nếu như trước đây, quốc tế hóa được chi phối và thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghiệp, thì giờ đây, toàn cầu hoá chính là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và nó đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác. Trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển khi hòa mình trong cộng đồng thế giới, trở thành một mắt xích trong sợi dây chuyền của nền kinh tế thế giới.

Như vậy, thực chất toàn cầu hóa hiện nay đang trở thành quá trình làm tăng dần những mối liên hệ, liên kết, sự ảnh hưởng, tác động qua lại và cả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới theo hướng ngày càng xích lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa nó cũng mang đến không ít thách thức cho các quốc gia đang và chậm phát triển trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là về lối sống.

3.1.2. Những tác động của toàn cầu hóa đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác, tồn tại xã hội quyết định ý thức

xã hội, một khi nền tảng kinh tế - xã hội thay đổi tất yếu dẫn đến những thay đổi trong hệ thống giá trị tinh thần. Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống có sự thay đổi cùng với quá trình xây dựng xã hội mới, các quan niệm về con người về đạo đức, về các giá trị đạo đức, lối sống cũng biến đổi theo. Chúng ta cũng nhận thức được rằng, toàn cầu hóa là cơ hội lớn để Việt Nam học hỏi và phát huy những giá trị của mình, song cũng không khỏi lo


lắng trước sự biến đổi các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong

quá trình toàn cầu hóa này.

Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên cũng không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa cả mặt tích cực và tiêu cực.

3.1.2.1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa

Thứ nhất, thông qua tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, kích thích nền kinh tế thị trường phát triển... Toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế cũng như mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới: GDP của Châu Á tăng 5,8% vào năm 1973, đến năm 2011 đã là 7,1%..., Trung Quốc vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với GDP năm 2011 là 9,1%.

Ở nước ta, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, đem lại những hiệu quả to lớn cả về kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Với những thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn, nhân dân nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thấy rõ sự đúng đắn trong đường lối đổi mới cũng như định hướng XHCN của chúng ta hiện nay. Điều đó góp phần quan trọng làm hình thành nên một lớp người mới có niềm tin, có lý tưởng và đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Đó là thái độ sống hướng tới cộng đồng, có ý thức công dân, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ cương phép nước, có ý thức phấn đấu đưa đất nước vươn lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phần lớn sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự thể hiện trong các mối quan hệ ứng xử. Bên cạnh lối sống tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong học tập và sinh hoạt xã hội, mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.


Thứ hai, toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lối sống mới, hiện đại đối với sinh viên vừa kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự truyền bá nhanh chóng và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhờ đó, chúng ta có thể tiếp cận, cập nhật với nguồn thông tin, tri thức khổng lồ của nhân loại, giúp cho trình độ dân trí được nâng cao rõ rệt, từ đó con người Việt Nam trở nên linh hoạt, năng động, tư duy sắc bén hơn. Điều này rõ ràng có tác động tích cực đến tư duy, lối sống của chúng ta, đặc biệt là sinh viên - lớp người luôn có “hiệu ứng” tức thời trước cái mới.

Tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ, thông tin, tinh thần hiếu học được phát huy, người sinh viên hăng hái học tập, nghiên cứu. Và họ trở nên năng động, hiện đại và tư duy nhanh nhạy hơn, từ đó có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong quan niệm cũng như chuẩn mực sống: từ lối sống có phần khép kín, dập khuôn, sáo mòn sang lối sống cởi mở, nhạy bén, dám đương đầu, dám chịu trách nhiệm.

Sự tác động của toàn cầu hóa hình thành trong sinh viên tính chủ động sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ và hành động. Đồng thời, quá trình này cũng hình thành một số giá trị mới như tinh thần làm việc độc lập, tự chủ, khả năng quyết đoán, dám làm dám chịu trách nhiệm trong công việc. “Bản chất cạnh tranh cao độ của nền kinh tế thị trường đề cao các phẩm chất linh hoạt, chính xác, do đó đòi hỏi sự gia tăng trí thông minh, chất trí tuệ trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của từng người lao động” [59, tr.10]. Sự tác động mang tính tích cực này nhằm loại trừ thói dựa dẫm, ỷ lại vốn hình thành trong thời kỳ kinh tế bao cấp. Nó cũng khắc phục quan niệm giản đơn và ấu trĩ trước đây về chủ nghĩa xã hội khi hòa tan cá nhân vào tập thể. Con người bị cào bằng trong các mối quan hệ, không có điều kiện cho cá nhân phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa còn “định hướng con người trong sự phát triển tinh thần..., là chất xúc tác làm cho con người


hiện đại can thiệp vào đời sống cộng đồng..., làm ló dạng cái tôi chủ thể. Nó

không làm mất cái cá nhân trong cái cộng đồng...” [105, tr.24].

Sinh viên là đại diện cho thế hệ trí thức trẻ, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Chính những đặc điểm này dưới tác động của toàn cầu hóa về mặt tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống sinh viên. Đây là thời điểm mà sinh viên có điều kiện khẳng định vai trò, trách nhiệm và lợi ích của cá nhân, giúp sinh viên phát huy ý thức tự lực, tự chủ, biết làm giàu chính đáng, hình thành tính tích cực và tự giác, quan tâm đến hiệu quả của công việc mình làm. Thực tiễn đã rèn luyện cho họ lối nghĩ, cách sống đó ngay khi còn trong trường đại học, rằng trong thời đại ngày nay khi biết quan tâm đến lợi ích cá nhân thì đồng thời cũng phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội.

Cũng dưới sự tác động của toàn cầu hóa mà đòi hỏi sinh viên phải không ngừng tu dưỡng, phấn đấu về trí tuệ, tri thức để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Phần lớn sinh viên ngày nay sau khi ngồi trên giảng đường để tiếp cận tri thức, thì thời gian còn lại họ tận dụng vốn chất xám của mình trong công việc làm thêm. Việc làm, đó không chỉ là cơ hội để khẳng định mình, để có thêm thu nhập mà quan trọng hơn là họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống. Và nếu họ lựa chọn được công việc phù hợp với chuyên ngành thì đó còn là cơ hội để sinh viên ứng dụng những điều đã học trong trường vào công việc, vào hoạt động thực tiễn, nuôi dưỡng những khát vọng cho tương lai.

Đại đa số sinh viên có lý tưởng cao cả là giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó được thể hiện trong quá trình sinh viên tự xây dựng cho mình một lý tưởng sống, lối sống mới. Mỗi sinh viên hiểu rằng, sống có lý tưởng trước hết phải trân trọng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, bởi đó là thành quả mà thế hệ cha ông đã đánh đổi bằng bao mồ hôi và xương máu để có được ngày hôm nay. Mà muốn củng cố và bảo vệ được nền độc lập tự do của dân tộc chỉ có một con đường duy nhất đúng là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, lý tưởng của sinh viên được biểu hiện rõ nhất ở khát vọng học tập, nghiên cứu, sự nỗ lực, chuyên cần,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022