Vai Trò Của Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Đối Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay Giá Trị


Chính hoàn cảnh sản xuất và đấu tranh xã hội qua bao thăng trầm của lịch sử đã hình thành trong con người Việt Nam đức tính cần kiệm và sáng tạo. Nhân dân ta đã tận dụng nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất và đời sống, nhưng cũng gặp vô vàn khó khăn, phức tạp, trở ngại với những biến đổi khắc nghiệt của tự nhiên và những cuộc chiến tranh liên tục gây hậu quả nặng nề về mọi mặt kinh tế - xã hội. Trong lịch sử, các cuộc chiến tranh xâm lược của quân nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực bành trướng khác đã gây ra vô số tổn thất về tính mạng và tài sản của nhân dân ta. Đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực khắc phục để tiến lên, không quản ngại “một nắng hai sương”, “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, đối mặt với thử thách, tìm cách chinh phục, cải tạo tự nhiên, từng bước tự khẳng định mình trên con đường tiến hóa của dân tộc.

Trải qua bao đời, người Việt Nam luôn ý thức đề cao lao động, chống thói lười biếng. Yêu quí lao động, cần cù, tiết kiệm và cũng tỏ thái độ phê phán thói lười biếng "ăn no lại nằm", “ăn không ngồi rồi” - đây là nguồn gốc của tội lỗi dẫn đến "nhàn cư vi bất thiện". Nên phẩm chất đạo đức của con người được đánh giá cao hơn cái dáng vẻ bên ngoài "Cái nết đánh chết cái đẹp" mà cái nết thể hiện rõ nhất ở sự chăm chỉ, cần cù, thông minh, khéo léo của con người. Điều này được thấy rõ qua những tấm gương lao động miệt mài và sáng tạo của các danh nhân đất Việt, đó chính là nhà bác học Lê Quý Đôn, lương y Hải Thượng Lãn Ông, trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu... Họ là những biểu tượng rạng ngời của một dân tộc không ngừng vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

Cần cù, sáng tạo là một giá trị đạo đức truyền thống có từ bao đời của nhân dân ta, đó là nguồn gốc, là cơ sở để có được thành công của người Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất của người Việt Nam là những phẩm chất khá nổi bật trong hệ giá trị đạo đức truyền thống. Chính những phẩm chất này mà dân tộc ta luôn thắng lợi trước mọi thiên tai, địch họa


tưởng chừng không vượt qua nổi. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Qua đó là những chiến công vang dội trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Trong lịch sử, ông cha ta đã bền bỉ đấu tranh để giành và giữ độc lập dân tộc. Tiếp tục truyền thống yêu nước, thương nòi, nhân dân ta đã anh dũng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, kẻ thù dù có lớn mạnh nhưng cha ông vẫn chiến đấu oanh liệt và có được những chiến công vang dội như trận chiến Bạch Đằng, Chương Dương, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Đống Đa...cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong kháng chiến chống Pháp, trong trận chiến thần tốc đã đánh bại giặc Mỹ... Chính trong những trận chiến đó, thời thế đó đã tạo nên bao anh hùng hào kiệt mang trong mình dòng máu kiên cường, bất khuất, sẵn sàng xả thân vì non sông đất nước như chị Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang trước nòng súng giặc; chị Nguyễn Thị Út (Út Tịch) là người mẹ của một đàn con vẫn hăng hái đi chiến đấu với giặc để bảo vệ xóm làng trong sự quyết tâm “còn cái lai quần cũng đánh”; Nguyễn Viết Xuân- người chính trị viên dũng cảm của đại đội pháo cao xạ, bị thương nát một bên chân vẫn hô vang khẩu lệnh cho đồng đội chiến đấu: “nhằm thẳng quân thù, bắn!”; hay những người mẹ Việt Nam bình dị mà anh hùng đã dâng hiến những người con thân yêu của mình cho sự độc lập, tự do của Tổ quốc...

Truyền thống hiếu học của người Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời và đã trở thành nét đẹp trong truyền thống dân tộc. Là người Việt Nam, ngay từ thủa ấu thơ ai cũng hiểu được đạo lý cần phải “tôn sư trọng đạo”, “Qua sông phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” thể hiện ý thức sâu sắc về vai trò của người thầy, bởi “không thầy đố mày làm nên”. Hiếu học là một truyền thống của người Việt từ xưa đến nay, ngay từ rất sớm con người đã nhận thức được học hành không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Người xưa từng nói: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” (Ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

người không học thì không biết đạo). Trong bia tiến sĩ Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (năm 1942) ở Văn miếu Quốc Tử Giám có ghi: Hiền tài là nguyên khí của Nhà nước, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo việc gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí.

Truyền thống khát khao hòa bình, yêu hòa bình

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 8

Là một dân tộc từng chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, hơn ai hết, người Việt Nam thấm thía giá trị của hòa bình, đó là bình yên và hạnh phúc cho mỗi con người, ổn định và phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, từ xưa đến nay, trong quan hệ với các nước khác, dân tộc ta luôn giữ gìn tình hòa hữu, hữu nghị, hữu tình. Và, truyền thống khát khao hòa bình, yêu hòa bình trở thành giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu hòa bình, sống bình yên trong độc lập tự do trở thành nguyên tắc sống, đạo lý của người Việt Nam.

Cho đến nay, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta đã được nâng lên một tầm cao mới do hấp thu được hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại - chủ nghĩa Mác - Lênin qua việc truyền bá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự giáo dục, rèn luyện của Đảng cộng sản. Đúng như GS Trần Văn Giàu khẳng định: “Chính cộng sản là những người có công phát kiến lại một cách có cơ sở khoa học và có hệ thống các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [43, tr.81].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và tấm gương đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc được nhận thức một cách khoa học, được vận dụng sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc được phát huy mạnh mẽ và trở thành chủ nghĩa yêu nước mới mang nội dung XHCN và kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính. Truyền thống nhân ái của dân tộc ta được đặt trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, nó không chỉ dừng lại ở khát vọng giải phóng con người mà gắn với hành động cách mạng giải


phóng toàn nhân loại. Đức tính cần kiệm được gắn với yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì lợi ích của xã hội, tập thể, trong đó có lợi ích cá nhân người lao động. Tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm lạc quan của người Việt Nam được cổ vũ bởi mục tiêu cao quý vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành nguồn sức mạnh vô địch của nhân dân ta trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đưa nước ta quá độ lên CNXH.

Có thể nói rằng, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hình thành và được bồi đắp qua suốt chiều dài lịch sử và đã chứng tỏ vai trò to lớn của chúng đối với sự phát triển của dân tộc ta.

2.2.2. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển

lối sống mới (lối sống Xã hội chủ nghĩa) nói chung và xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam nói riêng.

Một là, giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở giữ vị trí nền tảng để xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Lối sống chính là sự biểu hiện của nền tảng đạo đức, là hình thức thể hiện các giá trị đạo đức ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhìn vào lối sống, người ta có thể thấy được sự tiếp nối, sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái cũ và cái mới. Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể xây dựng được một lối sống tiến bộ nếu phủ nhận sạch trơn quá khứ - những giá trị đạo đức truyền thống mà cha ông đã dựng xây. Trên cơ sở những truyền thống đó, gốc rễ đó để chúng ta xây dựng lối sống mới. Theo quan điểm duy vật biện chứng, tự nhiên - xã hội - tư duy luôn trong quá trình vận động, phát triển không ngừng và theo đúng quy luật phủ định của phủ định, trong đó tính chất kế thừa lại là điều kiện, tiền đề cho sự ra đời, phát triển của cái mới thay thế cái cũ.

Các giá trị đạo đức truyền thống còn tạo điều kiện và là yếu tố đảm bảo cho lối sống mới hình thành, được khẳng định và phát triển một cách vững


chắc. Các giá trị đạo đức truyền thống làm nên bản sắc văn hóa, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Sự hình thành và phát triển của sinh viên cũng không nằm ngoài quy luật đó, lối sống của họ là có sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phát huy truyền thống đáng tự hào của các thế hệ sinh viên và kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức mới của thời đại.

Hiện nay, với việc phát triển kinh tế thị trường và sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa làm cho lối sống con người nói chung và lối sống sinh viên có những biến đổi nhất định. Do đó, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, cần kế thừa chọn lọc và phát huy những giá trị đạo đức phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Có một số giá trị đạo đức truyền thống đã không còn phù hợp thì ta cần phải lọc bỏ và cũng có những giá trị mới cần được khẳng định và đề cao như giá trị cá nhân, tính năng động sáng tạo, sự quyết đoán, khả năng thích ứng nhanh với điều kiện mới... Dẫu vậy, chúng ta không phủ nhận vai trò nền tảng của các giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống tinh thần. Lối sống mới sẽ không thể hình thành và phát triển nếu gạt bỏ các giá trị đạo đức truyền thống và không hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người. Việc xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mới mà không lấy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc làm cơ sở là sẽ tự đánh mất mình, “trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” như nhà thơ Nga Gamđatốp từng nói.

Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò tích cực trong việc truyền lại cho thế hệ đang trưởng thành những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước tạo ra, để xây dựng lối sống có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, một lối ứng xử có văn hóa cao. Vì thế, V.I.Lênin: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của giai cấp vô sản khi giành được thắng lợi là phải nắm được các di sản văn hóa trước kia, chuyển hóa chúng thành tài sản của toàn dân, để sử dụng được những di sản quý giá đó vào việc xây dựng cho xã hội chủ nghĩa một nền văn hóa cao hơn nữa” [80, tr.34]. Giá trị đạo đức truyền thống còn ảnh hưởng đến việc hình


thành và phát triển yếu tố tài năng trong mỗi thanh niên - sinh viên. Nếu không có những giá trị đạo đức làm cơ sở, nền tảng thì tài năng sẽ rất khó phát triển hoặc phát triển một cách méo mó, lệch chuẩn. Ví dụ: Chủ nghĩa yêu nước là động lực, là nguồn thôi thúc, động viên con người Việt Nam hăng hái học tập, lao động sáng tạo, rèn luyện, có tài và đức để phục vụ đất nước, nhân dân.

Hai là, giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa, phát huy, gia nhập cấu trúc nhân cách trở thành các phẩm chất mới, lối sống mới tích cực của sinh viên.

Chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một mẫu mực trong việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc. Điều đó đã được vận dụng nhuần nhuyễn và trở thành nguyên tắc có tính chất định hướng, chỉ đạo trong quá trình tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giá trị tích cực của nhân loại để xây dựng nền đạo đức mới, lối sống mới. Là sản phẩm của sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội và mang tính lịch sử - cụ thể, các giá trị đạo đức truyền thống được xác định là cái tốt, đúng, cái tích cực, cái hay, cái đẹp, là khuôn mẫu, chuẩn mực lý tưởng có tác dụng điều chỉnh hành vi con người, đem lại sự phát triển và tiến bộ cho con người và xã hội loài người. Do đó, từ lâu, các giá trị đạo đức truyề thống của dân tộc ta đóng vai trò định hướng cho con người Việt Nam vươn tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp, từ đó xây dựng một xã hội giàu tính nhân văn, nhân ái.

Trong quan niệm của người Việt Nam, trung thực là một đức tính rất được coi trọng “ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”, “thật thà là cha quỷ quái”...Khi sống chân thành, ngay thẳng, cái “Thiện” cũng lập tức xuất hiện và hòa quyện cùng với cái “Chân” tưởng chừng giữa chúng không còn ranh giới, đó là lối sống ngay thẳng, “làm điều lành, lánh điều ác”, sống có đạo lý, nhân nghĩa... Khi đạt đến cái “Chân”, cái “Thiện” thì con người ta sẽ trở nên đẹp đẽ, trở thành tấm gương sáng, thành hình mẫu lý tưởng để người khác noi theo. Trong xã hội hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, lối sống con người đã có những biến đổi sang chiều hướng tiêu cực, hình thành lối sống vị


kỷ, đề cao bản năng, dục vọng cá nhân, thực dụng, lối sống lai căng, quan hệ hàng hóa thị trường...Thực trạng đó càng khẳng định vai trò không thể thiếu của giá trị đạo đức truyền thống trong việc định hướng cho chúng ta, đặc biệt cho thế hệ thanh niên - sinh viên vươn tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ, định hướng một cách toàn diện cho sinh viên lý tưởng sống, lối sống lành mạnh, tích cực.

Ba là, các giá trị đạo đức truyền thống là động lực, là ngọn nguồn phát triển dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ thanh niên - sinh viên vươn lên trong giai đoạn mới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Toàn cầu hóa hiện nay mở ra cho con người những thời cơ lớn và thách thức, trong đó nẩy sinh nhiều vấn đề nhất là những biến đổi về mặt đạo đức, lối sống. Trong đó, đồng tiền trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ giữa người với người trong xã hội, điều này cũng ảnh hưởng đến lối nghĩ của phần lớn thanh niên sinh viên hiện nay. Với sự bồng bột, non trẻ, ít kinh nghiệm sống nên rất dễ bị cám dỗ trước các giá trị vật chất, dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cái “lợi” mà quên đi những giá trị làm người, đánh mất lương tâm và danh dự... Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, phá hoại những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đạt được, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thế hệ trẻ rất dễ bị làm “hỏng” với những thủ đoạn thâm độc của chúng bằng cách mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo thanh niên sinh viên tiếp cận với những yếu tố phản văn hóa, hình thành tư tưởng hưởng thụ, lối sống lệch lạc, bản năng, vị kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quay lưng với quá khứ...

Vì thế, hơn lúc nào hết, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc - “bản ngã” đích thực của con người Việt Nam sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, khơi dậy ở thanh niên sinh viên lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí kiên cường không chịu khuất phục, tình yêu Tổ quốc, dẫn dắt họ vượt qua những thử thách, có ý chí vươn lên là chủ cuộc sống, xây dựng và giữ gìn lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới.


Giá trị đạo đức truyền thống là nền tảng để tạo ra đội ngũ trí thức tương lai, đồng thời góp phần phát huy nguồn lực con người - đây là vấn đề mang tính chiến lược trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.

Bốn là, phát huy giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên góp phần xây dựng hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho họ, giúp họ đứng vững trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay.

Nhân cách sinh viên, sự hình thành, phát triển của nó quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng cái trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng nhân cách đạo đức ở tầng sâu của nó là lợi ích. Lợi ích cá nhân đóng vai trò trực tiếp, là cơ sở cho hoạt động tích cực, tự giác của con người. Lợi ích xã hội là điều kiện đóng vai trò định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. Sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là động lực phát triển cho nhân cách của người sinh viên. Ở đây, sinh viên tiếp thu giá trị đạo đức truyền thống góp phần nâng cao nhận thức và hành động cho họ trong việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Sự phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cải thiện, nâng cao, và chính sự phát triển đời sống vật chất tác động đến phát triển đời sống tinh thần. Nó tạo tiền đề, cơ sở vật chất cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, lành mạnh. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển một thế hệ con người phiến diện, làm nảy sinh sự tha hóa, phong cách lối sống, tuyệt đối hóa đồng tiền. Thực tế chứng minh là, không ít người tự đánh mất nhân phẩm của mình, chà đạp, coi thường lợi ích, nhân cách của người khác. Từ đó, các quan hệ gia đình, thầy trò, tình bạn, tình yêu... băng giá trong sự tính toán vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, gây một không khí độc hại cho xã hội, đặc biệt là cho giới trẻ. Đây là tình huống có vấn đề, người sinh viên phải phân thân, phải đấu tranh để chiến thắng những tác động tiêu cực này. Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống sẽ là cơ sở nền tảng cho người sinh viên vươn lên. Kinh nghiệm

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí