Một tâm hồn nghệ sĩ cao thượng như thế hẳn không phải là người “ăn của riêng” như có kẻ đã vu cho ông. Thế nhưng, tâm hồn ấy, vẫn không thể yên bình để đi vào cõi xa. Một tâm sự khó giãi bày lồng trong nỗi niềm ưu ái của một Nho thần hết lòng phục vụ quốc quân, xã tắc. Ngô Nhữ Sơn dẫu chết trong nỗi oan khiên, vẫn giữ lòng mình không nhiễm bụi trần ai, một tấc lòng thanh bạch thờ vua, đền nước vẫn còn tràn ngập trong những trang thơ…
Sách Thực lục có chép: Năm Quý Dậu, Gia Long thứ 12 (1813), chiếu cho Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp tổng trấn Ngô Nhân Tĩnh đại phát thuỷ binh hơn 13.000 người đem quốc vương Chân Lạp là Nặc Chân về nước. Sau lần đi sứ ấy, ông về và mất. Cũng trong Thực lục có chép rằng: “… Nhân Tĩnh trước sang Chân Lạp, có người nói Tĩnh nhận riêng của nước Phiên. Văn Duyệt đem việc tâu, Vua nói: “Việc không có chứng cứ, hãy để đó”. Nhân Tĩnh nghĩ không yên lòng, thường tự than rằng: “Vẽ rắn thêm chân ai khiến ta mang cái oan không bày tỏ được”. Đến nay ốm chết. Trịnh Hoài Đức tâu xin truy tặng. Vua không cho.” [92, tr.868]
Còn trong Liệt truyện thì chép: “… Đến khi trở về hoặc có người nói là Tĩnh nhận của cho riêng, Duyệt tin thực đem việc ấy tấu lên, vua cho là không có sự thực, bỏ đi. Tĩnh, lòng không tự yên; nhưng rút cục không làm thế nào để giãi tỏ lòng của mình được. Thường than rằng: Vẽ rắn thêm chân, ai khiến cho ta mang cái oan không giãi tỏ được ư? (…) Mùa đông năm ấy, ốm chết. Trịnh Hoài Đức tâu giúp xin truy tặng, vua không cho.” [94, tr.216]
Nỗi oan ức ấy của Ngô Nhân Tĩnh, Trịnh Hoài Đức có nhắc đến trong bài thơ
làm khi ông nghe tin Ngô Nhân Tĩnh mất:
紆青有力生能博不白之言死可哀半世雄心空復爾二年大體謂何哉憐卿曠達翻成癖埋怨莊生入夜臺
… Hu thanh hữu lực sinh năng bác,
Bất bạch chi ngôn tử khả ai.
Bán thế hùng tâm không phục nhĩ, Nhị niên đại thể vị hà tai.
Có thể bạn quan tâm!
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 13
- Trịnh Hoài Đức, Người Nặng Tình Với Quê Hương Và Con Người Nam Bộ
- Ngô Nhân Tĩnh, Tính Cách Đạm Bạc, Cao Thượng Và Tâm Sự Một Nho Thần
- Những Vấn Đề Chung Về Ngôn Ngữ Và Thể Loại
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 18
- Lối Chơi Thơ Theo Kiểu “Hạn Vận”, “Bộ Vận”, “Thứ Vận”, “Nguyên Vận” Và “Đề Vịnh Liên Hoàn”
Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.
Liên khanh khoáng đạt phiên thành tích, Mai oán Trang Sinh nhập dạ đài.
(Trịnh Hoài Đức, Văn Gia Định thành Hiệp Tổng trấn
Tĩnh Viễn hầu Ngô Nhữ Sơn Công bộ thượng thư phó âm ai tác)
(… Khi làm quan có đủ tài sức, sống có thể thi thố rộng rãi,
Mà vì lời nói chẳng rõ ràng, chết thật đáng đau xót.
Hùng tâm nửa đời, đành phí uổng,
Đại thể hai năm, biết nói gì?
Thương anh tính tình khoáng đạt, lại trở thành tội,
Như Trang Sinh ôm hận xuống suối vàng.)
Nỗi oan tình và khối tâm sự khó nói thành lời ấy có lẽ đã theo ông xuống tuyền đài chôn giấu. Những trang thơ cuối của tập bản thảo Thập Anh thi tập có bài làm vào năm Ất Mão khi ông phụng mệnh ban phong cho vua nước Cao Miên, và bài thơ cuối cùng khép lại thi tập là Đáp chư hữu tặng biệt nguyên vận. Dường như trong năm Quý Dậu, sau khi ông đi sứ sang Chân Lạp cùng Lê Văn Duyệt, không thấy có thơ.
Phải chăng nỗi oan tình của Ngô Nhân Tĩnh không phải đơn giản chỉ là việc nhận của riêng của người Cao Miên? Liệu có còn lý do nào khác khiến ông phải chịu nỗi oan ức đến không thể giãi bày được chăng?
Trước lúc đi sứ Trung Quốc năm Nhâm Tuất (1802), Tiền quân Nguyễn quận
công có tặng cho ông thanh kiếm, như lời chú ông viết trong tập thơ bài Đối kiếm: “Thời vãng sứ Trung Quốc, Tiền quân Nguyễn quận công tặng tống bảo kiếm 時 往 使 中 國 前 軍 阮 郡 公 贈 送 寶 劍 ”. Do vậy, Hoài Anh cho rằng ông có quan hệ
với Nguyễn Văn Thành, mà dẫn đến cái chết: “… thì có thể thấy Ngô Nhân Tĩnh bị vua Gia Long nghi ngờ, lo buồn thành bệnh mà chết. Biết đâu chẳng phải do Gia Long nghi ngờ Ngô Nhân Tĩnh là đồng chí của Nguyễn Văn Thành, trong khi trước đó Nguyễn Văn Thành cũng bị nghi ngờ là mưu phản loạn, sợ tội uống thuốc độc mà chết” [8, tr.379]. Nhưng, điều ấy chưa chính xác. Việc Nguyễn Văn Thành bàn lập ngôi vua diễn ra vào năm Gia Long thứ 14 (1815), bấy giờ có cả Trịnh Hoài Đức dự tiệc [92, tr.912-913], và Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc chết vào năm Gia Long thứ 16 (1817) [92, tr.948-949]. Như vậy sự việc diễn ra sau khi Ngô Nhân Tĩnh mất (1813) đã được 2 đến 4 năm, chứ không hề như ông Hoài Anh nói. Vậy, Ngô Nhân Tĩnh khó có thể là mất vì sợ vua Gia Long nghi kỵ mình là đồng chí của Nguyễn Văn Thành.
Từ lời lẽ trong bài Đối kiếm, có thể thấy tâm sự của Ngô Nhân Tĩnh vẫn là một lòng trung quân ái quốc, tuyệt không có ý gì là đồng chí của Nguyễn Văn Thành, mà chỉ là tình cảm bạn đồng liêu:
倚看天外劍
贈憶意中人勇負凌雲氣雄懷報國身射星知有分彈鋏笑無因
Ki khan thiên ngoại kiếm, Tặng ức ý trung nhân.
Dũng phụ lăng vân khí, Hùng hoài báo quốc thân. Xạ tinh tri hữu phận,
Đàn giáp tiếu vô nhân.
(Ngô Nhân Tĩnh, Đối kiếm)
(Một mình nhìn núi ngoài xa1,
Nhớ người đem kiếm tặng cho mình. Đành luống phụ chí khí chọc trời mây, Chỉ ôm lòng xả thân đền ơn nước.
Khí kiếm xông trời đêm biết là có phận, Gõ kiếm cười vang không duyên cớ.)
Tấm lòng luôn hướng về quê hương đất nước ở Ngô Nhân Tĩnh hẳn cao hơn tất cả. Tấm lòng ấy của ông luôn mong thấu đến cửu trùng mà trong rất nhiều bài thơ ông giãi bày, thổ lộ:
萬里江湖遠
君臣一念高去國憂天問謀身愧啜糟
Vạn lý giang hồ viễn, Quân thần nhất niệm cao. Khứ quốc ưu thiên vấn, Mưu thân quý chuyết tao.
(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung tạp cảm, 10)
(Sông hồ xa muôn dặm, Vua tôi một niệm cao.
Rời nước, lòng luôn lo lắng về lời thăm hỏi của vua,2
Chuyện lo cho thân mình, hổ thẹn chỉ húp bã cặn mà lòng vui.)
Ở đây, Ngô Nhân Tĩnh rất rạch ròi giữa việc nước với tình nhà. Ông luôn đặt việc nước lên trên, việc nhà và bản thân ông xuống hàng dưới, nhiều khi chẳng sá gì. Đọc bài thơ trên, ta dễ dàng nhận thấy, Ngô Nhân Tĩnh có nỗi lòng tựa Khuất
1 Dịch từ “thiên ngoại kiếm”, ở đây núi nhô lên trời như kiếm, vì vậy gợi cho tác giả nhớ đến thanh kiếm của Tiền quân Nguyễn Văn Thành tặng mình.
2 Dịch từ chữ “thiên vấn”, xuất từ truyện Phó Hàm trong Tấn thư: “每见圣詔以百姓饥饉为虑,无能云
补,伏用慙恧,敢不自竭,以对天问。” (Mỗi khi thấy vua chiếu rằng vì trăm dân đói khát mà lo nghĩ,
không biết đền đáp thế nào, tự lấy làm xấu hổ, dám không biết tự mình hết sức để đáp lời thăm hỏi của vua).
Nguyên lo toan việc nước, và có cái tình hiếu thảo với gia đình một cách chân tình mộc mạc.
Thời gian đi sứ chính là thời gian Ngô Nhân Tĩnh có dịp để nhìn nhận lại những giá trị cuộc đời. Chính vì thế mà, ông hiểu rõ hơn những trường thị phi, nhận ra chân lý: cuộc đời danh vọng là huyễn ảo, phù vân. Ông viết về Hàn Tín:
英雄自古愛成名
一自成名百忌萌禍兆不關來請印危機多在善將兵
Anh hùng tự cổ ái thành danh, Nhất tự thành danh bách kỵ manh. Hoạ triệu bất quan lai thỉnh ấn,
Nguy cơ đa tại thiện tương binh…
(Ngô Nhân Tĩnh, Hàn Tín)
(Anh hùng tự cổ thích thành danh,
Vừa thành danh thì trăm mối ngờ cũng nảy sinh. Mầm hoạ chẳng phải đến khi xin ấn tước,
Mà nguy cơ thường ở việc giỏi dùng binh…).
Không biết số phận của ông có vận vào mấy vần thơ ấy không, nhưng tấm lòng trong sáng của Ngô Nhữ Sơn khi ngộ ra bon chen danh lợi chẳng được gì, được chuyển vào mấy vần thơ:
十 年 前 笑 謀 身 拙
何 事 多 端 畫 足 蛇
Thập niên tiền tiếu mưu thân chuyết, Hà sự đa đoan hoạ túc xà.
(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 22)
(Tự cợt mười năm trước việc mưu thân vụng về, Việc gì lắm chuyện vẽ rắn thêm chân?)
Ẩn sau bức màn bí mật về cái chết đầy oan tình của Ngô Nhân Tĩnh, chưa hẳn là chuyện ông kết thân với Nguyễn Văn Thành, mà có thể đúng như lời chép trong các sách sử Thực lục và Liệt truyện. Như chúng tôi đã nói, bởi trong năm cuối đời, dường như Ngô Nhân Tĩnh không làm thơ để giãi bày nỗi oan tình mà ông gánh phải. Nguyễn Văn Thành tự sát vẫn có di biểu trần tình [92, tr.949] còn Ngô Nhân Tĩnh không, do vậy, chúng ta chưa đủ chứng cứ để phân giải sự tình. Có thể nỗi oan của Ngô Nhân Tĩnh không đáng để trình bày, cũng có thể ông quả có lời khó nói, mà cũng có thể ông buồn bã trầm uất vì bề trên chưa hiểu thấu lòng ông. Tấm lòng của ông đành phó mặc cho trời đất, cho sắc xuân non nước, như lời ông đáp lại các bạn đồng liêu trong buổi tiễn biệt cuối cùng được ghi lại:
滿城春色送征鞍
半句心頭欲話難未信臨民師子產敢將市義效馮驩
… 此去已期梅月會休將杯酒唱陽關
Mãn thành xuân sắc tống chinh an,
Bán cú tâm đầu dục thoại nan. Vị tín lâm dân sư Tử Sản,
Cảm tương thị nghĩa hiệu Phùng Hoan…
… Thử khứ dĩ kỳ mai nguyệt hội,
Hưu tương bôi tửu xướng Dương Quan.
(Ngô Nhân Tĩnh, Đáp chư hữu tặng biệt nguyên vận)
(Cảnh xuân đầy thành, tiễn người lên ngựa, Nửa lời tâm sự, muốn nói nhưng khó nói.
Chưa tin ta thương dân như con, còn học theo Tử Sản, Nhưng dám mua nghĩa, bắt chước theo Phùng Hoan… Từ đây, hẹn hội ngộ vào mùa mai,
Chớ nâng chén rượu hát khúc Dương Quan).
Thế nhưng, ngày trở về cũng là lúc ông bị người ta phủ vào thân màn sương mờ oan khuất. Màn sương oan ức ấy, đến ngay Trịnh Hoài Đức, người được vua vô cùng quý mến vẫn không thể xua tan đi được. Ngô Nhân Tĩnh đành mang theo những nỗi lòng khó thổ lộ đi vào lòng đất sâu trong sự hờ hững của người mà ông hết lòng phụng sự. Không thấy sử chép về đám tang của ông, có lẽ vì nỗi oan mà ông không được dùng lễ như một công thần. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, thời gian đã trả lại sự minh bạch cho ông. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), ông được đưa vào thờ phụ trong miếu Trung hưng công thần, cùng với Trịnh Hoài Đức, người bạn đã lên tiếng minh oan cho ông.
2.5. LÊ QUANG ĐỊNH, CON NGƯỜI TÀI HOA VÀ NHỮNG SUY TƯ
VỀ CUỘC ĐỜI
Trong Gia Định tam gia, sáng tác thơ của Lê Quang Định còn lại ít nhất. Tập thơ Hoa Nguyên thi thảo chủ yếu được làm trong thời gian ông nhận nhiệm vụ đi sứ Trung Quốc. Nhưng chất nghệ sĩ của một người tài hoa vừa giỏi thơ ca vừa hay hội hoạ bộc lộ khá rõ trong thơ.
Sau khi sứ đoàn của Trịnh Hoài Đức rời nước vào giữa năm Nhâm Tuất (1802), thì cuối năm ấy, Lê Quang Định lại phụng mệnh làm chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ thỉnh phong kế tiếp lên đường sang Trung Hoa. Trên chặng đường đi sứ gần
mười bốn tháng, Lê Quang Định dường như mới có dịp làm thơ. Những bài thơ trong tập Hoa Nguyên thi thảo phần nhiều là thơ đề vịnh, đối đáp với các nhân sĩ Thanh triều, nhưng qua những vần thơ đó, ông gởi gắm những suy tư về cuộc đời, những tâm sự về phận làm người, đồng thời bộc lộ nét tài hoa của một nhà nho đa tài.
Nét tài hoa của nhà Nho Lê Quang Định trước tiên bộc lộ qua việc đề thơ lên tranh, lên quạt tặng cho các nhân sĩ Thanh triều: Đề mỹ nhân dao lỗ đồ (Đề tranh người đẹp bơi thuyền), Đề phiến tặng Từ sư gia (Đề thơ lên quạt tặng sư gia họ Từ), Đề phiến tặng Tương Đàm Lục Dự Tri huyện (Đề thơ lên quạt tặng Tri huyện Tương Đàm Lục Dự), Đề phiến tặng Thông thủ Trường Sa phủ Đường Cảnh (Đề thơ lên quạt tặng Thông thủ phủ Trường Sa Đường Cảnh)… Không phải Trịnh Hoài Đức không có trường hợp đề tranh, đề quạt tặng thơ cho các nhân sĩ Thanh triều, nhưng Trịnh Hoài Đức không có kiểu nhận xét về nghệ thuật vẽ tranh.
Trong bài thơ đề bức tranh Người đẹp bơi thuyền, Lê Quang Định nhận xét nét vẽ của người hoạ sĩ tuy khá tinh tế về đường nét, phong cảnh thiên nhiên sinh động, nhưng vẻ mặt của người đẹp chưa thật trọn vẹn:
天然秀媚已堪餐
搖櫓佳人更可觀
… 刧恨丹青偏著筆不將璜珮畫紅顏
Thiên nhiên tú mỵ dĩ kham xan,
Dao lỗ giai nhân cánh khả quan.
… Khước hận đan thanh thiên trứ bút, Bất tương hoàng bội hoạ hồng nhan.
(Lê Quang Định, Đề mỹ nhân dao lỗ đồ)
(Thiên nhiên xinh đẹp đã có thể ăn được, Người đẹp bơi thuyền càng thích xem.
… Lại hận cho người hoạ sĩ vẽ chưa trọn vẹn,
Không đem ngọc hoàng bội để vẽ nét mặt hồng.)
Lê Quang Định nhận xét bức tranh bởi vì ông cũng là người ham thích hội hoạ và bản thân ông thể nghiệm hội hoạ thuỷ mặc. Cũng vì vậy, điểm nhìn của ông đối với cảnh sắc thiên nhiên mang ảnh hưởng của phong cách vẽ tranh thuỷ mặc:
扁舟月暗蛾眉影
叢竹煙凝玉淚枝
Biên chu nguyệt ám nga mi ảnh, Tùng trúc yên ngưng ngọc lệ chi.
(Lê Quang Định, Quá Động Đình hồ)
(Thuyền nhỏ, trăng mờ, bóng mày ngài,
Khóm trúc, sương ngưng, cành lệ ngọc.)
Vài nét chấm phá đã gợi cho người đọc những liên tưởng về khuôn mặt người đẹp: con thuyền – mặt trăng – mày ngài, cành trúc – khói sương – lệ ngọc. Chùm thơ ông viết trên sông Tiêu Tương càng bộc lộ nét nghệ sĩ của ông. Mỗi bài là một tâm tình, mỗi tâm tình ông lại chọn một kiểu thức giải khuây. Tối uống rượu khuây nỗi sầu quê (Dạ tửu hứng), sáng vẽ tranh trước cảnh trời trong trẻo, trước cuộc sống lao động yên bình (Triêu hoạ hứng), trưa uống trà giải cơn nóng nực (Ngọ trà hứng), chiều ngâm thơ giữa cảnh làng yên ả (Vãn thi hứng)…
閒雲歸古峒
新月弔孤村回首鄉關異呼童且滿樽
Nhàn vân quy cổ động, Tân nguyệt điếu cô thôn. Hồi thủ hương quan dị, Hô đồng thả mãn tôn.
(Lê Quang Định, Dạ tửu hứng)
(Mây thong dong bay về động cũ,
Bóng trăng non treo trên xóm thôn lẻ loi.
Quay đầu nhìn, quê hương xa lạ, Gọi trẻ rót rượu thật đầy.)
Tác giả từ trong thuyền nhìn cảnh sắc buổi sớm mai, trông cảnh đẹp mà khởi hứng vẽ tranh. Cảnh đẹp vào tranh mà tranh cũng thơ:
村姑粧地面
野叟剃山頭渺渺白雲捲滔滔碧水流
Thôn cô trang địa diện, Dã tẩu thế sơn đầu.
Diểu diểu bạch vân quyển, Thao thao bích thuỷ lưu.
(Lê Quang Định, Triêu hoạ hứng)
(Cô gái thôn quê (trồng trọt) làm đẹp mặt đất, Lão già quê (cày bừa) cạo đầu non.
Xa xa mây trắng cuốn, Ào ào nước xanh chảy.)
Cảnh xóm làng quyện khói chiều hôm, đàn trâu về trên bãi cỏ xanh xanh, tiếng hát người chài cá thoáng trong làn gió, núi sông hữu tình… gợi cho lòng tác giả những cảm xúc về một miền quê thanh bình:
村 落 煙 初 聚 Thôn lạc yên sơ tụ,
晴江暑漸清
牛歸芳草潤漁唱晚風輕釜覆山頭峡練鋪水面平
Tình giang thự tạm thanh. Ngưu quy phương thảo nhuận, Ngư xướng vãn phong khinh. Phủ phúc sơn đầu giáp,
Luyện phô thuỷ diện bình.
(Lê Quang Định, Vãn thi hứng)
(Xóm làng khói chiều vừa tụ lại, Sông quang tạnh, bóng nắng nhạt dần. Trâu về chuồng, bờ cỏ thơm ướt đẫm,
Tiếng hát của người đánh cá, làn gió chiều hây hây. Ngọn núi như chiếc nồi úp xuống,
Mặt nước bằng lặng như dòng lụa phơi.)
Cả bốn bài thơ đều đạt đến bút pháp tài tình. Cảnh vào thơ, thơ thành hoạ, có hồn và sống động. Đó cũng là nét đặc sắc trong thơ của Lê Quang Định. Thơ Lê Quang Định, mặc dầu nói nhiều về cảnh sắc thiên nhiên, nhưng hoàn toàn không phải những phong hoa tuyết nguyệt sáo rỗng mà tất cả đều xuất phát từ cuộc sống, từ những hình ảnh sinh hoạt đời thường chân thật, tự nhiên:
溪毛冷落朝烟罩
嶺樹朦朧宿霧深喚渡行人侵雪徑去巢鳥鵲噪雲林
Khê mao lãnh lạc triêu yên trác, Lĩnh thụ mông lung túc vụ thâm. Hoán độ hành nhân xâm tuyết kính, Khứ sào ô thước táo vân lâm.
(Lê Quang Định, Lư Giang tảo phiếm)
(Cỏ bên suối tiêu điều khói sớm mờ phủ, Cây trên ngàn mờ mịt lẫn trong sương móc.
Người đi đường gọi đò, dẫm trên đường tuyết, Quạ rời tổ bay, náo loạn cả rừng mây.)
Hình ảnh sinh hoạt an nhàn của người dân ở Minh Giang được tác giả ghi lại
dưới cái nhìn khá thơ mộng:
山市閒雲歸鳥道江村微雨浴漁翁女粧荊布搖長櫓兒繫瓢瓜戲短篷
Sơn thị nhàn vân quy điểu đạo, Giang thôn vi vũ dục ngư ông. Nữ trang kinh bố dao trường lỗ, Nhi hệ biều qua hí đoản bồng…