Thực Trạng Chính Sách, Pháp Luật Về Đảm Bảo An Sinh Xã Hội Gắn Vớ I Tăng Trưởng Kinh Tế

Thuật ngữ ASXH lần đầu được ghi trong văn kiện Đại hội IX của Đảng (4/2001), một tư duy mới xuất hiện, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại: “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp". Tiếp đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 định hướng của Đảng về ASXH tiếp tục được đề cập, với bước đi thận trọng, chắc chắn, trên nền tảng bước đầu chủ trương xây dựng, phát triển BHXH - trụ cột của hệ thống ASXH: “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và ASXH. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân". [131,2001,tr. 6]

Tiếp đến Đại hội X tái khẳng định quan điểm: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Đến Đại hội X, vấn đề ASXH được Đảng ta nhận thức rõ hơn với chủ trương “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân". Đặc biệt, khi đất nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, lường trước những khó khăn, thách thức đi liền thời cơ, vận hội mới, ASXH trở thành một định hướng lớn mang tầm chiến lược, các đối tượng chính sách, người nghèo được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm: “Xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống an sinh xã hội đối với các nhóm dân cư", “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo". [132,2001,tr. 5]

Qua thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đặc biệt qua 27 năm đổi mới, tư duy lý luận lĩnh vực chính sách xã hội, ASXH qua các kỳ đại hội Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện, đến Đại hội XI, được nâng lên tầm cao mới, với những điểm

mới toàn diện hơn về nội dung bảo đảm ASXH gắn với TTKT. Đaị hôi

XI của

Đảng tiếp tuc

khẳng điṇ h quan điểm nhất quán : “Phải coi troṇ g viêc

kết hơp

chăt

chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiế n bô ̣và công bằng xã hôị … Thưc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

hiên

tiến bô ̣và công bằng xã hôị , bảo đảm an sinh xã hội trong từ ng bước và ̀ ng chính sách phát triển” . Đến Đại hội XI, thuật ngữ ASXH được nhắc đến nhiều lần trong văn kiện, được xác định là một hệ thống chính sách xã hội trọng yếu, nội dung chủ

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 12

yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Điểm mới đáng lưu ý trong kỳ Đại hội này là ASXH được khẳng định với sự cam kết, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong thực hiện những cơ chế, chính sách, biện pháp trợ giúp, bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, gắn với TTKT thông qua chính sách phân phối lại cho ASXH: “...Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội"; “Bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương” [132,2006, tr.6]

Quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách xã hội, đặc biệt là ASXH, được thể hiện toàn diện hơn trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Đảng ta nêu định hướng mới về ASXH trong phát triển toàn diện hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội với phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế, nhất là TTKT, với các mục tiêu, chính sách xã hội, đảm bảo ASXH; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công. Mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn". [122,2011,trang 10]. Đặc biệt, điểm mới căn bản, có tính đột phá cho sự phát triển, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện về tư duy lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống ASXH được thể hiện tập trung, đậm nét trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Báo cáo chính trị rút ra một trong những kinh nghiệm là phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa TTKT với thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm. Bảo đảm ASXH là một nội dung mới, được bổ sung, phát triển trong định hướng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã từng được nêu trong các kỳ đại hội trước. Bảo đảm ASXH xác định ngay trong tiêu đề phần VII của Báo cáo chính trị về: “Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Chính sách phát triển ở đây, cốt lõi là chính sách TTKT gắn với đảm bảo ASXH, vì người nghèo. Điều đáng lưu ý là, Báo cáo chính trị Đại hội XI kết cấu riêng nội dung bảo đảm ASXH, trong đó chỉ rõ những quan điểm, định hướng lớn với nhiều nội dung mới, thuận lợi cho việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện trong thời gian tới: “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng".

Nghị quyết số 5 - NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 và Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện một số vấn đề về chính sách xã hội, trong đó có chính sách ASXH giai đoạn 2012-2020. Điều này thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát là tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân trong điều kiện TTKT, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà

ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.

3.1.2. Thực trạng chính sách, pháp luật về đảm bảo an sinh xã hội gắn vớ i tăng trưởng kinh tế

Trong KTTT, chính sách, pháp luật về đảm bảo ASXH gắn với TTKT có vai

trò cực kỳ quan trọng nhằm phòng ngừa , giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong cơ

chế thi ̣trường và rủi ro xã hôi

khác cho moi

người dân , nhất là người nghèo , nhóm

xã hội yếu thế..., góp phần thực hiện công bằng xã hội , thúc đẩy TTKT và phát triển bền vững đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới và hôi

nhâp

, Nhà nước ta rất quan tâm đến xây dựng

và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đảm bảo ASXH phu

hơp

́i nền kinh tế thi ̣trường điṇ h hướng XHCN và khả năng của nền kinh tế do

TTKT đem lại; đồng thời tao sách, pháp luật.

điều kiên

và cơ hôi

cho moi

người dân tiếp câp

chính

Cho đến nay , Nhà nước đã ban hành và đang tổ chứ c thưc

hiên

khoảng trên

70 chính sách , pháp luật về đảm bảo ASXH trong mối quan hệ gắn kết với TTKT,

bao gồm các chính sách có tính chất dài han

, trung han

và ngắn han

(đôt

xuất).

3.1.2.1. Chính sách, pháp luật về thị trường lao động và việc làm gắn với tăng trưởng kinh tế

Đảm bảo ASXH trước hết và gốc rễ là về việc làm trong KTTT và điều kiện TTKT. Cho đến nay, khung chính sách, pháp luật cho mọi loại hình doanh nghiệp đã hình thành, quan trọng nhất là Luật Công ty và doanh nghiệp tư nhân (1991), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (1995), Luật Hợp tác xã (1996), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1991, sửa đổi năm 1998), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987, sửa đổi năm 1990, 1992, 1996 và 2000), Luật Doanh nghiệp (2001, 2005). Hàng loạt Luật chuyên ngành được ban hành như Luật đất đai (1993, 1998, 2003), Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng (1997), Bộ Luật Lao động (1994, 2002, 2006, 2007. 2012), Luật Thương mại (1997).... tạo căn cứ pháp lý để hình thành các yếu tố thị trường (thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa, thị trường lao động...). Những pháp luật về kinh tế đã hướng vào giải phóng sức sản xuất, huy động nguồn lực đa dạng cho phát triển sản xuất kinh doanh, cho TTKT và

tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội. Chính sách , pháp luật về thị trường lao

đôṇ g và viêc

làm ở Việt N am không ngừ ng đươc

đổi mới và hoàn thiên

. Cho đến

nay, hệ thống chính sách , pháp luật về thị trường lao động và viêc

làm đươc

xây

dưn

g và ban hành tương đối đồng bộ , phù hợp với kinh tế thị trường và yêu cầu của

hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi ra nhập vào WTO. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/1995 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (năm 2002, 2006, 2007 và 2012), trong đó đã thể chế hoá những nội dung cơ bản liên quan đến quan hệ lao động, thúc đẩy phát triển thị trường lao động và tạo việc làm mới, tăng tỷ lệ tăng trưởng việc làm với hệ số co giản việc làm cao hơn trong mối quan hệ với tốc độ TTKT hàng năm. Chính sách, pháp luật về thị trường lao động và việc làm được ban hành, bổ sung và sửa đổi theo hướng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. Nhiều Luật mới chuyên ngành được xây dựng và thực hiện như Luật Dạy nghề (2006), Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2006), Luật BHXH (2006) bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp, Luật BHYT (2005), Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Việc làm (2013)...nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong thị trường lao động và việc làm.

Ngoài ban hành các Luật trên , Nhà nước đã xây dưn

g chiến lươ ̣ c viêc

làm ,

chiến lươc

giáo duc

và đào tao

, dạy nghề. Đặc biệt Nhà nước xây dựng và thực hiện

các chương trình mục tiêu để tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề bức xúc

nhất về lao động - việc, đào tao

nghề cho nông thôn , bô ̣đôi

xuất ngũ, chương trình

quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN... hướng vào hỗ trợ người thất nghiệp, người chưa có việc làm, người nghèo và nhóm xã hội yếu thế.

Chính sách tiền lương: Ở Việt Nam, việc cải cách chính sách tiền lương và các chính sách có liên quan đã được thực hiện bước đệm từ năm 1992, chính thức thực hiện với các quy định tạm thời từ ngày 1.4.1993. Cải cách chính sách tiền lương và các chính sách có liên quan năm 1993 thực sự là một cuộc cách mạng với những thay đổi rất cơ bản: mở đầu cho chuyển đổi chính sách tiền lương và các

chính sách có liên quan sang cơ chế thị trường, cơ bản tính đúng, tính đủ tiền lương, xóa bỏ bao cấp, giảm khá lớn tính bình quân, cào bằng trong chính sách và phân phối tiền lương, giao nhiều quyền chủ động về tiền lương cho doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp có thu, giảm bớt mức độ can thiệp cụ thể, trực tiếp của Nhà nước đối với khu vực này. Đợt cải cách này cũng đã hình thành hai trụ cột chính của ASXH là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; tách các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế độc lập với ngân sách nhà nước; mức ưu đãi người có công được thay đổi cơ bản, cải thiện 1 mức sống người có công và gia đình họ.

Từ năm 2003 đến năm 2012, Nhà nước tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, các cuộc cải cách sau này chủ yếu nâng mức lương tối thiểu do áp lực của giá cả, mở rộng quan hệ tiền lương trung bình, tối đa so với lương tối thiểu, bỏ bớt một số bậc lương và bổ sung thêm các chế độ phụ cấp, so với chế độ tiền lương năm 1993.

3.1.2.2.Chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội gắn với tăng trưởng kinh

tế

BHXH là một trong những trụ cột quan trọng nhất về đảm bảo ASXH gắn

với TTKT trên cơ sở nguyên tắc đóng - hưởng. Hê ̣thống chính sách , pháp luật BHXH ở nước ta đã có từ lâu, nhưng từ năm 1995, khi có bô ̣ Luâṭ lao đôṇ g đến nay, chính sách BHXH đã được đổi mới theo điṇ h hướng thi ̣tr ường và thực hiện công bằng xã hội.

Đặc biệt , đến năm 2006 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hôi

khóa XI đã thông qua

luâṭ BHXH đầu tiên của Viêṭ nam , có hiệu lực từ 1.7.2007. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện và Nghi ̣điṇ h số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12

tháng 12 năm 2008 quy điṇ h chi tiết và hướng dân

Bảo hiểm thất nghiệp.

môt

số điều của luâṭ BHXH về

Luâṭ BHXH hiên

hành bao gồm ba chính sách cơ bản : BHXH bắt buôc

́i 5

chế đô ̣ (ốm đau , thai sản , tai nan

lao đôṇ g và bêṇ h nghề nghiêp

, hưu trí, tử tuất );

BHXH tư ̣ nguyên

́i 2 chế đô ̣ (hưu trí và̉ tuất ); Bảo hiểm thất nghiệp với 3 chế

độ (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm).

Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 với mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014 cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc vừa thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng, có chia sẻ rủi ro, vừa Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số...từ ngân sách nhà nước do kết quả TTKT đem lại.

3.1.2.3. Chính sách xóa đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo ASXH. Chính sách này đã có ngay từ thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới. Nhất là sau năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 07/2006/QĐ- TTg ngày 10/01/2006 Phê duyệt chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và Miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương tình 135 giai đoạn II). Trong quá trình tổ chức thực hiện các Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a); Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ - TTg ngày 12/12/2008 về Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Quyết điṇ h số 20/2007/QĐ-TTg bao gồm : Nhóm chính sách , dư ̣ án để taọ

điều kiên

cho người nghèo phát triển sản xuất , tăng thu nhâ ̣p (tín dụng ưu đãi hộ

nghèo; hỗ trơ ̣ đất sản xuất cho hô ̣nghèo dân

tôc

thiểu số , khuyến nông - lâm - ngư

và hỗ trợ phát triển sản xuất , phát triển ngành nghề ; phát triển cơ sở hạ tầng thiết

yếu các xã đăc

biêṭ khó kh ăn vùng bai

ngang ven biển và hải đảo , dạy nghề cho

người nghèo ; nhân rôṇ g mô hình giảm nghèo ). Nhóm chính sách tạo cơ hội để

người nghèo tiếp cân

các dic̣ h vu ̣xã hôi

(hỗ trơ ̣ về y tế , về giáo duc

; về nhà ở và

nước sinh hoaṭ, trơ ̣ giúp pháp lý).

Theo Nghi ̣quyết số 30a/2008/NQ-CP, các chính sách hiện hành về hỗ trợ

trưc

tiếp cho người nghèo đươc

tiếp tuc

thưc

hiên

có ̉ a đổi , bổ sung theo hướng

̉ rôṇ g đối tươn

g thu ̣hưởng và nâng mứ c hỗ trơ,

́ c đầu tư. Ngoài ra, có một số

chính sách đặc thù như : Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc , bảo vệ rừng,

giao rừ ng và giao đất để trồng rừ ng sản xuất ; chính sách hỗ trợ sản xuất ; chính sách xuất khẩu lao đôṇ g...

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và hiệu quả hơn, ngày 19 tháng 5 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 (Nghị quyết 80/NQ-CP). Nghị quyết 80/NQ-CP được ban hành là một chương trình khung về giảm nghèo bền vững, gắn rất chặt với TTKT theo hướng thực hiện chiến lược tăng trưởng vì người nghèo. Trong đó, xác định rõ đối tượng, địa bàn ưu tiên đầu tư, các chính sách và dự án. Chương trình đã được thiết kế tập trung hướng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, đặc biệt, ưu tiên cho các huyện, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, biên giới, an toàn khu, bãi ngang ven biển, hải đảo. Tiếp đó, ngày 8/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 (CTMTQG-GNBV), trong đó đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2015, 4 dự án và các giải pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện. CTMTQG-GNBV giai đoạn 2012-2015 là một trong các giải pháp để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP, là một chương trình giảm nghèo duy nhất giai đoạn 2012-2015.

3.1.2.4. Chính sách trợ giúp xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế

Trợ giúp xã hội là trụ cốt rất quan trọng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ và tạo cơ hội cho nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương ổn đinh cuộc sống, tự mình vươn lên vượt qua khó khăn và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Chính sách TGXH về cơ bản do NSNN đảm bảo do đó được thiết kế trên cơ sở khả năng của nên kinh tế do kết quả của TTKT thông qua xác định mức chuẩn TGXH để vừa đáp ứng nhu cầu trợ giúp đối tượng, vừa có tính khả thi. Trợ giúp xã hội đã từng bước được thể chế hóa thành cơ chế, chính sách, pháp luật và đang đi vào cuộc sống. Nghị định 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với các đối tượng chính sách xã hội, Pháp lệnh người tàn tật (năm1998) và Luật về người khuyết tật (năm 2010), Pháp lệnh nguời cao tuổi (năm 2000) và Luật người cao tuổi (năm 2010), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 2004)…đã được ban hành.

Đặc biệt, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ

85

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí