Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại - 19


người đọc thấy không nên tin vào những lời anh ta nói. Rất dễ dàng bắt gặp từ vựng “hình như” trong các tác phẩm: “hình như trong một câu chuyện nào đó cũng có một tình huống như thế này rồi” (Người đàn bà có ma lực – Y Ban), “hình như những người đàn ông đều mang một cái mùi vị riêng” (Mùa thu vàng rực rỡ). Truyện ngắnHuệ lấy chồng (Nguyễn Ngọc Tư) có sự luân phiên thay đổi từ độc thoại sang đối thoại, đồng thời có sự pha trộn lời tác giả, lời người trần thuật, lời nhân vật, đôi lúc khó có thể tách bạch giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ở đoạn kết, là sự đan xen giữa lời người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật: “Xuồng từ từ chạy tới đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt. Đám trâm bầu đứng im lặng, xơ rơ. Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm, chiếc xuồng khật khừng. Nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chao chát một nỗi thèm muốn. Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt. Nhưng nói để làm gì, ta ? Huệ cười, người ta vậy, mầy còn nhắc làm chi. Mà, sao bữa nay nghe gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thỉu”.

Ngoài ra, trong một số truyện ngắn việc sử dụng luân phiên các điểm nhìn trần thuật còn được sử dụng bằng mô típ lời đồn như Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến), Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh), Mùa hoa cải bên sông (Nguyễn Quang Thiều),... Trong Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh) là: “Khi tôi vào chiến trường, câu chuyện về người đàn bà ấy đã lan truyền khắp các hướng mặt trận như một huyền thoại”. Còn trong truyện ngắn Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến) ở phần kết, tác giả viết: “Ở mặt trận phía Ðông, người ta kể rằng, xác người đàn bà trôi dạt đến cuối nguồn. Phải đến tuần lễ sau mới tìm được. Không có một cỗ áo quan nào vừa thân thể chị. Phải hạ một cây dẻ to để lấy gỗ đóng hòm. Một trung đội công binh mất đến ngày trời mới hoàn thành nhiệm vụ. Ðó là chiếc áo quan to nhất, xưa nay chưa từng có ở chiến trường.

Ở mặt trận phía Tây, người ta kể rằng,(… ) Ở mặt trận phía Nam, người ta kể rằng,(....)

Còn ở binh trạm, người ta xếp chị vào quân số mất tích. Không ai biết gì hơn về số phận của chị”.


Với việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn, luân phiên các ngôi kể đã cho thấy những hiệu ứng thẩm mỹ: sự bất ngờ, tính phức điệu, kích thích khả năng đối thoại ở người đọc. Sự đa dạng và di động điểm nhìn trần thuật (ở đây là việc người kể chuyện thường di chuyển điểm nhìn theo nhiều chủ thể trần thuật khác nhau) là một biểu hiện của khuynh hướng đối thoại trong văn học sau 1975. Nếu như trong lối viết truyền thống người kể chuyện đồng nhất với tác giả, trong tác phẩm thường chỉ có một điểm nhìn thông suốt và soi chiếu hiện thực thì trong vài thập niên gần đây người viết có thể lựa chọn cách thức tác phẩm có nhiều điểm nhìn với sự luân phiên di động những điểm nhìn trần thuật. Đây được xem là sự đổi mới nghệ thuật trần thuật nhằm đem đến cho người đọc những hứng thú trong việc khám phá và giải mã tác phẩm. Sẽ có thể có nhiều cách đọc, nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với một tác phẩm. Điều đó đã góp phần làm sinh động hơn gương mặt thể loại truyện ngắn đương đại.

Tiểu kết chương 4:

Quan sát thực tiễn thể loại truyện ngắn thời kỳ đổi mới trên phương diện ngôn ngữ có thể thấy nhà văn đã có ý thức trong việc đổi mới, cách tân ngôn ngữ trần thuật và điều này được xem là một trong những thành công của truyện ngắn đổi mới. Tính linh hoạt, sinh động của ngôn ngữ đã được người viết vận dụng đến tối đa. Bên cạnh sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái hiện thực đời thường là việc sử dụng những hình thức ngôn ngữ mới – ngôn ngữ trong thời đại thông tin và văn minh kỹ trị, bên cạnh ngôn ngữ tái hiện trực diện nhiều phương diện của đời sống là thứ ngôn ngữ có khả năng khai phá, diễn đạt những vùng mờ tâm linh, những trạng thái tâm lý khó nắm bắt. Các cây bút truyện ngắn cũng đã có những cách tân trong phương thức trần thuật. Việc vận dụng linh hoạt các ngôi kể, sự chuyển hóa di động điểm nhìn trần thuật đã làm cho truyện ngắn có tiếng nói đa âm, đa giọng điệu đồng thời có khả năng thể hiện cuộc sống trong trạng thái đa âm sắc. Sự đổi mới trên phương diện trần thuật được xem là một bước tiến mới trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn hiện nay.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại - 19

Vào khoảng hai thập kỷ cuối thế kỷ XX trở lại đây, đời sống văn học Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ trên tinh thần đổi mới với xu hướng mở rộng tính chất dân chủ. Quá trình đổi mới này diễn ra trên cả bề rộng và chiều sâu, ở cả phương diện thể loại và hướng tiếp cận đời sống. Sự đông đảo về đội ngũ viết, sự đa dạng về khối lượng tác phẩm và sự bùng nổ cá tính sáng tạo đã khiến người ta không khỏi nghĩ đến một thời kỳ hoàng kim của văn học. Môi trường sáng tác thuận lợi đã mở ra những khả năng lớn cho hoạt động sáng tạo trong đó có văn học nghệ thuật. Cho dù có những thời điểm thăng trầm, trồi sụt, truyện ngắn vẫn là thể loại thuận lợi trong việc phát huy khả năng tiếp cận hiện thực trong giai đoạn mới một cách nhanh nhậy và sắc bén, trở thành thể loại xung kích và nòng cốt trong việc góp phần tạo nên thành tựu của văn học đương đại.

1. Qua khảo sát truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc độ tư duy thể loại, kết hợp so sánh với truyện ngắn thời kỳ trước đó luận án đã chỉ ra rằng cùng với những chuyển động của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, truyện ngắn đã có những biến đổi sâu sắc trên phương diện thể loại. Trước những tác động của đời sống, của ý thức sáng tạo, khái niệm và ranh giới thể loại đã có sự vận động và biến đổi, điều này tạo nên một khuôn diện mới cho thể loại truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam đương đại. Người viết truyện ngắn đề cao tính tự do, tính biến hóa, coi đó như một trong những cách thức để mở rộng biên độ hiện thực, cách tân nghệ thuật, đổi mới bút pháp và lối viết. Về bản chất thể loại và sự tương tác thể loại, chúng tôi nhận thấy, quan niệm về truyện ngắn đã trở nên uyển chuyển hơn. Một mặt, truyện ngắn vẫn được sáng tác như một thể loại độc lập. Mặt khác, nhiều cây bút truyện ngắn lại có những phá cách, muốn được tự do nằm ngoài khuôn mẫu và quy định của thể loại. Những phát biểu xung quanh khái niệm, kỹ thuật, lối viết truyện ngắn của các nhà văn, những người viết truyện ngắn hôm nay cho thấy khi ý thức dân chủ và sức sáng tạo được khơi dậy thì biên độ thể loại truyện ngắn được mở rộng. Sức sống của truyện ngắn không chỉ được thể hiện qua những vấn đề của


đời sống nhà văn muốn chuyển tải mà còn ở ý thức không ngừng đổi mới lối viết của nhà văn. Sự thay đổi tư duy thể loại dẫn đến hệ quả là sự thay đổi bút pháp. Nhà văn phải đặt lại vấn đề bản chất của truyện ngắn, về yêu cầu “làm mới” thể loại – thông qua việc cách tân các kĩ thuật tự sự.

2. Truyện ngắn Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đã có những biến đổi sâu sắc trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức văn bản truyện ngắn.

Qua nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi nhận thấy, chưa bao giờ như bây giờ sự thể hiện con người trong truyện ngắn nói riêng trong văn học nói chung lại được soi chiếu từ nhiều bình diện đến vậy. Với việc vận dụng những nguyên tắc mới trong việc xây dựng nhân vật, sự đổi mới bút pháp, sử dụng những kỹ thuật tự sự mới, các cây bút truyện ngắn thời kỳ này đã bộc lộ những năng lực sáng tạo cũng như khả năng tiếp cận với tư duy nghệ thuật mới của nhân loại. Một đời sống văn học với sự đa dạng của bút pháp và phong cách là hệ quả của quá trình đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật, kéo theo là sự tương tác giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc. Tác phẩm là một cấu trúc mở, một “khối vuông ru bic”, một bức tranh lập thể mời gọi sự khám phá, diễn dịch và đối thoại từ phía người đọc.

Nghệ thuật tổ chức kết cấu tác phẩm cũng được đa dạng hóa. Sự lấn lướt của kiểu kết cấu tâm lý, kết cấu lắp ghép phân mảnh đã cho thấy ý thức kiếm tìm lối viết của các cây bút truyện ngắn. Một mặt các tác giả tìm cách làm lạ lối viết (với những truyện ngắn có kết cấu truyền thống), mặt khác các tác giả sẵn sàng vượt qua những quy ước sẵn có, cho phép những thử nghiệm. Sự tồn tại và phối kết hợp của nhiều dạng thức kết cấu truyện ngắn theo xu hướng huy động tối đa sự hợp tác của độc giả, kích thích khả năng đồng sáng tạo đã đem đến những trải nghiệm mới mẻ cho người đọc.

3. Truyện ngắn Việt Nam đương đại cũng đã có những thay đổi đáng kể từ góc độ ngôn ngữ và phương thức tổ chức trần thuật. Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới từ góc độ ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật, cách thức tổ chức văn bản, luận án đã chỉ ra và phân tích những đặc điểm nổi bật, những cách tân nghệ thuật của các cây bút truyện ngắn. Các nhà văn đã có những cách thức xử lý


ngôn ngữ độc đáo làm cho ngôn ngữ truyện ngắn thời kỳ này trở nên sinh động, đa dạng góp phần thể hiện được nhiều chiều kích của cuộc sống và con người hôm nay. Cùng với ý thức cách tân của người viết, ngôn ngữ truyện ngắn gần đây đã trở nên linh hoạt với sự biến hóa của cấu trúc cú pháp, ngữ đoạn. Ý thức làm mới ngôn từ, làm mới nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam đương đại là nỗ lực đáng ghi nhận cho dù bên cạnh những thể nghiệm thành công, những tác phẩm có giá trị nghệ thuật còn có không ít những tác phẩm vẫn chỉ dừng lại ở những nỗ lực đi tìm cách viết.

4. Sáng tạo nghệ thuật là hoạt động đòi hỏi không chỉ ở tài năng, ở sự đam mê mà còn ở trách nhiệm của người cầm bút. Nói như vậy để thấy rằng, để có được một tác phẩm nghệ thuật đích thực (chưa nói đến tác phẩm đỉnh cao) là điều không dễ. Ba mươi năm sau chiến tranh, văn đàn đã có một đội ngũ các cây bút truyện ngắn đông đảo: từ thế hệ nhà văn đã kinh qua chiến tranh đến sự xuất hiện của đội ngũ những người viết trẻ. Những thể nghiệm để đổi mới cách viết chưa phải diễn ra ở tất cả các tác giả, có những sự bứt phá thành công bên cạnh những cuộc lần tìm chưa tới đích và con đường đi vào thế giới nghệ thuật vẫn đang mở ra với những người cầm bút. Thực tiễn văn học từ xưa đến nay đã chứng minh một thực tế: những thành tựu văn học không mang tính kỳ hạn, tính chu kỳ mà luôn biến thiên, đầy những yếu tố bất ngờ, khó đoán định. Sự xuất hiện một tài năng văn chương, một tác phẩm kiệt xuất không tùy thuộc vào những nhân tố cố định, lại càng không phải là một mẫu số chung. Cũng khó có thể tiên lượng được một tác giả với những tác phẩm xuất sắc trong năm nay, năm sau họ sẽ viết được những tác phẩm mới và tiếp tục gặt hái được thành tựu. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi cũng ý thức được rằng tiếp cận với truyện ngắn thời kỳ đổi mới là tiếp cận với “cái đương đại chưa hoàn thành”. Chúng tôi coi đây là nỗ lực bước đầu của sự nhìn nhận, đánh giá thể loại truyện ngắn trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. “Truyện ngắn sau 1975 – một số đổi mới về thi pháp” (2006), Tạp chí Văn học (11)

2. “Điểm qua về sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ” (2006), Tạp chí

Nhà văn (3)

3. “Đặc trưng truyện ngắn Đỗ Chu” (2006), Tạp chí Văn học (9)

4. “Đường đến với văn chương của một người viết trẻ (Về truyện ngắn Đỗ Bích Thúy)” (2009), Tạp chí Nhà văn (11)

5. “Nhận diện sáng tác của các cây bút nữ (qua truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại)” (2011), Tạp chí Văn nghệ quân đội (6)

6. “Xuất bản sách văn học trong cơ chế thị trường” (2011), in trong Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, Nxb. Đại học quốc gia, H.

7. “Nhận diện truyện ngắn trẻ đương đại” (2011), Tạp chí Văn học (11)

8. Truyện ngắn đương đại về đề tài đô thị (2012), Tạp chí Văn nghệ quân đội

(761).


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4).

2. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chí Văn học (9).

3. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời. Nxb Văn học, H.

4. Lại Nguyên Ân (1979), “Văn xuôi về chiến tranh và hình thức sử thi”, Tạp chí

Văn nghệ quân đội (5).

5. Bakhtin. M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết. Bộ văn hóa thông tin và thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du, H.

6. Y Ban (21/2/2011), “Sợ động chạm đã không dám viết”, http://www.baomoi.com/Y-Ban-So-dong-cham-da-khong-dam- viet/152/5734600.epi

7. Barthes Roland (2003), “Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể”, Đỗ Lai Thúy dịch, giới thiệu, Tạp chí Văn học nước ngoài (1)

8. Barthes, Roland (1997), Độ không của lối viết, (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb. Hội nhà văn, H.

9. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học (6)

10. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, H.

11. Nguyễn Thị Bình (2001), “Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975”, Tạp chí Văn học (4)

12. Nguyễn Thị Bình (2011), “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (9)

13. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nxb. Giáo dục, H.

14. Ngô Vĩnh Bình (1999), “Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (4)

15. Triệu Bôn (1991), “Vận may của truyện ngắn”, Báo Văn nghệ (40).


16. Phan Mậu Cảnh (1995), “Về mối quan hệ giữa đầu đề và tác phẩm”, Tạp chí

Văn học (8)

17. Đỗ Hữu Châu (2002), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb. Đại học sư phạm, H.

18. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Báo Văn nghệ (49,50)

19. Nguyễn Minh Châu (1983), “Nghĩ về truyện ngắn”, Báo Văn nghệ số ra ngày 4/5

20. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb. Khoa học xã hội, H.

21. Phan Nhật Chiêu (2007), Người ăn gió và quả chuông bay đi, Nxb. Hội nhà văn, H

22. Đào Ngọc Chương (2010), Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh, Nxb. Văn hóa thông tin, H.

23. Compagnon, Antone (2006), Bản mệnh của lý thuyết – văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch), Nxb. Đại học sư phạm, H.

24. Cortazar, Julio, “Về truyện ngắn và cực ngắn”, Hoàng Ngọc Tuấn dịch, http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=5140.

25. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, Nxb. Tri thức, H.

26. Phạm Vĩnh Cư (2004), “Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu”, in trong Sáng tạo và giao lưu, Nxb. Hội nhà văn, H.

27. Tạ Chí Cường (2005), “Truyện ngắn ngắn: vận dụng, bay bổng, đường dây”, Lê Bầu dịch, Báo Văn nghệ (16)

28. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại vài nhận xét tổng quan”, Tạp chí Văn học (2)

29. Nguyễn Văn Dân (2010), “Sức sống dai dẳng của kĩ thuật “dòng chảy ý thức”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (8)

30. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb. Khoa học xã hội, H.

31. Trương Đăng Dung (2012), “Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học (1)

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí