Biên. Tiếng hát hoà cùng mây suối, hoà theo tiếng đẵn củi nhịp nhàng xua tan nỗi mệt nhọc của cuộc sống lao động.
野調聲從斫樹震
村腔韻與流泉和
Dã điệu thanh tòng chước thụ chấn, Thôn xoang vận dữ lưu tuyền hoà.
(Trịnh Hoài Đức, Lộc Động tiều ca)
(Điệu hát dân dã, tiếng ca lồng theo tiếng đẵn củi, Giọng quê mùa, tiếng hát hoà cùng dòng suối trôi.)
Người Nam Bộ dường như rất thích ca hát, dù ở đâu và trong hoàn cảnh nào họ cũng có thể diễn xướng, tạo nên nét phong cách ca xướng dân gian trong đời sống văn hoá phương Nam.
Tiếng hát trong đêm mưa ở Mỹ Tho, tiếng hát hồn nhiên của người tiều phu ở Hố Nai, tiếng ca dào dạt của người tiều phu ở Trấn Định, hay tiếng sáo chăn trâu ở Tân Kinh, tiếng địch của ông chài ở Ngưu Tân… đều là tiếng hát yêu đời của những con người lạc quan. Đêm mưa ở Mỹ Tho làm tràn sông nước, ông nhìn thấy ở đấy sự sống trào dâng, bởi cơn mưa này sẽ mang lại phù sa cho đồng ruộng:
濯纓唱罷月沉西
Có thể bạn quan tâm!
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 12
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 13
- Trịnh Hoài Đức, Người Nặng Tình Với Quê Hương Và Con Người Nam Bộ
- Lê Quang Định, Con Người Tài Hoa Và Những Suy Tư
- Những Vấn Đề Chung Về Ngôn Ngữ Và Thể Loại
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 18
Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.
瀟淅湫江雨正凄
Trạc anh xướng bãi nguyệt trầm tê (tây), Tiêu tích Tho Giang vũ chính thê.
(Trịnh Hoài Đức, Mỹ Tho dạ vũ)
(Hát xong khúc giặt giải mũ, trăng đã lặn về tây, Sông Mỹ Tho rì rào, mưa rơi lạnh lẽo.)
Dễ thấy thiên nhiên trong thơ Trịnh Hoài Đức vừa hoang sơ nhưng cũng vừa mang dấu ấn của hoạt động cải tạo môi trường của những cư dân trên vùng Nam Bộ. Hầu như cảnh sắc thiên nhiên vùng Nam Bộ trong thơ Trịnh Hoài Đức đều mang một luồng sinh khí mới mẻ. Điều đó, có thể hiểu, bởi tác giả làm những bài thơ này khi ông giữ chức Điền tuấn khuyến nông ở trấn Định Tường. Qua cái nhìn khá lạc quan của tác giả, cuộc sống của những người nông dân lao động trên vùng đất ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và Gia Long là một cuộc sống no đủ, an ổn.
Hiếm thấy tác giả phản ánh cảnh đói kém cực khổ của người dân. Nếu có chăng thì chỉ là vào thời Tây Sơn tấn công Gia Định trong gần mười năm đầu của cuộc nội chiến được ông tả trong cảnh chạy loạn:
三 五 東 鄰 叟 Tam ngũ đông lân tẩu,
行 挑 菜 代 糧 Hành khiêu thái đại lương.
(Trịnh Hoài Đức, Loạn hậu quy)
(Năm ba ông già bên nhà đông,
Gánh rau thay gạo lương.)
飽食鵶鴉郊噪喜無依燐鬼夜嗁悲
Bão thực nha nha giao táo hỉ, Vô y lân quỷ dạ đề bi.
(Trịnh Hoài Đức, Thương loạn)
(Lũ kền kền no mừng kêu ồn ã ngoài ven thành,
Ma trơi chẳng có nơi nương tựa, kêu khóc thảm thiết trong đêm.)
Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn say sưa viết về những sản vật miền Nam với tất cả tấm lòng thân thiết. Từ con cò cái vạc, con le le (Liên Chiểu miên âu), con khỉ (Hầu), sò huyết (Huyết ngao), tôm càng xanh (Thanh hà)… đến các loài cây nam mai (Nam mai), cây bần (Thuỷ liễu), cây khế (Dương đào), quả ổi (Dã thạch lựu), quả dứa (Phụng lê), quả xoài (Mông quả)… như một biểu trưng của xứ miền Nam nhiều đặc sản:
花綻小條紅簇簇
果垂柔杪綠離離樷燃火樹藏螢夜根布針鋒出筍時半畝凉陰魚作窟日高猶見釣船維
Hoa trán tiểu điều hồng thốc thốc, Quả thuỳ nhu diểu lục ly ly.
Tùng nhiên hoả thụ tàng huỳnh dạ, Căn bố châm phong xuất duẩn thì. Bán mẫu lương âm ngư tác quật, Nhật cao do kiến điếu thuyền duy.
(Trịnh Hoài Đức, Thuỷ liễu)
(Hoa nở thành từng sợi dài rủ xuống, từng chùm màu đỏ chói, Trái rủ trên cành mềm, màu xanh xanh.
Đêm đến đom đóm tụ họp trên cành cây rậm, sáng như cây lửa, Khi đến mùa mọc mầm, gốc rễ mọc ngược lên như mũi nhọn. Bóng mát toả rộng nửa mẫu ao, cá có thể làm hang để ở,
Ngày lên đã trưa vẫn thấy thuyền câu buộc ở đó.)
Với quả xoài thơm ngon ông sánh với quả vải miền Bắc:
不讓荔支專進幸太和今擬獻端陽
Bất nhượng lệ chi chuyên tiến hạnh Thái hoà kim nghĩ hiến đoan dương
(Trịnh Hoài Đức, Mông quả)
(Chẳng chịu thua trái vải thường được dâng lên,
Điện Thái Hoà nay lại hiến lên trong tiết mồng năm tháng năm)
Nếu không có những vần thơ chân thật, giản dị đó của ông, bức tranh làng quê miền Nam hẳn kém phần tươi tắn, sinh động. Điều ấy khiến chúng ta nhớ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đó, hay Nguyễn Khuyến ở thời kỳ sau đã viết nhiều về những hình ảnh dân dã của miền Bắc Trung Bộ.
Trịnh Hoài Đức đã tái hiện vừa cụ thể vừa khái quát tất cả những sinh hoạt tinh thần và vật chất của người dân Nam Bộ. Một cuộc sống no đủ, an lành dưới cái nhìn lạc quan và thi vị của tác giả. Nếu không phải là người nặng tình yêu quý quê hương Nam Bộ chắc không thể làm được những bài thơ như thế.
2.4. NGÔ NHÂN TĨNH, TÍNH CÁCH ĐẠM BẠC, CAO THƯỢNG VÀ TÂM SỰ MỘT NHO THẦN
Thơ là tiếng nói của lòng, do vậy, xem thơ có thể biết được tính cách và tâm hồn nhà thơ. Đọc thơ của Ngô Nhân Tĩnh, mới biết ông là người có tâm hồn nhạy cảm và cao thượng, một tâm hồn rộng mở với thiên nhiên với cuộc đời.
Ngô Nhân Tĩnh là người tính tình giản dị, trong sáng, tự nhiên, bởi thế tiếng thơ của ông như tiếng sáo trời tự nhiên ngân vang, như lời của Nguyễn Địch Cát nói trong bài đề tựa tập thơ Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh.
Trong lần đi sứ Trung Quốc hỏi thăm tin tức vua Lê, đến thôn Thuỷ Biện, trong nỗi sầu xa xứ, Ngô Nhân Tĩnh suy nghĩ về cuộc đời và vẫn giữ mình không để mất bản tâm:
龍愁池淺局
人愛樹濃陰已解烟霞趣何勞夢寐尋縱教閒散步不失本初心
Long sầu trì thiển cục, Nhân ái thụ nùng âm. Dĩ giải yên hà thú,
Hà lao mộng mị tầm. Túng giao nhàn tản bộ, Bất thất bản sơ tâm.
(Ngô Nhân Tĩnh, Chí Thuỷ Biện thôn)
(Rồng buồn vì cuộc ao nông cạn,
Người thì thích bóng cây râm mát.
Đã hiểu được thú dạo chơi nơi cảnh núi rừng,
Sao phải nhọc lòng tìm kiếm những chuyện mộng mị.
Dù đi dạo nhàn nhã, cũng không mất cái tâm ban đầu.)
10 bài Thuyết tình ái của Ngô Nhân Tĩnh có thể nói là thâu tóm được tính cách và tâm hồn ông:
是非可否為誰陳
黃柏年年苦入唇計得生平余所愛何時歸作個閒人
Thị phi khả phủ vị thuỳ trần,
Hoàng bách niên niên khổ nhập thần. Kế đắc sinh bình dư sở ái,
Hà thời quy tác cá nhàn nhân.
(Ngô Nhân Tĩnh, Thuyết tình ái, 1)
(Phải trái nào biết nói cùng ai,
Nên bao năm miệng môi cứ nhấm hoàng bách đắng lòng. Kể hết những sở thích sinh bình của ta,
Chẳng biết bao giờ mới được làm một người nhàn hạ?)
Bài Thuyết tình ái, 1, dường như là lời giãi bày tâm sự, phơi mở tâm can, hoàn toàn không phải vô cớ. Trong những bài tiếp theo, Ngô Nhân Tĩnh bày tỏ sở thích của mình, mỗi sở thích của ông đều là những thú thanh tao, chứng tỏ, thi nhân có một tâm hồn cao thượng và một tính cách trong sạch. Ông thích đọc kinh Kim cương (Thuyết tình ái, 2), Nam hoa kinh (Thuyết tình ái, 3) Hoàng Đình kinh (Thuyết tình ái, 4), Li tao (Thuyết tình ái, 5), Chu Dịch (Thuyết tình ái, 6). Mùa xuân, thích nằm khềnh nơi nhà cỏ (Thuyết tình ái, 7), mùa hạ thích tránh nắng nơi nhà tre (Thuyết tình ái, 8), mùa thu thích ngắm trăng nơi sân quế (Thuyết tình ái, 9), mùa đông ngắm tuyết uống rượu ở sân mai (Thuyết tình ái, 10). Tính cách và tâm hồn như thế, khó có thể nói ông đã nhận “của cho riêng” khi đi sứ sang Chân Lạp.
Trên đường đi sứ lần thứ hai (1802-1803), ông cùng Trịnh Hoài Đức hoạ vận làm thơ 30 bài. Mỗi bài đều mang phong cách của người nghệ sĩ nhưng lại trĩu nặng tâm sự: nỗi xa xứ nhớ quê, niềm ưu ái của một nho thần phụng mệnh đi sứ, nỗi ưu hoài giữa đất trời kim cổ… Những cảm xúc ấy, lúc bấy giờ thoát ra thật dào dạt. Với Trịnh Hoài Đức, cũng có khi nỗi nhớ quê hương như chín khúc sông:
愁同江九曲
江曲遶江城
Sầu đồng giang cửu khúc, Giang khúc nhiễu giang thành.
(Trịnh Hoài Đức, Văn địch)
(Nỗi sầu như chín khúc sông,
Sông uốn cong bao lấy thành sông.)
Ở Ngô Nhân Tĩnh, tình quê hương vương vít trong lòng, cũng cuồn cuộn như
dòng sông:
九轉迴腸似曲江關山迢遞別南邦
Cửu chuyển hồi trường tự khúc giang,
Quan sơn điều đệ biệt Nam bang.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây
hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 3)
(Ruột quặn đau chín khúc tựa dòng sông uốn cong, Non núi trùng trùng, giã biệt nước Nam.)
Nếu Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định thưởng lãm cảnh đẹp trên đường đi sứ trong tư thái ung dung của một sứ thần thì ở Ngô Nhân Tĩnh, người ta thấy, trong cách thưởng lãm cảnh đẹp của ông, tuy có ung dung đấy, nhưng “vui là vui gượng kẻo là…”, vẫn ẩn chứa nỗi niềm tâm sự:
多愁去日匆匆過
無事歸時仔細看日暮停船親友問繡衾玉枕不禁寒
Đa sầu khứ nhật thông thông quá, Vô sự quy thời tử tế khan.
Nhật mộ đình thuyền thân hữu vấn, Tú khâm ngọc chẩm bất câm hàn.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây
hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 14 )
(Ngày ra đi nhiều ưu sầu, nên đi qua vội vàng,
Lúc trở về không còn việc gì, mới được nhìn kỹ càng. Chiều tối dừng thuyền, bạn bè người thân thăm hỏi, Rằng chăn thêu gối ngọc, chẳng ngăn nổi rét.)
Ngô Nhân Tĩnh hay nói đến dưỡng tính chân, dưỡng sự vụng về, và cũng thường nói đến vong cơ, vô ngã:
“Thuỷ vô ngưng trệ trường hoài trí, Sơn bất thiên di tĩnh dưỡng nhân” 水 無
凝 滯 長 懷 智 , 山 不 遷 移 靜 養 仁 (Nước chẳng ngừng trôi, luôn mong trí, Núi chẳng đổi dời, lặng dưỡng nhân) (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 11)
“Nhân nguyện học Nhan Tử, Tâm tam nguyệt bất vi” 仁 願 學 顏 子 心 三 月
不 違 (Lòng nhân nguyện học theo Nhan Uyên, ba tháng lòng chẳng dời) (Lưu biệt Trần Tuấn Viễn)
“Sự mỗi vong cơ duyên tố chuyết, Nhân năng vô ngã tức phi phàm” 事 每 忘
機 緣 素 拙 , 人 能 無 我 即 非 凡 (Làm việc thường vứt bỏ tâm cơ, nương theo
tính vụng về, Người hay vô ngã, là bậc phi phàm.) (Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 30);
“Nguyệt phi hữu ý đoàn viên cửu, Vân thị vô tâm xuất một đa” 月 非 有 意 團
圓 久 , 雲 是 無 心 出 沒 多 (Trăng chẳng có ý lâu tròn mà thường tròn, Mây vô tâm nên ra khỏi núi miên man) (Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 20)…;
Ngợi ca cuộc sống an nhàn thoát tục:
“Vân hà tiều ngoạ sơn gian ốc, Phong nguyệt ngư miên liễu ngoại sang” 雲 霞樵 臥 山 間 屋 , 風 月 漁 眠 柳 外 艭 (Tiều nằm nhà cỏ, non mây quyện, Ngư ngủ
thuyền chài, trăng gió vương) (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 3); “Sự tại thiên nhiên đa khúc chiết, Đáo đầu danh vọng thuộc phi thường” 事 在
天 然 多 曲 折 , 到 頭 名 望 屬 非 常 (Muôn việc ở trời thường nhiều ngoắt ngoéo,
Rốt cuộc danh vọng là chuyện vô thường.) (Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 22).
“Dục hiệu tái ông kỳ thất mã, Khẳng đồng Trang Tử thoại vong cơ” 欲 效 塞
翁 期 失 馬 , 肯 同 莊 子 話 亡 機 (Muốn học theo lão già biên ải chờ mất ngựa,
chịu giống như Trang Tử nói chuyện bỏ tâm cơ) (Áo Môn lữ ngụ Xuân hoà đường thư hoài, 2).
Cũng có khi mượn người xưa để ngụ ý mình, ông chê Hàn Tín không chịu nghe theo lời Khoái Thông để chuốc hoạ: “Tri đáo cửu tuyền do ẩm hận, Đương
niên hối bất thính Nho sinh” 知 到 九 泉 猶 飲 恨 , 當 年 悔 不 聽 儒 生 (Biết
xuống suối vàng còn uống hận, Hối lòng năm trước chẳng nghe lời khuyên của nhà Nho) (Hàn Tín).
Hiểu rõ lẽ vô thường, công danh phù phiếm, mong ước một cuộc sống an nhàn tự tại… hẳn nhiên không thể là của một người đầy tham vọng, mà nó phải là niềm mong ước của một người có tâm hồn thanh cao:
時已清平年欲暮
功成之後早回頭
Thời dĩ thanh bình niên dục mộ, Công thành chi hậu tảo hồi đầu.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây
hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 26)
(Đời đã thanh bình, năm sắp hết,
Sau khi công thành, hãy sớm quay đầu.)
Cũng có khi, nhà thơ tự cười cho việc “chẳng quay đầu” của mình, nhưng điều ấy không đồng nghĩa là ông mải miết trong bã công danh, mà qua bài thơ càng thấy tâm hồn thanh khiết của ông:
… 幽人應笑我
笑我未回頭
U nhân ưng tiếu ngã, Tiếu ngã vị hồi đầu.
(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung tạp cảm, 6)
(Khách nhàn chắc hẳn cười ta,
Cười ta chưa biết quay đầu.)
Cái kiểu “vị hồi đầu” mà Ngô Nhân Tĩnh nói ở đây lại càng minh chứng cho tấm lòng luôn nghĩ đến vua và đất nước.
Trong một bài thơ khác, trên đường trở về nước, nhà thơ tự cật vấn mình khi hiểu thấu lẽ huyền vi của đất trời:
此日動知他日靜
今年是覺昔年非
… 夢有丈人來問我如何爾不息心機
Thử nhật động tri tha nhật tĩnh, Kim niên thị giác tích niên phi…
… Mộng hữu trượng nhân lai vấn ngã,
Như hà nhĩ bất tức tâm ki (cơ)?
(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 5)
(Hôm nay là động, biết đâu ngày kia lại là tĩnh, Năm nay cho là phải mà năm trước lại là sai…
… Mộng thấy có ông lão đến hỏi ta:
“Sao ngươi còn không chịu ngừng tâm cơ?”).
Xưa nay, rất nhiều nhà thơ lên lầu Nhạc Dương, bất luận là thi nhân Trung Quốc hay Việt Nam, đều để bày tỏ chí mình. Ngô Nhân Tĩnh cũng không ngoại lệ, nhưng lạ là, ông chỉ giãi bày tấm lòng thanh đạm của mình cùng trời đất, rằng Ngũ hồ biết lòng ta trong như dòng nước, như tiếng sáo không lời, và sông vẫn cứ trôi:
五湖知我心同淡
鉄笛無聲水自流
Ngũ hồ tri ngã tâm đồng đạm, Thiết địch vô thanh thuỷ tự lưu.
(Ngô Nhân Tĩnh, Đăng Nhạc Dương lâu vọng Động Đình hồ)
(Ngũ hồ hẳn biết lòng ta cùng đạm bạc, Sáo sắt không tiếng, nước vẫn trôi.)
Hoặc như lời ông tự nhận: “Thập niên kim thuỷ đắc tâm trai” 十 年 今 始 得
心 齊 (Mười năm nay mới được tâm thanh nhàn) (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 9).
Bài Thính vũ (Nghe tiếng mưa), càng bộc lộ tâm hồn trong sáng và chất nghệ sĩ: nằm nghe tiếng mưa như tiếng khóc của người con gái sông Tương buồn vua Thuấn, tựa như thần nữ oán hận Sở vương. Trong tiếng mưa lạnh lẽo ấy, người nghệ sĩ sứ thần còn muốn mở lòng che chở cho cành hoa và cánh bướm mong manh:
萬點聲何細
一聞爾思長洞庭悲舜帝巫峽怨襄王欲護花心冷還憐蝶翅涼蕭蕭天外雨獨臥客中床
Vạn điểm thanh hà tế, Nhất văn nhĩ tứ trường. Động Đình bi Thuấn đế,
Vu Giáp oán Tương vương. Dục hộ hoa tâm lãnh, Hoàn liên điệp sí lương.
Tiêu tiêu thiên ngoại vũ, Độc ngoạ khách trung sàng.
(Vạn giọt mưa tiếng nhẹ sao, Vừa nghe ý mưa miên man.
Động Đình buồn thương vua Thuấn, Non Vu oán trách Sở Tương vương. Muốn che chở lòng hoa khỏi rét, Vẫn thương cánh bướm lạnh lùng.
Xao xác cơn mưa ngoài trời thẳm,
Một mình nằm trên giường giữa đất khách.)