Trịnh Hoài Đức, Người Nặng Tình Với Quê Hương Và Con Người Nam Bộ


空 對 巫 山 枉 斷 腸 Không đối Vu sơn uổng đoạn trường…

(Ngô Nhân Tĩnh, Hý thuật)

(Đêm mịt mờ, mây mưa từ đâu đến?

Nói hão chuyện Vu Sơn, đau như đứt từng khúc ruột.)

Những suy nghĩ mang yếu tố phi Nho trong tư tưởng của Tam gia khiến cho các ông không hành động một cách cứng nhắc, mà mềm mại phóng khoáng linh hoạt hơn. Ngô Nhân Tĩnh cũng từng nói:

想到世情皆板著

何如一度一番新

Tưởng đáo thế tình giai bản trước, Hà như nhất độ nhất phiên tân.

(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây…, 11)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

(Nghĩ đến sự tình đời đều cứng nhắc,

Sao bằng trời đất mỗi ngày mỗi mới thêm.)

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 14

Và cũng chính vì vậy tiếng thơ của các ông không thuần là tiếng thơ của một nhà Nho mà pha lẫn tiếng thơ của một người phi Nho. Bên cạnh những cái nhìn mang màu sắc của tư tưởng chính đạo Nho gia vẫn có những cách nhìn cách cảm của một người “cư Nho mộ Thích”, sẽ dẫn các ông đến cảm thức về cuộc đời mà ở đó mọi thứ không hoàn toàn trật tự ngăn nắp đứng im, ngược lại biến đổi khôn lường. Nhìn thế giới trong sự biến đổi vô thường nhưng các ông chưa bao giờ là người bi quan chạy trốn cuộc đời, mà ngược lại để hiểu rõ hơn những chân giá trị của cuộc sống.


2.3. TRỊNH HOÀI ĐỨC, NGƯỜI NẶNG TÌNH VỚI QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI NAM BỘ

Đất Gia Định thời Trịnh Hoài Đức cùng hai bạn ông sinh trưởng đã không còn là vùng đất hoang vu, lầy lội, đầy lau lách, mà đã là vùng “đất đai màu mỡ, địa lợi có đủ ruộng đồng, đầm phá, sông biển; muối, lúa, đậu rất nhiều” [29, 108]. Để được như vậy, không thể không kể đến sự tham gia vào hoạt động cải tạo thiên nhiên, cải tạo môi trường sống của những người dân bản địa cũng như những lưu dân đã đến đây chung sống. Chính vì thế, thơ ca cũng sẽ ghi dấu cảnh trạng của những con người cần cù lao động với khung cảnh thiên nhiên mà họ đã góp phần sáng tạo ra.


Nối tiếp mạch văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên ở vùng cực Nam của Tổ quốc do nhóm Tao đàn Chiêu Anh Các mà Mạc Thiên Tích dẫn đầu, các tác giả trong Gia Định tam gia, đặc biệt là Trịnh Hoài Đức đã làm bộ sưu tập về thắng cảnh vùng đất Gia Định. Tuy nhiên, trong thơ Trịnh Hoài Đức, thiên nhiên hoàn toàn không biệt lập với sinh hoạt con người mà nó đồng thời tái hiện.

Trong Gia Định tam gia, Trịnh Hoài Đức là người viết nhiều về quê hương Nam Bộ. Từ hai tập thơ Cấn Trai Thoái thực truy biên Cấn Trai Khả dĩ tập, hình ảnh quê hương Nam Bộ hiện lên với tất cả sự mới mẻ và đầy nhựa sống của một vùng đất vừa trải qua cuộc khai hoang khai khẩn.

Cảnh sắc thiên nhiên trong những bài thơ ông viết vào thời gian đầu năm 1782 (khi Tây Sơn đánh vào Gia Định lần thứ tư) tuy có những hình ảnh dân dã trong trẻo, bình yên, nhưng đã mang chút màu sắc tâm trạng ưu tư thời cuộc của tác giả:

村舍枕溪煙樹外

牧童橫笛草原中牛將解軏歸高壟鴉已辭郊入茂叢惆悵瞑雲天渺渺蹰踟無語倚梧桐

Thôn xá chẩm khê yên thụ ngoại,

Mục đồng hoành địch thảo nguyên trung.

Ngưu tương giải ngột quy cao lũng, Nha dĩ từ giao nhập mậu tùng.

Trù trướng minh vân thiên diểu diểu, Trù trì vô ngữ ỷ ngô đồng.

(Trịnh Hoài Đức, Mai Khâu vãn diểu)

(Thôn quê gối lên dòng suối, cây cối khói quyện, Trẻ chăn trâu thổi sáo tiếng vang trong đồng cỏ. Trâu sắp cởi ách về giồng cao,

Quạ đã rời bãi về lùm cây um tùm.

Mây chiều ảm đạm giăng ngoài trời xa thẳm, Lặng lẽ không nói gì, đứng dựa cây ngô đồng.)

Năm 1789, sau khi các ông ra ứng thí được Nguyễn Phúc Ánh thu nạp làm Hàn lâm viện chế cáo được gần một năm, Trịnh Hoài Đức cùng hơn mười người nữa lãnh chức Điền tuấn đi khuyến nông để có lương thực cung ứng cho quân binh. Thời gian này ông có dịp đi vào đời sống của người dân, nhưng với tinh thần khá lạc quan trên quan điểm của một viên quan đang công cán vì lợi ích của triều đình và một phần lợi ích của những người dân gần hai trăm năm dưới quyền cai quản của dòng họ Nguyễn, nên điểm nhìn của ông về sinh hoạt của người dân có phần phiến


diện: chỉ thấy được tranh sáng mà chưa thấy và chưa nói được tranh tối của cuộc sống của dân chúng. Dù vậy, những dòng thơ viết về thiên nhiên và cảnh sinh hoạt ở Nam Bộ trong thơ Trịnh Hoài Đức tự nó vẫn mang những sắc thái nhân văn, ca ngợi cuộc sống mới đang lên trên vùng đất mới đầy tiềm năng.

Phiên chợ sớm ở ngôi làng bên sông, tác giả cho ta thấy cảnh sinh hoạt khá nhộn nhịp của người dân Nam Bộ trong cuộc sống thường ngày:

村叟撒錢披雪笠

屠兒宰肉鼓霜刀凌煙漁趁迷新渡帶霧樵來濕縕袍有客居然登壟斷冲寒不必飲醇醪

Thôn tẩu tát tiền phi tuyết lạp, Đồ nhi tể nhục cổ sương đao. Lăng yên ngư sấn mê tân độ, Đới vụ tiều lai thấp uẩn bào.

Hữu khách cư nhiên đăng lũng đoạn, Xung hàn bất tất ẩm thuần lao.

(Trịnh Hoài Đức, Giang thôn hiểu thị)

(Ông già quê vung tiền, khoác tơi tuyết, Người bán thịt chặt thịt khua dao sương.

Người chài cá đi trong khói mây, chẳng biết bến đò mới, Bác tiều phu đội móc sương về thấm ướt cả chiếc áo khoác. Có người thản nhiên đi lên đồi cao khúc khuỷu,

Xông pha trong rét mà chẳng cần uống rượu.)

Cuộc sống và sinh hoạt lao động của nông dân, tuy khổ nhọc nhưng vẫn đầy tự tin với niềm vui được mùa:

禾稻離離草樹秋

田家三五曲江流

携壼擬慶豐年澤簑笠農夫訪酒舟

Hoà đạo ly ly thảo thụ thu,

Điền gia tam ngũ khúc giang lưu.

… Huề hồ nghĩ khánh phong niên trạch, Xoa lạp nông phu phỏng tửu chu.

(Trịnh Hoài Đức, Điền gia thu vũ)

(Lúa xanh mơn mởn, cây cỏ mùa thu,

Dăm ba nhà nông ở quanh dòng sông uốn cong.

… Đeo bầu rượu, mừng cảnh năm nay mùa màng bội thu, Lão nông khoác áo tơi, hỏi thăm thuyền chở rượu.)


Cảnh sinh hoạt văn hoá học hành, lao động của con người Nam Bộ thời bấy giờ dưới ngòi bút của Trịnh Hoài Đức khi ông về ở ẩn làng Long Tịch, hiện ra thanh bình mà rộn rịp:

學童霜履虹橋去

釣叟煙凌水滸歌邨落生涯勤少婦簷前邀月揀棉花

Học đồng sương lý hồng kiều khứ,

Điếu tẩu yên lăng thuỷ hử ca. Thôn lạc sinh nhai cần thiếu phụ,

Diêm tiền yêu nguyệt giản miên hoa.

(Trịnh Hoài Đức, Long Tịch thôn cư tạp vịnh,1)

(Học trò nhỏ đi trên chiếc cầu cong cong trong màn sương,

Ông già câu cá hát vang bên bờ nước mờ khói.

Trong xóm thôn, người thiếu phụ cần cù làm việc kiếm sống,

Trước mái nhà, mời trăng lên để nhặt hoa gòn.)

Đặc biệt chùm 30 bài thơ vịnh thắng cảnh Nam Bộ (trấn thành Gia Định) của Trịnh Hoài Đức đưa người đọc đến với cảnh sắc vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa hoang sơ, tươi tắn bởi có sự góp sức chung tay của người dân Nam Bộ trong đời sống vốn không thể không lao động một cách tích cực. Thiên nhiên Nam Bộ trước đây đã được tái hiện phần nào qua thơ của nhóm Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên chủ xướng, giờ đây lại được Trịnh Hoài Đức bổ sung tiếp tục với quy mô rộng hơn và phong phú hơn.

Mở đầu cho chùm 30 bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên Nam Bộ là thành Gia Định. Đây là một trong những cảnh thiên nhiên mà con người đã để lại dấu ấn của mình trong công cuộc khai khẩn và bảo vệ vùng đất phương Nam của chúa Nguyễn. Theo Trịnh Hoài Đức, vào ngày 4-2-Canh Tuất (1790) tại chỗ gò cao thôn Tân Khai thuộc đất Bình Dương, ông cho đắp thành bát quái như hình hoa sen, mở ra tám cửa, có tám con đường ngang dọc, từ đông đến tây là 131 trượng 2 thước ta, từ nam đến bắc cũng như thế, cao 13 thước ta, chân dày 7 trượng 5 thước ta, đắp làm ba cấp, toạ ngôi Càn, trông hướng Tốn. Trong thành phía trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên tả là kho chức, bên hữu là cục chế tạo, xung quanh là các dãy nhà cho quân túc vệ ở. Trước sân dựng cột cờ 3 tầng, cao 12 trượng 5 thước ta, trên có làm chòi canh vọng đẩu bát giác toà, ở bên treo cái thang dây để thường xuyên lên xuống. Trên ấy có quân ngồi canh giữ, có điều cảnh báo thì ban ngày treo cờ hiệu, ban đêm treo đèn hiệu, các quân trông vào hiệu đó mà theo sự điều động. Hào


rộng 10 trượng 5 thước, sâu 14 thước ta, có cầu treo thả ngang qua, bên ngoài đắp luỹ đất, chu vi 794 trượng, vừa hiểm trở, vừa kiên cố tráng lệ [29, tr.216-217].

嘉定金城壓寇氛

門開八卦麗天文險驚西賊回江塹勢壯南邊峙砦垠

Gia Định kim thành áp khấu phân, Môn khai bát quái lệ thiên văn.

Hiểm kinh Tây tặc hồi giang tiệm, Thế tráng Nam biên trĩ trại ngân.

(Trịnh Hoài Đức, Gia Định kim thành)

(Thành vàng Gia Định trấn áp khí thế của giặc, Cửa mở theo hình bát quái, làm rạng rỡ thiên văn.

Địa thế hiểm trở làm kinh giặc Tây, hào sông vây quanh thành, Khí thế hùng tráng cả cõi Nam, vòng đai chắn bằng gỗ núi.)

Ngợi ca thành Gia Định là ngợi ca công tích của chúa Nguyễn, nhưng vẫn có một phần công đóng góp của binh lính và nhân dân. Cùng tâm thức như vậy, cảnh luỹ cổ Hoa Phong do Chưởng cơ Nguyễn Lễ cho người đắp nhằm ngăn chặn quân giặc sau khi bình loạn Cao Miên cũng được ông ca ngợi với lòng vui sướng nhìn cảnh đất nước thanh bình, đêm ngủ chẳng cần đóng cửa (Hoa Phong cổ luỹ).

Bên cạnh những thắng cảnh oai hùng ấy là những cảnh sông nước, ao đầm hay chùa chiền đầy vẻ thơ mộng ở Nam Bộ cũng được Trịnh Hoài Đức ghi lại bằng thơ như Mai Khâu túc hạc, Mỹ Tho dạ vũ, Chiêu Thái tình yên… Cuộc sống lao động ở xứ Nam Bộ bấy giờ hiện ra đầy đủ mọi ngành nghề. Từ nghề nông, nghề dệt, đến nghề chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản… đủ cả ngư, tiều, canh, mục.

Cảnh vỡ đất cày bừa, khai phá đất hoang, trồng trọt, chăn trâu, tháo nước… tất bật từ sáng đến tối để biến vùng đất hoang vu thành nơi trù phú của người dân lao động đã khiến ông xúc động viết nên những lời thơ sinh động, chân thành:

赤縣昏霾犁殆盡

黑壚蕪穢闢將周雨饒山澗晨開堰草裕春堤晚放牛萬頃煙霞收拾足歸來初月荷肩頭

Xích huyện hôn mai lê đãi tận, Hắc lư vu uế tịch tương chu.

Vũ nhiêu sơn giản thần khai yển, Thảo dụ xuân đê vãn phóng ngưu. Vạn khoảnh yên hà thu thập túc, Quy lai sơ nguyệt hạ kiên đầu.

(Trịnh Hoài Đức, Chu Thổ sừ vân)

(Vùng đất khô hạn nên bụi bốc mù, đã cày gần hết,


Gò đất xấu đầy cỏ hoang, khai hoang sắp xong.

Mưa tràn khe núi, buổi sáng ra mở đập,

Cỏ xanh rờn cả đê xuân, buổi chiều thả trâu. Vạn khoảnh trong mây khói, thu hoạch đủ, Trở về, vác trăng non trên vai.)

Đó là cảnh cày bừa khai hoang ở vùng đất đỏ Trấn Biên, còn đây là cảnh lao động cày bừa, trồng dâu chăn tằm dệt cửi ở Trấn Định, một biểu hiện của cuộc sống thanh bình trên quê hương Nam Bộ:

灌通弧矢田中洫

犁破桃花雨後荄牧笛背橫牛濯濯樵歌聲和鳥喈喈當家老大供耕織餽餉桑陰出小娃

Quán thông hồ thỉ điền trung hức,

Lê phá đào hoa vũ hậu cai.

Mục địch bối hoành ngưu trạc trạc, Tiều ca thanh hoạ điểu giai giai.

Đương gia lão đại cung canh chức, Quỹ hưởng tang âm xuất tiểu oa.

(Trịnh Hoài Đức, Trấn Định xuân canh)

(Gàu sòng tát nước thông mương máng trong ruộng, Mùa xuân bừa hết những mầm cỏ mọc sau cơn mưa. Mục đồng cầm ngang sáo thổi, trâu béo trùng trục,

Tiếng hát người đốn củi hoà cùng tiếng chim hót du dương. Người lớn tuổi thì lo việc đồng áng, canh cửi,

Trẻ nhỏ mang cơm ra đồng, trong bóng dâu xanh.)

Cảnh trồng dâu nuôi tằm ở làng Quýt cũng được phản ánh vào thơ của ông. Những cô gái chăm nghề nông tang, nuôi tằm, dệt lụa hiện lên sống động chân thật:

橘社人家事織紝

繅絲婦女各加心三盆出緒翻香繭雙筯頻淹振縷金裊裊煙霞炊火色嘈嘈風雨轉車音

Quất xã nhân gia sự chức nhâm, Sào ty phụ nữ các gia tâm.

Tam bồn xuất tự phiên hương kiển, Song trợ tần yêm chấn lũ kim.

Niểu niểu yên hà xuy hoả sắc, Tào tào phong vũ chuyển xa âm.

(Trịnh Hoài Đức, Quất xã sào ty)

(Mọi người trong làng Quýt đều theo nghề dệt lụa, Những phụ nữ ươm tơ, ai ai cũng cố gắng hết lòng.


Ba bồn ươm tơ lần ra mối, trở kén thơm, Đôi đũa luôn nhúng, kéo từng sợi tơ vàng. Màu lửa bốc lên, tựa khói mây ngùn ngụt, Tiếng xe quay tơ, như mưa gió rào rào…)

Cảnh người tiều phu đốn củi ở Hố Nai cho thấy cuộc sống lao động vất vả nhưng tâm thái an nhàn:

風披樵髮白皤皤

鹿洞山中率性歌

Phong phi tiều phát bạch bà bà, Lộc Động sơn trung suất tính ca.

(Trịnh Hoài Đức, Lộc Động tiều ca)

(Gió thổi mái tóc của lão tiều trắng phơ phơ,

Lời ca hồn nhiên vọng trong núi Hố Nai.) Cảnh câu cá trên Nhà Bè:

周流水國結浮巢

閑把寒針帶月敲

Chu lưu thuỷ quốc kết phù sào, Nhàn bả hàn châm đới nguyệt xao.

(Trịnh Hoài Đức, Phù Gia điếu nguyệt)

(Khắp vùng sông nước người ta đều kết bè nổi để ở, Nhàn nhã đem lưỡi câu lạnh khua dưới trăng.)

Hay cảnh sống của người dân nơi vùng sông nước chuyên nghề đánh bắt cá

đêm cũng được Trịnh Hoài Đức tái hiện trong thơ ông qua ánh đèn chài:

截流罾網結邨墟江巿寒燈夜業漁

Tiệt lưu tăng võng kết thôn khư,

Giang thị hàn đăng dạ nghiệp ngư.

(Trịnh Hoài Đức, Võng thị ngư đăng)

(Lưới đó chặn ngang dòng sông, kết thành làng xóm,

Bến chợ chong ngọn đèn lạnh, đêm đêm theo nghề đánh cá....)

Cảnh chợ búa xôn xao đông đúc với những món đồng quê, rừng núi cũng được ông đưa vào thơ:

翠靄山屏障水鄕

榕陰蔽芾巿廛涼田禽獵獸充松肆蓖蜆罟魚滿竹坊

Thuý ái sơn bình chướng thuỷ hương,

Dung âm tế phất thị triền lương. Điền cầm liệp thú sung tùng tứ, Tỳ hiện cổ ngư mãn trúc phường.

(Trịnh Hoài Đức, Ngư Tân sơn thị)

(Quả núi xanh tựa bình phong chắn ngang vùng nước,


Bóng đa che rợp, chợ búa mát mẻ,

Cầm thú săn bắt được nơi ruộng đồng, đều đưa vào quán này,

Cò hến đăng đó bắt được nơi ao đầm, đầy cả hàng kia.)

Cảnh chăn trâu trên dòng Kênh Mới với đồng ruộng tươi tốt màu xanh, bóng dâu bạt ngàn, cò vạc nhàn nhã… Nhất là hình ảnh người nằm say ngủ bên cội hoa không cởi áo tơi thể hiện một cuộc sống yên bình trên miền đất phương Nam:

笛吹蘆管侵煙際

牛踏雲根入水隈草裕平田狐可獵桑陰綠野鷺堪莓豐年笑傲羲皇世醉臥花叢不脫簑

Địch xuy lư quản xâm yên tế, Ngưu đạp vân căn nhập thuỷ ôi. Thảo dụ bình điền hồ khả liệp, Tang âm lục dã lộ kham môi.

Phong niên tiếu ngạo Hy Hoàng thế, Tuý ngoạ hoa tùng bất thoát xoa.

(Trịnh Hoài Đức, Tân Kinh thần mục)

(Thổi sáo bằng ống sậy, tiếng vút lên trời mây, Trâu dẫm trên bờ đá vào khuỷu sông.

Cỏ xanh tốt, ruộng đồng bằng phẳng, có thể săn bắt cáo, Dâu tốt toả bóng, đồng nội xanh ngắt, cò hãy ngơi.

Năm được mùa, cười vui như đời Hy Hoàng, Say nằm dưới khóm hoa chẳng cởi áo tơi.)

Ngoài cảnh làm ăn sinh sống của người dân Nam Bộ trên vùng đất thiên nhiên khá ưu đãi này, ta còn thấy ở họ một tinh thần lạc quan trước cuộc sống, được tái hiện trong thơ Trịnh Hoài Đức. Cảnh làm việc, buôn bán của người dân ngập tràn tiếng hát thơ mộng và hồn nhiên. Lúc thì tiếng sáo của người chài cá vang trên dòng Bến Nghé giữa trời thu:

漏滴譙樓玉露團

悠颺漁笛遶雲端

Lậu trích tiều lâu ngọc lộ đoàn,

Du dương ngư địch nhiễu vân đoan.

(Trịnh Hoài Đức, Ngưu Tân ngư địch)

(Sương như giọt ngọc rơi từng giọt trên tháp canh, Tiếng sáo chài du dương vút lên tầng mây.)

Hình ảnh người tiều phu già với mái tóc bạc ca hát khi lao động cho thấy phong thái ung dung, sống hoà mình cùng thiên nhiên của con người trên đất Trấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023