安 得 神 仙 藥 駐 顏 An đắc thần tiên dược trú nhan.
(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 15) (Mỗi sớm bay đi, chiều tối bay về,
Hót líu lo giữa cõi nước mây.
Lại cười cho người trong cõi trần luôn tất bật, Chẳng bằng con chim trên bờ bãi kêu quan quan. Muốn đáp đền ơn mưa móc, ghi khắc tận tủy xương, Làm sao được thuốc tiên để giữ mãi vẻ trẻ trung.)
Ngô Nhân Tĩnh người đau đáu một niềm báo đền quân quốc, nhưng cũng là người ảnh hưởng nhiều tư tưởng nhàn dật của Lão Trang. Một loạt sáng tác của ông trong thời gian đầu khi nói về những điều mình ưa thích bộc lộ rõ điều ấy: Ông muốn làm người nhàn rỗi nhưng chưa bao giờ làm được (Thuyết tình ái, 1), thích đọc Nam Hoa kinh với tư tưởng tiêu dao của Trang Tử (Thuyết tình ái, 3), thích đọc kinh Phật (Thuyết tình ái, 2), thích lặng im để đi qua cuộc đời đầy phiền nhiễu (Thuyết tình ái, 4) bên cạnh sở thích đọc Ly tao và Chu Dịch (Thuyết tình ái, 5-6), và ông ước bốn mùa được nhàn nhã uống rượu say nằm như người thời cổ (Thuyết tình ái, 7-8-9-10 ).
Tư tưởng phóng khoáng hưởng nhàn ở Ngô đến cuối đời vẫn là một ước mơ còn dang dở chưa thực hiện được. Khi đã không thể nhàn dật như ước nguyện thì chí ít ông cũng muốn quên đi mọi tâm cơ để tìm chút thanh thản trong tâm hồn, nhưng dường như sự ấy rất khó với một người luôn hết lòng nghĩ về đất nước, quốc quân:
夢有丈人來問我
如何爾不息心機
Mộng hữu trượng nhân lai vấn ngã,
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Cảm Trung Quân Ái Quốc Và Tự Hào Dân Tộc
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 11
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 12
- Trịnh Hoài Đức, Người Nặng Tình Với Quê Hương Và Con Người Nam Bộ
- Ngô Nhân Tĩnh, Tính Cách Đạm Bạc, Cao Thượng Và Tâm Sự Một Nho Thần
- Lê Quang Định, Con Người Tài Hoa Và Những Suy Tư
Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.
Như hà nhĩ bất tức tâm ki?
(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 5)
(Trong mơ thấy có người đàn ông đến hỏi ta:
Sao ngươi chẳng chịu ngừng tâm cơ lại?) Và ông đã tự hỏi nhưng lại là một cách thừa nhận:
那能物我兩忘形
百感心頭未肯寧
Na năng vật ngã lưỡng vong hình? Bách cảm tâm đầu vị khẳng ninh.
(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 24) (Sao có thể quên đi bản ngã và ngoại vật?
Trăm niềm tâm sự vẫn chưa chịu lắng im.)
Thế nên ông vẫn là người nổi trôi trong lưới bủa bao la của cuộc đời:
江流不盡古今愁總爲浮生世網留脫俗未酣莊子夢謀身何用杞人憂
Giang lưu bất tận cổ kim sầu, Tổng vị phù sinh thế võng lưu. Thoát tục vị hàm Trang tử mộng, Mưu thân hà dụng Kỷ nhân ưu.
(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 26) (Dòng sông trôi mãi nỗi sầu xưa nay,
Chỉ còn kiếp sống trôi nổi trong cái lưới cuộc đời. Thoát tục, nhưng chưa say mộng Trang Tử,
Lo cho thân mình, đâu cần nỗi lo của người nước Kỷ.)
Mặc dầu vậy, Ngô Nhân Tĩnh vẫn có giây phút hưởng nhàn như một người tài tử khi cùng với bạn bè uống rượu ngâm thơ:
何處思君切
清凉寺昔時衣冠相潦倒杯酒更淋漓不管人言俗寧從我作癡
Hà xứ tư quân thiết, Thanh Lương tự tích thì. Y quan tương lạo đảo, Bôi tửu cánh lâm li.
Bất quản nhân ngôn tục, Ninh tùng ngã tác si.
(Ngô Nhân Tĩnh, Ức hữu đắc cầm kỳ thi hoạ tứ vịnh, Thi)
(Nhớ anh ở nơi nào?
Ngày xưa nơi chùa Thanh Lương.
Áo mão cùng trễ tràng,
Chén rượu thêm lâm li.
Mặc kệ người đời cho là tục, Cứ theo mình, làm kẻ ngu si…)
Nếu trong tư tưởng của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh có sự hoà hợp các dòng tư tưởng của Nho Phật Lão thì điều này lại khó tìm thấy trong thơ của Lê Quang Định. Trên đường đi sứ thảng hoặc các ông vẫn có dịp lên dạo chơi chùa, nhưng trong thơ của Lê Quang Định, tâm thái của ông vẫn là tâm thái của một nhà Nho:
清隨漱玉1長流水白望畱雲2萬里家洒落無羈弧矢志此山何必恨天涯
Thanh tuỳ Sấu Ngọc trường lưu thuỷ, Bạch vọng Lưu Vân vạn lý gia.
Sái lạc vô ki hồ thỉ chí,
Thử sơn hà tất hận thiên nhai.
(Lê Quang Định, Du Thê Hà Sơn tự)
(Theo dòng suối Sấu Ngọc nguồn nước trong chảy dài,
Lên đình Lưu Vân nhìn mây trắng, nhà xa vạn dặm. Lòng thanh thoát không bị ràng buộc chí làm trai, Ở núi này hà tất hận cách chân trời.)
Với Lê, Phật giáo cũng được ông nhìn dưới quan niệm hiếu trung của nhà Nho:
佛教原來何異諦亦將忠孝渡迷津
Phật giáo nguyên lai hà dị đế? Diệc tương trung hiếu độ mê tân.
(Lê Quang Định, Đề Tương Sơn tự)
(Chân lý của đạo Phật vốn có khác gì,
Cũng đem hiếu trung độ người khỏi bến mê.)
Còn ở Trịnh Hoài Đức lại mang tâm thái của một người mộ Phật:
忙中偶爾臨禪室淨裡翻然豁道心雨碎偈聲和地寶月沈塔影滿江金3
Mang trung ngẫu nhĩ lâm thiền thất, Tịnh lý phiên nhiên khoát đạo tâm. Vũ toái kệ thanh hoà địa bảo,
Nguyệt trầm tháp ảnh mãn giang kim.
(Trịnh Hoài Đức, Sứ đình Hán Dương Thiên Đô am lưu đề) (Trong bận rộn thỉnh thoảng vào cửa Phật,
Giữa cõi thanh tịnh bất chợt khơi mở lòng đạo. Mưa rơi, tiếng kệ, chan hoà vùng đất báu,
Trăng chìm, bóng tháp, tràn cả dòng sông vàng.)
Mặc dù chưa đi đến tận cùng của sự ngộ đạo, nhưng chỉ cần một sát na đốn ngộ tâm đạo như Trịnh cũng là quá đủ. Đến chùa Tướng Quốc, ông lại được thiền sư Đạt Bản khai ngộ:
蓮 瓣 茶 餘 忘 彼 我 Liên biện trà dư vong bỉ ngã,
1Nguyên chú: 漱玉山中泉名 Sấu Ngọc là tên dòng suối trong núi.
2 Nguyên chú: 畱雲寺中亭名 Lưu Vân là tên ngôi đình nằm trong chùa.
3 Nguyên chú: 庵後臨江 (phía sau am giáp với con sông)
菩提樹下是津梁
… 時向檀那開覺路紅塵之外是西方
Bồ đề thụ hạ thị tân lương.
… Thời hướng đàn na khai giác lộ, Hồng trần chi ngoại thị tây phương.
(Trịnh Hoài Đức, Sứ đình Hà Nam du Tướng Quốc tự,
Đạt Bản thiền sư dĩ Tịnh Độ tân lương kinh kiến thị, nhân sách đề tặng) (Uống trà cánh sen, quên mất chủ khách,
Dưới cội bồ đề là bến tân lương.
… Ngài thường mở ra con đường giác ngộ cho người mộ Phật, Ngoài cõi hồng trần chính là Tây phương.)
Tây phương cực lạc, bến bờ tân lương không phải đâu xa, mà chính ngay trong đời sống hiện tại của con người. Khi lòng ta vượt thoát những vướng bận của cuộc đời, xả bỏ những chấp nhất thì đó chính là cõi tịnh. Phút giây ngộ đạo ấy sẽ lại thấy khi Trịnh Hoài Đức làm bài thơ tặng người bạn của ông là Viên Quang hoà thượng khi tình cờ hai ông gặp lại ở Gia Định. Nếu trước đây ông nhìn cuộc nội chiến bằng con mắt của người vừa là nhân chứng vừa là người tham dự với sự tàn khốc và hãi hùng của nó, nhưng chưa hề thức nhận về số phận của những con người trong cuộc chiến bằng con mắt của người hiểu đạo, thì giờ đây khi đất nước đã tạm đi vào bình ổn, ông mới có dịp nhìn lại với nhãn quan của một nhà Nho hiểu đạo:
我爲燒香僮
師作持戒士雖外分青黄若默契心志風塵識良朋世界入餓鬼萍梗任浮沈泡影等生死奄四十餘年恍瞬息間事
… Ngã vi thiêu hương đồng, Sư tác trì giới sĩ.
Tuy ngoại phân thanh hoàng,
Nhược mặc khế tâm chí. Phong trần thức lương bằng, Thế giới nhập ngạ quỷ.
Bình ngạnh nhậm phù trầm, Bào ảnh đẳng sinh tử.
Yểm tứ thập dư niên,
Hoảng thuấn tức gian sự…
(… Ta là đứa trẻ đi dâng hương, Sư là người giữ giới.
Tuy bề ngoài chia thành người áo xanh, người áo vàng, Mà trong lòng tâm chí khế hợp.
Trong cõi gió bụi phong trần, quen biết bạn giỏi, Cả cõi đời sa vào quỷ đói.
Cuộc sống như bèo củi nổi trôi, Sống chết tựa bọt nước bóng chớp. Bốn chục năm dài dằng dặc,
Tưởng như chuyện trong nháy mắt…)
Giữa đời và đạo, giữa nhà Nho và tu sĩ đều có cùng chung một lý tưởng cứu đời, với tinh thần “tuy ngoại phân thanh hoàng, nhược mặc khế tâm chí”, như một sự phá chấp về hình tướng. Và khi nhớ lại khoảng thời gian qua, trong cảnh gió bụi mới biết bạn hiền, thế giới chìm trong bọn quỷ đói, thân như cánh bèo cành củi cứ mặc nổi chìm theo dòng nước, sống chết trên đời tựa như bọt nước bóng chớp mà thôi, chuyện của hơn bốn mươi năm trước mà ngỡ như trong nháy mắt… thì tác giả đã hướng đến cảm hứng vô thường của cuộc đời.
Những câu cuối cùng của bài thơ dường như lại tiến thêm một bước nữa trong
tư tưởng thiền của tác giả. Cuộc gặp gỡ nghẹn ngào đến không lời:
執手擬夢魂談心雜驚悸往事何足論大道合如是
Chấp thủ nghĩ mộng hồn,
Đàm tâm tạp kinh quý. Vãng sự hà túc luân (luận), Đại đạo hợp như thị.
(Cầm tay mà tưởng hồn đang mơ,
Bày tỏ nỗi lòng pha lẫn nỗi kinh sợ e ngại. Chuyện thuở xưa nào có gì đáng nói,
Đạo lớn vốn hợp như vậy.)
Phong cách phóng khoáng của Lê Quang Định lại là ở chỗ khác. Ông là người tài hoa, thơ hay, vẽ giỏi, có khi tự nhận mình là nhà Nho lười nhác, nhưng trong ông vẫn ấp ủ phẩm chất tốt đẹp cao quý của nhà Nho, rất thèm sự nhàn nhã thong dong:
星車萬里歷名區
自覺疏狂愧謂儒晉帖但能臨八法漢文猶未賦三都
.. 關塞尚醋羇旅夢羨誰高臥獨懷瑜
Tinh xa vạn lý lịch danh khu, Tự giác sơ cuồng quý vị nho.
Tấn thiếp đãn năng lâm bát pháp, Hán văn do vị phú Tam đô.
… Quan tái thượng hàm ki lữ mộng, Tiện thuỳ cao ngoạ độc hoài du.
(Lê Quang Định, Đáp tặng Vương Thiết Nhai thứ vận) (Xe sứ vượt muôn dặm đường gập ghềnh,
Tự thấy mình lười biếng cuồng ngông, thẹn được gọi là nhà nho. Thiếp chữ Lan đình đời Tấn, tôi chỉ võ vẽ được tám cách,
Văn Hán còn chưa làm được như phú Tam đô.
… Nơi quan ải còn mơ giấc mơ khách trọ, Thèm như ai nằm khểnh riêng ôm ngọc du!)
Suốt tập thơ Hoa nguyên thi thảo, dường như có một lần Lê Quang Định chịu
đổi chức quan để làm một người nhàn dật trong cửa từ bi:
今朝若了平生事應假慈航換玉鞭
Kim triêu nhược liễu bình sinh sự,
Ưng giả Từ Hàng hoán ngọc tiên.
(Lê Quang Định, Du Từ Hàng tự)
(Sáng nay chợt hiểu được chuyện trong cuộc đời, Cũng nên mượn thuyền từ đổi roi ngọc.)
Khác với Lê, Trịnh Hoài Đức sẵn sàng hưởng nhàn hưởng lạc nếu có dịp, bởi ông hiểu, theo lợi danh chỉ thêm bó buộc, cái kiểu khom lưng bó gối sao bằng một chung rượu thơm, do đó ông sẵn sàng hưởng ứng thái độ của Đào Tiềm:
春思無涯隨處樂
人生適意幾時逢解闌爲問纓塵客五斗如何酒一鍾
Xuân tứ vô nhai tuỳ xứ lạc, Nhân sinh thích ý kỷ thời phùng. Giải lan vị vấn anh trần khách, Ngũ đấu như hà tửu nhất chung?
(Trịnh Hoài Đức, Tửu điếm xuân du)
(Ý chơi xuân vô bờ, cứ vui chơi mọi lúc,
Đời người thoả ý được bao lâu? Cuộc tàn xin hỏi khách danh lợi, Năm đấu gạo sao bằng một li rượu?)
Trong thơ Trịnh Hoài Đức nói nhiều đến sự nhàn nhã như một khát vọng lớn của ông trong cuộc đời làm quan nhiều bận rộn (Khách chí bộ cổ vận, Vũ Xương chu trung khẩu tặng sở kiến…). Ngô Nhân Tĩnh cũng đôi lần chán ngán cảnh quan trường bon chen danh lợi:
宦海波濤真苦況
侯門車馬有爭端
Hoạn hải ba đào chân khổ huống, Hầu môn xa mã hữu tranh đoan.
高燒紅燭閒看爾
心未成灰夜未闌
Cao thiêu hồng chúc nhàn khan nhĩ, Tâm vị thành hôi dạ vị lan.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng
Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây…, 14)
(Nơi bể hoạn (quan trường) nhiều sóng gió, thật khổ sở, Cửa công hầu, xe ngựa tranh xếp lên hàng đầu.
Thắp cao đuốc lên nhàn xem vậy,
Lòng chưa thành tro (mất hy vọng), đêm chưa tàn.)
Muốn được uống rượu hưởng nhàn như những người quy ẩn, muốn được đóng
cửa suốt ngày thoát tục, thoát khỏi những đua chen:
笑我風霜千萬里何如終日掩柴門
Tiếu ngã phong sương thiên vạn lý,
Hà như chung nhật yểm sài môn.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng
Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây…, 13) (Cười ta ở xa ngàn vạn dặm, dầm sương gió,
Sao bằng suốt ngày đóng kín cửa sài.)
Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh đều có những bài thơ viết về đề tài người đẹp, tuy có bài người đẹp được tượng trưng cho người quân tử (Kính trung mỹ nhân, Mỹ nhân lý tranh, Mỹ nhân hiểu khởi, Mỹ nhân bệnh khởi, …), nhưng cũng có bài bộc lộ tình cảm riêng tư của người khách đa tình:
攤書檢得舊紈巾
知是情留拭病身香夢欲投蘇帳謝奈卿家是少眠人
Than thư kiểm đắc cựu hoàn cân, Tri thị tình lưu thức bệnh thân.
Hương mộng dục đầu tô trướng tạ, Nại khanh gia thị thiểu miên nhân.
(Trịnh Hoài Đức, Bệnh hậu sở ký)
(Lật xem sách trong hàng sách chợt được chiếc khăn lụa cũ, Biết là lưu lại chút tình để lau tấm thân bệnh.
Trong giấc mộng thơm muốn vào phòng nàng để cảm ơn,
Chỉ ngại nàng là người ít ngủ.)
Và cũng không ai đùa bỡn như Trịnh khi ở trên bến sông đầy du thuyền ca kỹ:
密室遑知行路難桂城春雨襲人寒
Mật thất hoàng tri hành lộ nan, Quế thành xuân vũ tập nhân hàn.
Hoặc:
(Trịnh Hoài Đức, Khiển muộn hý trình sứ bộ liệt vị) (Phòng kín rõ hay đường đi khó,
Mưa xuân ở Quế Lâm, rét xói người.)
浮萍幸有朱顏顧流水慚無白雪題照影若憐梅骨瘦颦眉如妬月銀低狂疎空作東隣羡咫尺樓船瀛海齊
Phù bình hạnh hữu chu nhan cố, Lưu thuỷ tàm vô bạch tuyết đề. Chiếu ảnh nhược liên mai cốt sấu, Tần my như đố nguyệt ngân đê.
Cuồng sơ không tác đông lân tiện, Chỉ xích lâu thuyền doanh hải tề.
(Trịnh Hoài Đức, Vũ Xương chu trung khẩu tặng sở kiến) (Bèo nổi may có má hồng đoái thương,
Khúc đàn Lưu thuỷ, thẹn không có bài thơ Bạch tuyết để hoạ.
Soi bóng thương mình như cành mai gầy,
Nhíu mày như ganh với móc trăng sà thấp.
Nghĩ thèm cái tính phóng khoáng của người bên giường đông, 1
Khoang thuyền chật hẹp mà như biển nước bao la.)
Còn Ngô Nhân Tĩnh thì nói đến chuyện hai năm đi sứ mịt mờ chuyện gối chăn,
càng nghĩ càng khổ lòng:
無復巫山降女神襄王悞我兩年身三更淋雨凄凉夜萬里浮雲惱恨人
Vô phục Vu sơn giáng nữ thần,
Tương vương ngộ ngã lưỡng niên thân. Tam canh lâm vũ thê lương dạ,
Vạn lý phù vân não hận nhân...
(Ngô Nhân Tĩnh, Vô đề tứ thủ, 1)
(Nữ thần núi Vu chẳng xuống lại nữa,
Thân ta hai năm nay cứ ngỡ là Tương vương.
Ba canh mưa dầm, đêm thêm lạnh lẽo, Mây trôi vạn dặm, người càng buồn hận…)
雨 雲 何 處 夜 茫 茫 Vũ vân hà xứ dạ mang mang,
1 Dịch từ chữ “đông lân”. Ở đây ý chỉ Vương Hy Chi, người đời Tấn, nổi tiếng viết chữ đẹp, tính tình cuồng phóng. Sách Tấn thư chép: Thái uý nhà Tấn là Khước Giám cho người đến nhà Vương Đạo để kén rể cho con gái. Nhà họ Vương nghe tin, ai nấy đều ra vẻ đứng đắn, nghiêm chỉnh; chỉ có một người nằm ưỡn bụng trên giường nhà đông ăn uống tự nhiên, như không biết gì. Khước Giám bèn gả con gái cho người ấy.