Thuốc Kháng Giáp: Methyl Thiouracil, Propylthiouracil, Carbimazol Methyl Thiouracil (Mtu)

- Chống chỉ định:

Nhiễm độc do tuyến giáp chưa được điều trị, cường giáp trạng, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, suy mạch vành.

- Cách dùng và liều dùng:

* Người lớn:

+ Suy giáp nhẹ: liều khởi đầu 50 microgam/lần/ngày, tăng dần thêm 25- 50microgam/ngày cho đến liều tối ưu.

+ Suy giáp nặng: liều khởi đầu 12,5 – 25microgam/lần/ngày, sau tăng dần thêm 25microgam/ngày cho đến liều tối ưu.

* Trẻ em:

+ Trẻ sơ sinh: 25 – 50 microgam /lần/ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

+ Trẻ trên 1 tuổi: 3 – 5 microgam/kg thể trọng/ngày, sau tăng dần đến khoảng 150 microgam /ngày.

- Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh nóng, ẩm. Thuốc bán theo đơn.

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 21

3. Calcitonin

- Làm hạ calci máu, tăng tạo xương, ức chế quá trình hủy xương, tăng hấp thu calci trên tiêu hóa

- Chỉ định: làm hạ calci máu, giảm lõang xương, đau xương do ung thư di căn

- Liều dùng: 100UI/ ngày đầu, sau giảm còn 50UI/ lần – mỗi tuần 3 lần

Calcitonin cá hồi mạnh hơn calcitonin của người và lợn 10-40 lần và tác dụng lâu hơn 10 lần. Liều dùng: tiêm dưới da hoặc xịt vào mũi 50-100UI/ ngày hoặc cách ngày

4. Thuốc kháng giáp: Methyl thiouracil, Propylthiouracil, Carbimazol Methyl thiouracil (MTU)

Dạng dùng: Viên 25mg; 50mg

- Tác dụng: Methylthiouracil có tác dụng ức chế hormon tuyến giáp.

- Tác dụng phụ: Dị ứng ở da, giảm bạch cầu hạt.

- Chỉ định: Điều trị các bệnh cường giáp, Basedow, chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.

- Chống chỉ định: Giảm bạch cầu nặng, mất bạch cầu hạt, suy tủy, suy gan, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

- Cách dùng và liều dùng:

+ Uống sau bữa ăn.

+ Liều tấn công 300mg/ngày, chia 2-3 lần.

+ Liều duy trì 50 – 100mg/ngày, chia 2-3 lần.

- Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

Thuốc tương tự: Propyl thiouracil (PTU) có tác dụng tương tự MTU. Các MTU và PTU tai biến 5,8% khi sử dụng.

Carbimazol: uống 15-60mg/ ngày vào cơ thể chuyển thành Methiazol mạnh gấp 10 lần PTU nên ưa dùng hơn

VI – NỘI TIẾT TỐ TUYẾN TỤY

1- Insulin:

Được tiết từ tụy của động vật , hiện nay được tổng hợp để đưa vào điều trị .

- tác dụng:

+ tại cơ vân: tăng tổng hợp protein, tăng nhập acid amin, glucose vào tế bào

+ tại gan: giảm hủy glycogen, tăng tạo glycogen từ glucose

- Chỉ định: trị bệnh đái tháo đường type I do tổn thương tụy tiết insulin thường ở người trẻ, thể gầy. liều 20-40UI .

- Tác dụng phụ :

+ Hạ đường huyết .

+ Dị ứng và kháng insulin .

+ Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ chổ tiêm .

2. Glucagon

- Tác dụng: tăng glucose máu, tăng co bóp tim, tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim, hạ huyết áp

- Chỉ định: trị hạ glucose máu, sốc tim

- Tiêm bắp, dưới da, tĩnh mạch 1mg/1ml. LỰƠNG GIÁ .

TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN .

1. Nội tiết tố là hợp chất hữu cơ, có tác dụng ………………………… (ảnh hưởng lẩn nhau ) sau khi tác dụng thường …………………………….

2. Kể tên 3 nội tiết tố điển hình chống viêm : …………………… ,

…………………………. , ……………………….. 3.Nêu tác dụng phụ của Corticoid :

Kích thích tiết nhiều acid clohydrid . Làm ………………………..

Làm tăng chuyển hoá mỡ. …………………………. Làm hư xương xốp xương .

Giãm sức ……………………

4. Nêu 4 chống chỉ định của Hydrocortion .

…………………………..

………………………….

Cao huyết áp , nhược cơ , suy tim nặng .

……………………………

5. Nêu 3 chỉ định của Hydrocortion .

………………………………….

………………………………….

Điều trị các bệnh thận hư nhiễm mỡ & một số bệnh ở cơ quan tạo huyết

6. Nội tiết tố có ………………………………cũng như …………… nhũng hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan hoặc bộ phận trong cơ thể .

7. Nội tiết tố là những chất do …………………………. Sản sinh ra , được bài tiết thẳng vào

……………………….

8. Nội tiết tố là hợp chất hữu cơ có ……………………………… ( tác dụng với liều lượng nhỏ : hàng miligam ) .

TRẢ LỜI ĐÚNG SAI

1. Các Corticoid không dùng cho người loét dạ dày – tá tràng .

2. Prednisolon dùng dđược cho người đái tháo đường .

3. Liều dùng Prednisolon : cần duy truỳ không thay đổi trong suốt quá trình điều trị .

4. Dùng Corticoid phải luôn theo dỏi cân nặng , nước tiểu , huyết áp

5. Dexamethason có thể gây loãng xương .

6. Hydrocortison dùng được cho phụ nữ có thai

7. Prednisolon tính kháng viêm, chống dị ứng mạnh hơn Hydrocortison 3 - 5 lần

8. Dexamethason tính kháng viêm, chống dị ứng mạnh hơn Hydrocortison 5 lần.

9. Glucocorticoid đang dùng liều cao khi ngừng thuốc cần giảm liều từ từ.

10. Dexamethason tác động kháng viêm, kháng dị ứng, giữ natri và nước cao hơn prednisolon.

11. Propyl thiouracil có tên khác là M.T.U. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT

1. Progesteron được chỉ định trong các bệnh

A. Vô sinh do hoàng thể

B. Trợ thai

C. Kinh nguyệt không đều

D. Rối loạn tiền mãn kinh

E. Hội chúng tiền đình

2. Tác dụng phụ của các Corticoid

A. Gây phù

B. Tăng huyết áp

C. Dễ bị nhiiễm khuẩn

D. Loét dạ dày – tá tràng

E. Tất cả đúng

3. Chỉ định của MTU:

A. Thiểu năng tuyến tụy.

B. Thiểu năng tuyến giáp.

C. Bệnh Addison.

D. Bệnh Basedow.

4. Hormon có cấu trúc steroid:

A. Insulin.

B. Progesteron.

C. Oxytocin.

D. Adrenalin.

5. Dược chất dùng kéo dài có tác dụng tăng thải trừ calci qua thận, giảm hấp thu calci ở ruột, đối kháng vitamin D gây xốp xương:

A. Insulin.

Giáo trình: Dược lý Trang

B. Ethinyl estradiol.

C. Hydrocortison.

D. Levothyroxin.

6. Dược chất dùng kéo dài gây tăng glucose máu, tăng thoái hóa protein:

A. Insulin.

B. Dexamethason.

C. Levothyroxin.

D. Progesteron.

7. Cần uống thêm Kali Clorid khi sử dụng:

A. Hydrocortison.

B. Ethinyl estradiol.

C. Levothyroxin.

D. Progesteron.

8. Thuốc có chỉ định cho bệnh Basedow:

A. Insulin.

B. Propyl Thiouracil.

C. Levothyroxin.

D. Glibenclamid.

9. Chỉ định của Dexamethason :

A. Đái tháo đường.

B. Addison.

C. Tăng huyết áp.

D. Bệnh loãng xương.

10. Thiểu năng tuyến giáp không sử dụng dược chất:

A. Levothyroxin.

B. Prednisolon.

C. Glibenclamid.

D. Propyl thiouracin.

BÀI 14. THUỐC CHỐNG SỐT RÉT


MỤC TIÊU:


1- Trình bày được chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét để chọn thuốc thích hợp và an toàn khi điều trị.

2- Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của các loại thuốc sốt rét có trong bài học.

3- Hướng dẫn được cộng đồng phòng bệnh và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.


NỘI DUNG:

I- ĐẠI CƯƠNG:

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt rét

: Bệnh sốt rét ở người do :

● Muỗi Anophen mang ký sinh trùng sốt rét .

● Truyền máu có ký sinh trùng sốt rét .

● Dùng bơm tiêm , bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét .

● Mẹ truyền cho con khi mang thai .

Có 4 lòai ký sinh trùng gây sốt rét ở người :

Plasmodium falciparum ( 80 – 85 %) .

Plasmodium vivas ( 15 – %) .

Plasmodium malariae ( 1 – 2 %) .

Plasmodium ovale ( rất ít gặp ) .

2. Chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét: Chu kỳ sinh sản của Plasmodium gồm 2 giai đọan :

2.1. Giai đoạn sinh sản vô tính ở người:

● Ngòai hồng cầu ( tiền hồng cầu)

Muỗi đốt người bệnh hút máu có ký sinh trùng, truyền sang người lành, ký sinh trùng này ở dạng thoa trùng vào máu người (khoảng 30 phút) rồi vào gan. Trong gan (5

– 14 ngày) ký sinh trùng phát triển thành thể phân liệt. Thể phân liệt vỡ thành mảnh trùng

- Plasmodium falciparum: tòan bộ mảnh trùng vào máu và phát triển

- Plasmodium vivax Plasmodium malariae: chỉ một phần mảnh trùng vào máu, số còn lại tiếp tục sinh sản ở gan ( tạo từng cơn tái phát xa nhiều tháng, năm)

● Ở trong hồng cầu:

Mảnh trùng rời khỏi tế bào gan xâm nhập vào hồng cầu dưới 2 thể:

- Thể vô tính: Các mảnh trùng lúc đầu là thể tư dưỡng rồi phát triển thành thể phân liệt non, phân liệt già ( thể hoa thị), thể hoa thị vỡ ra thành nhiều mảnh, phá vỡ hồng

cầu, tạo nên ký sinh trùng non là thể tư dưỡng mới, lại tiếp tục xâm nhập hồng cầu khác để sinh sản.

+ Cứ như vậy quá trình sinh sản nhân lên.

+ Mỗi lần phá vỡ hồng cầu người bệnh lên cơn sốt.

+ Sốt thành chu kỳ: P.falciparum (24 giờ) . P.vivax ( 48 giờ) .

P. malariae ( 72 giờ)

- Thể hữu tính: một số thể tư dưỡng trở thành thể hữu tính: giao bào đực và cái để duy trì nòi giống. Thể này không gây cơn sốt nhưng lây truyền bệnh

2.2. Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi:

Muỗi hút máu người bệnh có giao bào, giao bào phát triển thành giao tử đực và cái, sau đó sinh sản hữu tính thành thoa trùng, thoa trùng lên nước bọt của muỗi, muỗi đốt người lành và truyền thoa trùng vào máu người lành.

3. Triệu chứng lâm sàng điển hình.

- Rét run: Đột ngột lên cơn rét hoặc bắt đầu ớn lạnh, gai rét, phải đắp chăn, rét từ 1

– 2 giờ, sau đó sốt nóng.

- Sốt nóng: nhiệt độ 39 – 400C, sau 2 – 4 giờ hạ sốt

- Ra mồ hôi: nhiệt độ giảm, sau 2 – 3 giờ trở lại bình thường. Sốt rét: ngày 1 cơn hay cách 1 ngày 1 cơn.

4. Tai biến:

+ Lách to .

+ thiếu máu nặng .

+ thay đổi tính chất của hồng cầu .

+ đái ra máu.

II- CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG:

1. Thuốc diệt thể vô tính trong hồng cầu

1.1. Cloroquin (độc B)

Tên khác Delagyl

- Dạng thuốc: Cloroquin phosphat ( 250mg # 150mg cloroquin base) Viên 0,25 – 0,1g: ống 0,1g.

- Tác dụng:

+ Diệt thể sinh sản vô tính trong hồng cầu ( 4 loài Plasmodium)

+ Diệt giao bào (3 loài Plasmodium, trừ P. falciparum)

- Công dụng:

+ Điều trị và phòng bệnh sốt rét ngoại trừ các lòai Plasmodium falciparum đề kháng Cloroquin .

+ Trị amid gan , apxe gan do amid .

+ Lups ban đỏ , viêm khớp dạng thấp .

- Cách dùng – liều dùng:

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí