Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Của Học Sinh, Sinh Viên Trường Trung Cấp Y Tế

về mặt bệnh đa dạng, phong phú; CB, GV nhà trường đi hướng dẫn THLS cũng là tăng thêm nhân lực hỗ trợ hoạt động điều trị cho bệnh viện. Để hoạt động THLS đạt được kết quả tốt cần sự phối hợp của CB, GV các bộ môn, các phòng chức năng và cơ sở THLS có vai trò quan trọng. Trong quản lý phối hợp cần chú ý các nội dung sau:

- Quản lý phối hợp về hoạt động THLS giữa nhà trường với bệnh viện.

- Quản lý sự phối hợp giữa CB các phòng, ban chức năng của nhà trường với CB bệnh viện trong hoạt động THLS.

- Quản lý sự phối hợp giữa GV hướng dẫn THLS của bệnh viện với GV chủ nhiệm, GV hướng dẫn THLS của nhà trường.

- Quản lý sự phối hợp của y-bác sĩ trong các tua trực ngoài giờ (trực đêm, trực ngày nghỉ Lễ, trực thứ 7, chủ nhật) đối với HS, SV tham gia trực tại cơ sở THLS.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

* Động cơ THLS của HS, SV: Là động lực thúc đẩy trực tiếp đến hoạt động THLS, tạo đà cho HS, SV có động lực vượt mọi cản trở để thực hiện mục đích, đây cũng là nguyên nhân mọi hành động của HS, SV trong quá trình hoạt động THLS. Động cơ này được hình thành từ ý thức, trách nhiệm của mỗi HS, SV đối với mục đích của bản thân. Trong quá trình THLS, những nội dung tri thức khoa học y học được CB, GV hướng dẫn THLS trang bị cho HS, SV sẽ thúc đẩy sự đam mê chiếm lĩnh tri thức khoa học y học, từ đó tạo nên sự say mê THLS với HS, SV. Để có được kết quả này thì động cơ hoạt động THLS phải được cụ thể hoá thành từng nhiệm vụ cụ thể qua việc giao các chỉ tiêu bắt buộc HS, SV phải thực hiện trong quá trình hoạt động THLS với mỗi khoa chuyên môn. Kết quả hoạt động THLS của khoa chuyên môn vừa hoàn thành sẽ là động lực thúc đẩy quá trình hoạt động THLS của HS, SV ở các khoa chuyên môn tiếp theo.

Quản lý hoạt động THLS bằng nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ theo từng thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh, khả năng của mỗi HS, SV.

* Phương pháp hoạt động THLS và kỹ năng tay nghề của HS, SV: Mỗi HS, SV tìm ra một phương pháp học tập phù hợp với riêng bản thân để đạt được mục đích đề ra. Phải có được phương pháp hiệu quả trong việc đưa kiến thức lý thuyết áp dụng vào THLS được thực hiện trực tiếp trên mỗi người bệnh. Điều đó đòi hỏi mỗi HS, SV phải nỗ lực rèn luyện để hình thành nên các kỹ năng, kỹ xảo tay nghề, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hành trên người bệnh. Từ đó hình thành nên các kinh nghiệm chuyên môn trên lâm sàng. Kết quả được đánh giá qua kiến thức lâm sàng, mức độ tay nghề và thái độ của mỗi HS, SV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trong quá trình hoạt động THLS, các HS, SV cần hình thành nên 03 kỹ năng cơ bản:

- Kỹ năng lập kế hoạch THLS: Mục tiêu THLS được xác định rõ rang, cụ thể với các trình tự hoạt động cần phải thực hiện, phân bố thời gian hợp lý vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phương tiện thực tiễn;

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 6

- Kỹ năng thực hiện kế hoạch: Đây là một hoạt động đòi hỏi phải có hình thức tổ chức chặt chẽ từ kỹ năng chuẩn bị CB, GV hướng dẫn THLS, kỹ năng chuẩn bị người bệnh, kỹ năng giao tiếp với người bệnh và gia định người bệnh, kỹ năng chuẩn bị mọi phương tiện, trang - thiết bị cho hoạt động THLS, kỹ năng thực hiện qui trịnh kỹ thuật, thủ thuật trên người bệnh, các kỹ năng cần thực hiện sau khi thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật.

- Kỹ năng tự kiểtm tra đánh giá: HS, SV so sánh, đối chiếu với thang điểm chuẩn để tự kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của các kỹ năng trong hoạt động THLS. Từ đó HS, SV tự điều chỉnh hoạt động THLS của bản thân để đạt được kết quả theo mục đích ban đầu đề ra.

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng dẫn thực hành lâm sàng

Là chủ thể trong hoạt động THLS, có vai trò chủ đạo trong hoạt động hướng dẫn THLS cho HS, SV. Đòi hỏi mỗi chủ thể phải vừa hồng vừa chuyên

(có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn cao về lĩnh vực giảng dạy, có kỹ năng dạy học nghề nghiệp, có tâm huyết với nghề,…).

* Năng lực, ý thức thái độ của sinh viên tham gia hoạt động thực hành:

Trong hoạt động THLS là hoạt động thực hành tay nghề trên người bệnh thực tế. Đòi hỏi HS, SV phải đạt được kỹ năng tay nghề đạt được chỉ tiêu tay nghề. HS, SV có kết quả học tập tốt sẽ có tay nghề vững vàng đảm bảo được qui trình kỹ thuật, đảm bảo được thời gian thực hiện, đảm bảo được độ chính xác và khéo léo trong hoạt động THLS. Đây cũng chính là yếu tố giúp HS, SV thực hiện tốt nội dung, chương trình đào tạo theo kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó hiệu quả của hoạt động thực hành lâm sàng còn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, thái độ khi tham gia hoạt động học tập thực hành lâm sàng của mỗi HS, SV.

* Năng lực của cán bộ quản lý

Công tác quản lý THLS: Là tìm ra những điều kiện tốt nhất cho HS, SV THLS đảm bảo thực hiện tốt nhất những nội dung chương trình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho người học.

Quản lý tốt hoạt động THLS dưới nhiều hình thức, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau sẽ có sự thúc đẩy tính chủ động, tự giác học tập cho HS, SV. Tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh, khả năng của mỗi HS, SV mà áp dụng phương pháp phù hợp.

Trong quá trình rèn luyện tay nghề của THLS, phương pháp kết hợp lý thuyết với THLS sẽ dễ tạo cho HS, SV ham học hỏi, say mê rèn luyện, thường cho kết quả THLS tốt hơn.

1.5.2. Những yếu tố khách quan

* Nội dung chương trình THLS

Chương trình thực hành lâm sàng có ảnh hưởng trực tiếp kết quả thực hành, bởi nếu chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, cơ sở thực hành và đặc điểm hoạt động thực hành của sinh viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn người bệnh thì hoạt động thực hành sẽ mang lại hiệu quả cao.

Muốn vậy, hàng năm nhà trường cần có sự rà soát, đánh giá hiệu quả chương trình để điều chỉnh chương trình cho phù hợp, để đảm bảo nội dung chương trình THLS phải cấn đối giữa phần kiến thức và thời gian, đảm bảo cho HS, SV rèn luyện được kỹ năng tay nghề, đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu thực hành tay nghề.

* Phương pháp tổ chức hoạt động THLS của CB, GV: CB, GV hướng dẫn THLS cho HS, SV phải có phương pháp tổ chức đồng bộ giữa cách dạy của CB, GV với cách học của HS, SV.

* Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động THLS của HS, SV: Đánh giá mức độ hiểu biết và vận dụng kiến thức vào thực hành trên lâm sàng, đánh giá kỹ năng tay nghề và thể hiện thái độ nghề nghiệp của HS, SV. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá phải được đảm bảo những tiêu chí sau:

- Đảm bảo tính công bằng;

- Đảm bảo đúng mục tiêu, toàn diện;

- Đảm bảo tính khách quan mới đánh giá đúng thực chất;

- Đảm bảo thúc đẩy được sự phát triển.

Vì vậy rất cần có các điều kiện đảm bảo về:

- Quan điểm đúng đắn trong kiểm tra, đánh giá;

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chi tiết, cụ thể và phải phù hợp với nội dung THLS;

- Bồi dưỡng công tác đánh giá THLS cho các CB, GV hướng dẫn THLS;

- Ban hành qui chế thi, qui chế kiểm tra, đánh giá kết quả THLS;

- Lựa chọn CB, GV đúng chuyên ngành đánh giá kết quả THLS cho HS, SV;

- Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá cần phải tổ chức họp rút kinh nghiệm.

* Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện cho việc THLS: Có vai trò tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động THLS. Một cơ sở vật chất tốt với những trang - thiết bị hiện đại và đầy đủ sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho HS -SV THLS, nhanh chóng thích ứng với kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày

nay của xã hội. Tuy nhiên đòi hỏi CB, GV hướng dẫn THLS phải biết sử dụng thuần thục các phương tiện, trang - thiết bị hiện đại mới khai thác hết hiệu quả của phương tiện, trang thiết bị trong công tác giảng dạy đối với HS, SV. Bên cạnh đó là công tác quản lý các phương tiện, trang- thiết bị phục vụ hoạt động THLS cũng hết sức quan trọng.

* Sự phối hợp quản lý THLS giữa nhà trường và cơ sở thực hành:

Sự phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện tốt sẽ tạo ra môi trường học tập đảm bảo kỷ luật nghiêm minh, nề nếp, đoàn kết, sẽ thuận lợi cho HS, SV rèn luyện nên những phẩm chất, kỹ năng, có thói quen tốt.

Điều kiện vật chất và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả học tập. Cơ sở vật chất tốt sẽ tạo cho HS, SV yên tâm THLS, điều kiện phương tiện đầy đủ, hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho HS, SV thực hiện các qui trình kỹ thuật, rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn.

Tiểu kết chương 1


Quản lý hoạt động THLS của HS, SV ngành Y tế là một khâu quan trọng trong chương trình đào tạo, là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Mọi biện pháp quản lý hoạt động THLS đều hướng tới mục tiêu đề ra của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý tại cơ sở hoạt động THLS.

Trong đào tạo y khoa của HS, SV trường Trung cấp Y tế thì hoạt động THLS chính là vận dụng những tri thức khoa học y khoa vào thực tiễn trên lâm sàng, qua đó HS, SV rèn luyện được các kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp-ứng xử, kỉ luật lao động, tác phong nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, thái độ đối với nghề nghiệp trong môi trường y tế.

Quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế gồm:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng.

- Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động THLS.

- Quản lý thực hiện nội dung chương trình hoạt động thực hành lâm sàng.

- Quản lý hoạt động hướng dẫn THLS của GV.

- Quản lý hoạt động học THLS của HS, SV.

- Quản lý hoạt động tổ chức thực hiện hoạt động THLS.

- Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phụ vụ hoạt động THLS.

- Quản lý hoạt động phối hợp giữa GV của nhà trường với đội ngũ GV của bệnh viện.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản đối với công tác quản lý hoạt động THLS. Việc tiến hành nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động THLS và đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả Quản lý hoạt động THLS của trường Trung cấp Y tế là một công việc hết sức cấp thiết.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH-SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẮC KẠN‌

2.1. Khái quát về khách thể và địa bàn khảo sát

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh được tái thành lập từ năm 1997, tách ra từ tỉnh Bắc Thái trước đây. Bắc Kạn thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Ở vị trí đầu nguồn sông Cầu, Bắc Kạn là tỉnh vùng núi cao, có địa hình miền núi cao phức tạp, chia cắt là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét hàng năm, bên cạnh đó trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.

Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 313.084 người (tính đến năm 2016), gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Tỉnh Bắc Kạn gồm: 01 thành phố và 7 huyện, bao gồm 122 xã, phường và thị trấn. Tỉnh có tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 3B, quốc lộ 279; ngoài ra còn các tỉnh lộ 254, 255, 257, 258, 258B, 259.

Về kinh tế: những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có 1 số bước phát triển đáng kể. Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch. Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đã được xếp hạng (như Hồ Ba Bể, Nà Tu…) và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông bắc Việt Nam.

Về lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: Đang từng bước đổi mới, phát triển, các cấp học từ mầm non đến phổ thông cơ bản đã phủ kín trên địa bàn; huy động HS, SV đến trường hằng năm tăng, tỉ lệ HS, SV bỏ học giảm đáng kể; quy mô đào

tạo đại học, Trung cấp, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng mở rộng; cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư kiên cố, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa; chất lượng giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo được cải thiện; các trường dạy nghề công lập được kiện toàn, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nâng lên về số lượng, cải thiện về chất lượng, số lao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm. Cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực.

Đội ngũ cán bộ ngành Y tế Bắc Kạn không ngừng lớn mạnh, đóng góp không nhỏ vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng, chống dịch bệnh được thực hiện thường xuyên cơ bản khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm, không để bùng phát thành dịch lớn. Mạng lưới khám, chữa bệnh được củng cố, phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập tuyến cơ sở, khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của người dân. Giảm số ca bệnh phải chuyển tuyến.

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra phương hướng mục tiêu phấn đấu trong những năm tiếp theo: Nâng cao chất lượng về y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất lượng theo quy định. Quan tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành y tế, chú trọng đào tạo theo hướng chuyên khoa, chuyên sâu...

Trong những năm qua, để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, nguồn cán bộ y tế có trình độ Trung cấp, đại học và sau đại học hoàn toàn phụ thuộc vào công tác đào tạo của các Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện quân Y, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên… Riêng Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn đã đáp ứng cơ bản việc đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022