Bối Cảnh Tác Động Đến Quản Lý Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân .


quá trình đào tạo chính là sự phát triển nhân cách của người học. Bản thân người học phải có tố chất cần thiết phù hợp với mục tiêu đào tạo và phải qua quá trình học tập, rèn luyện gian khổ để biến đổi nhân cách đáp ứng mục tiêu xây dựng lực lượng CAND.

Chất lượng tuyển sinh vào các trường trung cấp CAND phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu đầu vào theo quy định của Bộ Công an. Các yêu cầu về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào càng cao thì chất lượng đầu vào càng tốt. Tuyển sinh ở các trường trung cấp CAND gắn liền với tuyển sinh hệ đại học chính quy ở các học viện, trường đại học CAND và chất lượng cử tuyển cán bộ đi đào tạo trình

độ trung cấp tại các trường trung cấp CAND của Công an các đơn vị, địa

phương.


các trường trung cấp CAND, quản lý hoạt động tuyển sinh theo

tiếp cận ĐBCL cần thông qua các hoạt động quản lý sau: Xây dựng và ban

hành quy chế tuyển sinh của nhà trường theo các văn bản quy định và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

hướng dẫn của Bộ Công an đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng,

chính xác trong xét tuyển, phân ngành đào tạo, có các biện pháp tích cực trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm; phổ biến tới toàn

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 11

thể

cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường hiểu về

quy chế

tuyển sinh,

phân ngành đào tạo và thực hiện giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo từng năm.

* Quản lý giáo viên và cán bộ quản lý

Giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường CAND nói chung và trường trung cấp CAND nói riêng là lực lượng nòng cốt, quyết định đối với công tác đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong CAND.

Các trường trung cấp CAND tổ

chức tuyển chọn, sử

dụng, quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý


theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; phải có số lượng giáo viên và giáo viên cơ hữu đảm bảo theo quy định. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy phải đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; đảm bảo tỷ lệ có trình độ sau đại học và các tiêu chuẩn theo các quy định hiện hành; phải giảng dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của CTĐT. Hằng năm phải có kế hoạch và

triển khai kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn,

nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên; tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên. Có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích giáo viên học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên các trường trung cấp CAND phải được

luân chuyển, đi thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương để cập nhật

kiến thức thực tiễn theo quy định. Cán bộ lãnh đạo các trường trung cấp CAND phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao. Cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo theo quy định. Đội ngũ

cán bộ

quản lý đạt chuẩn về

chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng

quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

Quản lý giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL cần thực hiện thông qua các hoạt động quản lý: Xây dựng chuẩn chức danh đối với giáo viên và cán bộ quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý để đáp ứng chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm chức danh, đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy trình đã ban hành.


* Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đào tạo

Trong các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và các trường trung cấp

CAND nói riêng, ngoài chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên thì điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ đào tạo đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Để quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL, các trường trung cấp CAND cần thực hiện các hoạt động quản lý: xây dựng các tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo đáp ứng CTĐT; xây dựng và tổ chức thực thiện theo đúng quy trình quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo.


lượng

2.2.5.2. Quản lý

các yếu tố quá trình theo tiếp cận đảm bảo chất

* Quản lý nội dung đào tạo

Quản lý nội dung đào tạo là trọng tâm của quản lý quá trình đào

tạo. Quản lý tốt nội dung đào tạo sẽ góp phần tích cực thực hiện mục

tiêu đào tạo, là cơ sở cho quản lý người dạy, quản lý người học và trang thiết bị phục vụ cho quá trình đào tạo. Quản lý nội dung trình đào tạo ở

các trường

trung cấp CAND

chính là chỉ

đạo xây dựng kế

hoạch thực

hiện nội dung đào tạo: tổ chức thực hiện nội dung đào tạo và thực hiện điều chỉnh, phát triển nội dung đào tạo.

Căn cứ vào thực tiễn hoạt động của người cán bộ CAND ở các đơn vị cơ sở để xây dựng, điều chỉnh nội dung đào tạo theo chuẩn đầu ra cho

phù hợp. Các cơ

quan

chức năng của nhà trường phối hợp với các khoa


chuyên ngành có nhiệm vụ đề xuất nội dung đào tạo dựa trên chương trình chuẩn của ngành đã được Bộ Công an ban hành.

* Quản lý phương thức đào tạo

Quản lý phương thức đào tạo

ở các trường

trung cấp CAND

bao

gồm: Xác định phương thức đào tạo phù hợp với nội dung và mục tiêu đào tạo; tổ chức triển khai phương thức đào tạo được lựa chọn; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; điều chỉnh, đổi mới, phối hợp, kết hợp và tích hợp để thực hiện mục tiêu đào tạo.

Quản lý phương thức đào tạo được thể

hiện tập trung ở

quản lý

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Để đào tạo ở các trường trung cấp CAND đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, chủ thể quản lý các trường trung cấp CAND cần chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Nhà trường cần chỉ đạo các khoa, bộ môn tổ chức rút kinh nghiệm về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại và đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học...

* Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học

là một nội dung rất quan trọng

trong

quản lý quá trình đào tạo, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay. Quản lý tốt hoạt động dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp CAND.

Quản lý hoạt động dạy học bao gồm quản lý các hoạt động xây

dựng kế hoạch, lịch trình dạy học; thực hiện nội quy, quy chế dạy học;

đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đối với giáo viên nhà trường.


Quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL thông qua việc: xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động dạy học theo chuẩn chất lượng; xây dựng quy trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện quy trình, kế hoạch hoạt động dạy học theo chuẩn chất lượng; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình, kế hoạch dạy học đã ban hành.

* Quản lý hoạt động học tập, thực tập và rèn luyện của học viên

Người học trong các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND nói riêng được gọi chung là học viên, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chính trị, thể lực, học lực, năng khiếu theo các quy định, quy trình xét tuyển của Nhà nước và Bộ Công an. Học tập, thực tập và rèn luyện là những nhiệm vụ trọng tâm của học viên trong các trường trung cấp CAND. Hoạt động học tập, thực tập và rèn luyện của học viên được các trường trung cấp CAND tổ chức theo chương trình, kế hoạch lịch năm học của nhà trường và của Bộ Công an.

Để quản lý học tập, thực tập và rèn luyện của học viên ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL cần thông qua các hoạt động quản lý: xây dựng các quy định quản lý hoạt động học tập, thực tập, rèn luyện của

học viên; xây dựng và thực hiện các quy trình, kế

hoạch tổ

chức các hoạt

động học tập, thực tập, rèn luyện của học viên; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động học tập, thực tập, rèn luyện của học viên.

* Quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo; kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến học viên mà còn là

nguồn thông tin phản hồi giúp giáo viên, cán bộ quản lý có những điều


chỉnh trong tổ giảng dạy.

chức quá trình đào tạo, dạy học và đổi mới phương pháp

Để quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học viên theo tiếp cận ĐBCL, các trường trung cấp CAND cần: xây dựng các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo nghiêm túc, khách quan; xây dựng và thực hiện các quy trình kiểm tra, đánh giá; giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.

2.2.5.3. Quản lý các yếu tố đầu ra

* Quản lý hoạt động công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp phát văn bằng đối với học viên tốt nghiệp.

Quản lý kết quả đầu ra là khâu hết sức quan trọng nhằm đánh giá

toàn bộ

quá trình học tập, rèn luyện và hiệu quả

của quá trình đào tạo.

Quản lý kết quả đầu ra là quản lý hoạt động công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp phát văn bằng đối với học viên tốt nghiệp.

Các trường

trung cấp

CAND quản

lý kết

quả đầu

ra theo tiếp

cận

ĐBCL thông qua các hoạt động quản lý: xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả học tập, rèn luyện của học viên, phân loại tốt nghiệp và cấp văn bằng tốt nghiệp; xây dựng các quy trình và tổ chức thực hiện các quy trình đánh giá, phân loại kết quả học tập, rèn luyện của học viên, phân loại tốt nghiệp và cấp văn bằng tốt nghiệp; giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy trình phân loại kết quả học tập, rèn luyện, phân loại tốt nghiệp và cấp phát văn bằng tốt nghiệp.

* Thu thập thông tin đánh gia,́ phản hồi sau đào tạo

Thu thập thông tin đánh giá, phản hồi sau đào tạo có ý nghĩa rất quan


trọng, giúp cho nhà trường

nhận

biết

đầy

đủ, chính xác về những

gì làm

được, những gì làm chưa tốt cần điều chỉnh, bổ sung, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường. Đối với cơ quan quản lý ở Bộ Công an

cũng cần

phải

khảo

sát, lấy

thông tin phản

hồi để đối

chiếu, so sánh một

mặt để đánh giá chất

lượng học

viên ra trường của các cơ sở đào tạo với

nhau xem cơ sở đào tạo nào yếu kém hơn, cơ sở đào tạo nào có triển vọng

hơn. Bên cạnh đó các thông tin thu thập

sẽ phục

vụ đắc

lực

cho công tác

hoạch định các chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý, điều chỉnh các

hoạt

động

quản

lý đào tạo cho phù hợp

và đặc

biệt

là giúp nâng cao chất

lượng xây dựng các chương trình đào tạo sau này.

Hằng

năm, các trường

trung cấp

CAND cần

thu thập

ý kiến

phản

hồi của công an các đơn vị, địa phương về bố trí, sử dụng học viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp về công tác tại công an đơn vị, địa phương; về mức độ đáp ứng của học viên sau khi tốt nghiệp về công tác tại đơn vị…; thu thập ý kiến phản hồi của học viên theo các chuyên ngành đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến học viên của nhà trường.

Các trường

trung cấp

CAND quản

lý việc

thu thập

thông tin đánh

giá, phản

hồi

sau đào tạo

theo tiếp

cận

ĐBCL thông qua các hoạt

động

quản

lý: xác định

các đối

tượng

và nội

dung thu thập

thông tin đánh giá,

phản hồi sau đào tạo; xây dựng các quy trình và thực hiện các quy trình thu thập thông tin đánh giá, phản hồi sau đào tạo; giám sát, đánh giá, đánh giá việc thực hiện các quy trình thu thập thông tin đánh giá, phản hồi sau đào tạo.


Học viên của nhà trường sau tốt nghiệp phải được bố trí, sử dụng một cách khoa học, hợp lý, đúng chuyên ngành và chuyên môn được đào

tạo

theo quy hoạch

và kếhoạch sử dụng

cán bộ, nhằm

phát huy năng

lực, sở trường và kiến thức đã được đào tạo ở nhà trường, phục vụ tốt

hơn cho yêu cầu

quản

lý và phát triển

nguồn

lực. Nội

dung này, chủ

yếu

liên quan đến

chức

năng, nhiệm

vụ của

công an các đơn vị, địa

phương, nhưng nhà trường cũng cần khảo sát và có đề xuất, kiến nghị phù hợp, tránh lãng phí trong đào tạo.

2.2.5.4. Bối cảnh tác động đến quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân.

Tất

cả các hoạt

động

đào tạo

và QLĐT ở các trường

trung cấp

CAND đều được đặt trong những bối cảnh nhất định. Vận dụng mô hình CIPO trong QLĐT ở các trường trung cấp CAND, các chủ thể quản lý của nhà trường cần phải: xác định yếu tố bối cảnh tác động đến QLĐT ở các trường trung cấp CAND; đánh giá tác động của các yếu tố bối cảnh đến QLĐT ở các trường trung cấp CAND; đưa ra các biện pháp có ảnh hưởng tích cực tới yếu tố bối cảnh tác động đến QLĐT ở các trường trung cấp CAND.

Các yếu

tố bối

cảnh

tác động

đến

QLĐT ở các trường

trung cấp

CAND bao gồm:

* Tình hình thế giới, trong nước tác động đến công tác xây dựng lực lượng CAND nói chung và giáo dục, đào tạo trong CAND nói riêng.

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 đã đem lại nhiều thời cơ

cho đất nước ta trong thời kỳ

đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Những tác động tích cực của

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí