- HS, SV chưa có ý thức tham khảo tài liệu ở thư viện của nhà trường, chỉ cập nhật qua internet. Điều đó, dễ nhận được những thông tin không chính thống làm sai lệch kiến thức.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện chưa thực sự tốt.
2.4.3. Nguyên nhân
- Phần đa số các CB, GV hướng dẫn THLS đều kiêm nhiệm, một số CB, GV đang đi học nâng cao trình độ chuyên môn.
- Một số CB, GV mới vào nghề và toàn bộ CB, GV thỉnh giảng chưa được tập huấn về phương pháp hướng dẫn THLS và phương pháp kiểm tra, đánh giá cuối đợt THLS.
- Chưa thực hiện triệt để việc xử lý vi phạm trong quá trình THLS nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học THLS của HS, SV.
- Còn thiếu CB, GV ở một số chuyên ngành, nên việc THLS của HS, SV ở các chuyên ngành đó được giao cho CB, GV thỉnh giảng tại khoa đó quản lý, nên phần nào thiếu đi sự phối hợp trong công tác quản lý hoạt động THLS đối với HS, SV.
- Thiếu sự quan tâm và chưa có sự vào cuộc của cán bộ quản lý Phòng Đào tạo - khoa học và Công tác học sinh đối với hoạt động THLS.
- Phòng đọc sách thư viện của nhà trường hiện nay được bố trí chưa hợp lý (trên tầng 4, ít người qua lại). Cán bộ thư viện không có mặt thường xuyên tại thư viện nên HS, SV thường ngại, sau mất đi thói quen đọc sách.
Tiểu kết chương 2
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Thực Trạng Các Hình Thức Tổ Chức Thực Hiện Chương Trình Thls Cho Hs, Sv Tại Bệnh Viện
- Thực Trạng Thực Hiện Hoạt Động Hướng Dẫn Thực Hành Lâm Sàng Của Cán Bộ, Giáo Viên
- Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Của Học Sinh Sinh Viên
- Biện Pháp 4: Tăng Cường Công Tác Phối Hợp Quản Lý Giữa Trường Trung Cấp Y Tế Bắc Kạn Với Bệnh Viện Nơi Có Học Sinh, Sinh Viên Thực Hành Lâm Sàng
- Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 13
- Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Qua khảo sát 35 ý kiến của CB, GV hướng dẫn THLS và 206 ý kiến của HS, SV nhà trường về thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, cho thấy:
Phần lớn các CB, GV, HS, SV đề nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động THLS và mức độ cần thiết của công tác quản lý hoạt động THLS.
Trong công tác quản lý hoạt động THLS đã có nhiều cố gắng, đã thực hiện tốt ở một số hoạt động: xây dựng tốt kế hoạch THLS, xây dựng tốt mục tiêu THLS, nội dung chương trình THLS, tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, làm tốt công tác chỉ đạo thực hiện,… Nhưng cũng có những mặt hạn chế, những tồn tại cần điều chỉnh:
Đội ngũ CB, GV hướng dẫn THLS còn thiếu, chưa có đủ CB, GV có trình độ chuyên môn sâu đồng đều cho các khoa lâm sàng.
Chưa có sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận phòng, ban chức năng liên quan: Công tác kiểm tra, đánh giá chỉ được thực hiện thường xuyên ở cấp khoa, kiểm tra đột xuất của phòng TTKT&ĐBCLGD. Chưa có sự phối hợp kiểm tra đánh giá thường xuyên và đột xuất của các bộ phận phòng, ban chức năng liên quan.
Trong công tác phối hợp giữa các CB, GV của nhà trường và các CB, GV bên bệnh viện chưa có sự đồng nhất ở một số khoa lâm sàng. Một số CB, GV cơ hữu mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm lâm sàng chưa mạnh dạn, chưa sử dụng được thuần thục các trang - thiết bị hiện đại tại bệnh viện làm mất đi sự tự tin khi hướng dẫn THLS.
Nhà trường chưa chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CB, GV thỉnh giảng. Đa phần CB, GV thỉnh giảng chưa có nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, chưa được tập huấn phương pháp hướng dẫn THLS và phương pháp kiểm tra, đánh giá THLS cuối đợt nên ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động THLS.
Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn Và Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn đều là một môi trường có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang - thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác đào tạo nhân lực ngành y tế cho tỉnh nhà, nhưng một số CB, GV chưa có khả năng sử dụng thuần thục các trang - thiết bị hiện đại này. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý phù hợp, khả thi để khắc phục những hạn chế này, nâng cao công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV tại bệnh viện được tốt hơn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH- SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẮC KẠN
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục:
Với mục tiêu đào tạo giáo dục nghề nghiệp là đảm bảo đào tạo nên đội ngũ y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ trình độ trung cấp và sơ cấp nghề có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có ý thức và nhiệt huyết phục vụ nhân dân, có tri thức, có năng lực thực hành chuyên môn thuần thục, có kỹ năng y học lâm sàng và phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, có tính kỷ luật cao, có sức khỏe, đảm bảo có được việc làm trong xã hội.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:
Điều kiện thực tiễn của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn là cơ sở khách quan đề xuất ra các biện pháp quản lý phù hợp nhất, khả quan nhất phải được xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Chất lượng đào tạo của nhà trường phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp quản lý. Vì vậy, nhà quản lý phải hết sức cẩn trọng trong việc đưa ra các biện pháp quản lý, vì thực tế đã có những biện pháp nghe thì khả thi, song khi áp dụng lại thấy những bất cập. Do đó muốn áp dụng các biện pháp quản lý thành công thì phải nắm rõ yêu cầu của thực tiễn. Vì thực tiễn là chính là cơ sở khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, mà mọi biện pháp quản lý hoạt động THLS của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn đề xuất đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hoạt động THLS phù hợp với giai đoạn hiện nay của nhà trường, đảm bảo thực hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả:
Tính hiệu quả chính là kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp đã đề ra vào quá trình quản lý. Mọi sự can thiệp của các biện pháp hoàn toàn không
tách rời, riêng lẻ, mà là sự gắn kết như một chuỗi thống nhất giữa các biện pháp quản lý, đem lại hiệu quả mong đợi là chất lượng đào tạo HS, SV.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa của các biện pháp quản lý:
Đảm bảo mọi đề xuất đưa ra phải kế thừa các biện pháp đã thực hiện, đang thực hiện, biết vận dụng những ưu điểm của các biện pháp kế thừa, tối ưu hóa biện pháp đó nhằm mang lại một kết quả cao hơn. Khi tính kế thừa được đảm bảo là các biện pháp quản lý đó gồm cả những vấn đề đã thực hiện, đang thực hiện và sẽ phát triển tốt hơn trong công tác quản lý. Đó chính là biện pháp mới đưa ra ngày hôm nay phải dựa trên nền tảng của biện pháp cũ đã hoặc đang được thực hiện nhưng lại phù hợp với quản lý hoạt động THLS hiện nay của nhà trường.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp quản lý
Muốn các biện pháp quản lý đảm bảo tính khả thi thì các biện pháp đề xuất phải sát với thực trạng của công tác quản lý, điều kiện thực tiễn của nhà trường, có khả năng áp dụng đem lại hiệu quả cho công tác quản lý nên các biện pháp đưa ra còn phải đảm bảo tính khoa học, phải được thăm dò, kiểm chứng, có khả năng thực hiện rộng rãi thì mới có được khả thi khi thực hiện các chức năng quản lý của nhà trường đối với hoạt động THLS.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng cho học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn
3.2.1. Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức cho các cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện
* Mục tiêu biện pháp:
Tác động vào nhận thức của các cấp quản lý trong nhà trường, tác động vào nhận thức của các cấp quản lý của bệnh viện và tác động vào nhận thức của HS, SV nhận thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động THLS và tính cần thiết của việc đổi mới công tác quản lý hoạt động THLS của nhà trường hiện nay.
* Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp:
Các biện pháp cần xác định cụ thể, chi tiết, có tác động đến nhận thức của đối tượng quản lý các cấp của nhà trường, CB, GV, HS, SV về công tác đổi mới quản lý hoạt động THLS nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Các CB, GV của nhà trường cần thường xuyên nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động THLS tại bệnh viện để Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm.
- Tại BVĐKBK:
+ Các CB, GV của bệnh viện cần được nhà trường cung cấp các văn bản qui định liên quan đến hoạt động THLS, các qui chế, nội qui, mục tiêu, nội dung, chương trình THLS cho các CB, GV thỉnh giảng, các cán bộ quản lý của bệnh viện.
+ Cần có qui định cụ thể về những yêu cầu trong việc quản lý hoạt động THLS. Từ đó các cán bộ quản lý của bệnh viện sẽ tạo điều kiện thuận tiện để HS, SV của nhà trường thực hiện chương trình THLS.
+ Cần có qui định giao ban định kỳ giữa các cấp quản lý của nhà trường và Ban giám đốc bệnh viện cùng với các cán bộ quản lý của các khoa lâm sàng có HS, SV hoạt động THLS.
- Với HS, SV:
+ CB, GV cần tang cường điểm danh thường xuyên, điểm danh đột xuất, điểm danh trong tua trực,… Xử lý nghiêm những HS, SV bỏ trực, nghỉ học không phép, không lý do,…
+ HS, SV cần được phổ biến các qui định, qui chế THLS; Không được để HS, SV nghỉ quá 20% số giờ học THLS tại mỗi học phần.
+ Xử lý nghiêm những HS, SV vi phạm.
+ Phối hợp quản lý chặt chẽ giữa CB, GV cơ hữu và GV thinh giảng.
+ Thường xuyên giáo dục nhận thức của HS, SV về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động THLS để HS, SV tự giác thực hiện.
+ Đảm bảo đào tạo cho HS, SV các kỹ năng lâm sàng thuần thục.
+ Chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp: Y đức, Dược đức, Qui tắc ứng xử cho HS, SV.
* Điều kiện thực hiện biện pháp: Cùng có sự thống nhất cao giữa CB, GV các cấp, thực hiện đồng bộ, thường xuyên.
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàng theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, sinh viên
* Mục tiêu biện pháp:
- Rèn luyện cho HS, SV tính tự chủ trong học tập, tự rèn luyện tính tự giác học THLS bằng cách khuyên khích, khơi dậy tính chủ động cho HS, SV, tạo tiền đề cho sự hình thành nên các kỹ năng nghề nghiệp.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng THLS, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ CB, GV cơ hữu và thỉnh giảng.
* Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp:
- Việc đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS đòi hỏi những CB, GV có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đảm bảo trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
- Ban giám hiệu nhà trường cần quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS phải được thực hiện đồng bộ trong toàn trường. Xác định tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS.
- Xác định nhiệm vụ, thái độ cho các CB, GV đối với công tác đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS.
- Nhà trường cần tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề về phương pháp hướng dẫn THLS cho đội ngũ CB, GV về đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS.
- Thử nghiệm phương pháp đổi mới trong hướng dẫn THLS có sự đánh giá khách quan của các CB, GV và ý kiến của HS, SV trước khi đưa vào áp dụng đồng bộ.
- Đảm bảo HS, SV được sử dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình học THLS.
- Yêu cầu đội ngũ CB, GV phải sử dụng thuần thục các trang - thiết bị hiện đại khi hướng dẫn cho HS, SV trong quá trình hoạt động THLS.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc CB, GV thực hiện các phương pháp đổi mới hướng dẫn THLS.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Các CB, GV hướng dẫn THLS phải có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm lâm sàng, có kỹ năng sư phạm,…
- HS, SV nhận thức rõ giá trị của việc đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS.
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho đội ngũ CB, GV được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy, hướng dẫn THLS.
- Nhà trường tạo điều kiện phương tiện đáp ứng phương pháp giảng dạy tích
cực.
- Có sự đồng bộ giữa các CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) trong quá trình
thực hiện việc đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS.
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành lâm sàng
* Mục tiêu biện pháp:
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả THLS của HS, SV phải luôn đảm bảo tính khách quan, tính chính xác và công bằng cho HS, SV mới đánh giá được đúng chất lượng đào tạo, mới tạo được niềm tin với HS, SV và mới khuyến khích được HS, SV thêm hăng say học tập.
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên còn giúp cho các cán bộ quản lý của nhà trường và các khoa lâm sàng tại bệnh viện kịp thời nắn chỉnh những vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động THLS.
* Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp:
Tổ kiểm tra của nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên quá trình hoạt động THLS, có kế hoạch cụ thể, lịch kiểm tra, các vấn đề cần kiểm tra,…
- Nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất với những nội dung cụ thể đối với hoạt động THLS. Dù cấp kiểm tra nào cũng phải đảm bảo một số nguyên tắc trong quá trình kiểm tra: