Tác Dụng Phụ : Đây Là Nhóm Kháng Sinh Ít Độc Nhất .

- Hội chứng xám ở trẻ nhũ nhi : do gan chưa trưởng thành.

Hội chứng xám : ói mữa , da xanh tím , hô hấp nhanh và không đều , trụy mạch có thể tử vong nguyên nhân là do hệ thống khử độc ở gan chưa hòan chỉnh .

-Trụy tim mạch khi điều trị bệnh thương hàn nặng bằng liều cao từ đầu làm vi khuẩn chết đồng loạt, giải phóng nhiều độc tố .

4. Chống chỉ định :

- Phụ nữ có thai , cho con bú .

- Trẻ dưới 5 tháng tuổi .

- Suy gan thận .

- Ngưởi có tiền sử suy tủy . Cách dùng- liều:

- Dạng : Viên nang, viên nén 250mg, 500mg.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Hỗn dịch uống.

Lọ bột pha tiêm 1g.

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 17

Thuốc nhỏ mắt 0,4%; mỡ 1,5%.

- Người lớn: 2- 3g/ngày x 3 – 4 lần/ ngày. Trẻ em : 50mg/kg/ngày. Tiêm IM, IV : 1g

Thiamphenicol.Độc tính ít hơn, tác dụng kém hơn, vì vậy liều dùng gấp 2 lần

Cloramphenicol

NHÓM TETRACYCLIN

Là nhóm kháng sinh có tính kiềm khuẩn ngoại trừ Minocyclin có tính diệt khuẩn. Uống xa bữa ăn

1. Tác dụng phụ:

- Gây rối loạn tiêu hóa : buồn nôn , tiêu chảy ,viêm ruột .

- Độc với gan, thận .

- Trẻ < 8 tuổi :gây bất thường ở xương và làm cho răng có màu vàng vĩnh viển

- Da nhạy cảm với ánh sáng, tổn thương da nặng.

- Dị ứng : ban đỏ, ngứa ( hiếm).

2. Chống chỉ định:

- Trẻ em dưới 8 tuổi.

- Phụ nữ có thai, cho con bú.

- Dị ứng với các Tetracyclin

. Các thuốc .

Tetracyclin

- Tính chất: Bột kết tinh màu vàng, vị đắng, ít tan trong nước.

-Tác dụng: Cả với vi khuẩn Gram (-), (+)

- Chỉ định: Chữa các bệnh

+ Mụn nhọt , mắt hột.

+ Viêm phổi, Cúm, Ho gà, Lỵ, Sốt phát ban.

+ Nhiễm khuẩn đường ruột, tiết niệu, gan, mật.

+ Viêm loét dạ dày do nhiễm Hecolybacter pylori.

+ Sốt rét do Plasmodium falciparum.

-Cách dùng, liều dùng:

+ Uống : 1- 2g/24 giờ, chia thành 3-4 lần

- Dạng thuốc: viên nén, nhộng: 0,25 – 0,50g

Doxycyclin:

-Phổ tác dụng giống Tetracycllin nhưng mạnh hơn và dài hơn nên liều thấp hơn.

- Viên nhộng: 100mg. Người lớn 1-2v/ lần / 24 giờ NHÓM MARCROLID.

Đây là nhóm ks có tác dụng kiềm khuẩn ở nồng độ trong huyết tương, nhưng ở mô nồng độ thường cao hơn và có tác dụng diệt khuẩn.

1. Chỉ định

+ Nhiễm trùng tai mũi họng, da, răng miệng, tiết niệu, sinh dục.

+ Dự phòng tái phát thấp khớp cấp.

+ Tương đối an toàn cho phụ nữ có thai ( ngoại trừ dạng estolat)

2. Tác dụng phụ : đây là nhóm kháng sinh ít độc nhất .

+ Xáo trộn tiêu hóa : buồn nôn , đau bụng , tiêu chảy .

+ Viêm gan ứ mật :có thể xảy ra với Erythromycin kéo dài > 1 tuần , ngừng thuốc sẽ khỏi

+ Viêm da tắc mạch khi tiêm IV ( cần tiêm chậm ) .

3. Chống chỉ định :

+ Mẫn cảm .

+ Suy gan .

+ Đang điều trị terfenadin, Astemizol , Ergotamin . Các thuốc .

Erythromycin.

Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng.

Viên 250mg- 500mg. Uống 1-2g/ ngày, chia thành 4 lần

Spiramycin. Viên 1.5 và 3 triệu đơn vị. Uống 2-3v/ ngày, chia thành 2 lần. An toàn cho phụ nữ có thai

Clarithromycin. Viên 250mg- 500mg. Uống 1v/ lần x 2 lần/ ngày Roxithromycin. Viên 75mg - 150mg. Uống 1v/ lần x 2 lần/ ngày Azithromycin.Viên 250mg – 500mg. Uống 1v/ lần/ ngày

NHÓM LINCOSAMID:

1 Tác dụng tương tự như nhóm Macrolid

2 Tác dụng phụ :

+ Tiêu hóa : tiêu chảy , buồn nôn .

+ Viêm ruột kết màng giả :triêu chứng sốt đau bụng , phân máu .

+ Giãm bạch cầu , tiểu cầu . 3 Chống chỉ đinh :

+ Mẫn cảm .

+ Viêm đại tràng .

+ Suy gan thận . Các thuốc

Lincomycin.Viên 250mg – 500mg. Uống 2g/ ngày, chia thành 4 lần Clindamycin. Viên 75mg – 150mg – 300mg. Uống 0,6 – 1,2g/ ngày, chia thành 4 lần

NHÓM QUINOLON

1 Tác dụng : Là kháng sinh do tổng hợp hóa học, có tác dụng diệt khuẩn. 2 Công dụng : Điều trị nhiễm khuẩn: tiêu hóa, hô hấp, xương khớp, tiết niệu. 3 Tác dụng phụ - độc tính :

- Nhạy cảm với ánh sáng (da).

- Rối lọan tiêu hóa : buồn nôn , tiêu chảy …

- Rối lọan thần kinh : đau đầu , chóng mặt , mất ngủ .

- Tổn thương gân Achill .

- Đau khớp và cơ : khi điều trị kéo dài(tổn thương phát triển sụn) Các thuốc

Loại kinh điển: acid nalidixic ( Nergram). Viên 500mg. Uống 2g/ ngày, chia 4 lần

Loại mới: hoạt tính tăng dần theo nhóm

nhóm 1: Norfloxacin. Ít hoạt tính nhất (viên 400mg), Uống 1v/ lần x 2 lần/ ngày

nhóm 2: Ciprofloxacin(viên 500mg), Pefloxacin, Ofloxacin( viên 400mg) Levofloxacin ( viên 250mg - 500mg),

nhóm 3: Gatifloxacin( 200mg – 400mg). Uống 1v/ lần / ngày, Moxifloxacin, Sparfloxacin …

NHÓM 5-NITRO-IMIDAZOL

Kháng được vi khuẩn kị khí và đơn bào.

Metronidazol. Viên 250mg – 500mg. Uống 1v/ lần x 3 lần/ ngày x 5-7 ngày Ornidazol, Tinidazol, Secnidazol, Niridazol…….

NHÓM POLYPEPTID

Tác dụng với hầu hết vi khuẩn Gram ( - ). Không hấp thu qua ruột. Độc tính cao, chỉ dùng điều trị tại chỗ: bôi, hít, …

Polymycin B và Polymycin E, Bacitracin

NHÓM KHÁNG NẤM

* Nystatin:

- Tính chất: Là kháng sinh tổng hợp có tác dụng chống nấm.

- Tác dụng:

+ Kìm hãm

+ Diệt vi nấm

+Không hấp thu khi uống, rất ít tan trong nước.

- Công dụng: Chống nấm Candida, niêm mạc và ở ống tiêu hóa.

- Cách dùng, dạng bào chế: Dùng tại chỗ dưới dạng thuốc mỡ, nhũ tương, viên nén phụ khoa, thuốc nhỏ mắt … kết hợp với kháng sinh chống nấm khác.

- Dạng thuốc: viên 100.000 – 500.000đv

+ Chống nấm ở âm đạo: đặt 1 – 2 viên/24 giờ.

+ Chống nấm ở ruột: uống 1 – 2 viên/24 giờ. Thời gian điều trị 7 – 10 ngày.

*Clotrimazol và miconazol. Dạng dùng: thuốc bôi, đặt, ngậm

* Amphotericin B. Chỉ truyền ( uống không hấp thu)

* Ketoconazol, Itraconazol ( dùng uống ), Fluconazol ( dùng đường uống và tiêm )

Phổ kháng nấm rộng, trừ Griseofulvin không tác dụng trên candida và vi nấm gây lang ben

* Griseofulvin:

- Nguồn gốc: Là kháng sinh tổng hợp các tác dụng chống nấm

- Tác dụng:

+ Uống hấp thụ không đều.

+ Ăn thức ăn giàu lipit hấp thụ tốt hơn.

- Công dụng: Chữa nấm ở da, móng, lông, tóc, nấm kẽ.

- Cách dùng, liều dùng:

+ Uống: 1g/24 giờ chia 2 lần, sau ăn ; uống với nhiều nước.Tiếp tục điều trị cho đến khi nơi bị nhiễm nấm xuất hiện tóc, móng, da bình thường.

+ Bôi: dạng kem, mỡ.

- Tác dụng phụ:

+ Nhức đầu, chóng, mặt, buồn ngủ.

+ Rối loạn tiêu hóa khi dùng kéo dài.

+ Dị ứng da và nhạy cảm với ánh sáng.

- Chống chỉ định

+ Mẫn cảm.

+ Có thai, cho con bú.

+ Suy gan.

- Chú y:

+ Thuốc gây cảm ứng men gan : làm giãm tác động của thuốc tránh thai (loại uống), thuốc chống đông máu( uống)

+ Uống với rượu có thể tăng nhịp tim nhanh. Và đỏ mặt.

+ Barbiturat làm giãm hấp thu Griseofulvin ở đường tiêu hóa. Nhóm Kháng sinh khác : ức chế tổng hợp vách vi khuẩn

* Vancomycin: chỉ diệt khuẩn Gram ( + ). Ít hấp thu qua đường tiêu hóa.

- Chỉ định chính: viêm màng trong tim do tụ cầu

- Lọ bột đông khô 500mg và 1,0g để pha dịch tiêm truyền

* Teicoplanin: kháng khuẩn tương tự Vancomycin, nhưng dùng được cho tiêm bắp. Liều 6-30mg/ kg/ ngày

B. SULFAMID.

I. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG SULFAMID:

- Ngày đầu phải dùng liều cao, sau giảm dần đến liều đủ duy trì nồng độ kháng khuẩn trong máu. (Theo cơ chế cạnh tranh, khi sử dụng sulfamid phải dùng liều cao (tạo nồng độ thuốc cao/máu) để tranh chấp với A.PAB.,Liều đầu ko đủ nồng độ để kiềm hãm vk sinh ra chủng mới có td kháng lại sulfamid.)

- Phải dùng đủ thời gian từ 7-9 ngày liền.

- Khi dùng sulfamid phải uống nhiều nước

- Trước khi rắc Sulfamid lên vết thương phải làm sạch ổ mủ. (Td của sulfamid giảm khi nồng độ A.PAB tăng cao khi rắc S vào v.thương chưa rửa sạch mủ thuốc sẽ kém td.

- Khi dùng Sulfamid cần phối hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị

- Không dùng sulfamid phối hợp với các thuốc phân hủy ra A.PAB như Procain.

II. NHÓM SULFAMID

1 Tác dụng : Là thuốc kháng khuẩn tổng hợp và có cấu trúc amid. Hầu hết các sulfamid đều là dẫn chất của sulfaniamid.

2 Cơ chế tác dụng:

Do cạnh tranh với axit paraaminobenzoic (A.PAB), A.PAB là dẫn chất cần thiết cho quá trình tổng hợp axit folic ở vi khuẩn.

Khi sulfamid chiếm chỗ của A.PAB thì axit folic sẽ không được tạo thành và như vậy nguồn nguyên liệu để tổng hợp axit nucleic bị thiếu hụt .

Vi khuẩn sẽ ngừng sinh sản và phát triển.

Sở dĩ sulfamid cạnh tranh được với A.PAB là do kích thước phân tử gần bằng nhau và các nhóm chức năng trong cấu tạo phân tử tương tự như nhau.

Phổ kháng khuẩn rộng.

3. Chống chỉ định :

- Không dùng cho người suy gan, thận .

- Phụ nữ có thai .

- Trẻ mới sinh.

- Mẫn cảm

-Thiếu máu hồng cầu to. Có 4 loại:

- Loại hấp thu nhanh thải trừ nhanh:

Sulfadiazin, Sulfamethoxazol…viên 0,5g x 4 lần/ ngày. Công dụng :

+ Viêm màng nảo .

+ Viêm phế quản .

- Loại hấp thu rất ít:

Sulfaguanidin ( Guanidan, Guanicil) , …Viên 0,5g x 3-4 lần/ ngày. Công dụng : trị nhiễm khuẩn đường ruột như

+ Lỵ trực khuẩn .

+ Viêm ruột .

+ Kháng sinh dự phòng trong phẩu thuật đường ruột .

- Loại thải trừ chậm:

Sulfadoxin. ( phối hợp với pyrimethamin = fansidar)

- Loại khó tan trong nước, dùng trị tại chỗ: Sulfacetamid, bạc sulfadiazin, ..

Chỉ định: Loét giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt, đau mắt hột, vết thương nhiễm khuẩn.

Dạng dùng: Thuốc nhỏ mắt 20% lọ 10ml. Thuốc mỡ 30%lọ 7g.

Dung dịch 10%, lọ 150ml bôi mụn trứng cá.

Cách dùng: Nhỏ mắt 1 – 2 giọt/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. Thuốc mỡ bôi ngài da 1 – 2 lần/ ngày.

Dung dịch bôi mụn 1 – 2 lần/ ngày.

* Loại phối hợp để tăng hiệu lực: Sulfamethoxazol + Trimethoprim ( Bactrim, Co- trimoxazol, Biseptol). Viên 960mg. Uống 1v/ lần x 2 lần/ ngày x 10 ngày.

Công dụng : trị Nhiễm khuẩn

+ Nhiễm khuẩn cấp và mãn đường hô hấp .

+ Tai, mũi, họng.

+ Răng hàm mặt .

+ Đường ruột .

+ Tiết niệu , sinh dục .

+ Bệnh ngòai da .

VII. LƯU Ý:

Tất cả kháng sinh thực hiện theo qui chế kê đơn và thuốc bán theo đơn (ban hành theo QĐ số 1847/QĐ – BYT ngày 28/05/2003)

LƯỢNG GIÁ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023