Người Bị Tiêu Chảy Phải Kịp Thời Bù Nước & Điện Giải .

D. Khó tiêu , rối lọan tiêu hóa .


TRẢ LỜI ĐÚNG SAI .

2. Al(OH)3 chữa viêm lóet dạ dày do có tác dụng trung hòa acid .

3. Cimetidin không dùng chữa đau dạ dày cho nam .

4. NaHCO3 chữa đau dạ dày do thừa acid .

5. Người bị tiêu chảy phải kịp thời bù nước & điện giải .

6. Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp : pha luôn 2- 3 gói Oresol uống liên tục 3- 4 ngày .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

7. Biosubtyl có tác dụng khôi phục vi khuẫn do dùng kháng sinh . TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN .

1. NaHCO3 : liều < 2g uống trước bửa ăn , thuốc làm …………………………

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 13

2. NaHCO3 : liều > 2g uống sau bửa ăn , thuốc làm …………………………

3. Nhôm hydroxyt không hấp thu nên ……………………………………….

4. Kể tên các thuốc kháng Hstamin ờ thụ thể H2.

………………….., ……………….,………………. , Nazitidin .

5. Kể tên các thuốc ức chế Bơm Proton .

……………………, ………………….. ,……………………..

6. Kể tên 3 mhóm thuốc có tác dụng trên cơ quan tiêu hóa .

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………...

7. Cơ chế thuốc tẩy muối :làm tăng tiết dịch ruột , đặt biệt ……………………..

8. Sorbitol có tác dụng thông mật , kich thích nhu động ruột , …………………

9. Tác dụng phụ Sorbitol : có thể bị …………………………………..

10. Kể tên thuốc thuộc nhóm nhuận tẩy lọi mật dùng được cho phụ nữ có thai & cho con bú : …………………

BÀI 10. THUỐC TRỊ GIUN SÁN


MỤC TIÊU:

1. Trình bày được đại cương về bệnh giun sán , phân loại thuốc điều trị giun sán, nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị giun sán.

2. Kể được tên, tính chất, chỉ định, cách dùng, liều lượng, bảo quản của các loại thuốc trị giun sán .


NỘI DUNG:

I- ĐẠI CƯƠNG:

1. Sơ lươc về giun sán .

Các loại giun, sán ký sinh ở người : 3 lọai

- Nhóm giun tròn : giun đũa, giun kim , giun móc , giun mỏ , giun tóc , giun chỉ , giun lươn , giun xoắn .

- Nhóm sán dây : sán bò , sán lợn , sán cá .

- Nhóm sán lá : sán lá gan , sán lá phổi , sán lá ruột , sán máng .

2. Phân lọai thuốc chống giun , sán .

2.1 Thuốc chống giun .

- Thuốc tác dụng với giun ký ở giun ở ruột : piperazin , mebendazol , albendasol , thiabendazol ,Pyrantel , Levamisol .

- Thuốc tác dụng với với giun lý sinh ngoài ruột : Diethylcarbamazin , Sumarin , Ivermectin ...

2.2 Thuốc trị sán .

- Thuốc tác dụng với sán ký ở ruột : Niclosamid...

- Thuốc tác dụng với sán ký ở ngòai ruột : Praziquantel ...

3. Cơ chế tác dụng của thuốc:

- Làm liệt giun:Từ từ không hồi phục, trước đó có cơn kích thích.

- Làm chết giun: thuốc tác động vào chuyển hóa của giun, làm giun ngừng chuyển hóa

chết (chỉ áp dụng với giun móc).

- Tiêu giun (tiêu protein): làm dung giải protein của giun.

- Làm thay đổi môi trường sống của giun.

4. Nguyên tắc sử dụng:

- Lựa chọn thuốc thích hợp và đặc hiệu.

- Dùng đúng liều, đúng cách.

- Không uống rượu bia trong những ngày dùng thuốc.

- Lưu ý với phụ nữ có thai - trẻ em dưới 2 tuổi. II- CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG: THUỐC TRỊ NHIỄM GIUN

1. Levamisol (Tên khác Decarit, Vinacor, Hacarit…)

- Tính chất

Thuốc có nguồn gốc tổng hợp, tan trong nước, cồn. Bột kết tinh màu trắng.

- Tác dụng: làm liệt giun.

- Công dụng:

+ Trị giun đũa (tốt nhất)

+ Tác dụng tương đối với giun móc.

- Ưu điểm - nhược điểm:

* Ưu điểm:

+ Không phải kiêng ăn, nhịn ăn.

+ Không phải dùng thuốc tẩy.

+ Tác dụng tương đối lâu, ít độc.

* Nhược điểm: có tác dụng phụ:

+ Rối loạn tiêu hóa.

+ Độc với thần kinh.

- Cách dùng:

Dạng thuốc viên nén 30 - 50 -100 - 150mg.

+ Trị giun đũa:

Người lớn uống 150mg/lần sau bữa ăn sáng hoặc tối. Trẻ em: 2,5 - 3mg/kg/lần

+ Trị giun móc:

Liều gấp đôi liều giun đũa. Uống từ 1 - 2 ngày Sau 1 tuần có thể dùng nhắc lại nếu thấy cần thiết.

- Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.

* Chú ý:

Trong thời gian dùng thuốc không được dùng các loại thuốc trị giun khác.

- Không uống rượu khi dùng thuốc.

2. Mebendazol

- Tên khác: Vermox - viên 100mg, Fugacar viên 500mg.

- Tính chất: Thuốc tổng hợp, bột kết tinh trắng, không mùi, ít tan trong nước, cồn.

- Tác dụng: ức chế hấp thu glucose ở giun. Có tác dụng với giun đũa, tóc, móc, kim, tác dụng với giun lươn và ấu trùng sán rất yếu

- Dạng thuốc: Viên nén 100mg - 500mg.

- Chỉ định - liều dùng:

+ Tẩy giun đũa, giun móc, giun tóc: 100mg/lần x 2 lần/24 giờ x 3 ngày 500mg/ liều duy nhất

(Fugacar)

+ Tẩy giun kim: 100mg/liều. Uống nhắc lại sau 2 tuần

+ Bệnh nang sán: uống 40mg/kg/ngày, trong 1-6 tháng

- Tác dụng phụ:

+ Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

- Chống chỉ định.

+ Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 2 tuổi, suy gan

+ Kiêng rượu khi dùng thuốc.

* Chú ý:

+ Thuốc gần như không độc nên người lớn và trẻ em dùng liều như nhau, không cần ăn kiêng.

+ Thận trọng với người suy gan..

3. Albendazol ( Zentel, Alben)

- Tính chất: Là chất tổng hợp, màu trắng.

- Tác dụng: với các loại giun kim, giun đũa, giun móc, giun lươn, sán lợn, sán bò, ít tác dụng với giun tóc,

- Chỉ định- liều dùng:

+ Trị giun kim, giun tóc, giun móc: 2v x 200mg/lần/liều vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ăn.

+ Trị giun lươn, sán: 2v x 200mg/24 giờ x 3 ngày.

+ Trị nang sán dùng 4 đợt: mỗi đợt 28 ngày, 10-15mg/kg/ngày, chia 3lần. Các đợt cách nhau 14 ngày

+ Bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não: 15mg/kg/ngày (chia 3 lần) x 28 ngày.

- Tác dụng phụ: Có thể rối loạn tiêu hóa, nhức đầu.

- Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi.

* Chú ý:

+ Thuốc gần như không độc nên người lớn và trẻ em dùng liều như nhau, không cần ăn kiêng.

+ Thận trọng với người suy gan.

3. PIPERAZIN

- Tác dụng: gây liệt mềm các sợi cơ của giun, làm giun mất khả năng bám vào thành ruột, giun bị đẩy ra ngoài theo phân.Hiệu lực với giun đũa, giun kim (90 – 95%), ít độc.

- Chỉ định : Tẩy giun đủa , giun kim.

- Tác dụng phụ:( phạm vi an toàn rộng), tác dụng phụ nhẹ và hiếm.

+ Chóng mặt , buồn ngủ , co giật, buồn nôn.

+ Đau bụng, tiêu chảy ,yếu cơ.

- Chống chỉ định:

+ Suy thận,viêm gan kéo dài.

+ Tiền sử TK – động kinh

+ Có thai 3 tháng đầu.

+ TE<1 tuổi.

- Cách dùng – liều lượng.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023